Cho tiểu tam ngủ chung, vợ tỉnh dậy tìm chồng thì phát hiện hai người đang “hành sự”

0
131

Chị M.L trong Người Thứ 3 kể những ngày tháng đánh đổi thanh xuân cho người chồng phụ bạc.

Trong tập phát sóng mới, chị M.L (tên nhân vật đã thay đổi) chua xót kể những ngày tháng đánh đổi thanh xuân cho người chồng tệ bạc. Năm 14 tuổi, một lần được mẹ chở vào trạm xá ở Nha Trang, chị gặp anh đang trong ca trực. Sự chăm sóc tận tình của anh khiến chị dần cảm mến. Sau đó, anh lên Sài Gòn học điều dưỡng, hai người tạm xa nhau. Chị L nhớ lại: “Tôi có bệnh trong người chạy chữa Đông, Tây y đều không khỏi nhưng khi nhận được thư của anh ấy gửi về, tôi nhảy từ giường xuống nhận thư và hết bệnh ngay. Đây là bệnh tương tư”. Năm 15 tuổi, anh ấy ngỏ lời muốn cưới nhưng ba mẹ chị L ngăn cản vì biết tính anh đào hoa. Ba mẹ sợ con gái sẽ khổ vì làm dâu ở tận Sài Gòn.

Năm 1998, chị mở tiệm nail ở ngoài đảo Nha Trang. Mỗi cuối tuần anh từ Sài Gòn ra ngoài đảo thăm chị. Chị gái L biết chuyện nên ngăn cản, bắt chị đóng cửa tiệm. Mỗi khi chị gái thấy mặt đều đuổi đánh anh. Biết gia đình ngăn cản, chị L với anh bày ra kế “có bầu cưới chạy”. Gia đình bắt chị phải chọn giữa ba mẹ và người yêu nhưng chị vẫn quyết “theo tiếng gọi trái tim”. Chị quả quyết: “Tôi nói với ba mẹ nếu sau này anh ấy bỏ con, con sẽ không về nhà. Mẹ khóc nhiều và cho tôi cưới”. Một năm sau, hai vợ chồng xin ba mẹ chồng ở riêng. Con đầu lòng được hai tuần, chị chạy vạy mượn tiền cất nhà. Khi con được 14 tháng,  chị L “cấn bầu” bé thứ 2. Trong suốt 7 tháng thai nghén thay vì sự quan tâm của chồng, chị L nhận được câu nói đau lòng: “Đứa đầu mày chưa sợ mà còn muốn đẻ nữa hay sao?”.

Tính anh đào hoa, anh liên tục quen nhiều cô gái, có người là bạn học cũ cấp 3, có người làm tiếp viên quán karaoke. Chị L kể: “Cô thì nhá máy làm phiền tôi, cô thì tìm đến nhà kiếm anh ấy. Anh còn quen một người khác là mẹ đơn thân sống gần nhà và về xin tôi cho cô ấy được làm vợ nhỏ. Một lần trời mưa, cô ấy ẵm con ghé nhà tôi xin ngủ qua đêm. Cô ấy và con xin vào phòng ngủ chung với vợ chồng, các con tôi. Đêm hôm, tôi tỉnh dậy tìm chồng, thì phát hiện hai người đang 𝔮𝔲𝔞𝔫 𝔥ệ. Tôi bước ra ngoài khóc đến sáng. Tôi đốt hết hình cưới, dẫn các con về nhà chị ruột. Tôi thương con và quá yêu anh mà bỏ qua mọi lỗi lầm, anh năn nỉ tôi quay lại. Đôi lúc, tôi trách bản thân quá dễ dãi. Sự tha thứ là nơi bắt nguồn cho những bi kịch khác”.

Kinh tế khó khăn, chị đi buôn gỗ cùng một người bạn nhưng khi quay về nhà chồng quy cho chị tội “dắt con theo trai”. Vì muốn giữ chồng, chị L nghe theo thầy bói sinh thêm con thứ 3, thì cả hai mới sống được với nhau. Chị thú nhận: “Anh không rượu chè, cờ bạc, chưa một lần đánh vợ con, tôi tin anh sửa đổi, quay đầu. Tôi bán nhà đang ở, chạy tiền nhờ người người làm giấy tờ kết hôn giả cho anh sang nước ngoài lao động, để các con sau này có cuộc sống tốt hơn”.

Đầu năm 2009, anh sang nước ngoài, chị cùng 3 con về sống cùng nhà chồng. Sau đó, nhà ba mẹ anh mất một số tiền lớn, chị bị quy là người lấy tiền. Em chồng lục lọi tủ đồ, mẹ chồng kêu chị vào phòng “cởi hết quần áo ra xét người”. Chị chịu mọi tủi nhục, đắng cay để chờ chồng quay về nhưng bốn năm sau, qua tài khoản Yahoo của chồng, chị phát hiện anh quen thêm người mới.

Chị uất nghẹn: “Nhìn từng câu chữ họ chat với nhau, nước mắt tôi cứ rơi. Anh nói với cô ấy đã ly hôn tôi, giờ chỉ trách nhiệm với con. Họ còn liên tục gặp nhau ở khách sạn. Cô gái ấy chưa đủ 18 tuổi, quỳ khóc trước mặt tôi. Tôi cho cô ấy một triệu đồng, trả tiền khách sạn cho họ và mua thuốc tránh thai cho cô ấy. Tôi mong tương lai cô ấy sẽ tốt đẹp hơn thay vì bỏ cả cuộc đời cho người đàn ông này. Tuy nhiên, họ vẫn liên lạc sau đó. Trước sự phản bội của chồng, tôi từng nghĩ đến cảnh sẽ tự vẫn, nhưng nghĩ lại các con tôi không có tội tình gì, tôi phải sống”.

Chị vay tiền chị gái mua căn nhà của ba mẹ chồng, mượn thêm tiền mua xe hơi cho chồng chạy. Chị gồng gánh trả ngân hàng tiền nhà, tiền xe, tiền nuôi 3 con ăn học. Gia đình chồng tính toán tiền bạc với chị và chồng muốn bán nhà mới mua để ly hôn. Qua nhiều năm, cả hai đạt thỏa thuận ly hôn, chị nuôi 3 con. Chị mở quán, cố gắng làm để trả số nợ gần nửa tỷ đồng sau ly hôn.  

Lắng nghe câu chuyện, tiến sĩ Tô Nhi A bức xúc trước câu chuyện hôn nhân của chị L: “Sự chịu đựng quá lớn từ lúc chị có con giữa. Anh ấy có nhiều mối quan hệ ngoài luồng, coi thường vợ, điềm nhiên quen hết người này người khác. Kinh khủng hơn, anh ấy ngủ và 𝔮𝔲𝔞𝔫 𝔥ệ với người khác trước sự chứng kiến của vợ. Tình cảnh như vậy quá khủng khiếp”.

Tiến sĩ Tô Nhi A khẳng định người chồng này phản bội chị L rất nhiều lần, không thể hiện được trách nhiệm người chồng đúng nghĩa. Điều căn bản của hôn nhân là sự chung thủy và tôn trọng nhau. Nữ tiến sĩ nêu quan điểm: “Phản bội là lỗi lớn nhất của anh ấy nhưng chị chấp nhận và bỏ qua. Chị buộc phải nhìn nhận rằng bản thân quá khờ dại. Hôn nhân kết thúc, nhìn lại quãng thời gian, anh chưa một lần nói yêu chị. Chị khóc, tự xoa dịu, tự tha thứ, chấp nhận việc tồn tại bên đời người đàn ông tệ bạc. Một khi chúng ta buông hạ tôn nghiêm cá nhân thì người khác dễ dàng làm chúng ta tổn thương”.

Sau những phút trải lòng, chị M.L thổ lộ chưa sẵn sàng bật đèn bước ra khỏi căn phòng bí mật, đối diện với tiến sĩ Tô Nhi A: “Tôi không bật đèn vì còn các con, gia đình, bạn bè. Tôi muốn trải lòng để bản thân nhẹ nhàng. Hiện tại, tôi ly hôn, sống với 3 con, chật vật tiền bạc mỗi ngày nhưng bản thân cảm thấy thanh thản, đôi lúc hối hận vì sao không ly hôn sớm, thương bản thân nhiều hơn. Tôi trách bản thân trong quá khứ, hối hận vì khiến cho ba mẹ buồn lòng. Niềm an ủi và hạnh phúc lớn nhất của tôi hiện tại chính là các con điều ngoan ngoan, giúp đỡ mẹ”.

Theo Sở hữu trí tuệ

Cô gái Việt làm đám cưới ở 3 nước, sau 2 năm là chồng xin ngưng ăn cơm của vợ, ai ăn tự nấu

Sau khi cưới được 2 năm, vợ chồng trẻ quyết định mạnh ai nấy nấu ăn để phù hợp với khẩu vị và sở thích của mỗi người. 

Hôn nhân xuyên biên giới tuy thú vị nhưng cũng lắm thách thức, rào cản như ngôn ngữ hay văn hóa. Câu chuyện của chị Ngọc Dương (33 tuổi) và chồng là anh Niels Elsinga (36 tuổi, Hà Lan) là một trường hợp điển hình. 

Nói về cơ duyên khiến hai vợ chồng quen nhau, chị Dương cho biết là nhờ đồng nghiệp của chồng và bà chủ nhà hàng nơi chị làm thêm. Khi đó, cô gái Việt là du học sinh ở Pháp và làm thêm vào cuối tuần tại một nhà hàng Việt Nam. 

“Đồng nghiệp chồng mình là người Việt Nam quen được bà chủ nhà hàng mình làm. Hôm họ chat với nhau, Niels đang ở nhà bạn đồng nghiệp. Bà chủ nơi mình làm không biết tiếng Anh nên nhờ mình nói chuyện với Niels vì thấy anh ngồi một mình không nói gì tội nghiệp. Tối đó tụi mình chat với nhau online trên nick của bà chủ và bạn anh rồi sau đó chúng mình liên lạc qua Facebook. Phải nói ấn tượng đầu tiên của mình là anh rất đẹp trai”, chị Dương nhớ lại.

(Ảnh vietgiaitri)

Cô gái Việt cũng là người chủ động “cầm cưa” anh chàng Hà Lan. Nhớ lại lúc mới yêu, chị nói dối mình thích nghe hát vì biết đây là sở thích của Niels. Thế là, mỗi đêm chị phải nghe anh hát ru trước khi ngủ, trong khi chị không thích nghe nhạc mà chỉ ham xem phim. 

Quen qua mạng tầm nửa năm, Niels đã lái xe từ Hà Lan sang Pháp để thăm cô gái Việt. Quãng đường 10 tiếng lái xe tuy vất vả nhưng Niels không hề ngại. Chuyện tình yêu xa của họ cũng bắt đầu từ đó. 

Khi ấy, chị Dương biết Niels không hề giàu có mà chỉ đủ ăn. Anh là nhân viên siêu thị với mức lương không mấy dư dả. Hai người thường hẹn hò ở những nơi đơn giản như tiệm gà rán, pizza. Thỉnh thoảng được nghỉ học chị lại đi xe buýt sang Hà Lan thăm anh. 

Tuy Niels không giàu như nhiều người khác nhưng sự ân cần từ anh đã thuyết phục cô gái Việt xiêu lòng và chọn đây là chồng của mình. “Mình nấu gì anh ăn nấy, có lúc chồng chiên thịt bị cháy nhưng lại dành phần không cháy cho mình. Hay mỗi lúc chia tay chồng, mình về nửa đường hoặc anh sang Pháp thăm mình về nửa đường lại gọi cho mình khóc như con nít. 

Mình cảm thấy được anh thật lòng nên quyết định cưới. Anh cầu hôn ở bên Pháp nhưng không lãng mạn như mọi người. Hôm đó trời mưa thay vì định ra nhà thờ đi dạo thì tụi mình đi ăn gà và anh rút nhẫn đưa cho mình trong quán luôn”, chị Dương cười, nhớ lại.

Đôi khi, phụ nữ không đòi hỏi quá nhiều ở một người đàn ông ngoài tình yêu chân thành và ý chí cầu tiến. Hiện tại có thể chưa dư dả nhưng chỉ cần chăm chỉ làm lụng, biết tích cóp hẳn sẽ có lúc đủ đầy, còn hơn một người giàu nhưng không tôn trọng vợ và lăng nhăng bay bướm. 

(Ảnh vietgiaitri)

Đám cưới của chị Dương và anh Niels diễn ra ở ba nước: Hà Lan, Pháp và Việt Nam. “Đám cưới mình diễn ra 3 năm ở 3 nước. Vợ chồng mình làm giấy tờ bên Pháp, làm lễ nhà thờ bên Hà Lan và về Việt Nam tổ chức tiệc. Bên Pháp tổ chức tiệc nhỏ vào cuối năm 2014, sau đó mình về Việt Nam gần 1 năm học tiếng Hà Lan rồi làm tiệc nhỏ ở Hà Lan. Năm 2016 mình về Việt Nam đãi tiệc. Lúc mấy đứa em gái mình qua Hà Lan ở nhà ba mẹ chồng, ba chồng mình cũng đùa là lấy con dâu Việt Nam vất vả quá vì làm lễ cưới 3 lần 3 nơi”, chị Dương chia sẻ.

Đời sống vợ chồng mới cưới tuy ngọt ngào nhưng cũng dần nảy sinh nhiều bất hòa, cãi vã. Sau 2 năm kết hôn, Niels quyết định không ăn cơm vợ nấu vì cho rằng ăn cơm đủ rồi. Anh thích ăn khoai tây, không “hảo” món Việt lắm nên vợ chồng giao kèo là ai ăn gì tự nấu. Thỉnh thoảng, cô vợ Việt làm chả giò hay nấu phở sẽ rủ chồng ăn chung. 

Từ khi có con, hai người dần hòa thuận, biết nhường nhịn nhau và hạ cái tôi để sống hạnh phúc. Lúc này, cô vợ Việt cũng dần thay đổi tích cực hơn và được chồng chăm sóc, phụ giúp việc nhà và giữ con. 

“Chồng chăm sóc mình là chủ yếu mặc dù anh là người đi làm nhưng việc nhà anh vẫn làm. Anh còn hay để ý, chỉ cần mình nói cần gì anh cũng sẽ đều mua cho mặc dù cả 2 dùng chung thẻ. Còn lại vợ chồng mình cãi nhau suốt ngày, anh chê mình lười, ở dơ còn mình chê anh hay ghen, hay càm ràm”, chị Dương hài hước tâm sự. 

Như nhiều gia đình khác, đứa con đã giúp hai vợ chồng gắn kết nhau hơn. Tuy thỉnh thoảng có mâu thuẫn nhưng họ biết gạt qua, sống vì hai chữ “gia đình” thiêng liêng và vun đắp tổ ấm. 

Chồng chị đang làm nhân viên kiểm giao hàng cho một công ty phân phối hàng siêu thị còn chị ở nhà chăm sóc con và làm YouTube chia sẻ về cuộc sống của mình nơi xa xứ. Nhìn lại thời gian đã qua, cô vợ Việt cảm thấy hài lòng với những gì đang có. Cuộc sống hôn nhân không phải lúc nào cũng màu hồng hoàn hảo nhưng qua đó giúp hai vợ chồng hiểu nhau hơn và tự thay đổi bản thân theo hướng tốt hơn.

Theo webtretho

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here