Ám ảnh câu nói trong hơi thở ngắt quãng của nữ bệnh nhân COVID-19 trước khi qua đời: ‘Bác sĩ ơi, cố cứu em, em còn 4 đứa con’

0
129

Câu chuyện về một nữ bệnh nhân mắc Covid-19 liên tục cầu cứu bác sĩ để có thể trở về với gia đình và con nhỏ được chia sẻ đã khiến nhiều người xúc động. Thế nhưng, sau tất cả những nỗ lực của đội ngũ y tế, nữ bệnh nhân đã không thể vượt qua, đáng buồn hơn, chồng chị cũng vừa mất vài ngày trước đó vì covid 19.

Trong vài tháng qua, Việt Nam đang phải gồng mình để chiến đấu với đại dịch COVID-19. Ở trong những Trung tâm hồi sức tích cực bệnh nhân COVID-19 nặng, chưa bao giờ lằn ranh giữa sự sống và cái chết lại gần đến vậy. Các bác sĩ ở tuyến đầu đang phải căng mình làm việc bất kể ngày đêm để giành lại sự sống cho các F0, đưa các bệnh nhân thoát khỏi cửa tử.

Cả bác sĩ và bệnh nhân ở đây đều rất mệt mỏi nhưng không ai kêu than một lời, bởi chỉ cần lơ là, tinh thần giảm sút thì cửa tử sẽ đến gần hơn với bệnh nhân.

Những nỗ lực không ngừng nghỉ của các y bác sĩ tuyến đầu được đền đáp lại là hình ảnh các bệnh nhân khỏi bệnh được xuất viện, các bệnh nhân nặng tự thở được… Thế nhưng, xen lẫn trong đó đôi khi chính các “chiến sĩ áo trắng” cũng cảm thấy hối tiếc, bất lực,… khi chứng kiến các bệnh nhân COVID-19 đột ngột chuyển nặng, tử vong.

Mới đây, trên fanpage của Bệnh viện Nhi đồng thành phố TP.HCM đã đăng tải lại dòng chia sẻ của bác sĩ Hồ Hoàng Kim về câu chuyện của một người phụ nữ mắc COVID-19 mong muốn bản thân được cứu sống để được trở về với gia đình và các con.

(Nguồn: Fanpage Bệnh viện Nhi đồng thành phố)

 Thế nhưng, sau tất cả những nỗ lực của các y bác sĩ, nữ bệnh nhân cuối cùng vẫn không thể qua khỏi. Buồn hơn cả là vài ngày trước, chồng chị cũng vừa qua đời vì COVID-19.

“Cách đây 4 tuần:

– Bác sĩ ơi! Cố gắng cứu em! Chồng em cũng nặng lắm! 4 đứa con tụi em còn nhỏ lắm!!

4 ngày sau đó:

– Nay em đỡ đỡ rồi bác sĩ… nhưng chồng em chết rồi!

Bác sĩ bần thần im lặng… động viên chị.

3 ngày sau đó suy nghĩ mãi có nên đặt nội khí quản cho chị không!? Cố gắng, cố gắng…, trong 3 ngày đó cố gắng tìm ECMO cho chị…nhưng…!

4 ngày sau đó: Hơn 200 trẻ mồ côi Sài Gòn có 4 đứa con anh chị!

Đến giờ vẫn còn ám ảnh câu nói trong hơi thở ngắt quãng trước khi đặt nội khí quản, “Bác sĩ ơi, cố cứu em, em còn 4 đứa con…!”.

Hình ảnh một bạn nhỏ mất cả ba lẫn mẹ vì đại dịch được y bác sĩ BV Dã chiến 4 tổ chức sinh nhật tại nơi điều trị, hành động đã lay động hàng vạn độc giả và được hoạ sĩ Đoàn Doan phác hoạ lại (Nguồn: Fanpage Bệnh viện Nhi đồng thành phố)

Đại dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của nhiều người, đồng thời khiến nhiều trẻ em bị mồ côi do cha mẹ là F0 đã tử vong. Người thân cũng mắc COVID-19 hoặc đang cách ly trong các khu cách ly tập trung nên các em đã được đưa đến các trung tâm chăm sóc. Thực tế đáng buồn trên khiến nhiều người không khỏi xót xa.

Câu chuyện trên có lẽ chỉ là một trong số nhiều trường hợp đau lòng mà các bác sĩ đã phải chứng kiến trong suốt quá trình điều trị, chiến đấu với COVID-19. Câu chuyện trên ngay khi được chia sẻ đã khiến nhiều người lặng đi, bày tỏ sự xót xa, đồng cảm với các em nhỏ mồ côi cha mẹ.

“Đại dịch đau thương và tàn khốc quá. Đọc mà nhói lòng mọi người ơi, làm gì để giúp được các con ạ? Đại dịch COVID-19 không chỉ cướp đi sinh mạng mà còn khiến nhiều gia đình chia lìa nhau mãi mãi. Chỉ mong đại dịch chấm dứt tại đây để khỏi phải thấy cảnh đau lòng nào nữa cả”, tài khoản A.L chia sẻ.

Bên cạnh đó, không ít người mong muốn được giúp đỡ cho các em nhỏ trong giai đoạn khó khăn này, “Đọc những dòng này mà rớt nước mắt, thương các con quá. Mình muốn liên hệ với gia đình mấy bé này để giúp đỡ và nuôi các con ăn học đến lớn, không biết nên liên hệ với ai ạ?”, tài khoản A.N chia sẻ.

Theo thống kê sơ bộ từ báo cáo các địa phương của Bộ LĐ-TB&XH, dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng nhiều người, khiến hàng trăm trẻ em rơi vào cảnh mồ côi. Riêng tại TP.HCM, trong đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 đã có gần 250 trẻ em mồ côi cha mẹ.

Thông tin trên được cung cấp tại Hội nghị trực tuyến đánh giá và triển khai một số giải pháp bảo vệ và chăm sóc trẻ em trong đại dịch COVID-19 diễn ra ngày 8/9 do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức.

Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 đã xuất hiện tại 62/63 tỉnh thành trên cả nước. Trong đó, một số tỉnh thành có tỷ lệ lây nhiễm dịch cao như TP.HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Bắc Giang, Bắc Ninh…

Theo thống kê chưa đầy đủ của các địa phương, tới hết tháng 8 vừa qua, đã có hơn 11.822 trẻ em mắc COVID-19, và hơn 27.334 trẻ em là các trường hợp tiếp xúc gần (F1). Trong đó, TP.HCM có số trẻ em mắc COVID-19 nhiều nhất cả nước với 2.463 em (trong tổng số hơn 40.500 người mắc bệnh).

Dịch bệnh cũng lây lan vào 7/39 cơ sở nuôi dưỡng trẻ em trên địa bàn TP.HCM, tại các cơ sở này tập trung nhiều trẻ em có sức khỏe yếu, khuyết tật, mắc bệnh nền, nên đe doạ đến tính mạng của trẻ. Nguy cơ lây lan và biến các cơ sở này thành các điểm nóng dịch bệnh rất cao.

Tại Hà Nội, chỉ trong tháng 7, có khoảng 5% số trường hợp mắc COVID-19 là trẻ em dưới 5 tuổi.

Theo Pháp luật & bạn đọc

Nguồn: https://phapluat.suckhoedoisong.vn/am-anh-cau-noi-trong-hoi-tho-ngat-quang-cua-nu-benh-nhan-covid-19-truoc-khi-qua-doi-bac-si-oi-co-cuu-em-em-con-4-dua-con-162211009133935298.htm

Mẹ đơn thân địu con 8 tháng đi xe đạp về quê tránh dịch, được “trai lạ” đón về nhà nuôi

Cuộc gặp gỡ kỳ lạ giữa mẹ con Hồng với anh Thắng trên đường về quê đã để lại dấu vết đẹp đẽ về tình người.

Khoảng giữa tháng 8, khi các tỉnh miền Nam xuất hiện nhiều ca nhiễm SARS-coV-2, dịch COVID-19 làm Thạch Thị Hồng mất việc. Con gái Hồng mới 8 tháng tuổi, còn quá nhỏ, hai mẹ con khó có thể tiếp tục thuê trọ ở Cần Thơ, cô quyết tâm về quê. Hồng hy vọng, về nhà với gia đình, cô sẽ ổn hơn, chăm lo cho con được tốt hơn.

Đã chia tay chồng, Hồng trở thành mẹ đơn thân. Hồng địu trước ngực con gái, đi xe đạp từ quận Ô Môn (thành phố Cần Thơ) về quê ở thành phố Trà Vinh (tỉnh Trà Vinh). Trên đường mẹ đơn thân địu con 8 tháng đi xe đạp về quê tránh dịch, gặp các chốt chặn. Hồng năn nỉ xin người ta cho qua.

Cô vừa sợ nếu quay lại thì sẽ bị bắt, vừa lo đi giữa đường có bất trắc, nhưng đã lỡ nên vẫn quyết đạp xe về nhà. Hồng các chốt gặp cô, người ta cho tiền, nói cô kiếm chỗ nghỉ chân, thuê trọ, đợi hết dịch rồi về nhà. Nhưng Hồng không đủ tiền thuê trọ ở lâu dài, nhà trọ lại càng không…

Đến giữa đường, một người đàn ông lái xe cứu thương dửng lại hỏi chuyện, biết Hồng đang về Trà Vinh thì rút ví cho cô 500 ngàn.

Thạch Thị Hồng địu con nhỏ, chở theo đồ đạc di cư từ Cần Thơ về Trà Vinh.

Hồng kể lại: “Khi em nói không có chỗ ngủ nên phải đạp xe chở con về quê, anh ấy nói giờ có chỗ ngủ cho hai mẹ con, em có chịu không, em chịu. Anh nói đến ngã ba Mậu Thân, em đâu biết chỗ đó ở đâu. Em sợ nhưng cũng liều, vì giờ không có chỗ ngủ thì con mình cũng khổ…“.

Người đàn ông gặp mẹ con Hồng giữa đường là anh Ngôn Đức Thắng – một người nổi tiếng với dân Cần Thơ và miền Tây, vì anh và nhóm của mình thường làm từ thiện. Ban đầu gặp Hồng, anh chỉ định cho cô 500 ngàn làm lộ phí. Nhưng qua câu chuyện, thấy hành trình về quê tránh dịch không khả thi, anh Thắng đề nghị mẹ con Hồng về ở nhà chung, anh sẽ giúp qua cơn khốn khó.

Hai mẹ con được đón về nhà chung của anh Thắng.

Hôm đó tôi đi chở rau, trên đường từ Ô Môn về thấy bé này ở trên cầu Trà Nóc, đang thả dốc cầu xuống, thấy địu con và chở một đống đồ phía sau. Chỉ định hỏi thăm rồi giúp đỡ cho ít tiền cho cái mua lương thực, mà thấy không có chỗ ở nên muốn giúp đỡ.

Trên xe lúc đó có rau nên tôi không tiện chở liền. Tôi nói địa chỉ nhà chung, rồi sau khi xuống rau rồi mới lấy xe đón hai mẹ con. Lúc đó hai mẹ con còn té xe nữa, vì bé nó quậy trong địu. Trước khi về tôi cũng qua khai báo y tế, xét nghiệm nhanh thấy âm tính nên đưa về“- anh Thắng kể lại.

Nhà chung mà anh Thắng nói tới, đó là nơi một số người gặp khó khăn được nhóm từ thiện của anh thu xếp ở tạm. Hai mẹ con Hồng khi đến ở nhà chung đã được các nhà hảo tâm hỗ trợ mua tã sữa, quần áo. Mọi người trong nhà chung cũng coi Hồng như em út trong nhà, hỗ trợ chăm sóc em bé.

Em bé của Hồng được anh Thắng cho bú bình.

Trong một số clip quay lại cảnh chơi đùa, ăn uống của em bé tại nhà chung, có thể thấy cô bé dễ thương, lanh lợi và được yêu thương hết mực. Thậm chí, anh Thắng còn đùa, anh “mắc nợ” em bé này, vì trong khi mẹ bé quá mệt đã ngủ, anh đã thức cho bé ăn sữa và ru bé ngủ.

Hồng cho biết, cuộc sống của cô ở nhà chung tạm ổn và an toàn. Hết giãn cách, cô sẽ về nhà, gửi con nhờ gia đình chăm sóc rồi đi làm, kiếm tiền nuôi bé.

Câu chuyện của mẹ con Hồng với ngôi nhà chung của anh Thắng đã làm lay động nhiều người dùng mạng vì sự nhân văn, đẹp đẽ của thiện tâm. Nhiều clip anh đăng lên được hưởng ứng rất nhiệt tình, đặc biệt là clip đón hai mẹ con Hồng về nhà chung đã hút hơn 6 triệu lượt xem.

Theo Pháp luật và Bạn đọc

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here