55 bệnh viện ở TP.HCM đã có trường hợp F0 đến khám bệnh

0
147

Do tính chất lây lan rất nhanh của chủng Delta của vi rút SARS-CoV-2 trong đợt bùng phát này, hiện 55/130 bệnh viện trên địa bàn thành phố đã có trường hợp F0 đến khám bệnh, chữa bệnh.

Tính từ ngày 18/5, ngày mà bệnh viện Vinmec Central Park phát hiện ca mắc Covid-19 đầu tiên của đợt bùng phát dịch lần thứ 4, đã có 459 trường hợp Covid-19 được phát hiện từ nhiều bệnh viện công lập và tư nhân trên địa bàn thành phố.

Việc tổ chức khai báo y tế, sàng lọc các trường hợp chỉ điểm tại các bệnh viện mang ý nghĩa rất lớn trong công tác phát hiện, khoanh vùng, dập dịch.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy các bệnh viện đang gặp không ít khó khăn trước tính chất lây lan rất nhanh do chủng Delta của vi rút SARS-CoV-2. Trước tình hình này, Sở Y tế yêu cầu tất cả bệnh viện phải siết chặt hơn nữa các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn và hạn chế thấp nhất nguy cơ lây lan dịch bệnh trong bệnh viện.

Hiện nay, số ca mắc Covid-19 trên địa bàn Thành phố đã vượt qua con số 4.000 trường hợp và dự báo sẽ còn tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới khi mà tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp.

55 bệnh viện ở TP.HCM đã có trường hợp F0 đến khám bệnh - Ảnh 1.

Bệnh viện quận Tân Phú bị phong toả vào trước đó vì Covid-19

Do tính chất lây lan rất nhanh của chủng Delta của vi rút SARS-CoV-2 trong đợt bùng phát này, hiện đã có 55/130 bệnh viện trên địa bàn thành phố có trường hợp F0 đến khám bệnh, chữa bệnh, trong số đó, đa số được bệnh viện phát hiện chủ động nhưng cũng đã có một số bệnh viện phát hiện bị động dẫn đến sự lây lan mầm bệnh trong bệnh viện.

Hậu quả là đã có những bệnh viện phải phong toả (BV quận Tân Phú, Bệnh viện Nam Sài Gòn, BV Bệnh Nhiệt Đới) và mới đây là trường hợp của Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch và Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn.

Đối với BV Phạm Ngọc Thạch, một thân nhân ở quận Bình Tân, TP.HCM (quận có nguy cơ lây nhiễm rất cao hiện nay) là người nuôi bệnh của một bệnh nhân đang điều trị tại khoa B4 (khoa lao kháng thuốc) được phát hiện mắc Covid-19 và đã lây lan sang 24 người khác là thân nhân và bệnh nhân của khoa B3 và B4 ở cùng một khối nhà. 

Hiện bệnh viện phải tạm phong toả khu vực điều trị nội trú bệnh lao để rà soát lại toàn bộ các khoa, phòng khác (tất cả cho kết quả xét nghiệm âm tính lần 1). 

Đối với Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn, qua tầm soát xét nghiệm đã phát hiện 10 trường hợp mắc Covid-19 là nhân viên, người lao động tại bệnh viện (nhân viên bảo vệ, phòng tài chánh kế toán), hiện bệnh viện đã tạm phong toả toàn bộ bệnh viện để rà soát, kiểm tra xét nghiệm lại toàn bộ nhân viên bệnh viện.

Trước tình hình này, Sở Y tế yêu cầu tất cả bệnh viện tiếp tục triển khai các giải pháp theo tiêu chí bệnh viện an toàn của Bộ Y tế, các hướng dẫn cụ thể của Sở Y tế đã ban hành, đồng thời phải siết chặt hơn nữa các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn và hạn chế thấp nhất nguy cơ lây lan dịch bệnh trong bệnh viện. Cụ thể như sau:

1) Đối với khu vực khám bệnh ngoại trú: tiếp tục thực hiện nghiêm sàng lọc qua khai báo y tế và đo thân nhiệt; nhân viên y tế phải tuân thủ nghiêm các quy định phòng chống lây nhiễm, trong giai đoạn cao điểm hiện nay các bệnh viện nên tăng cường sử dụng khẩu trang N95 cho nhân viên tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân.

Ngoài ra, Sở Y tế yêu cầu các bệnh viện tiếp tục củng cố cơ sở hạ tầng cho bộ phận khai báo y tế và khám sàng lọc theo hướng tách rời khỏi khối nhà hiện hữu của khoa Khám bệnh.

2) Đối với khoa Cấp cứu: tiếp tục thực hiện nghiêm buồng cấp cứu sàng lọc, theo đó tất cả bệnh nhân khi đến cấp cứu tại bệnh viện đều phải qua buồng cấp cứu sàng lọc, làm xét nghiệm PCR tầm soát trước khi chuyển lên các khoa nội trú (bố trí các buồng cách ly tạm chờ kết quả PCR trước khi chuyển vào các khoa nội trú).

3) Thực hiện xét nghiệm tầm soát đối với tất cả trường hợp có chỉ định nhập viện, nếu có thực hiện test nhanh vẫn phải làm xét nghiệm RT-PCR, trong thời gian chờ kết quả PCR phải bố trí người bệnh trong buồng cách ly tạm.

4) Đối với người nhà nuôi bệnh, phải làm xét nghiệm RT-PCR trước khi tham gia chăm sóc người bệnh, không dựa vào kết quả test nhanh (-).

5) Trường hợp người bệnh (+) cần can thiệp chuyên khoa: nếu không cấp cứu liên hệ chuyển đến Bệnh viện Trưng Vương được phân công chuyên tiếp nhận các trường hợp (+) có bệnh lý nền hoặc bệnh lý đi kèm; nếu tình trạng cấp cứu cần phải can thiệp ngay, phải sẵn sàng khu cách ly có phòng mổ hoặc phòng sanh, phòng hồi sức sau mổ, hậu sản,… và hội chẩn bệnh viện tuyến trên trước can thiệp.

6) Thực hiện xét nghiệm định kỳ hàng tuần và đột xuất cho nhân viên (trước và sau khi tham gia các đội tiêm vắc xin và lấy mẫu xét nghiệm).

7) Sở Y tế khuyến khích các bệnh viện tiếp tục đầu tư nguồn lực để triển khai xét nghiệm RT-PCR.

Theo doanh nghiệp & tiếp thị

Nguồn: https://doanhnghieptiepthi.vn/55-benh-vien-o-tphcm-da-co-truong-hop-f0-den-kham-benh-161213006231515565.htm

KHẨN: Lấy 600.000 mẫu xét nghiệm COVID-19 trên toàn Thủ Đức, 460.000 mẫu toàn Bình Thạnh

UBND TP Thủ Đức vừa có thông báo khẩn về việc lấy mẫu xét nghiệm tầm soát COVID-19 diện rộng trên địa bàn thành phố với số lượng 600.000 mẫu trong ngày 1-7.

KHẨN: Lấy 600.000 mẫu xét nghiệm COVID-19 trên toàn Thủ Đức, 460.000 mẫu toàn Bình Thạnh - Ảnh 1.

Ngành y tế TP.HCM lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân trên địa bàn TP Thủ Đức – Ảnh: THU HIẾN

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ông Hoàng Tùng – chủ tịch UBND TP Thủ Đức – cho biết ngày 1-7 UBND TP Thủ Đức sẽ tổ chức lấy mẫu xét nghiệm, tầm soát COVID-19 diện rộng trên địa toàn địa bàn TP Thủ Đức. Theo đó số lượng mẫu sẽ lấy trong ngày 1-7 là 600.000 mẫu. Thủ Đức có dân số trên 1 triệu người.

“Để đảm bảo khoảng cách trong quá trình lấy mẫu, UBND TP Thủ Đức đã hướng dẫn các phường tổ chức lấy mẫu xét nghiệm để phân bố người dân cho phù hợp. Người dân được thông báo theo từng tổ, khu phố, phường để có khung giờ phù hợp tránh tình trạng tụ tập đông lấy mẫu.

Người dân từng địa bàn dân cư, liên hệ với chính quyền địa phương để biết được khu phố của mình sẽ được lấy vào thời điểm cụ thể nào, nhằm đảm bảo giãn cách”, ông Tùng nói.

TP Thủ Đức sẽ lấy mẫu người dân đủ 18 tuổi trở lên từ 10h đến 22h, không lấy mẫu người già yếu, bệnh tật và trẻ em. Nguyên tắc lấy mẫu là lấy mẫu gộp 10.

UBND TP Thủ Đức giao chủ tịch các phường phải chịu trách nhiệm tổng chỉ huy công tác lấy mẫu xét nghiệm phòng chống dịch COVID-19 trong cộng đồng dân cư. Các phường sử dụng lại các khu vực bỏ phiếu bầu cử quốc hội khóa XV và bầu cử Đại biểu HĐND để làm điểm lấy mẫu.

Các phường huy động lực lượng điều phối vị trí, sắp xếp linh động và phân chia thời gian cụ thể theo từng tổ dân phố để đảm bảo khoảng cách trong quá trình lấy mẫu, tránh việc lây nhiễm chéo, yêu cầu người dân thực hiện đúng nguyên tắc 5K trong quá trình chờ lấy mẫu xét nghiệm.

Bên cạnh đó, các phường còn phải đảm bảo được công tác hậu cần, chuẩn bị dự phòng khẩu trang, nước khử khuẩn, nước uống cho lực lượng lấy mẫu…

Đối với các doanh nghiệp có từ 500 lao động trở lên, trên cơ sở số đội được giao, phường có trách nhiệm hướng dẫn và cử 1 cán bộ cùng Công an thành phố và Quân sự thành phố hỗ trợ công tác lấy mẫu tại các doanh nghiệp.

460.000 mẫu toàn Bình Thạnh

Ngày 30-6, UBND quận Bình Thạnh triển khai kế hoạch xét nghiệm tầm soát cho người dân, người lao động tại khu dân cư trên địa bàn quận Bình Thạnh

Theo đó, quận sẽ tiến hành lấy mẫu xét nghiệm tầm soát cho người dân trên toàn địa bàn trong 2 ngày, 1 và 2-7. Dự kiến sẽ lấy 460.000 mẫu bằng phương pháp lấy mẫu gộp 10 hoặc 15. Được biết, quận Bình Thạnh được xếp vào nhóm địa phương có nguy cơ cao của dịch COVID-19. 

150.000 mẫu ở quận 3 

Ngoài ra, UBND quận 3 cũng sẽ tiến hành lấy mẫu xét nghiệm tầm soát cho người dân, người lao động trên địa bàn từ ngày 1-7 đến ngày 5-7. Dự kiến sẽ lấy 150.000 mẫu xét nghiệm tại 12 phường. Quận 3 thuộc nhóm địa phương có nguy cơ theo phân loại của UBND TP.HCM.

Trước đó, TP.HCM đẩy nhanh tốc độ và số lượng xét nghiệm giám sát ở cộng đồng trong 5 ngày. Tất cả 5 quận huyện có nhiều ca nhiễm COVID-19 (Tân Phú, Hóc Môn, Quận 8, Bình Tân, Bình Chánh) thực hiện lấy mẫu với chỉ tiêu 500.000 mẫu/ngày, bắt đầu từ 26-6 và kết thúc vào ngày 30-6.

Các quận huyện còn lại phân bổ theo nguy cơ và cũng lấy mẫu giám sát cộng đồng từ ngày 1-7 với số lượng 500.000 mẫu/ngày.

Theo Tuổi trẻ

Nguồn: https://tuoitre.vn/khan-lay-600-000-mau-xet-nghiem-covid-19-tren-toan-thu-duc-460-000-mau-toan-binh-thanh-20210630214159806.htm

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here