Mẹ già 103 tuổi ra tiễn con gái 80 tuổi, nghẹn ngào nói: ‘Lần này nữa thôi, lần sau về không còn mẹ’

0
161

Clip ghi lại được khoảnh khắc dung dị nhất, để rồi chạm đến trái tim người xem khiến ai cũng rưng rưng nghẹn ngào.

Xem thêm: Rơi nước mắt hình ảnh cụ bà 83 tuổi lưng còng rạp, còm cõi nhặt rác mỗi đêm nuôi cháu mồ côi

Tình mẫu tử thiêng liêng không ngôn từ nào diễn tả hết. Và đôi khi chỉ cần một ánh mắt, một câu nói của mẹ cũng khiến ta nghẹn ngào, day dứt.

Mới đây, đoạn clip ngắn được một tài khoản chia sẻ trên Tik Tok quay lại cảnh cụ bà tiễn con gái lên xe ra về khiến nhiều người xúc động bật khóc. Theo chia sẻ của người đăng tải clip, cụ bà năm nay 103 tuổi, hôm đó con gái 80 tuổi về nhà thăm mẹ. Giây phút tạm biệt, người mẹ đã ra đến cửa nhìn theo xe của con gái.

Ở đằng xa, con gái cũng liên tục đưa tay ra hiệu cho mẹ vào nhà, giữ gìn sức khỏe. Rồi vẫy tay chào tạm biệt. Nhìn hình ảnh con gái rời đi, cụ bà rưng rưng, nói: ‘Lần này nữa thôi, lần sau về không còn mẹ’. Nói rồi, cụ bà vẫn cố tiến về phía trước thêm vài bước với hy vọng được nhìn con thêm chút nữa.

Đoạn clip vỏn vẹn vài chục giây nhưng chạm đến trái tim người xem, câu nói của cụ bà khiến nhiều người day dứt tự hỏi: Đã bao lâu rồi chưa gọi điện về cho mẹ?

– Xem xong clip mà nhớ bà, nhớ mẹ, nước mắt lại rơi. Năm nay vì tình hình chung nên không về quê ăn Tết, thương và nhớ da diết.

– Công việc bận rộn nên một tuần mình chỉ gọi về cho mẹ được 2 -3 lần, chưa chờ con hỏi sức khỏe thì lần nào mẹ cũng là người chủ động hỏi thăm mình trước. Nghĩ lại bố mẹ vất vả lo lắng cho mình nhưng mình chưa báo đáp được gì.

– Xem xong clip thì cuối tuần này mình sẽ đặt xe về quê thăm mẹ và bà luôn. Trân trọng từng giây phút khi được ở cạnh những người thân yêu.

Clip mẹ già 103 tuổi ra tiễn con gái 80 tuổi, nghẹn ngào nói: 'Lần này nữa thôi, lần sau về không còn mẹ' 0
Ngoài kia cuộc sống xô bồ, cơm áo mưu sinh có thể cuốn trôi mọi thứ, khiến ta trở thành kẻ vô tâm với chính người thân của mình.

Xem thêm: Cậu bé lớp 1 ở Lạng Sơn đạp xe hàng chục cây số mỗi ngày khiến dân mạng cảm động

Nhưng ai ơi đừng hờ hững với mẹ, bởi mẹ là cả bầu trời, là người yêu thương ta nhất. Mẹ không gọi điện vì mẹ sợ phiền công việc của con, mẹ già rồi đâu biết nói những câu ngọt ngào nhưng mẹ luôn coi sức khỏe của con là quan trọng nhất, mẹ không nói ra nhưng tuần nào mẹ cũng ngóng chờ bóng dáng con ở xa về ăn chung bữa cơm… Vậy nên, xin đừng làm mẹ buồn, hãy dành thêm thời gian cho mẹ…

Theo Lưu Ly/Baodatviet.vn

Dâu trưởng bầu 7 tháng rửa chồng bát đầy giữa trời nắng chang chang, bà thím còn nói câu “xé lòng”

Vượt hàng trăm cây số để về quê nấu cỗ từ sáng tinh mơ, chưa kịp ăn uống đàng hoàng, nàng dâu trưởng mang bầu đã phải “nuốt giận” đi rửa cả chồng bát mà không có ai phụ giúp.

Dâu trưởng bầu 7 tháng rửa chồng bát đầy giữa trời nắng chang chang, bà thím còn nói câu "xé lòng"

Xem thêm: Khoảng khắc xúc động mạnh: Chồng quỳ xuống ôm hôn bụng bầu, nói lời tạm biệt vợ con trước chuyến bay nhân đạo về nước

Nhà có giỗ hay cỗ bàn thì chị em phụ nữ thường tất bật hơn cả. Từ chuyện đi chợ mua đồ, nấu nướng đến dọn rửa, không việc gì là không đến tay. Nhất là với những nàng dâu, đây gần như là công việc không thể trốn tránh.

Người phụ nữ trong câu chuyện dưới đây không chỉ là dâu mà còn là dâu trưởng. Dù đang mang bầu lớn nhưng chị vẫn bị vòng vào cổ áp lực phải làm hết, làm một mình.

Tôi năm nay 29 tuổi, lấy chồng đã được gần 2 năm. Gia đình chồng tôi là trưởng họ Lý, chồng tôi cũng là con trưởng trong nhà nên ngay từ những ngày đầu về làm dâu, tôi đã được mẹ chồng giao cho trọng trách rõ ràng.

Bà nói: “Nhà mình là trưởng họ, con lại là dâu trưởng nên phải biết làm gương, cư xử cho đúng mực. Cả năm nhà mới có 7 – 8 cái giỗ thôi, cũng không nhiều nhặn gì, con liệu mà làm miễn sao đừng để bố mẹ mất mặt”.

Tôi và chồng hiện đều sinh sống và làm việc trên thành phố, nơi cách quê chồng 80 – 90 km, thế nhưng chưa từng có một cái giỗ hay đám xá, lễ lạt nào mà vợ chồng tôi được phép vắng mặt. Mỗi lần như thế tôi đều phải xin nghỉ làm vô cùng bất tiện, nghỉ nhiều quá mà đến giờ nhìn mặt sếp vẫn còn thấy áy náy.

Bầu 6 tháng vẫn phải một mình ngồi rửa chục mâm bát, nàng dâu trường viết "tâm thư" xin "chừa" vì sự vô tâm quá mức của người nhà chồng - Ảnh 1.
Bài viết được chia sẻ trên MXH.

Xem thêm: Cô gái được người yêu cũ chuyển thẳng 3 triệu để đi đám cưới anh kèm lời nhắn: ‘Mua bộ nào đẹp đẹp chút mặc cho sang’

Nay tôi bầu bé đầu tiên đã được 6 tháng, trong suốt thời gian bị ốm nghén vô cùng mệt mỏi, vợ chồng tôi vẫn đi quãng đường gần trăm cây số để có mặt ở nhà không sót dịp lễ lạt hay đám giỗ nào. Thương tôi, chồng bảo tôi khỏi về cũng được, nhưng mẹ anh thì vẫn gọi điện lên bắt tôi phải về.

Vợ chồng tôi bắt xe về quê vào tối thứ 6 thì sáng thứ 7 tôi đã dậy từ tinh mơ để cùng mẹ chồng đi chợ mua đồ về nấu cỗ. Về đến nhà thì bà giao hết việc nấu nướng lại cho tôi. Vì phải chuẩn bị cả chục mâm cỗ nên tôi không kịp nghỉ ngơi mà phải lao vào làm luôn. 

Đến khoảng 8h sáng thì mới có 2 cô em bên nhà chú sang phụ. Cả hai chỉ kịp nhặt xong đống rau rồi xin phép tôi là phải đi trông con nhỏ. Cuối cùng chỉ còn một mình tôi làm, vậy mà họ hàng nhà chồng và bố mẹ chồng cứ như không nhìn thấy.

Đến tầm 12h trưa thì cỗ xong, cũng là lúc họ hàng tới đông đủ. Tôi lúc này đã mệt lắm rồi, chỉ muốn đi nằm nhưng sợ như vậy là thất lễ nên cũng cố ngồi vào mâm, quơ đũa ăn vài miếng, chờ mọi người ăn xong còn dọn nốt. Thế nhưng đợi mãi, mâm các chú các bác thì vừa ăn vừa rượu chè ê a, mâm các bà các em thì còn mải tâm sự chuyện nọ chuyện kia.

Đến khi mọi người ăn xong, người thì có việc xin về sớm, còn lại tất cả mọi người đều kéo lên phòng khách để ngồi nói chuyện, chỉ còn mình tôi dọn dẹp. Mẹ chồng lúc ấy chỉ tay ra đống bát đũa nằm chỏng chơ ngoài giếng, kêu tôi đội nón ra rửa. Trời thì nắng chang chang, tôi dù mệt vẫn phải cố làm theo ý mẹ, trong lòng lúc đó uất ức đến mức muốn bật khóc.

Dâu trưởng bầu 7 tháng rửa chồng bát đầy giữa trời nắng chang chang, bà thím còn nói câu xé lòng - Ảnh 1.
Mâm cao, cỗ đầy nhưng cuối cùng chỉ có dâu trưởng chịu khổ (Ảnh minh họa)

Xem thêm: Ba người phụ nữ lớn tuổi ‘phượt’ 60km bằng xe đạp để tận mắt ngắm cầu Cửa Hội nối 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh

Chồng thương vợ nên cũng ra phụ giúp, thấy vậy các cô, các thím với mấy đứa em cũng tức tốc chạy ra phụ rồi đuổi chồng tôi lên nhà ngồi. Rửa nháo nhào mỗi người một ít rồi đứng lên dần hết, đến cuối thì vẫn chỉ mình tôi làm.

Có thím còn bảo ngày xưa các cụ bầu đến giờ đẻ rồi còn cố mà gặt nốt ruộng lúa, rồi đổ nốt chum nước đến khi vỡ ối mới chịu ngừng, vợ chồng mày là trưởng sau này của cải về hết chúng mày, làm có tí thôi mà cũng phải nhăn nhó.

Tôi nói thật là tôi xin kiếu, nếu có kiếp sau tôi thề không bao giờ lấy chồng là con trưởng nữa“, chị vợ than thở.

Đang mang bầu nặng mà phải làm việc vất vả, ai cũng khó chịu. Chưa kể, phải làm tất cả mọi việc một mình, nàng dâu không ấm ức mới lạ. Họ hàng đến ăn cỗ, ngồi chuyện trò, chẳng lẽ không thấy cháu dâu, chị dâu đang chật vật với núi việc giữa trời nắng chang chang?

Mượn cớ nhà trưởng sau này hưởng hết, họ càng không muốn đỡ đần người phụ nữ. Sự vô tâm của họ hàng chính là điều khiến nàng dâu tổn thương nhất.

Trên mạng xã hội, dân tình bày tỏ bức xúc với cách hành xử của gia đình chồng nói trên.

Bầu 6 tháng vẫn phải một mình ngồi rửa chục mâm bát, nàng dâu trường viết "tâm thư" xin "chừa" vì sự vô tâm quá mức của người nhà chồng - Ảnh 2.

Xem thêm: 80 tuổi vẫn chống gậy đi ăn xin: Vị khách đặc biệt nghèo nhất, già nhất khiến nhà xe dành tặng giá vé đặc biệt ‘0 đồng’

Cô, thím, mợ đều là phụ nữ, đều đã từng mang bầu, họ không có chút đồng cảm nào với cháu dâu à? Lười gì thì lười, chứ dửng dưng nhìn bà bầu rửa đống bát một mình là rất tệ, rất vô cảm. Con gái họ đi làm dâu cũng vất vả như vậy, chắc họ xót lắm!“, tài khoản Huệ Anh chỉ trích.

Họ hàng cũng là một phần, quan trọng là anh chồng cũng phải biết đường tuyên bố. Tôi cũng là trưởng, tuy không phải họ lớn nhưng cũng có 10 gia đình. Năm đầu, các thím ra oai với vợ tôi, tôi chẳng ngại gì xắn tay ra phụ vợ. 

Năm thứ 2 họp giỗ, tôi nói luôn, việc chung ai cũng phải có trách nhiệm. Nếu tập trung ăn xong ê hề ở đấy, cháu cắt giỗ, chỉ cơm canh cho các cụ. Thế là họ cũng phải sợ“, một dân mạng chia sẻ.

Ở nhiều làng quê còn nặng nề, quan niệm cổ hủ về chuyện con trai trưởng – dâu trưởng. Con nào chẳng là con, cháu nội cũng như cháu ngoại, nếu có tâm với các cụ đã khuất thì đều phải tự giác. Người lớn thì càng phải cư xử tử tế để dạy dỗ con trẻ“, thành viên Trần Hùng viết.

Nguồn: http://gioitre.baodatviet.vn/clip-me-gia-103-tuoi-ra-tien-con-gai-80-tuoi-nghen-ngao-noi-lan-nay-nua-thoi-lan-sau-ve-khong-con-me-2089961.html

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here