Chàng trai F0 xung phong ở lại hỗ trợ các y bác sĩ: Mong sớm gặp mẹ và đoàn tụ gia đình

0
121

Chàng trai F0 đã xung phong ở lại bệnh viện dã chiến Củ Chi để giúp đỡ các y bác sĩ mong muốn mang đến phép màu cho mẹ – hiện cũng đang điều trị Covid-19.

Hà Ngọc Trường (SN 1993 – quê Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh) hiện đang điều trị Covid-19 ở bệnh viện dã chiến Củ Chi. Chàng trai Sài Gòn đã hồi phục được 95% sức khoẻ và gây ấn tượng với mọi người khi đưa ra quyết định ở lại bệnh viện để giúp đỡ các y bác sĩ.

Kể từ lúc nhận được thông báo xét nghiệm dương tính với Covid-19, cậu cũng lên xe cứu thương vào luôn Bệnh viện dã chiến Củ Chi và 3 tuần chưa được về nhà gặp gia đình. Cả nhà Trường gồm: vợ chồng em trai sinh đôi với Trường, bố và mẹ sau đó đều được xác định nhiễm Covid-19. Điều buồn hơn là mỗi người trong gia đình lại điều trị ở một bệnh viện khác nhau. Những cuộc gọi qua điện thoại là điều duy nhất gắn kết cả gia đình lúc này.

Điều trị được ít ngày, Trường trở nặng, phải thở ô xy đưa xuống phòng cấp cứu. Mẹ Trường nghe tin con đã quỵ theo mà rơi vào tình trạng nặng, hiện đang phải thở máy.

Hiện tại, mẹ của Trường đang phải thở máy.

Hiện tại, mẹ của Trường đang phải thở máy.

Sau gần 1 tuần chiến đấu với ‘tử thần’, Trường phục hồi, dần khỏe lại. Hiện tại, Trường đã xét nghiệm âm tính 3 lần, phổi phục hồi 95% và đủ điều kiện xuất viện về nhà cách ly. sau 20 ngày nhập viện. Tuy nhiên, chàng trai này gây bất ngờ với các y bác sĩ và bệnh nhân ở đây khi quyết định ở lại bệnh viện để giúp đỡ chống dịch.

Trường có 2 mong mỏi ở hiện tại đó là vẫn tiếp tục giúp đỡ hết mình cho đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế và bệnh nhân ở bệnh viện dã chiến Củ Chi đến khi nào hết dịch anh chàng sẽ trở về với cuộc sống bình thường vốn có.

Còn điều Trường đau đáu và lo lắng hơn cả đó chính là có thể gọi điện được với mẹ của mình: ‘Nếu lúc này mẹ phải thở máy rồi thì em cũng mong được nhìn thấy mẹ một lần và nói vào tai mẹ, qua điện thoại thôi cũng được là ‘Mẹ ơi, con đây, con khỏe rồi này. Mẹ phải mạnh mẽ, cố gắng lên, phải khỏe lại để gia đình mình còn đoàn tụ với nhau. Dù có chuyện gì đừng bỏ gia đìn, gia đình luôn mong chờ mẹ. con nhớ mẹ’.

Trường chia sẻ: ‘Mẹ em có một thói quen là phải nghe được giọng anh em em, mẹ em mới yên tâm được. Em mong có thể được nói cho mẹ biết tình hình của mình’.

Gia đình của Ngọc Trường.

Gia đình của Ngọc Trường.

Ngoài mong muốn được sớm gặp mẹ và mong phép màu sẽ đến, Trường còn gửi lời nhắn đến những ai là bệnh nhân đang điều trị hay mọi người bên ngoài: ‘Mọi người cố gắng lên, dù chuyện gì cũng không được nản chí, phải vượt qua cơn dại dịch này, đừng bi quan quá’.

Mong cho Trường sớm bình phục hoàn toàn, có thể giúp đỡ được nhiều bệnh nhân và y bác sĩ hơn nữa. Trên hết, một lời chúc gửi đến gia đình Trường: Chúc cả nhà sẽ sớm được đoàn tụ, đặc biệt mẹ cậu sẽ khỏi khỏi bệnh sớm nhất có thể.

Theo Đất Việt

F0 ở bệnh viện dã chiến: Không có wifi, tắc bồn cầu cũng chửi bác sĩ, bấm nút báo cháy cho cả tòa nhà náo loạn

Đọc nhật ký bệnh viện dã chiến 1 của bác sĩ Nguyễn Đình Tuấn mới thấy áp lực đè nặng lên đôi vai các y bác sĩ, nhân viên y tế cũng như đội ngũ quản lý, vận hành các bệnh viện lớn đến nhường nào.

F0 ở bệnh viện dã chiến: Không có wifi, tắc bồn cầu cũng chửi bác sĩ, bấm nút báo cháy cho cả tòa nhà náo loạn - Ảnh 1.

Nhiều bác sĩ trực tiếp điều trị cho các F0 trong làn sóng Covid-19 thứ hai, thứ ba đã chia sẻ, một trong những điều khiến họ căng thẳng nhất trong cuộc chiến chống virus không phải là chữa bệnh, mà là ổn định tâm lý cho bệnh nhân.

Không ai muốn mình trở thành F0, không ai muốn bị chỉ trích vì lịch trình đi lại và những câu chuyện đời tư cá nhân trở thành chủ để bàn tán trên mạng. Nỗi sợ bị kỳ thị đã khiến tâm lý của nhiều F0 trĩu nặng, và các bác sĩ phải tìm đủ cách để khiến họ hợp tác.

Nhưng với làn sóng mới của dịch, đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh, cùng với diễn biến phức tạp, số ca nhiễm nhảy vọt mỗi ngày, người chịu áp lực tâm lý lại chính là các bác sĩ.

F0 trong bệnh viện dã chiến, 1001 lý do để… chửi bác sĩ 

Bác sĩ Nguyễn Đình Tuấn, một trong những người tham gia việc set up các bệnh viện dã chiến tại thành phố Hồ Chí Minh mới đây đã chia sẻ những dòng gan ruột trên Facebook cá nhân, kể về những chuyện tai nghe mắt thấy ở Bệnh viện dã chiến 1. Bệnh viện dã chiến này lập tại các ký túc xá Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, dự kiến tiếp nhận 4.500 bệnh nhân là các F0 có triệu chứng nhẹ.

Anh viết: “Sau 2 – 3 ngày tiếp nhận F0 đang quá tải tại các Bệnh viện Dã chiến thì mới thấy áp lực lên đôi vai của đội ngũ quản lý vận hành các bệnh viện này là thật sự lớn, mà dân tình có thấu hiểu đâu. Phần lớn bệnh viện đều xây dựng trên các chung cư đang hoàn thiện hay bỏ hoang nên mỗi việc hoàn thiện lại đàng hoàng về điện nước cũng đã vô cùng cực khổ huống chi là xử lý chất thải, rác… Và bà con ta thì cứ mặc nhiên và rất vô tư“.

F0 ở bệnh viện dã chiến: Không có wifi, tắc bồn cầu cũng chửi bác sĩ, bấm nút báo cháy cho cả tòa nhà náo loạn - Ảnh 2.

Các bác sĩ, các nhân viên y tế đang là những người phải chịu khá nhiều áp lực tâm lý. (Ảnh minh họa)

Vô tư đến mức, các F0 có 1001 lý do để chửi bác sĩ, ví dụ như:

– Thu dung F0 tại CDC quận/huyện chưa có bệnh viện dã chiến nhận. Tại sao không ai chuyển tui đi? Chửi

– Vào bệnh viện không có wifi: Chửi

– Mỗi F0 được phát 1 SIM 4G. Các khu căn hộ mới chưa kích sóng kịp: Chửi

– Các căn hộ đều được thông báo giữ vệ sinh chung. Có nhiều người F0 ở chung một phòng nhưng đi toilet xong là ở luôn trong đó hay giấu khóa: Chửi

– Mỗi căn hộ chỉ được chuẩn bị 1 bình đun siêu tốc đã khó khăn lắm rồi và các hệ thống điện nhiều lúc chưa đủ tải mà bà con thì cứ mang cả bếp điện, lò nướng. Quá tải điện gây mất điện: Chửi

– Phần lớn các chú hậu cần vẫn khuyến khích người nhà mang đồ và vật dụng tiếp tế nhưng cũng phải phân luồng sạch/bẩn và quá nhiều đồ đạc nên nhầm lẫn và chậm trễ: Chửi

– Đến giờ ăn, bên ngoài tiếp tế mà quá đông các chú hậu cần cũng phải tuần tự phát và phải đảm bảo an toàn vì bản thân các chú cũng sợ bị lây nhiễm: Chửi

F0 ở bệnh viện dã chiến: Không có wifi, tắc bồn cầu cũng chửi bác sĩ, bấm nút báo cháy cho cả tòa nhà náo loạn - Ảnh 3.

(Ảnh minh họa)

– “Không có triệu chứng nhưng tại sao cứ để tui ở đây, không phát thuốc gì cả”: Chửi. (Cái này thì xử lý dễ, cứ cho đại 1 viên vitamin C là hết chửi)

– Ở căn hộ nên bỏ hết tất cả những gì gọi là chất thải vào toilet cho dễ. Cầu nghẹt muốn kỹ thuật xử lý thì phải chuyển bệnh nhân F0 đi nơi khác, khử khuẩn phòng thì kỹ thuật mới dám vào phòng. “Sao lâu vậy?”: Chửi.

– Người ở chung ngủ ngáy to quá, không ngủ được, suy giảm sức khỏe: Chửi

– Vui nhất là chửi trên mạng không ai nghe thì cứ đến các khu vực bấm vào nút báo cháy và cả tòa nhà náo loạn…

Bác sĩ thở dài: Thôi bệnh thì có quyền chửi vậy; dân mạng lên tiếng: Đi bệnh viện có phải nghỉ dưỡng đâu?

Kể ra vậy, để hiểu những áp lực lớn mà các nhân viên y tế và đội ngũ hậu cần tại bệnh viện dã chiến đang hứng chịu để nhắc nhở ý thức của các F0, nhưng bác sĩ Nguyễn Đình Tuấn cũng hết sức thông cảm với người bệnh. Trước một số ý kiến phẫn nộ của dân mạng, cho rằng với những F0 vô ý thức như vậy, nên… kệ họ, hoặc trả về nhà cho tự theo dõi như nhiều quốc gia khác đang áp dụng, bác sĩ Tuấn viết:

Nói chung thả F0 về nhà thì ai cũng muốn nhưng tùy bối cảnh và thời điểm. Cũng đừng nên dạy Nhà nước cách chống dịch vì thời điểm này mà lơi nhơi thì Sài Gòn lên con số 10.000 ca/ngày chắc chỉ trong vài bữa.

Nên F0 muốn về nhà cũng phải theo dõi tập trung, có thời gian, theo dõi một số xét nghiệm nồng độ virus thấp không lây nhiễm mới dám thả về vì chủng Delta này lây ghê quá. Mà ở chung F0 với nhau thiếu ý thức kiểu này cũng chỉ làm khổ thêm cho nhân viên y tế và lực lượng phục vụ mà thôi.

Một khu Bệnh viện dã chiến 2.000 giường thì phải cần ít nhất 200 người phục vụ và đương nhiên phục vụ chỉ ăn ngủ đã khó huống chi là sinh hoạt, và còn phải phòng tránh lây nhiễm cho nhân viên hậu cần… thì áp lực quả là rất lớn.

Bà con chửi quá nên ai cũng mệt mỏi hết. Vì F0 còn khỏe nên ở mấy bệnh viện này, chứ F0 trở nặng chuyển vào hồi sức thì lấy sức đâu mà chửi nhỉ? Thôi thì bệnh thì có quyền chửi vậy!“.

F0 ở bệnh viện dã chiến: Không có wifi, tắc bồn cầu cũng chửi bác sĩ, bấm nút báo cháy cho cả tòa nhà náo loạn - Ảnh 4.

Các nhân viên y tế đang phải căng mình chống dịch, trả lời cuộc sống bình yên cho người dân (Ảnh minh họa)

Nhiều người dùng internet đọc được nhật ký Bệnh viện dã chiến 1 của bác sĩ Tuấn đã kêu gọi ý thức từ người dân cũng như bày tỏ sự khâm phục, ngưỡng mộ các chiến sĩ tuyến đầu chống dịch.

– Bác sĩ người ta chăm cho cả nghìn ca từ người này đến kẻ khác họ đâu có nề hà gì đâu. Kể cả có bực họ cũng cố gắng nín nhịn vì họ biết bệnh nhân hay người cách ly cũng chẳng sung sướng hơn họ là bao. Thế mà có những người bệnh lại không chịu hiểu cho các y bác sĩ lấy một chút. Ý thức như vậy không những tự mình căng thẳng mà làm nhân viên y tế căng theo luôn.

– Ở Bệnh viện dã chiến mà còn vậy, lỡ may thả về nhà, F0 lại thấy mình vẫn khỏe mà không tuân thủ cách ly thì không biết bao giờ mới hết dịch nữa.

– Thế mới biết làm nghề y phải có tinh thần thép chứ không chỉ chuyên môn cao là được. Phải người nóng tính như mình mà thả vào đây chắc cãi nhau suốt ngày với F0 quá. Đi chữa bệnh chứ có phải nghỉ dưỡng đâu mà đòi sung sướng thoải mái như ở nhà!

 – Mỗi người ý thức một chút đi là sẽ ổn thôi. Không ai muốn mình nhiễm bệnh, nhưng nhiễm rồi thì phải có ý thức. Các bác sĩ là lá chắn, là thành trì chống Covid-19 đó, đang bảo vệ cho sự an toàn của cộng đồng đó. Tấn công được họ thì tôi cũng không hiểu nổi!

Theo Nhịp sống Việt

Hà Nội: Xác định địa chỉ “ổ dịch chưa rõ nguồn lây” liên quan 34 ca dương tính SARS-CoV-2

Theo CDC Hà Nội, ổ dịch liên quan địa chỉ 90 Nguyễn Khuyến (Đống Đa) hiện đã xác định có 34 người mắc Covid-19, dương tính SARS-CoV-2.

Sáng 19/7, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, đã ghi nhận thêm 16 trường hợp dương tính SARS-CoV-2.

Đáng chú ý, có 4 trường hợp liên quan đến chùm ca bệnh tại 90 Nguyễn Khuyến, Đống Đa.

Theo CDC Hà Nội, đây là chùm ca bệnh tại Chung cư Sunshine Palace tại Hoàng Mai sau khi điều tra dịch tễ xác định liên quan đến 90 Nguyễn Khuyến nên tên gọi chùm ca bệnh được thay đổi.

Liên quan đến chùm ca bệnh này, theo thống kê của CDC Hà Nội đã có 34 ca dương tính SARS-CoV-2 được phát hiện. Trong đó, Hoàng Mai 6 ca, Thanh Xuân 1 ca, Hai Bà Trưng 9 ca, Đống Đa 11 ca, Long Biên 3 ca, Hà Đông 2 ca, Bắc Từ Liêm 1 ca, Ba Đình 1 ca.

Đây được xem là ổ dịch mới phát sinh ngoài cộng đồng có số ca dương tính lớn nhất tại Hà Nội từ ngày 5/7 đến nay.

Hà Nội: Xác định địa chỉ ổ dịch chưa rõ nguồn lây liên quan 34 ca dương tính SARS-CoV-2 - Ảnh 1.

Địa điểm 90 Nguyễn Khuyến (Đống Đa) đã được địa phương lập điểm chốt trực phòng, chống Covid-19. Ảnh: Hoàng Hải.

Trao đổi thêm với PV vào sáng 19/7, ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, địa điểm 90 Nguyễn Khuyến là nhà ở của một cụ già.

Theo ông Tuấn, cụ này có nhiều con cháu và vừa qua, mọi người có tổ chức thăm hỏi cụ tại đây. Sau đó, nhiều thành viên trong gia đình các con cháu của cụ này đều được phát hiện dương tính với SARS-CoV-2.

“Ở đây có nhiều trường hợp dương tính và chủ yếu cùng trong gia đình là do mọi người đến thăm hỏi cụ, gặp nhau trong cùng một hoàn cảnh, môi trường nên xảy ra lây nhiễm.

Về nguồn lây ở đây, hiện chúng tôi vẫn đang tiến hành xác định cụ thể”, ông Tuấn nêu rõ.

Lãnh đạo CDC Hà Nội cũng nhận định, có thể trong thời gian tới, sẽ phát sinh ca dương tính mới liên quan đến ổ dịch này, tuy nhiên, đây sẽ là những trường hợp đã được khoanh vùng, xác định trước.

Phó Giám đốc CDC Hà Nội khuyến cáo, người dân cần phải nghiêm túc thực hiện việc đeo khẩu trang, 5K, đặc biệt phải khai báo y tế đầy đủ về việc tiếp xúc với những trường hợp liên quan với cơ quan y tế để kịp thời xử lý phòng, chống dịch.

Bên cạnh đó, theo CDC Hà Nội, “ổ dịch” Tân Mai (Hoàng Mai) đến sáng 19/7, cũng xác định được 16 trường hợp dương tính SARS-CoV-2,  “ổ dịch” Bùi Thị Xuân (Hai Bà Trưng) 14 ca dương tính.

Như vậy, tính từ ngày 29/7 đến nay, Hà Nội ghi nhận 442 trường hợp mắc, Covid-19, dương tính SARS-CoV-2 trong đó, số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng là 261 trường hợp, số mắc là đối tượng đã được cách ly là 181 trường hợp.

Riêng từ ngày 5/7 đến nay, toàn thành phố ghi nhận 183 trường hợp mắc Covid-19, dương tính SARS-CoV-2.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Vũng Tàu không cho người lao động đi xe 2 bánh, đi bộ đến chỗ làm

UBND TP Vũng Tàu vừa ra văn bản không cho phép người lao động đi xe 2 bánh, đi bộ đến làm việc.

Ngày 19/7, ông Hoàng Vũ Thảnh, Chủ tịch UBND TP Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu) cho biết đã gửi văn bản đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh về việc không cho phép người lao động sử dụng xe 2 bánh, đi bộ đến làm việc.

TP.Vũng Tàu không cho người lao động đi xe 2 bánh, đi bộ đến chỗ làm | Thời  sự | Thanh Niên

Để đảm bảo quy định phòng dịch trong sản xuất, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sắp xếp, bố trí “3 tại chỗ” cho người lao động (ăn, ở, sản xuất tại chỗ) và “3 cùng” (cùng làm việc, cùng đi trên phương tiện giao thông, cùng nghỉ ngơi một nơi) nhằm phòng chống lây lan dịch bệnh và thuận lợi trong việc kiểm soát, truy vết, khống chế khi xuất hiện các ca nhiễm COVID-19 trên địa bàn thành phố.

Trường hợp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất không tổ chức được “3 tại chỗ” thì yêu cầu có xe ô tô đưa đón người lao động đến làm việc. Xe ô tô đưa đón người lao động phải đảm bảo các điều kiện phòng chống dịch, vận chuyển không quá 50 số ghế và không hơn 20 người.

Đối với nhân viên giao hàng, người lao động làm việc tại các chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, các cơ sở cung ứng lương thực, thực phẩm: được sử dụng xe máy đi lại, ra vào thành phố và trong thành phố khi có giấy xét nghiệm COVID-19 âm tính.

Theo VTV

Quảng Nam đón đồng hương ở TP.HCM về quê thế nào?

Phương tiện chở người lao động ở TP.HCM về Quảng Nam sẽ không dừng, không đỗ trong suốt quá trình di chuyển về quê nếu không cần thiết.

Người dân Quảng Nam về từ TP.HCM khai báo y tế tại ga Tam Kỳ. /// ẢNH: MẠNH CƯỜNG

Người dân Quảng Nam về từ TP.HCM khai báo y tế tại ga Tam Kỳ.

ẢNH: MẠNH CƯỜNG

Chiều 18.7, Ban chỉ đạo cấp tỉnh phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh Quảng Nam, cho biết đã ban hành phương án đón người dân Quảng Nam từ TP.HCM và một số tỉnh, thành phố khu vực phía Nam có hoàn cảnh khó khăn hoặc các trường hợp đặc biệt có nguyện vọng về quê.

Kế hoạch đón người dân Quảng Nam đang sinh sống, học tập, làm việc tại TP.HCM và một số tỉnh, thành phố khu vực phía Nam (trước mắt áp dụng cho TP.HCM, sau đó rút kinh nghiệm sẽ đón bà con ở các tỉnh, thành phố còn lại khu vực phía Nam) có hoàn cảnh khó khăn hoặc các trường hợp đặc biệt có nguyện vọng về quê cũng đồng thời phải đảm bảo phòng, chống dịch, thực hiện cách ly y tế theo quy định, không để dịch lây lan trong cộng đồng.

Kế hoạch vận chuyển đảm bảo an toàn

Kế hoạch vận chuyển phải được đảm bảo an toàn cho các đối tượng, lực lượng, phương tiện tham gia trong quá trình di chuyển từ TP.HCM về Quảng Nam. Đảm bảo trình tự, thủ tục, quy trình chặt chẽ, an toàn công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cho người dân khi trở về địa phương. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa TP.HCM và tỉnh Quảng Nam, các lực lượng tham gia đón người dân ở TP.HCM về địa phương; phù hợp với năng lực tiếp nhận và phục vụ an toàn, chu đáo tại các cơ sở cách ly tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Các đối tượng là người dân Quảng Nam đang sinh sống, học tập, làm việc tại TP.HCM có hoàn cảnh khó khăn, già yếu, tàn tật, phụ nữ mang thai, trẻ em, ốm đau (trừ trường hợp không đảm bảo an toàn sức khỏe trong quá trình di chuyển).

Để đảm bảo tổ chức đón, UBND tỉnh yêu cầu Ban phòng chống dịch bệnh Covid-19 cấp huyện phối hợp chặt chẽ với Hội đồng hương cấp huyện tương ứng tại TP.HCM thống nhất địa điểm, thời gian tiếp nhận, bàn giao đón người dân về.

Mỗi nhân viên y tế là người phụ trách tổ 4 người trên xe, phối hợp với Hội đồng hương cấp huyện của tỉnh Quảng Nam tại TP.HCM kiểm tra danh sách, kết quả xét nghiệm âm tính còn hiệu lực. Đồng thời, nhận bản cam kết đã có chữ ký của người dân và chữ ký của Hội đồng hương cấp huyện của tỉnh Quảng Nam tại TP.HCM để nộp cho đại diện khu cách ly tập trung khi đến.

Đi thẳng đến khu cách ly

Quá trình đón công dân về phương tiện không dừng, không đỗ trong suốt quá trình di chuyển (chỉ dừng, đỗ khi cần thiết và đảm bảo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch). Xe đón người dân về đi thẳng đến khu cách ly tập trung của địa phương (trường hợp người dân có bệnh lý nền thì đưa về cách ly tại Trung tâm Y tế huyện).

Khi công dân về quê hương, Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 cấp huyện thực hiện cách ly tập trung ít nhất 14 ngày liên tục, tiếp tục cách ly tại nhà/nơi lưu trú 7 ngày và tự theo dõi sức khỏe tại nhà/nơi lưu trú 7 ngày tiếp theo. Ngoài ra, lấy mẫu xét nghiệm ít nhất 4 lần nếu kết quả xét nghiệm dương tính Covid-19 thì đưa đến Bệnh viện đa khoa T.Ư Quảng Nam (bệnh nhân có triệu chứng, có bệnh nền) và Phòng khám đa khoa Khu vực Điện Nam – Điện Ngọc (Bệnh viện Đa khoa Khu vực Quảng Nam) đối với bệnh nhân không có triệu chứng để điều trị.

UBND tỉnh Quảng Nam cũng đề nghị các tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai, Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, tạo điều kiện cho các xe đón người dân Quảng Nam từ TP.HCM qua các chốt phòng, chống dịch được thuận lợi và đảm bảo an toàn trong quá trình được vận chuyển về quê. 

Theo Thanh niên

‘Mắc kẹt’ giữa Sài Gòn thời Covid-19: Công nhân khóc nức nở khi thành F0

Thấp thỏm, hoài nghi, nước mắt tuôn trào là những cảm xúc mà các công nhân làm việc tại công ty Nidec Sankyo Việt Nam đã trải qua cho tới khi biết mình thành F0. Đến nay, có người vẫn đang ‘mắc kẹt’ tại khu cách ly…

Công nhân cách ly tập trung tại ký túc xá khu B ĐH Quốc gia TP.HCM.  /// ẢNH: CTV

Công nhân cách ly tập trung tại ký túc xá khu B ĐH Quốc gia TP.HCM.

ẢNH: CTV

Bật khóc… khi mình là F0

Chia sẻ với Thanh Niên chiều 16.7 qua điện thoại, bà T.L (47 tuổi), công nhân làm ở công ty TNHH Nidec Sankyo (Khu Công nghệ cao, TP.Thủ Đức) chốc chốc lại ho sù sụ, khản tiếng và đặc biệt là rất dễ xúc động. Bà nói hiện tại chưa sốt nhưng tình trạng ho đã kéo dài được mấy hôm nay. Khác hẳn với 10 ngày trước, tâm trạng bây giờ của người phụ nữ này tệ đi nhiều sau khi biết tin mình thành F0 sau 4 lần lấy mẫu xét nghiệm Covid-19.

‘Mắc kẹt’ giữa Sài Gòn thời Covid-19: Công nhân khóc nức nở khi thành F0 - ảnh 1

Suất cơm của một công nhân đang là F1

ẢNH: CTV

Trước đó, tối 3.7, bà L. được đưa đến ký túc xá khu B ĐH Quốc gia TP.HCM để cách ly tập trung sau khi được xác định là F1. Những ngày qua, bà được nhân viên y tế tại đây đo nhiệt độ thường xuyên. Bản thân bà vẫn luôn tự giác thực hiện nghiêm quy tắc 5K, đồng thời uống vitamin C và súc miệng với nước muối đều đặn 3 lần/ngày.

Bà L. kể lại, khoảng 15 giờ 30 phút ngày 13.7, bà được lấy mẫu xét nghiệm lần thứ 4 (lần thứ 3 cách đây 1 tuần cũng ở khu cách ly này, còn 2 lần đầu ở công ty đang làm việc). Đến tối 15.7, bà nhận được cuộc gọi từ dãy số lạ, trong dạ bắt đầu bồn chồn. Cho tới khi đầu dây bên kia nói đúng họ tên và thông báo “sẽ có người gọi lại trước 1 tiếng để bệnh nhân kịp chuẩn bị đồ đạc đến nơi điều trị” thì tay chân người phụ nữ này hoàn toàn rụng rời.

Cứ như vậy, bà thao thức suốt đêm với hàng đống ý nghĩa ngổn ngang trong đầu. “48 tiếng sau khi lấy mẫu xét nghiệm, không có ai gọi cả nên tôi rất an tâm, cứ nghĩ là qua ải này rồi, đâu ngờ…”, nói tới đây, đầu dây bên kia bỗng nhiên im bặt, chỉ còn lại tiếng khóc nức nở.

Gần 1 ngày sau cuộc gọi ám ảnh cùng cực, bà L. vẫn đang phấp phỏng vì không biết khi nào xe cứu thương tới đưa mình đi và mình sẽ đi đâu. Sức khỏe hiện không tốt nhưng nữ công nhân lớn tuổi vẫn trông tới ngày được đi làm lại, bà sợ mất đi công việc đã gắn bó suốt 10 năm nay. Nghe nói được hưởng 70 % lương cơ bản, bà mới đỡ lo được phần nào, nhưng điều này bà cũng không nắm rõ. Còn nỗi sợ trước mắt vẫn là bệnh tật và việc điều trị cho những ngày sắp tới.

“Nếu không có gì thì tôi chỉ cần xét nghiệm khoảng 2 lần nữa là được về nhà, vậy mà…”, giọng bà nghẹn ngào. Cuộc trò chuyện giữa tôi buộc phải dừng lại tại đây vì bà L. ho khan, mệt trong người và cần được nghỉ ngơi. Hiện bà L. đã được chuyển đến điều trị tại bệnh viện dã chiến ở Thủ Đức. 

‘Mắc kẹt’ giữa Sài Gòn thời Covid-19: Công nhân khóc nức nở khi bất ngờ thành F0

Công ty Nidec Sankyo đã ngừng hoạt động từ chiều 3.7 để tập trung cho việc phòng, chống dịch Covid-19

ẢNH: CTV

“Mẹ hết bệnh chưa, sao mẹ không về với con”

Trong khi đó, chị N.H (23 tuổi, ngụ TP.Thủ Đức) mới đi làm ở Công ty Nidec Sankyo Việt Nam chưa đầy một tháng thì Covid-19 ập tới, chị không được về nhà. Lần thứ 2 test nhanh Covid-19 vào ngày 2.7, chị được xác định có khả năng nghi nhiễm Covid-19. Sáng hôm sau, nữ công nhân này được đưa đến điểm cách ly tập trung nằm trên địa bàn P.Linh Trung (TP.Thủ Đức). Đến tối 5.7, chị được chuyển tới bệnh viện dã chiến ở Ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM sau khi có kết quả chính thức dương tính với SARS-CoV-2.

N.H chia sẻ rằng chị cảm thấy khá tệ sau mỗi lần đợi kết quả test nhanh Covid-19. Lần đầu là ngày 29.6, chị còn tự tin vì bản thân rất cẩn thận trong 5K và may mắn là âm tính. Sau đó thì không khỏi bất an vì nhận được thông báo công nhân phải ở lại công ty và gọi người nhà gửi đồ dùng cá nhân vô.

‘Mắc kẹt’ giữa Sài Gòn thời Covid-19: Công nhân khóc nức nở khi bất ngờ thành F0

Khoảng 4000 công nhân làm việc tại Nidec Sankyo “mắc kẹt” trong nỗi lo cơm áo gạo tiền.

ẢNH: CTV

“Ngày đầu chưa được phát lều và mền gối, người ngủ ngoài sân, người vào trong xưởng, tắm thì phải lấy bịch ni lông hứng nước,… đông người nên làm gì cũng phải đợi. Đông đúc như vậy thì dù mình phòng thế nào cũng không an tâm, y như rằng lần test sau mình có nguy cơ trở thành F0”, chị nhớ lại.

Trong thời gian cách ly điều trị, chị H. cho biết mình được bác sĩ thăm khám và phát thuốc 2 lần/ngày. Hiện tại, sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của chị đã được cải thiện, không còn gặp các triệu chứng sốt, ho, đau họng và mất khứu giác như thời gian đầu.

Vượt lên trên nỗi nhớ nhà, nhớ con, chị H. tự nhủ rằng chỉ có cách lạc quan, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng thì mới có sức đề kháng để mau chóng khỏe lại. “Mẹ ơi, mẹ hết bệnh chưa, sao mẹ không về với con? Mẹ nhớ con không? Mẹ về sớm rước con nha! Ngày nào bé cũng gọi, nghe nói vậy xót lắm!”, người mẹ trẻ đau lòng kể về đứa con 5 tuổi đang được gửi nhờ bà nội chăm sóc.

N.H cho biết thêm, sáng 16.7, chị được xét nghiệm lần thứ 2 (ở bệnh viện dã chiến) và đang đợi kết quả, lần 1 (ngày 14.7) đã có kết quả âm tính. Chị đang khá nóng lòng chờ ngày trở về sum họp gia đình sau khi nghe bác sĩ nói rằng xét nghiệm 2 lần âm tính là đủ điều kiện ra viện.

Theo Thanh niên

2 mẹ con ở Hà Nội dương tính SARS-CoV-2 dù 1 tháng nay không đi đâu xa, thiết lập 5 chốt phong tỏa

Ngay khi xuất hiện 2 ca dương tính SARS-CoV-2, UBND phường Thanh Nhàn đã thiết lập 5 chốt xung quanh khu vực. Gồm 2 chốt chặn 2 đầu chợ Trại Găng do người mẹ từng đi chợ. 3 chốt còn lại tại các vòng dẫn vào nhà ca bệnh.

Sở Y tế Hà Nội trưa 18/7 ghi nhận 12 ca dương tính SARS-CoV-2 trong đó có 2 mẹ con trú tại B6 Trại Găng, phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng. Người mẹ là bà Đ.T.S., 62 tuổi, và con trai L.H.Q., 33 tuổi, trong vòng 1 tháng gần đây không đi đâu xa, thường xuyên ở nhà.

Ngày 16/7, cả 2 có triệu chứng bệnh, đến ngày 17/7 đi lấy mẫu xét nghiệm dịch vụ tại Bệnh viện Medlatec cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Hiện tại, Sở Y tế chưa xác định được yếu tố dịch tễ liên quan.

Ngay khi xuất hiện 2 ca dương tính, UBND phường Thanh Nhàn đã thiết lập 5 chốt xung quanh khu vực. Gồm 2 chốt chặn 2 đầu chợ tạm Trại Găng do người mẹ từng đi chợ. 3 chốt còn lại tại ngõ ngách dẫn vào nhà ca bệnh.

Đồng thời, UBND phường Thanh Nhàn phát thông báo yêu cầu các cá nhân, hộ kinh doanh tại chợ tạm Trại Găng dừng mọi hoạt động kinh doanh từ ngày 18/7. Các cá nhân, hộ kinh doanh mặt hàng thiết yếu tại các khu vực khác trên địa bàn phường thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.

Người dân trên địa bàn phường không ra khỏi nhà khi không có việc cần thiết, đeo khẩu trang tại nơi công cộng, không tụ tập đông người, thực hiện theo thông điệp 5K.

Nếu có dấu hiệu nghi ngờ của bệnh Covid-19 như sốt, ho hoặc khó thở báo ngay cho trạm y tế phường theo số điện thoại 037 337 3925 để được hướng dẫn và đăng ký xét nghiệm sàng lọc Covid-19.

Chỉ riêng trong sáng 18/7 đến trưa cùng ngày, Hà Nội đã có 30 ca dương tính SARS-CoV-2 liên quan nhiều quận/huyện. Nhiều chùm ca bệnh chưa rõ nguồn lây. Như vậy, tính từ ngày 29/4 đến nay, Hà Nội ghi nhận 413 trường hợp dương tính. Riêng từ ngày 5/7, thành phố có 153 ca, gồm 8 chùm ca bệnh.

Đại diện UBND phường Thanh Nhàn cho biết, cơ quan chức năng đã lấy mẫu xét nghiệm và đưa các F1 đi cách ly tập trung. UBND phường đã phối hợp với Trạm y tế tiếp tục lấy mẫu cho những người liên quan khác.

2 mẹ con ở Hà Nội dương tính SARS-CoV-2 dù 1 tháng nay không đi đâu xa, thiết lập 5 chốt phong tỏa  - Ảnh 1.

Chốt đầu tiên được dựng lên ngay đầu ngõ Trại Găng, dẫn vào chợ tạm

2 mẹ con ở Hà Nội dương tính SARS-CoV-2 dù 1 tháng nay không đi đâu xa, thiết lập 5 chốt phong tỏa  - Ảnh 2.

Lối thứ 2 dẫn vào chợ trên đường Thanh Nhàn cũng tạm phong tỏa

2 mẹ con ở Hà Nội dương tính SARS-CoV-2 dù 1 tháng nay không đi đâu xa, thiết lập 5 chốt phong tỏa  - Ảnh 3.

Trong ngõ Quỳnh, hướng sang ngõ Trại Găng được thiết lập 3 chốt. Cán bộ trực chốt yêu cầu người dân dừng phương tiện, khai báo y tế

2 mẹ con ở Hà Nội dương tính SARS-CoV-2 dù 1 tháng nay không đi đâu xa, thiết lập 5 chốt phong tỏa  - Ảnh 4.

Điểm phong tỏa dẫn vào khu tập thể B6 Trại Găng nơi 2 mẹ con bệnh nhân sinh sống

2 mẹ con ở Hà Nội dương tính SARS-CoV-2 dù 1 tháng nay không đi đâu xa, thiết lập 5 chốt phong tỏa  - Ảnh 5.

Một chốt khác cũng chặn ngay lối vào khu tập thể B6

2 mẹ con ở Hà Nội dương tính SARS-CoV-2 dù 1 tháng nay không đi đâu xa, thiết lập 5 chốt phong tỏa  - Ảnh 6.

Nơi ở của 2 ca F0 và những người liên quan tạm thời bị phong tỏa

2 mẹ con ở Hà Nội dương tính SARS-CoV-2 dù 1 tháng nay không đi đâu xa, thiết lập 5 chốt phong tỏa  - Ảnh 7.

UBND phường Thanh Nhàn phát thông báo, yêu cầu người dân nghiêm chỉnh chấp hành thông điệp 5K của Bộ Y tế

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Nguồn: https://doanhnghieptiepthi.vn/2-me-con-o-ha-noi-duong-tinh-sars-cov-2-du-1-thang-nay-khong-di-dau-xa-thiet-lap-5-chot-phong-toa-161211807141901196.htm

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here