Cặp vợ chồng già lượm ve chai chục năm ở lều không điện nước, muốn hồi hương mà bất lực

0
155

Hơn chục năm nay, họ đi lang thang khắp Sài Gòn làm thuê đủ thứ nghề, đến khi sức lao động giảm dần hai vợ chồng già mưu sinh bằng nghề lượm ve chai.

Ở tuổi lục tuần, cái tuổi đáng lẽ được nghỉ ngơi, quây quần bên con cháu nhưng vợ chồng cô Thu, chú Hiệp (quê Trà Vinh) vẫn đang cặm cụi với gánh nặng mưu sinh mỗi ngày. Họ hiện đang làm công việc lượm ve chai. 

Theo lời kể của cô Thu, để kiếm được khoảng 200 nghìn mỗi ngày, hai vợ chồng già phải thức trắng đêm để làm việc. Mỗi đêm họ thường đi lượm nhặt phế liệu, sáng trở về thì lột giấy, bao, chai lọ ướt đem phơi khô rồi đem bán.

Ngay góc bãi đất trống phơi ve chai là “căn nhà” của vợ chồng này. Đó chính là 1 chiếc lều nhỏ, xung quanh được che chắn bằng tấm bạt, phía cửa ra vào được bọc bởi tấm nilong.

Cặp vợ chồng già lượm ve chai chục năm ở lều không điện nước, muốn hồi hương mà bất lực - Ảnh 1.

Cặp vợ chồng miền Tây đã lên Sài Gòn mưu sinh hơn chục năm nay bằng nhiều nghề khác nhau trước khi đi lượm ve chai.

Trong chiếc lều chật hẹp, chú Hiệp đặt một tấm phản để ngả lưng mỗi khi mệt. Cạnh đó là chiếc bếp ga mini, trên bếp là chiếc nồi được bọc kín nilong để tránh ruồi. Một góc cuối lều treo vài bộ quần áo.

Chỉ có mấy món đồ đơn giản của hai người già vậy nhưng vừa mở “cửa” là đàn ruồi bay kín lều. Xung quanh nhiều cây cối, ẩm ướt lại gần nơi phơi, trữ phế liệu nên lúc nào cô chú cũng như sống chung cùng ruồi muỗi.

Hơn chục năm lên Sài Gòn kiếm sống là từng ấy năm họ sống cảnh lều bạt.

Kể về cuộc đời nổi trôi của mình, cô Thu rưng rưng: “Vợ chồng tôi lên Sài Gòn sinh sống đã hơn chục năm nay. Trước đó, chúng tôi cũng không có tiền thuê nhà trọ nên dựng một căn chòi ở làm đủ thứ nghề rửa bát thuê, giặt đồ, phụ hồ. Nay ổng yếu rồi, vợ chồng tôi quyết định đổi nghề lượm ve chai nên cũng chuyển chỗ ở luôn.

Nhiều người hỏi đến con cái nhưng các con cũng ở cảnh khổ nên vợ chồng tôi không dám nghĩ đến chuyện nhờ chúng. Con trai mình còn con dâu, con gái mình cũng còn con rể nên tôi bảo ông cố làm qua ngày chứ con cái đâu thể nuôi mình mãi được”.

Mỗi ngày nhặt phế liệu không kể ngày đêm, cặp vợ chồng già kiếm được 200 nghìn đồng. Số tiền quá ít ỏi để họ có thể thuê nhà trọ, trả điện nước và duy trì chi phí sinh hoạt nên họ đành lựa chọn cuộc sống màn trời chiếu đất.

Cặp vợ chồng già lượm ve chai chục năm ở lều không điện nước, muốn hồi hương mà bất lực - Ảnh 3.

Chú Hiệp nhìn về phía xa xa nơi chiếc lều tạm bợ của hai vợ chồng.

Cặp vợ chồng già lượm ve chai chục năm ở lều không điện nước, muốn hồi hương mà bất lực - Ảnh 4.

Chiếc hồ sen chú thường tắm mỗi chiều và lấy nước cho vợ.

Ở Sài Gòn khổ là vậy nhưng khi nhắc về chuyện hồi hương, cô Thu không giấu được những giọt nước mắt nữa.

“Về quê không có đất cát, chúng tôi đi tha hương cầu thực còn có kiếm được việc mà sống lay lắt. Thực tình ở nhà tôi ai cũng nghèo, đâu có ai mướn việc gì nên đến chết cũng phải đi vậy thôi chứ đâu còn cách khác. Cảnh khổ phải chịu thôi, đâu dám than gì đâu”, người phụ nữ buồn bã nói.

Dù sống cảnh thiếu thốn đủ đường nhưng cô Thu và chú Hiệp đã quen với cảnh ấy nên câu chuyện mỗi ngày của đôi vợ chồng già là bảo nhau giữ sức khỏe, lo sắp xếp công việc làm ăn. Họ vẫn gọi nhau hai tiếng “anh”, “em” đầy ngọt ngào. Mỗi buổi chiều, sau khi đi qua bãi đất trống đến hồ sen nhỏ tắm, chú Hiệp lại xách một thùng nước về cho vợ.

Nguồn: Anh Tình Vlogs

Theo Nhịp sống Việt

Cụ ông bật khóc ân hận vì trẻ tiêu xài hoang phí, giờ cơ cực bán vé số, xin cơm từ thiện

Cầm sấp vé số trên tay, cụ ông 72 tuổi mái tóc đã bạc phơ bật khóc ân hận nhưng đã muộn rồi.

Thấy hoàn cảnh cụ ông đã lớn tuổi vẫn cực khổ mưu sinh, mạnh thường quân đã đến hỏi han. Ông chia sẻ mình tên là Phúc (SN 1952). Dù đã 72 tuổi, cụ vẫn ngày ngày lang thang trên các con đường ở ngã tư Lê Duẩn giao với Hai Bà Trưng, quận 1, TP.HCM bán vé số.

Trên tay vẫn còn hàng chục tờ vé số chưa bán được, cụ tâm sự về hoàn cảnh éo le của mình. Trước đó, cụ cũng có gia đình đề huề nhưng sau đó vợ chồng chia tay, con cái theo vợ nên “có cũng như không”.

Sau này, cụ tìm được hạnh phúc mới. Hai vợ chồng cùng nhau đi bán vé số kiếm sống. Thu nhập từ việc công việc này chẳng được là bao, vợ chồng ông Phúc phải rất tằn tiện, nhịn ăn nhịn uống.

Cụ ông bật khóc ân hận vì tuổi trẻ tiêu xài hoang phí, giờ cơ cực bán vé số, xin cơm từ thiện

Bán 70-80 tờ nhưng còn những ngày ế nữa. Cầm nhiều nhưng bán không được bao nhiêu. Chủ yếu sống nhờ cơm từ thiện. Mỗi lần mạnh thường quân cho mỗi người 10-20 nghìn đồng. Khổ lắm! cơ cực lắm! chứ không phải vừa đâu”, cụ Phúc bật khóc nói.

Cuộc sống hiện tại quá thiếu thốn khiến cụ ông nhớ về quá khứ tuổi trẻ của mình. Nhưng đó là bài học đắt giá và nỗi ân hận của người đàn ông ở độ tuổi thất tuần. Vì tuổi trẻ tiêu xài hoang phí, không tiết kiệm về già ông Phúc ngậm ngùi sống trong cảnh cơ hàn.

Hồi trước chú xài hoang phí, bây giờ về già ân hận thì đã muộn rồi, xong rồi...”. Những chia sẻ của cụ ông khiến nhiều người suy ngẫm, nhiều dân mạng thương xót cho cụ và ngưỡng mộ vì cụ thẳng thắn dám thừa nhận sai lầm của mình. Đó cũng là động lực, bài học để các bạn trẻ nhìn nhận lại mình.

Mình có nghe câu này hồi còn bé cứ ăn chơi cho hết đời trai trẻ, rồi về già lặng lẽ đạp xích lô. Nghe thì như kiểu mỉa mai nhưng đó luôn là châm ngôn nhắc nhở mình trong cuộc sống”.

“Tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại, trẻ xài hoang phí về già cơ cực. Cảm ơn cụ đã để lại bài học cho những người trẻ trân quý giá trị hiện tại”.

“Bớt tiêu xài hoang phí là đỡ cực thân, sau này con cái cũng có tương lai hơn”.

Nguồn: Tiktok Lixido

theo Pháp luật & bạn đọc

Đại gia từng có 8 căn nhà Sài Gòn, vì lầm lỡ mà trắng tay, mong vợ con cho cơ hội quay đầu

Trải qua tất cả mọi chuyện, ông Hiệp rất ân hận vì những điều mình đã làm và mong được vợ con nhìn nhận.

Đại gia một thời giờ tay trắng, sống lang thang

Ông Nguyễn Đình Hiệp (hơn 70 tuổi, quê gốc Tiền Giang) từng là một đại gia khi sở hữu 8 căn nhà ở Sài Gòn. Trước đây, ông cùng vợ buôn bán ở chợ kim khí điện máy Nhật Tảo. Công việc làm ăn thuận lợi nên cuộc sống của hai vợ chồng phất lên nhanh chóng. Ông Hiệp có 4 người con. 

Vợ chồng bảo nhau làm ăn, có được cơ ngơi “khủng” như vậy, nhưng ông Hiệp luôn cảm thấy mình bị lép vế trong nhà. Cần mua bán gì, ông đều phải hỏi vợ, hay việc cho các con tiền bạc, cũng đều một tay vợ ông quyết định. 

Việc làm ăn mấy năm cũng chững lại, vợ chồng nảy sinh nhiều mâu thuẫn nên ông Hiệp và vợ ly hôn. Khi ra khỏi nhà, ông xin lấy một căn nhà, chia cho các con mỗi đứa một căn, vợ ba căn.

Đại gia từng có 8 căn nhà Sài Gòn, vì lầm lỡ mà trắng tay, mong vợ con cho cơ hội quay đầu - Ảnh 1.

Ông Hiệp nay đã ngoài 70 tuổi.

Ông Hiệp bán căn nhà đi để làm ăn, muốn chủ động hơn trong cuộc sống của chính mình. Thời gian đầu, ông làm nghề mua đi bán lại bất động sản. Tuy nhiên đến khoảng năm 2020, dịch bệnh bùng phát khiến việc mua bán của ông gặp khó khăn. Cùng lúc bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo, ông Hiệp “nướng” hết tiền vào cờ bạc. 

Sau khi ly hôn, ông cũng quen biết, có tình cảm với một người phụ nữ. Cứ nghĩ người ta thật lòng với mình, nhưng cuối cùng, người phụ nữ đó cũng lừa của ông một số tiền. 

Đại gia năm nào bỗng dưng rơi vào cảnh trắng tay, không nơi ăn, chốn ở. Những chuyện bản thân gặp phải, ông Hiệp kể hết cho con rể nghe. Người con rể kể lại cho mẹ vợ. Biết chuyện, bà rất giận, các con cũng không chào đón ông trở về. 

Đại gia từng có 8 căn nhà Sài Gòn, vì lầm lỡ mà trắng tay, mong vợ con cho cơ hội quay đầu - Ảnh 2.

Ông từng sở hữu 8 căn nhà ở Sài Gòn…

Đại gia từng có 8 căn nhà Sài Gòn, vì lầm lỡ mà trắng tay, mong vợ con cho cơ hội quay đầu - Ảnh 3.

… nhưng nay lại phải đi lang thang

Ban đầu, họ gửi ông vào ở trong một ngôi chùa, nhưng sống trong một căn phòng tập thể chín người mười ý, ông Hiệp thấy không hợp nên về nhà mấy người em nương nhờ. Nhưng anh em cũng chẳng thể cưu mang ông mãi được, xảy ra bất hòa rồi ông trở lại Sài Gòn trong cảnh không nhà, không tiền. Vợ con chặn hết liên lạc, không chấp nhận cho ông quay về. 

Năm xưa có tiền, ông Hiệp đối đãi với bạn bè rất tử tế, nhưng giờ sa cơ, những người bạn cũng quay lưng với ông. 

Mong vợ con cho một cơ hội quay đầu

Ở cái tuổi đáng ra được hưởng thụ cuộc sống, ông Hiệp phải thuê chỗ ngủ ban đêm trong một quán cafe với giá 50 nghìn đồng/đêm, kèm được tắm rửa vào ban ngày. Hàng ngày, ông Hiệp chỉ dám mua một suất cơm ăn, những bữa còn lại, ông ăn bánh mỳ không. Có lần chủ quán hỏi sao ông không ăn bánh mỳ thịt, ông ngượng quá phải trả lời: “Tôi ăn chay”. Nhưng kỳ thực là ông không có tiền.

Đại gia từng có 8 căn nhà Sài Gòn, vì lầm lỡ mà trắng tay, mong vợ con cho cơ hội quay đầu - Ảnh 4.

Ông Hiệp đi xin việc nhưng chưa có ai nhận.

Nhiều ngày nay, ông Hiệp cố gắng đi tìm việc làm. Đôi chân bị thoái hóa khớp háng của ông lê la trên nhiều con phố nhưng việc vẫn chưa tìm được. Bởi ông đã ngoài 70, có tuổi và chậm chạp nên xin việc rất khó. Thỉnh thoảng túng quẫn quá, ông đành gạt sĩ diện đi tới cửa hàng của cô con gái để xin con 100 – 200 ngàn đồng sống qua ngày. 

Trải qua cuộc sống vất vả, lang thang, không được hưởng hạnh phúc gia đình, ông Hiệp nghĩ lại những năm tháng trước đây mà ân hận tột cùng. 

Đại gia từng có 8 căn nhà Sài Gòn, vì lầm lỡ mà trắng tay, mong vợ con cho cơ hội quay đầu - Ảnh 5.

Đây là chỗ ngủ hàng ngày của ông ở một quán cafe.

Đại gia từng có 8 căn nhà Sài Gòn, vì lầm lỡ mà trắng tay, mong vợ con cho cơ hội quay đầu - Ảnh 6.

Trải qua mọi chuyện, ông Hiệp rất ân hận và mong có cơ hội được trở về với gia đình.

“Tôi biết lỗi của mình rồi. Tôi muốn tạ lỗi và quay về với gia đình, ăn năn sám hối. Mấy năm trước tôi cũng cờ bạc rồi nợ nần, vợ cũng trả cho nên tôi cứ ỷ y, giờ mới thành ra như vậy. Tôi buồn lắm. 

Tôi nhắn tin cho vợ nhiều lần, có khi nhắn 500 tìn/ngày để giải thích và xin bà ấy cho tôi một cơ hội nhưng bà ấy né tránh. Điện thoại di động thì chặn, gọi máy bàn nghe thấy giọng tôi là cúp máy, đến tận nhà tìm cũng dứt khoát không ra gặp. Không còn cách nào khác nên tôi đành buông xuôi, chẳng biết phải làm sao. 

Tôi đã rút ra bài học đắt giá cho cuộc đời mình. Nếu thời gian quay trở lại, tôi sẽ không đi vào con đường cờ bạc nữa mà sẽ sống đàng hoàng, làm một con người tốt. Giờ tôi chỉ mong có việc làm, có nơi ăn chốn ở, sống thật tốt để chứng tỏ cho gia đình biết rằng tôi đã thay đổi. Tôi tha thiết mong vợ con cho mình một cơ hội cuối cùng, hết tình thì cũng còn nghĩa”, ông Hiệp nói. 

Nguồn: Anh Duy TV

Theo Pháp luật và Bạn đọc

https://phapluat.suckhoedoisong.vn/dai-gia-tung-co-8-can-nha-sai-gon-vi-lam-lo-ma-trang-tay-mong-vo-con-cho-co-hoi-quay-dau-16222130421102079.htm

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here