Bình Thuận: ‘Bức thư đẫm nước mắt’ của người cha mất con 𝖙ố bác sĩ ‘𝔱ắ𝔠 𝔱𝔯á𝔠𝔥’

0
196

‘Bác sĩ thông báo con tôi không thể qua nổi, giờ muốn để cháu mất ở bệnh viện hay đưa về Bình Thuận. Cuối cùng tôi chọn đưa con về nhà để cháu được ra đi trong vòng tay của gia đình’. 

Bệnh viện Đa khoa khu vực bắc Bình Thuận (TT.Chợ Lầu, H.Bắc Bình) /// ảnh: CTV

Bệnh viện Đa khoa khu vực bắc Bình Thuận (TT.Chợ Lầu, H.Bắc Bình)

ẢNH: CTV

Ngày 21.6, anh N.Q.H (ngụ TT.Lương Sơn, H.Bắc Bình, Bình Thuận) gửi đến Báo Thanh Niên một bức thư thấm đẫm nước mắt của người cha vừa mất con, tố sự “tắc trách” của bệnh viện khiến đứa con sơ sinh của anh qua đời khi vừa chào đời.

Theo anh N.Q.H, khuya 16.6, anh đưa vợ đến Bệnh viện Đa khoa khu vực bắc Bình Thuận để sinh con (bệnh viện này ở TT.Chợ Lầu, H.Bắc Bình). Gần sáng, vợ anh có dấu hiệu sinh con, nhưng không được quan tâm đúng mức. “Vợ tôi sinh con tôi nặng 4,8 kg, họ kéo con trai tôi đến nỗi con tôi bị liệt một bên tay trái và bị ngợp do thiếu ô xy”, anh H. viết.

Theo anh H, con anh bị ngừng tim ngay sau sinh nhưng các bác sĩ không hề thông báo cho người nhà biết. Khi con anh được cấp cứu qua cơn nguy kịch thì “họ lại nói con tôi không sao cả” và chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Bình Thuận để đặt ống thở.

“Tại Bệnh viện Đa khoa Bình Thuận, bác sĩ nói tình trạng con tôi bị nhiễm trùng rất nặng do thiếu ô xy và phải chuyển đi Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM, nếu để tại bệnh viện sẽ nguy đến tính mạng cháu bé. Sau đó, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng đã tận tình cứu chữa con tôi. Thế nhưng trái tim tôi lại nhói đau lần nữa khi các bác sĩ thông báo tình trạng con tôi bị thiếu ô xy khi sinh, dẫn đến ngưng tim, ngưng thở, thiếu máu não và cánh tay trái có thể bị liệt vĩnh viễn. Thật đau lòng! Cứ một giờ, hai giờ các bác sĩ lại thông báo tin xấu về con tôi và cuối cùng nói con tôi không qua nổi…”, anh H. trình bày.

Bình Thuận: 'Bức thư đẫm nước mắt' của người cha vừa mất con tố bác sĩ 'tắc trách' - ảnh 1

Bệnh viện Đa khoa bắc Bình Thuận là một trong 3 bệnh viện tuyến tỉnh, trực thuộc Sở Y tế Bình Thuận

ẢNH CTV

“Tôi suy nghĩ rất nhiều, cuối cùng tôi chọn đưa con về nhà để cháu được ra đi trong vòng tay của cha mẹ. Trên đường về, con cứ mở mắt nhìn tôi như muốn cầu cứu cha hãy cho con sống vì con chưa được bú mẹ. Rồi con tôi mất sáng ngày 18.6 tại nhà trong nỗi đau tột cùng của gia đình tôi. Giá như các bác sĩ có trách nhiệm với vợ con tôi ngay từ đầu thì đâu có sự đau đớn này. Tôi viết thư này gửi đến Báo Thanh Niên để phản ánh và mong sao đừng lặp lại sự tắc trách này ở Bệnh viện Đa khoa bắc Bình Thuận, để không có người cha, người mẹ nào phải đau đớn như tôi nữa”.

Bệnh viện Đa khoa bắc Bình Thuận nói gì?

Sau khi tiếp nhận bức thư này, chúng tôi đã chuyển thư đến bác sĩ Nguyễn Xuân Thống, Phó giám đốc (phụ trách) Bệnh viện đa khoa bắc Bình Thuận.

Chiều ngày 22.6, bác sĩ Thống cho biết lãnh đạo bệnh viện đã mời anh N.Q.H đến bệnh viện để giải thích và xin lỗi, chia sẻ với gia đình về sự mất mát này.

Bác sĩ Thống cho biết, bệnh viện đã cử tổ công tác đến thăm sản phụ, nhưng chồng sản phụ chưa đồng ý do người mẹ mất con còn đang bị sốc nặng về tinh thần.

Về nguyên nhân, theo bác sĩ Thống là do các bác sĩ khoa sản Bệnh viện Đa khoa bắc Bình Thuận tiên lượng thiếu chính xác. Cháu bé nặng tới 4,8 kg nhưng siêu âm tiên lượng chỉ nặng 3,2 kg. Mặt khác, sản phụ trở dạ quá nhanh, không trở tay kịp…

Chiều 22.6, anh N.Q.H cho biết, anh đã viết đơn phản ánh gửi đến lãnh đạo Sở Y tế Bình Thuận đề nghị làm rõ thiếu sót và trách nhiệm ê kíp trực sinh cho vợ anh.

Theo Thanh niên

Nguồn:https://thanhnien.vn/thoi-su/binh-thuan-buc-thu-dam-nuoc-mat-cua-nguoi-cha-vua-mat-con-to-bac-si-tac-trach-1402732.html

Cận cảnh phong tỏa mọi ngóc ngách tại chợ truyền thống ở Sài Gòn vì liên quan đến ca mắc Covid-19

Chợ truyền thống Sơn Kỳ, quận Tân Phú đã tạm ngưng hoạt động, phía bên ngoài đang được lực lượng chức năng lập rào chắn phong tỏa để nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm những tiểu thương tại chợ.

Ngày 23/6, UBND phường Sơn Kỳ, quận Tận Phú, TP.HCM thông đã phát thông báo những người từng tới chợ truyền thống Sơn Kỳ trên đường Bờ Bao Tân Thắng từ ngày 10/6 đến ngày 22/6, cần khẩn trương liên hệ cơ quan y tế gần nhất để được hướng dẫn kiểm tra sức khoẻ, lấy mẫu xét nghiệm.

Cũng trong sáng cùng ngày, lực lượng chức năng đã phong toả tạm thời chợ Sơn Kỳ để nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm các tiểu thương và những người liên quan. Chợ này cũng đã được tạm ngưng hoạt động đến khi có thông báo mới của cơ quan chức năng.

Cận cảnh phong tỏa mọi ngóc ngách tại chợ truyền thống ở Sài Gòn vì liên quan đến ca mắc Covid-19 - Ảnh 1.

Chợ Sơn Kỳ đã tạm ngưng hoạt động, những tiểu thương và người dân gần đây đang được nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19

Một đoạn đường Bờ Bao Tân Thắng đi qua chợ cũng được phong toả để phục vụ việc phun khử khuẩn và lấy mẫu xét nghiệm Covid-19.

Toàn bộ hàng quán gần bên chợ cũng phải đóng cửa, hẻm 18 Đỗ Nhuận (phía sau chợ Sơn Kỳ) cũng bị phong toả vì liên quan đến ca mắc Covid-19.

Chợ Sơn Kỳ là một trong những chợ truyền thống nhộn nhịp và sầm uất nhất của quận Tân Phú, số lượng người và hàng hoá luôn tấp nập mỗi ngày.

Cận cảnh phong tỏa mọi ngóc ngách tại chợ truyền thống ở Sài Gòn vì liên quan đến ca mắc Covid-19 - Ảnh 2.

Một đoạn đường đi ngang qua chợ được phong toả tạm thời để phục vụ việc lấy mẫu xét nghiệm

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM cho biết, tính đến 6h ngày 23/6, có 2.235 trường hợp mắc bệnh phát hiện tại TP.HCM được Bộ Y tế công bố; trong đó: 1.988 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 243 trường hợp nhập cảnh, 4 trường hợp lây trong khu cách ly.

Trong ngày 22/6, không có bệnh nhân xuất viện, tổng số ca điều trị khỏi là 409. Có 04 bệnh nhân tử vong (BN5463, BN9493, BN11529, BN12007). Hiện đang điều trị 1.822 bệnh nhân dương tính mới.

Cận cảnh phong tỏa mọi ngóc ngách tại chợ truyền thống ở Sài Gòn vì liên quan đến ca mắc Covid-19 - Ảnh 3.

Người dân và tiểu thương tại chợ Sơn Kỳ xếp hàng dài chờ lấy mẫu xét nghiệm Covid-19

Cận cảnh phong tỏa mọi ngóc ngách tại chợ truyền thống ở Sài Gòn vì liên quan đến ca mắc Covid-19 - Ảnh 4.

Do quá đông nên người dân được yêu cầu đứng giãn cách khoảng 2m để chờ lấy mẫu xét nghiệm

Cận cảnh phong tỏa mọi ngóc ngách tại chợ truyền thống ở Sài Gòn vì liên quan đến ca mắc Covid-19 - Ảnh 5.

Nhân viên y tế nhận thông tin tờ khai y tế từ người dân và tiểu thương tại chợ

Cận cảnh phong tỏa mọi ngóc ngách tại chợ truyền thống ở Sài Gòn vì liên quan đến ca mắc Covid-19 - Ảnh 6.

Lực lượng y tế của quận Tân Phú và các bệnh viện được huy động để phục vụ việc lấy mẫu xét nghiệm

Cận cảnh phong tỏa mọi ngóc ngách tại chợ truyền thống ở Sài Gòn vì liên quan đến ca mắc Covid-19 - Ảnh 7.

Việc phong toả chợ để lấy mẫu xét nghiệm là do liên quan đến ca mắc Covid-19 tại đây

Cận cảnh phong tỏa mọi ngóc ngách tại chợ truyền thống ở Sài Gòn vì liên quan đến ca mắc Covid-19 - Ảnh 8.

Việc lấy mẫu xét nghiệm dự kiến hoàn thành trong chiều nay

Cận cảnh phong tỏa mọi ngóc ngách tại chợ truyền thống ở Sài Gòn vì liên quan đến ca mắc Covid-19 - Ảnh 9.

Nhân viên y tế đang lấy mẫu người dân bên trong chợ

Cận cảnh phong tỏa mọi ngóc ngách tại chợ truyền thống ở Sài Gòn vì liên quan đến ca mắc Covid-19 - Ảnh 10.

Bên ngoài lực lượng Công an, dân phòng, dân quân được huy động để kiểm soát tình hình trật tự, giao thông

Cận cảnh phong tỏa mọi ngóc ngách tại chợ truyền thống ở Sài Gòn vì liên quan đến ca mắc Covid-19 - Ảnh 11.

Mọi ngóc ngách ra vào chợ đều được phong toả

Cận cảnh phong tỏa mọi ngóc ngách tại chợ truyền thống ở Sài Gòn vì liên quan đến ca mắc Covid-19 - Ảnh 12.

Các nhà xung quanh chợ cũng bị phong toả

Cận cảnh phong tỏa mọi ngóc ngách tại chợ truyền thống ở Sài Gòn vì liên quan đến ca mắc Covid-19 - Ảnh 13.

Một điểm vui chơi thanh thiếu nhi tại chợ ở đường Đỗ Nhuận cũng được giăng dây

Cận cảnh phong tỏa mọi ngóc ngách tại chợ truyền thống ở Sài Gòn vì liên quan đến ca mắc Covid-19 - Ảnh 14.

Một đoạn đường qua khu vực chợ đang được lực lượng chức năng lập rào chắn phong toả

Cận cảnh phong tỏa mọi ngóc ngách tại chợ truyền thống ở Sài Gòn vì liên quan đến ca mắc Covid-19 - Ảnh 15.

Con đường qua chợ tạm thời chỉ lưu thông một làn đường

Cận cảnh phong tỏa mọi ngóc ngách tại chợ truyền thống ở Sài Gòn vì liên quan đến ca mắc Covid-19 - Ảnh 16.

Lực lượng chức năng giải thích cho người dân lưu thông qua phải đi đường khác

Cận cảnh phong tỏa mọi ngóc ngách tại chợ truyền thống ở Sài Gòn vì liên quan đến ca mắc Covid-19 - Ảnh 17.

Một số người dân đã quay đầu khi thấy đường bị phong toả để phục vụ việc điều tra, truy vết Covid-19

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Nguồn:https://doanhnghieptiepthi.vn/can-canh-phong-toa-moi-ngoc-ngach-tai-cho-truyen-thong-o-sai-gon-vi-lien-quan-den-ca-mac-covid-19-16121230611002448.htm

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here