Giai nhân áo đen Hà thành ăn thịt gà được thưởng kim cương và hai mối tình lưu danh kim cổ

0
212

Người Hà Nội nhắc về bà là “giai nhân áo đen”, tiểu thư giàu có bậc nhất trong Tứ đại mỹ nhân Hà thành xưa.

Tiểu thư lá ngọc cành vàng nức tiếng Hà thành

Giai nhân một thuở Đỗ Thị Bính (Phượng Hàng Đẫy) là một trong số Tứ đại mỹ nhân Hà thành xưa. Bà là người có cuộc đời may mắn hơn cả với xuất thân cao quý và tiếng tăm vang dội.

Đỗ Thị Bính sinh ra trong ngôi nhà số 37 Hàng Đẫy (nay là 67 Nguyễn Thái Học), là con gái của nhà tư sản Đỗ Lợi, nhà thầu khoán lớn nhất Hà Nội trước 1930 và kinh doanh vật liệu xây dựng.

Cụ Đỗ Lợi có tất cả 16 người con, Đỗ Thị Bính là con đầu của người vợ thứ hai. Cô Bính sinh ra da trắng như trứng gà bóc, sở hữu vẻ đẹp dịu dàng thanh tú, chỉ thích mặc áo dài màu đen để tôn làn da trắng sứ tinh khôi.

Giai nhân áo đen Hà thành ăn thịt gà được thưởng kim cương và hai mối tình lưu danh kim cổ - Ảnh 1.

Đỗ Thị Bính- người đẹp Tràng An hiếm hoi thoát kiếp “hồng nhan bạc phận”.

Cụ Đỗ Lợi vô cùng yêu quý người con gái này. Biết con có sở thích ngắm hoa nên cụ Lợi đã cho người trồng cả giàn hồng leo và treo những giỏ phong lan trước sân nhà.

Cô Bính kén ăn, cụ Lợi còn cho mời một đầu bếp từng nấu cho vua Bảo Đại về nhà trông coi việc bếp núc. Nhưng cô Bính vẫn chỉ ăn vài món mình ưa, còn lại không bao giờ động đũa. Đặc biệt, cô chẳng bao giờ chịu ăn thịt gà.

Cụ Lợi tuyên bố, cô ăn một miếng gà sẽ thưởng một nhẫn kim cương, nhưng Bính vẫn mỉm cười nhỏ nhẹ từ chối. Cho đến khi đầu bếp của gia đình nấu bún thang tuyệt phẩm của mình (trong nguyên liệu có thịt gà), tiểu thư họ Đỗ mới chịu thưởng thức.

Cũng nhờ trong nhà có đầu bếp nên cô Bính nấu ăn rất ngon. Không cần nếm thử, chỉ cần ngửi mùi vị của thức ăn đang nấu là cô có thể biết thức ăn mặn, nhạt, cay, ngọt, thế nào.

Mối tình câm lặng với nhà thơ vắn số

Là tiểu thư đài các bậc nhất Hà thành thời bấy giờ, hàng ngày cô Bính chỉ ngồi ở ghế mây đọc tiểu thuyết và ngắm hoa. Vẻ đẹp khuê các của cô đã sớm lọt vào mắt xanh của nhà thơ trẻ Nguyễn Nhược Pháp – con trai của học giả Nguyễn Văn Vĩnh.

Si tình trước dung nhan của cô Bính, Nhược Pháp ngày ngày đứng lại trước nhà cô để ngắm nhìn người thiếu nữ áo đen. Vì tương tư nàng tiểu thư mà chàng đã ra những vẫn thơ để tặng cô Bính: “Tóc xanh viền má hây hây đỏ/ Miệng nàng bé thắm như san hô/ Tay ngà trắng nõn, hai chân nhỏ”, hay “Ta lặng nhìn hơi lâu/ Nhưng thì giờ đi mau… Nàng chợt nghiêng thân ngà/ Thoáng bóng người xa xa…/ Ta mơ chưa lại hồn/ Nàng lẹ gót lầu son/ Vừa toan nhìn nét phượng/ Giấy thẹn bay thu tròn…”.

Không chỉ vậy, đỏ trong các tác phẩm như “Tay ngà”, “Chùa Hương”… của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp luôn thấp thoáng hình bóng của một giai nhân xinh đẹp dịu dàng với đôi môi đỏ. Ai cũng cho rằng, người đẹp Đỗ Thị Bính chính là người cảm hứng cho tất cả những hình ảnh đó.

Giai nhân áo đen Hà thành ăn thịt gà được thưởng kim cương và hai mối tình lưu danh kim cổ - Ảnh 2.

Nhà thơ trẻ Nguyễn Nhược Pháp – mối tình đầu của cô Bính.

Mặc dù nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp mê đắm cô Bính nhưng ông lại chẳng dám tiến đến do sự cách biệt về thân phận. Nếu như cô Bính là tiểu thư con nhà giàu thì ông lại xuất thân từ gia đình có gia cảnh nghèo khó.

Mối tình đầu lặng lẽ ấy chẳng kéo dài bao lâu khi năm 1939, chàng thi sĩ mất khi tuổi đời vừa mới 24 do căn bệnh lao. Sự ra đi của ông đã khiến cho mối tình lặng câm dang dở, để lại sự nhớ nhung rất lớn cho giai nhân.

Cuộc hôn nhân trọn vẹn với người chồng tài hoa

Một năm sau sự ra đi của mối tình đầu, cha mẹ đã khuyên bảo cô Bính kết hôn với Bùi Tường Viên, chàng kỹ sư vừa du học ở Pháp về. Ông sinh ra trong gia đình danh gia vọng tộc, có vị thế đáng kể trong xã hội lúc đó. Ông Viên là em trai của luật sư nổi tiếng Bùi Tường Chiểu.

Sau này. ông Viên giữ chức Hiệu trưởng Trường Mỹ nghệ Đông Dương (tiền thân của Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội).

Giai nhân áo đen Hà thành ăn thịt gà được thưởng kim cương và hai mối tình lưu danh kim cổ - Ảnh 3.

Cô Bính bên cạnh chồng, kỹ sư Bùi Tường Viên

Khi lấy chồng, cô Bính còn chưa biết mặt chồng nên cũng chưa có thiện cảm nhiều. Chỉ khi về làm vợ, cô mới xiêu lòng và dần yêu người chồng rất mực nhẹ nhàng, quan tâm này.

Vợ chồng Đỗ Thị Bính có cuộc sống bình yên và hòa hợp với nhau suốt mấy chục năm. Ông Viên là người từng đi du học Pháp nên ảnh hưởng chút tư tưởng phương Tây, rất tôn trọng, nhường nhịn và chưa bao giờ to tiếng với vợ.

Là tiểu thư đài các được nuôi dạy chu đáo từ nhỏ, cô Bính trỏ thành dâu hiền, người mẹ chuẩn mực cho các con. Dù lấy chồng, cô Bính vẫn có niềm đam mê với tiểu thuyết, sách vở. Khi có thời gian rảnh rỗi, cô vẫn mang tiểu thuyết ra đọc. Chính vì vậy, giai nhân giữ được sự minh mẫn, trí tuệ đến tận khi già cả và luôn được con cháu khâm phục.

Năm 1976, ông Bùi Tường Viên mắc bệnh ung thư và được vợ chăm sóc ân cần suốt 10 năm đến khi ông qua đời. Năm 1992, giai nhân đất Tràng An tuyệt sắc qua đời ở tuổi 77, tại Hà Nội.

Theo Nhịp sống Việt

Chân dung Hoa khôi trường Dược 1955: Tuyệt sắc giai nhân đất Hà thành và giai thoại về chuyện “tình chị duyên em” nổi tiếng

Vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” của bà tới tận bây giờ vẫn khiến ai nấy đều ngưỡng mộ.

Nổi tiếng với bức ảnh nữ sinh cầm cờ diễu hành tại sân vận động Hàng Đẫy nhân dịp mừng ngày giải phóng Thủ đô 10/10/1954, bà Phạm Thị Bạch Thược là một trong những giai nhân Hà Thành nức tiếng những năm 50 của thế kỷ trước. Vẻ đẹp nền nã trời phú cùng cốt cách đoan trang, dịu dàng của bà khiến ai nấy đều ngưỡng mộ.

Bà Bạch Thược, sinh năm 1935, có cha là nhà giáo Phạm Hữu Ninh, – người sáng lập ra trường tư thục đầu tiên của người Việt mang tên Thăng Long (nay là trường tiểu học Thăng Long). Tên của bà được đặt theo một loại hoa quý vừa có hương thơm vừa được dùng làm thuốc chữa bệnh. Trên Bạch Thược còn có 3 người chị khác nữa. Vì là con út nên bà được cha chú trọng giáo dục hơn các chị của mình.

Chân dung Hoa khôi trường Dược 1955: Tuyệt sắc giai nhân đất Hà thành và giai thoại về chuyện tình chị duyên em nổi tiếng - Ảnh 1.

Những bức ảnh đen trắng từ thời sinh viên của bà Bạch Thược trong thời gian gần đây đã được nhiếp ảnh gia Vien. H. Quang phục dựng.

“Ở bà là cái đẹp nền nã, sắc sảo đặc trưng của con gái Hà thành. Nhưng ẩn sau những nét đó là một cá tính rất mạnh. Trán phẳng và cao, sống mũi cao chứng tỏ rất thông minh và tự tin. Mắt sáng, to, sắc lại càng tôn cái thông minh lên, nhưng là cái thông minh sắc sảo và chính trực!”, nhiếp ảnh gia phải thốt lên.

Năm 21 tuổi, bà trở thành sinh viên năm nhất Đại học Y dược. Không chỉ ở trường ĐH, mà ngay từ khi học trường Albert Sarraut, bà đã tích cực tham gia phong trào học sinh kháng chiến Hà Nội khi cùng các bạn học tuyên truyền cách mạng, in báo Nhựa sống, tổ chức bãi khóa… Bà được truyền cảm hứng yêu nước theo truyền thống gia đình.

Năm 1959, bà tốt nghiệp ĐH. Trước khi được gửi đi tu nghiệp về Bào chế học tại Rumania, bà công tác tại trường Cán bộ Y tế Trung ương. Sự nghiệp của bà gắn liền với công việc nghiên cứu và bào chế thuốc men cho tới khi nghỉ hưu.

Chân dung Hoa khôi trường Dược 1955: Tuyệt sắc giai nhân đất Hà thành và giai thoại về chuyện tình chị duyên em nổi tiếng - Ảnh 2.
Chân dung Hoa khôi trường Dược 1955: Tuyệt sắc giai nhân đất Hà thành và giai thoại về chuyện tình chị duyên em nổi tiếng - Ảnh 3.
Chân dung Hoa khôi trường Dược 1955: Tuyệt sắc giai nhân đất Hà thành và giai thoại về chuyện tình chị duyên em nổi tiếng - Ảnh 4.

Chồng của bà Bạch Thược là ông Vũ Sơn – người từng si mê chị gái của bà nhưng không nhận được lời hồi đáp. Tin tức chị hai của bà kết hôn đã khiến Vũ Sơn vô cùng buồn chán nhưng vì cha của Bạch Thược quý mến chàng trai tài giỏi này nên đã động viên Vũ Sơn tham gia kháng chiến cùng lời hứa sẽ gả cô con gái út cho.

Trong khi đó, Bạch Thược đang có một mối tình sâu đậm với một bác sĩ quân y. Vì biết cha có một lời ước hẹn nặng nghĩa tình như vậy nên Bạch Thược chẳng lúc nào không day dứt, tự vấn mình về đạo làm con. Cuối cùng, bà lựa chọn làm theo ý cha, chia tay mối tình và kết hôn với Vũ Sơn sau khi ông trở về từ kháng chiến.

Người cũ đã từng viết cho bà một lá thư rất cảm động dù đã quyết định chấp nhận lời chia tay của bà. Giữ kín lá thư trong một thời gian dài, Bạch Thược quyết định tự tay đốt nó thành tro trong ngày diễn ra đám cưới của mình. Cuộc hôn nhân của bà sau đó diễn ra êm đềm và hạnh phúc. Chồng làm trong ngành ngoại giao nên bà thường xuyên theo chồng tới nhiều quốc gia trên thế giới.

Chân dung Hoa khôi trường Dược 1955: Tuyệt sắc giai nhân đất Hà thành và giai thoại về chuyện tình chị duyên em nổi tiếng - Ảnh 5.

Ảnh: Vien H. Quang.

Theo Trí thức trẻ

Cụ bà xô đổ kỷ lục ở Việt Nam, sinh 18 người con, có cả trăm cháu chắt, không nhớ nổi tên

Cứ chửa rồi sinh suốt 30 năm, vợ chồng ông bà ở Yên Bái giờ có cả trăm cháu chắt. Mỗi lần họp gia đình như cả làng có hội.

Lên mạn ngược ngàn huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái hỏi ông bà Lò Văn Khiên (89 tuổi) và bà Lò Thị Ương (88 tuổi) ở bản Hát 2, xã Hát Lìu thì cả huyện đều biết. Dù sinh sống ở nơi vùng cao hẻo lánh nhưng vợ chồng ông Khiên lại nổi tiếng vô cùng vì câu chuyện sinh gần 20 người con.

Nhiều năm trước, chuyện bà Ương sinh được 18 người con (9 trai, 9 gái) được báo đài đưa tin “rần rần”. Đây được xem là “kỷ lục” sinh nở ở Việt Nam khiến dư luận không khỏi hiếu kỳ. Đến nay, con cháu rồi chắt của vợ chồng bà Ương đã có hơn trăm người. Cứ mỗi dịp cả nhà sum họp, ai mà không biết cứ ngỡ gia đình đang mở tiệc mời cả làng đến dự.

Vợ chồng ông Khiên bà Ương sống vui sống khỏe những năm tháng về già. Ảnh: Báo Yên Bái

Sinh 3 năm 2 đứa, bà Ương đẻ đến lúc “hết trứng” thì thôi

Bà Ương là người dân tộc Thái. Hồi thiếu nữ, bà Ương nổi tiếng xinh đẹp, thêu thùa giỏi nhất bản. Trai làng xếp hàng dài săn đón. Trong số đó có cả ông Khiên.

Khi đến tuổi dựng vợ gả chồng, ông Khiên mạnh dạn đến nhà tán bà Ương rồi cả hai nên duyên nên nợ. Thời điểm lập gia đình bà Ương mới 17 còn ông Khiên độ 18 tuổi.

Lấy nhau được 1 năm, bà Ương sinh con trai đầu lòng. Hồi đó, ông Khiên theo học cái chữ tối ngày, vừa đẻ chưa đầy tháng bà đã địu con lên rẫy. Sau đó, cứ 3 năm 2 đứa. Đến khi tròn 48 tuổi bà đã vượt cạn 18 lần thành công. Con trai lớn của vợ chồng ông Khiên sinh năm 1956, con út sinh năm 1990.

Ông Khiên nổi tiếng vì có số lượng con cái “khủng”

Đẻ nhiều nhất nhì vùng sơn cước, ông Khiên chia sẻ đó cũng chỉ là điều bất đắc dĩ: “Đẻ đến người con thứ 10 ông bà đã thống nhất dừng lại thôi nhưng vỡ kế hoạch nên thành nhiều đến thế. Không có biện pháp tránh thai gì cả, cứ chửa rồi đẻ đến khi không đẻ được nữa thì mới thôi“.

Nhà đông con, cái nghèo cái đói đeo bám vợ chồng bà Ương suốt tháng năm dài. Lo cho 18 miệng ăn là cả một hành trình cực khổ trần ai. Vì đông con quá, nên mỗi lần gọi các con về ăn cơm bà Ương phải gõ mõ hay ra dấu thay vì gọi tên từng đứa một.

Từng kể về việc sinh nở của mình, bà Ương tiết lộ do mẹ chồng là người giỏi bốc thuốc. Là con dâu bà cũng ít nhiều được truyền lại một số bài thuốc bổ cho người bầu. Có lẽ vì thế mà bà đẻ tốt, 18 người con một mình bà tự sinh ở nhà, không ra trạm xá hay bệnh viện gì cả.

Hai ông bà có với nhau 18 mặt con, tất cả đều 1 tay bà Ương nuôi nấng, dạy bảo. Còn ông Khiên bận lo việc “hàng tổng”. Sau khi học được cái chữ, ông được phân công làm thầy giáo dạy xóa mù. Ở đất vùng cao này, ông Khiên là người có thành tích, trình độ vô cùng ấn tượng. Năm 1967, ông tham gia làm cán bộ xã, được kết nạp Đảng.

17/18 người con của vợ chồng ông Khiên

Vốn là người giác ngộ cách mạng từ sớm, ông nhận nhiều chức vụ ở xã. Từ Xã đội trưởng, Trưởng công an xã, Chủ tịch UBND xã, Bí thư Đảng ủy xã Hạnh Phúc (những năm huyện Trạm Tấu chưa thành lập),… Đến năm 1994, ông mới nghỉ hưu, tròn 38 năm công tác.

Chả thế mà trong căn nhà sàn, giấy khen, bằng khen và huy chương của ông Khiên được nhà nước trao tặng treo khắp nhà. Đây là tài sản quý giá nhất của ông có được sau những năm tháng cống hiến.

Con đàn cháu đống, đông đến độ không nhớ nổi tên

Đúng là trời sinh voi sinh cỏ, 18 người con của ông bà theo năm tháng cũng sinh trưởng, trở thành công dân tiêu biểu. Nhiều người vươn lên thoát ly gia đình đi học làm cán bộ huyện, làm giáo viên, trong đó có người làm Trưởng phòng Nội vụ, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện. Tất cả đều đã lập gia đình, 9 cô con gái của ông lấy chồng xa, những người con trai ở lại bản.

Con đàn thì cháu đống. Ông bà Khiên, Ương có hơn 60 đứa cháu, hơn 40 đứa chắt nội, ngoại và các con dâu vẫn còn đang mang bầu, sắp sinh nở. Tính cả dâu rể, đại gia đình này có trên 100 người. Có lần ông Khiên phải thú nhận, đông con cháu quá nên ông bà không nhớ hết tên.

Trong năm, các con các cháu đi làm, đi học xa nên mỗi người mỗi ngã. Đến dịp lễ, tết đại gia đình mới có dịp hội tụ. Mỗi lần họp gia đình như thế cả con cháu phải gần 30 mâm.

Bà Ương 18 lần vượt cạn thành công

Gần 30 năm chửa đẻ, bà Ương giờ tuổi đã cao. Sức khỏe cũng không còn được như trước nữa. Cách đây 5 năm, bà bị tai biến, phải đi xe lăn. Dù không còn nhanh nhẹn như trước nhưng cứ mỗi bận có người đến hỏi chuyện con cái, bà vẫn nhớ rõ mồn một từng lần vượt cạn của mình.

Sau cùng bà Ương ngộ ra một điều “con đàn cháu đống” không sung sướng gì mà chỉ chuốc thêm nỗi khổ. Đến nay, bà vẫn khuyên con cháu “hãm lại” đẻ ít thôi “dù gái hay trai chỉ hai là đủ”. Có thế kinh tế mới ổn định, lo cho con cái tốt được.

Hiện bà đang sống với người con trai thứ 13. Tổng số 18 người con của ông bà giờ còn 16 vì 2 người đã mất (1 trai, 1 gái).

Tổng hợp

Theo Pháp luật & bạn đọc

nguồn: https://phapluat.suckhoedoisong.vn/cu-ba-xo-do-ky-luc-o-viet-nam-sinh-18-nguoi-con-co-ca-tram-chau-chat-khong-nho-noi-ten-162222404194523378.htm

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here