Cảnh sát phá cửa, cứu sống 5 người trong một gia đình sau đám cháy trong đêm

0
128

Các chiến sĩ cảnh sát PCCC đã cứu sống 5 người trong một gia đình (01 người già, 02 vợ chồng và 02 trẻ em) trong đám cháy xảy ra tại phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

Khoảng 0h02 ngày 09/6, xảy ra cháy nhà dân tại địa chỉ số 147 Nguyễn An Ninh, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. 

Nhận được tin báo, Trung tâm thông tin chỉ huy, CATP Hà Nội đã điều động đội Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an quận Hoàng Mai xuất 02 xe chữa cháy, 01 xe cứu nạn, cứu hộ cùng cán bộ chiến sĩ đến điểm cháy, phối hợp UBND phường Tương Mai, Công an phường Tương Mai nhanh chóng dập lửa, cứu người.

Hà Nội: Cảnh sát phá cửa, cứu sống 5 người trong một gia đình sau đám cháy trong đêm - Ảnh 1.
Hà Nội: Cảnh sát phá cửa, cứu sống 5 người trong một gia đình sau đám cháy trong đêm - Ảnh 1.
Hà Nội: Cảnh sát phá cửa, cứu sống 5 người trong một gia đình sau đám cháy trong đêm - Ảnh 1.
Hà Nội: Cảnh sát phá cửa, cứu sống 5 người trong một gia đình sau đám cháy trong đêm - Ảnh 1.

Hiện trường xảy ra đám cháy

Nhận thấy đám cháy chưa có dấu hiệu lan vào bên trong, các nạn nhân đã di chuyển lên khu vực tầng mái của ngôi nhà hô hoán kêu cứu nên lực lượng chức năng đã sử dụng dụng cụ phá dỡ, phá dỡ 02 lớp cửa (01 lớp cửa sắt và 01 lớp cửa cuốn) để tiếp cận đám cháy, triển khai tổ chức chữa cháy.

Đồng thời cử 4 chiến sĩ đeo bình thở theo cầu thang bộ trong nhà tổ chức thoát khói và tiếp cận người bị nạn tại tầng 03 để trấn an, hướng dẫn người bị nạn. 

Sau khi đám cháy được khống chế, khói khí độc đã được thoát ra, các chiến sĩ PCCC đã tổ chức hướng dẫn 5 người bị nạn (01 người già, 02 vợ chồng và 02 trẻ em) thoát nạn theo cầu thang bộ xuống vị trí an toàn.

Được biết, đám cháy xuất phát tại tầng 1 có diện tích khoảng 3m2 (khu vực cơi nới của ngôi nhà).
Theo Trí thức trẻ

Bé trai đi xe đạp gặp tai nạn, cách ứng xử của người đi đường khiến dân mạng nhắc tới từ “vô cảm”

Nếu đi đường gặp một vụ tai nạn, bạn sẽ bằng mọi cách giúp đỡ người bị nạn hay phớt lờ đi?

Đoạn clip do camera hành trình của ô tô ghi lại tình huống tai nạn xảy ra vào 17h31′ chiều 7/6/2022 tại ngã tư Khuất Duy Tiến và Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) đang thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.

Theo clip, vào giờ tan tầm tại nút giao có nhiều người và phương tiện qua lại. Tại đường nhánh để rẽ phải, chiếc xe tải đang bật đèn tín hiệu rẽ phải. Từ phía sau một bé trai mặc áo phông màu vàng, lưng đeo ba lô đi xe đạp tới. Có lẽ bé trai đi thẳng và không để ý tới chiếc xe tải đang từ từ rẽ phải nên đã rơi vào “điểm mù” của xe tải.

Bé trai đi xe đạp gặp tai nạn, cách ứng xử của người đi đường khiến dân mạng nhắc tới từ vô cảm - Ảnh 2.

Hình ảnh cắt từ clip

Thật may mắn xe tải đi chậm chỉ chèn vào bánh xe khiến cháu bé ngã lăn ra đường, chiếc xe đạp bị cuốn vào gầm xe nhấc bổng hẳn 1 đầu bánh xe lên và mắc kẹt vào giá để bình nhiên liệu. Cháu bé sau cú ngã đã vội vàng bật dậy lại để gỡ chiếc xe đạp của mình ra khỏi ô tô.

Điều thu hút nhiều bình luận từ cộng đồng mạng đó chính là cách hành xử của người phụ nữ đi xe máy và cả chính tài xế xe ô tô có camera hành trình.

Bé trai đi xe đạp gặp tai nạn, cách ứng xử của người đi đường khiến dân mạng nhắc tới từ vô cảm - Ảnh 3.
Người phụ nữ thấy cháu bé gặp nạn, thoáng đi chậm lại nhưng sau đó lại vút ga phóng thẳng
Bé trai đi xe đạp gặp tai nạn, cách ứng xử của người đi đường khiến dân mạng nhắc tới từ vô cảm - Ảnh 4.
Xe ô tô có camera hành trình cũng từ từ lăn bánh đi qua mặc cháu bé đang bối rối trước chiếc xe đạp bị mắc kẹt vào xe tải

Hàng loạt câu hỏi được đặt ra cho những người xuất hiện trong khung hình:

“Cháu bé kỹ năng đạp xe đi đường còn chưa tốt, sau vụ va chạm này chắc chắc đã học được bài học lớn rồi”;

“Ở một góc độ nào đó thì chính là kĩ năng sống của cháu bé này cần bổ sung. Các bố mẹ nên cho con xem clip này để con có bài học kinh nghiệm khi đi đường”;

“Một buổi chiều may mắn cho tất cả. Các cụ vẫn còng lưng gánh cho con cháu”;

“Chị gái đi xe máy vô tâm thật, không dừng nổi cái xe để giúp thằng bé lôi cái xe đạp ra”;

“Xã hội bây giờ người ta vô tâm lắm, cũng vì một phần người ta sợ mang họa vào thân. Rất nhiều bất ổn và vô cảm”;

“Ông chủ xe với cô gái đi SH bận việc gì, mà không giúp thằng nhỏ được chút vậy?”

“Thế mà cái bà xe máy kia không dừng lại giúp thằng bé, đi thẳng luôn, bác tài có dừng xe lại không ạ?”;

“Sao ông không phanh xe dừng lại che cái làn đấy rồi xuống giúp thằng bé 1 tay?”;

“Xe tải không ép làn từ xa, đánh lái kiểu vậy còn bị nhiều. Đã vậy còn không xuống xe ngay để giúp cháu nó nữa. Một video mà có rất nhiều trái tim lạnh”;

“Các cụ vội trách cụ chủ cam thế, đường đông có khi cụ ấy đi qua lên rồi mới dừng xe lại giúp cháu bé thì sao? Nhưng dù cho có thế nào đi chăng nữa, đây lại là một clip khiến nhiều người phải suy ngẫm về cách ứng xử khi đi đường không may gặp tai nạn, bạn sẽ làm thế nào?”.

Clip: MXH

Theo Infonet

Chủ hãng xà bông ở Sài Gòn trắng tay sau thời hoàng kim, 20 năm cô độc đợi vợ con trở về

64 tuổi, ông Trương Lâm sống 1 mình trong căn nhà cũ kỹ ở Quận 8, bán đậu phộng rang kiếm sống.

Chủ hãng xà bông tán gia bại sản

Trong căn nhà cũ kỹ, ẩm thấp ở Phường 12, Quận 8 (TP.HCM), ông Trương Lâm (64 tuổi) vẫn ngày ngày cặm cụi tô vẽ, trang trí tấm giấy gói cho bịch đậu phộng rang. Từng là chủ hãng xà bông ở vùng Chợ Lớn – Sài Gòn với khối tài sản kếch xù cùng vợ đẹp và 2 đứa con ngoan, thế nhưng biến cố ập đến, người đàn ông gốc Hoa phút chốc mất tất cả…

Chủ hãng xà bông ở Sài Gòn trắng tay sau thời hoàng kim, 20 năm cô độc đợi vợ con trở về - Ảnh 1.

Ông Trương Lâm từng là chủ một hãng xà bông.

Kể về cuộc đời mình, ông Lâm trầm ngâm cho biết, ông là người con thứ 5 trong một gia đình có cha mẹ là người gốc Hoa. Trước năm 1975, ông Lâm đi làm mướn. Sau giải phóng, ông nhận bỏ mối xà bông cây của hãng xà bông Huê Vân khắp các chợ, hợp tác xã ở Sài Gòn, đồng thời tự mày mò kỹ thuật nấu xà bông. Bản tính chịu khó giúp ông học nghề rất nhanh.

Sau khi cưới vợ, có 2 con, ông Lâm vay mượn thêm anh em để mở xưởng nấu xà bông, xây dựng hãng xà bông cây Thuận Phát.

“Tôi lấy xà bông đi bỏ mối ở các chợ, quận… thành ra mới tích được ít vốn. Tôi mua máy dập điện, máy ép tay, máy tấu ký… Từ từ làm nên sự nghiệp. Xà bông cây không giúp gia đình tôi sống dư dả, chỉ đủ ăn qua ngày, lấy sức lao động thôi. 50 chục ký xà bông cây chỉ lời 15 ngàn đồng mà tôi còn phải nuôi vợ nuôi con, trả tiền điện nước…”, ông Lâm nói.

Ông Lâm sống cô độc trong căn nhà ở Quận 8, TP.HCM

Đi lên từ khó khăn, ông Lâm tự dằn lòng không dám sa đà vào cám dỗ. Ấy vậy mà một ngày nọ, trong một lần đi giao hàng qua trường đua ngựa, ông Lâm bị cuốn vào bởi tiếng hò hét huyên náo phía bên trong. Tò mò, ông mua vé vào xem thử. Khi nghe giới thiệu về giải thưởng, cách đặt cược, ông Lâm hứng thú, lập tức rút tiền ra liều chơi thử. Ngay hôm đầu tiên, con ngựa mà đại gia xà bông đặt cược thua cuộc, về cuối chặng.

Thú vui đỏ đen trong người dâng cao, sau hôm ấy, ngày nào ông Lâm cũng đến xem đua ngựa, mong gỡ gạc lại. Vợ ông Lâm từ trách móc chuyển sang khuyên nhủ chồng nên tỉnh ngộ, để vốn lại còn mua nguyên liệu nấu xà bông. Nhưng đam mê ngấm vào máu, ông không thể dứt ra cho đến ngày những đồng tiền cuối cùng dần tiêu tán.

Xưởng hãng xà bông cây Thuận Phát cũng phá sản. Ông Lâm trở thành kẻ trắng tay, vợ giận nên cũng ôm 2 con về nhà ngoại sinh sống.

Chủ hãng xà bông ở Sài Gòn trắng tay sau thời hoàng kim, 20 năm cô độc đợi vợ con trở về - Ảnh 3.

Đam mê trò cá cược đua ngựa, ông Lâm đã mất tất cả

20 năm cô độc, đợi vợ con quay về

Đã hơn chục năm qua, ông Lâm sống một mình trong căn nhà ẩm thấp, không có điện, không có một tài sản nào đáng giá. Ông chắt chiu nước mưa vào những bao tải lớn, dùng làm nước ăn uống, sinh hoạt.

Ngoài những vật dụng gắn với kỷ niệm của vợ con, mọi vật dụng khác trong nhà, ông Lâm đều di dời để lấy không gian trữ nước. Ông chất đầy nước trong nhà để mùa khô còn có nước dùng. Giữa phố thị sầm uất, người đàn ông gốc Hoa có một thế giới của riêng mình.

Chủ hãng xà bông ở Sài Gòn trắng tay sau thời hoàng kim, 20 năm cô độc đợi vợ con trở về - Ảnh 4.

Chiếc đèn pin là vật dụng thắp sáng cho cả ngôi nhà

Cách đây ít lâu, ông Lâm nảy ra ý tưởng đi bán đậu phộng rang. Những gói đậu phộng nhỏ, được trang trí tỉ mẩn bằng tờ giấy bọc bên ngoài. Ông Lâm bảo do không có tiền đi in nên đành tự viết tay, bỏ vào bên trong mỗi gói thông tin về thành phần, địa chỉ “xưởng sản xuất”.

Mỗi gói đậu phộng như thế, ông bán với giá từ 2000 – 3000 đồng. Ai đến thăm nhà, ông đều hào hứng giới thiệu, khoe rằng hãng đậu phộng của ông sẽ phát triển khắp các tỉnh thành. Ông dự định, đó là kế hoạch “tái khởi nghiệp” sau cú sốc trắng tay cách đây 40 năm, gây dựng lại thương hiệu Thuật Phát.

Nhiều người hỏi mua hoặc thuê lại căn nhà nhưng ông Lâm nhất quyết không bán. Ông nói đây là căn nhà kỷ niệm của vợ chồng và các con, là nơi ông sẽ đợi các con trở về. Nhưng đã 20 năm trôi qua, những người thân yêu nhất cuộc đời ông đã một đi không trở lại, chỉ còn ông Lâm gặm nhấm nỗi cô đơn tuổi già qua ngày. Ông vẫn hy vọng, một ngày ông gây dựng lại được sự nghiệp, vợ con ông sẽ nhớ đến người chồng, người cha từng lầm lỡ.

“Tôi muốn làm lại từ đầu bằng những bịch đậu phộng 2.000 đồng này. Phải thành công thì vợ con mới quay về bên mình được”, ông chủ hãng xà bông trầm ngâm.

Tham khảo: Kênh Youtube Lê Thân Thiện, Tổng hợp

Theo Trí thức trẻ

http://ttvn.toquoc.vn/chu-hang-xa-bong-o-sai-gon-trang-tay-sau-thoi-hoang-kim-20-nam-co-doc-doi-vo-con-tro-ve-8202286151450993.htm

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here