Nhằm kiểm soát phòng chống dịch, TP HCM sẽ quy định sau 18h có những công việc, nhiệm vụ không được ra đường, theo Phó bí thư Thành ủy Phan Văn Mãi.

Thông tin được Phó bí thư Thành ủy TP HCM Phan Văn Mãi nói tại cuộc họp báo cung cấp thông tin tình hình dịch và phòng chống Covid-19 trên địa bàn, sáng 25/7. Buổi họp diễn ra trong bối cảnh thành phố ghi nhận hơn 58.000 ca nhiễm và bước qua ngày thứ 17 giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

Phó bí thư thường trực Thành uỷ Phan Văn Mãi. Ảnh:Trung tâm báo chí TP HCM.
Phó bí thư thường trực Thành uỷ Phan Văn Mãi. Ảnh:Trung tâm báo chí TP HCM.

Theo ông Mãi, thời gian tới TP HCM siết chặt các quy định giãn cách xã hội. Người dân tuyệt đối ở nhà, chỉ ra ngoài nếu có công việc thiết yếu. Trong hôm nay hoặc ngày mai, UBND thành phố sẽ có văn bản hướng dẫn quy định nhóm người thực hiện các nhiệm vụ được ra đường.

“Thành phố có thể giới hạn việc ra đường theo những khung thời gian nhất định. Chẳng hạn, sau 18h sẽ có những công việc, nhiệm vụ không được thực hiện”, ông Mãi nói.

Theo Phó bí thư Thành uỷ, khi việc ra đường bị giới hạn, thành phố sẽ tăng cường cung ứng hàng hóa, hỗ trợ người hoàn cảnh khó khăn. Chính quyền cũng sẽ xử lý tốt hơn các tình huống y tế khẩn cấp mà người dân yêu cầu.

Trước đó, khi thị sát khu phong tỏa ở quận 8 chiều qua, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam bày tỏ lo ngại khi thấy nhiều người đi trên đường dù TP HCM đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

Phó thủ tướng cho biết trước buổi làm việc với quận 8, ông đã tới Sở Giao thông Vận tải TP HCM để hỏi về lưu lượng xe và được biết vài hôm đầu thực hiện Chỉ thị 16 lưu lượng xe ở thành phố giảm 84% so với trước. Nhưng tới hôm qua, lượng xe đã tăng trở lại, chỉ giảm 70% so với thông thường.

“Cái này chúng ta làm không nghiêm từ đầu. Cần phải thực hiện nghiêm nếu không sẽ khó chống được dịch”, Phó thủ tướng nói và yêu cầu TP HCM lập lại kỷ cương trong thực hiện giãn cách xã hội.

Tại cuộc họp báo sáng nay, Phó bí thư thường trực Thành ủy cho biết thêm, đến nay thành phố trải qua 55 ngày giãn cách xã hội theo các cấp độ, gồm: Chỉ thị 15 của Thủ tướng đến Chỉ thị 10 của thành phố, Chỉ thị 16 và nay là siết chặt Chỉ thị 16. Tuy nhiên, Covid-19 chưa dừng lại mà đang diễn biến rất phức tạp.

“Việc siết chặt Chỉ thị 16 được thực hiện đến ngày 1/8, nhưng có thể có độ trễ 1-2 tuần để các biện pháp đủ thời gian phát huy tác dụng. Khi nào ngăn được sự lây lan và phát tán của dịch bệnh, thành phố mới tuyên bố kết thúc hoặc điều chỉnh cấp độ thực hiện các biện pháp”, ông Mãi nói và cho biết thành phố đã tính tới tình huống xấu hơn là khởi động phương án số 3 đã dự liệu.

Trước đó, hôm 13/7 thành phố đưa ra 3 phương án sau khi hết 15 ngày giãn cách theo Chỉ thị 16, trong đó phương án thứ ba là tình huống xấu nhất, dịch bệnh gia tăng, mất kiểm soát. Lúc này TP HCM sẽ có các phương án quyết liệt về phong toả, thậm chí phải sử dụng thêm những biện pháp mạnh mẽ khác.

Theo Vnexpress

Bộ Y tế xem xét cấp phép khẩn cấp vắc xin Covid-19 NanoCovax

Bộ Y tế cho biết, hôm nay, 22.7, có 6.194 ca mắc Covid-19 mới, trong đó 1.000 ca trong cộng đồng. Bộ Y tế xem xét cấp phép khẩn cấp vắc xin Covid-19 NanoCovax.

TP.HCM đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin. ẢNH NGỌC THẮNG

Bộ Y tế cho biết trong ngày 22.7, có 6.194 ca mắc Covid-19 mới, trong đó 30 ca nhập cảnh đang được cách ly.

6.164 ca ghi nhận trong nước tại 36 tỉnh/thành, gồm: TP.HCM có 4.218 ca, Bình Dương 679 ca, Long An 432 ca, Đồng Nai 210 ca, Đồng Tháp 117 ca, Tiền Giang 68 ca, Bến Tre 65 ca, Bà Rịa – Vũng Tàu 63 ca, Hà Nội 50 ca, Cần Thơ 45 ca, Vĩnh Long 38 ca, Đà Nẵng 27 ca, Bình Thuận 26 ca, Phú Yên 21 ca, An Giang 15 ca, Hậu Giang 12 ca, Kiên Giang 11 ca, Trà Vinh 9 ca, Sóc Trăng 8 ca, Bắc Ninh 7 ca, Đắk Lắk 6 ca. Các tỉnh: Bình Phước, Khánh Hòa và Quảng Nam mỗi tỉnh có 5 ca; Bình Định 4 ca, Hải Phòng 3 ca. Các tỉnh: Sơn La, Quảng Bình, Vịnh Phúc, Đắk Nông và Hưng Yên mỗi tỉnh có 2 ca; Huế , Kon Tum, Lào Cai, Quảng Ngãi và Hà Tĩnh mỗi tỉnh có 1 ca.

1.000 ca/6.164 ca mắc trong nước ghi nhận trong cộng đồng.

Theo Bộ Y tế, từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có tổng 74.371 ca mắc, trong đó có 2.129 ca nhập cảnh và 72.242 ca mắc trong nước.Riêng trong đợt dịch thứ 4 (từ 27.4 đến nay) có 70.672 ca ghi nhận trong nước, trong đó có 10.647 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

1.450 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 22.7; đã có 13.421 ca được điều trị khỏi, kể từ đầu dịch đến nay.Chiều 22.7, Bộ Y tế và Bộ Khoa học – Công nghệ đã tổ chức cuộc họp rà soát các hồ sơ, dữ liệu, kết quả nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, và xem xét đề xuất cấp phép khẩn cấp vắc xin Nanocovax của Công ty Nanogen (TP.HCM).

Theo Thanh niên

Nguồn: https://thanhnien.vn/thoi-su/bo-y-te-xem-xet-cap-phep-khan-cap-vac-xin-covid-19-nanocovax-1418660.html

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here