‘Xóm người điên’ cứ ra đường là thấy kẻ ‘người không ra người’: Quanh năm buồn hiu hắt, sầu thương

0
143

Nằm cách thành phố Ninh Bình khoảng 20km, khung cảnh ở xóm 8 (Khánh Tiên) ảm đạm, u ám đến lạ thường. Trong không gian tĩnh mịch của làng quê thuần nông, thi thoảng xóm “người điên” phát lên âm thanh than khóc nghe.

Kể về câu chuyện sầu thương của xóm mình, bà Nguyễn Thị Chính, Bí thư Chi bộ xóm 8 buông tiếng thở dài tâm sự “xóm này cái gì cũng nhất, nghèo nhất, nhiều người điên không chỉ nhất xã, nhất huyện mà có khi nhất cả tỉnh nữa. Điển hình những gia đình có đến 3, 4 người bị điên, hai thế hệ bị điên trong xóm không hiếm.”

Ra đường là nghe thấy tiếng thở dài ngao ngán, tiếng khóc tội nghiệp than thở của những mảnh đời bất hạnh khi gia đình có người thân mắc bệnh điên. Cái nghèo cứ bám riết nơi đây và rối danh xưng “xóm ra đường gặp người điên” trở thành cái tên người ta vẫn dùng để gọi xóm làng.

Gia đình có được 4 đứa con thì 3 người mắc bệnh tâm thần

Cuộc sống của những con người sống nơi đây quanh năm cơ cực, khổ sở, đắng cay tội nghiệp vô cùng. “Cứ nhìn thấy cảnh sống của họ là rơi nước mắt”, bà Chính ngậm ngùi nói. Trong số những gia đình có người điên ở xóm 8, gia cảnh đặc biệt của bà Nguyễn Thị Thoi (73 tuổi) được nhắc tới đầu tiên.

Ở cái tuổi “gần đất xa trời”, bà Thoi chưa một ngày được an dưỡng tuổi già, trái lại, bà phải cố gắng gượng mà sống để nuôi 3 người con mắc bệnh tâm thần. Những giọt nước mắt nhòe đi, lăn trên gò má sạm đen của người đàn bà khốn khổ. Vừa kể chuyện, bà vừa nấc nghẹn, nói không thành lời:

“Tôi giờ sức cùng lực kiệt, như ngọn đèn trước gió, như chuối chín cây có thể tắt và rụng lúc nào không hay. Tôi chết đi, còn lại mấy đứa con điên bơ vơ trên cõi đời không biết ai nuôi?”

Sinh được 4 người con thì có 3 đứa “không giống người”. Con lớn của bà bị điên năm nay đã 46 tuổi, đứa nhỏ cũng 34 tuổi. Người phụ nữ bất hạnh than khóc nuôi con lớn tới đâu thì chúng đều bị bệnh tâm thần đeo bám tới đó. Nhà cửa nghèo héo mòn, bán hết gia sản chữa chạy cũng không thể khỏi.

Bà Thoi đã khô cạn nước mắt vì cả đời lo chạy ngược xuôi chăm lo cho những đứa con bất thường “người không ra người”

Quanh năm, bà Thoi phải làm lụng vất vả để mưu sinh kiếm sống nuôi các con. Lúc nào bà cũng chạy người xuôi, người phờ phạc vì chăm nom đàn con ngờ nghệch suốt ngày đi lang thang, phá phách xóm làng. “Chúng muốn đi đâu thì đi, về tới nhà thì mới biết chúng còn sống”, người đàn bà 73 tuổi nhìn những đứa con điên nói.

Cách đó không xa là nhà người phụ nữ mắc bệnh tâm thần Nguyễn Thị Đào. Bà Đào mắc bệnh tâm thần từ nhỏ nhưng éo le thay, bà không chồng mà có đến 3 người con ngoài giá thú, trong đó, có đến 2 đứa con bệnh giống mẹ. Trong nhà chỉ có duy nhất người con trai là bình thường. Bốn mảnh đời cay đắng cứ sống vật vờ, nương tựa vào nha mà sống cho qua kiếp người.

Bà Phạm Thị Nga, Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Tiên cho hay, xóm 8 của xã đúng là có “1-0-2” ở Ninh Bình. Số người điên trong xóm nhiều nhất xã, có khi nhiều nhất cả tỉnh. Nguyên nhân vì sao số lượng người mắc bệnh tâm thần trong xóm nhiều như vậy đến nay vẫn chưa có lời lý giải. Chỉ biết rằng, số lượng người điên ở xóm 8 “chỉ có thêm mà không bớt”.

Nhiều gia đình khác trong thôn có người đang khỏe mạnh bỗng dưng “hóa dại”. Hiện xóm có khoảng 15 người điên, từ ít tuổi đến nhiều tuổi, còn nhiều người điên khác đã qua đời. Vì thế, xóm nghèo cứ ngày càng nghèo thêm, bước vào xóm là một không khí ảm đạm, u tối bao chùm.

Ngay cả người đàn ông lớn tuổi bình thường, hơn 30 năm nay bỗng hóa ngây dại

Theo chính sách chung, mỗi bệnh nhân tâm thần được gia đình báo cáo, chính quyền sẽ lập danh sách và quỹ bảo trợ xã hội tỉnh sẽ trợ cấp cho 270 ngàn đồng một tháng. Thuốc uống thì miễn phí, còn nếu không có tên trong danh sách, họ cũng chỉ mất vài chục nghìn mỗi tháng để mua thuốc uống.

Người mắc bệnh thần kinh nếu được quan tâm, uống thuốc đều thì bệnh tình thuyên giảm, có thể kiềm chế được những cơn chấn động bất thường. Nhưng cũng có nhiều mảnh đời bất hạnh đang bị chính người thân bỏ mặc, không lấy thuốc để uống.

Bác sĩ Nguyễn Anh Phương chia sẻ “Trong khi cố công tìm hiểu nguyên nhân, có lẽ chính các gia đình, ban, ngành nên quan tâm đặc biệt đến những bệnh nhân tâm thần ở đây. Nó không hẳn là trách nhiệm, càng không phải là quy định, mà nó là tình thương yêu và lương tri của những người tỉnh”.

Cứ thế, bi kịch chồng chất bi kịch, xóm nghèo ngày càng đi vào lầm lũi, tối tăm. Nhiều hoàn cảnh nghèo đói, bệnh tật éo le đến mức chẳng biết nói gì hơn. Chỉ mong rằng, trong năm mới, những mảnh đời bất hạnh trong xóm 8 sẽ được cộng đồng và các nhà hảo tâm chung tay giúp đỡ để sống qua hết một kiếp người cơ cực.

Nguồn: https://doanhnhanvn.vn/toancanh/xom-nguoi-dien-cu-ra-duong-la-thay-ke-nguoi-khong-ra-nguoi-quanh-nam-buon-hiu-hat-sau-thuong-179088.html

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here