Bố bị 𝔱𝔥ầ𝔫 𝔨𝔦𝔫𝔥, cô gái dân tộc bị 𝔰𝔲𝔶 𝔱𝔥ậ𝔫 đành nằm nhà “𝔠𝔥ờ 𝔠𝔥ế𝔱” vì không có tiền

0
131

Thấy cơ thể phù nề, đau đớn, em Chở được gia đình đưa vào trạm y tế xã. Tại đây bác sĩ nói em bị suy thận. Không có tiền xuống dưới xuôi để khám, điều trị nên Chở đành về nhà nằm một chỗ chịu đau đớn của bệnh tật hành hạ.

Em Hầu Thị Chở, sinh năm 2005, dân tộc H’Mông ở thôn Sính Thầu, xã Sảng Tủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, Chở thiếu thốn mọi thứ từ nhỏ. Bố bị thần kinh, mồ côi từ nhỏ. Mẹ của Chở bỏ em từ bé để đi lấy chồng khác.

Chở chỉ được học đến hết lớp 2 phải bỏ dở để ở nhà chăm bố. Tiếng phổ thông Chở chỉ nói được vài câu. Lên 15 tuổi, Chở đi lấy chồng và làm lao động chính cho gia đình chồng. Khi sức khỏe yếu, không làm được việc, gia đình chồng “trả lại” em về nhà.

Phát hiện bị suy thận, dù muốn đi xuống xuôi khám, điều trị nhưng Chở đành nằm nhà vì không có tiền

Trở về nhà, Chở nương tựa vào ông bà ngoại để sống. Ở vùng quê nghèo, mấy miệng ăn chỉ trông vào ít nương ngô. Khi thấy Chở sức khỏe ngày một yếu, thường xuyên mệt mỏi, cơ thể cứ phù dần ra dù nhà chẳng có gì để ăn, ông bà lo lắng đưa Chở xuống trạm y tế của xã khám.

Tại đây, bác sỹ chuẩn đoán em bị suy thận và khuyên gia đình đưa Chở đi điều trị ở tuyến trên. Thế nhưng, vì điều kiện gia đình không có tiền đưa Chở xuống dưới xuôi để khám, điều trị nên đành đưa Chở về.

Chị Vừ Thị Ly – cán bộ Trạm Y tế xã Sảng Tủng cho biết: “Sau khi kiểm tra, chúng tôi cũng đã khuyên gia đình đưa bé lên tuyến trên để điều trị nhưng gia đình nói không có tiền nên đành về nhà. Nhìn cơ thể của Chở phù nặng, chúng tôi rất lo lắng nếu em không được điều trị sớm. Hiện sức khỏe của Chở yếu, về nhà giờ chỉ nằm một chỗ chịu đau đớn của bệnh tật hành hạ. Mong sao các nhà hảo tâm hỗ trợ để Chở có cơ hội đưa đi điều trị ở tuyến trên” – chị Ly chia sẻ.

Bố của Chở bị bệnh thần kinh. Ảnh: VL

Chở hiện giờ sống dựa vào 2 ông bà đã già yếu. Ảnh: VL

Ngôi nhà trước đây của gia đình đã hư hỏng nặng, bố bệnh thần kinh cũng ngày một yếu. Hai chị gái đi lấy chồng, cuộc sống ở vùng núi khó khăn nên không hỗ trợ được gì. Hiện tại em dựa vào sự chăm sóc của ông, bà ngoài. Tuy nhiên ông bà cũng tuổi đã cao, sức yếu lại không biết tiếng phổ thông.

Được biết, căn bệnh suy thận nếu không được điều trị sớm, bệnh tiến triển nhanh sẽ kéo theo nhiều biến chứng khác như suy tim, viêm phổi do vi khuẩn… Nhiều bệnh hiểm nghèo tàn phá cơ thể, Chở sẽ khó chống đỡ được. Em Chở đang rất cần những bàn tay trợ giúp để có tiền đi khám, điều trị giữ gìn mạng sống.

Mọi sự giúp gia đình em Hầu Thị Chở – Mã số 676 xin gửi về:

1. Em Hầu Thị Chở ở thôn Sính Thầu, xã Sảng Tủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

Theo Gia đình & xã hội

Nguồn: https://giadinh.net.vn/vong-tay-nhan-ai/bo-bi-than-kinh-co-gai-dan-toc-bi-suy-than-danh-nam-nha-cho-chet-vi-khong-co-tien-20210720101504347.htm

Cô gái 9X lái xe xuyên đêm 1.200 km đưa bệnh nhân nghèo về quê

Lái xe liên tục 1.200km trong 32 tiếng lên huyện vùng cao Mường Tè (Lai Châu) thực sự là một thử thách ngay cả với cánh tài xế chuyên nghiệp. Thế nhưng, trái tim ấm và lòng nhiệt thành đã giúp cô gái 9X quyết tâm thực hiện.

Dám đi những chuyến xe mà không ai nhận

Với dáng người nhỏ nhắn, trắng trẻo, gương mặt khả ái và đôi mắt biết cười, Lê Thị Nhung (Nhung Lê) có nét bề ngoài của một “hotgirl thành phố”, ít chạm gió sương. Thế nhưng, nếu ai biết đến nhóm lái xe tình nguyện “Những chuyến xe yêu thương” đưa bệnh nhân nghèo về quê, chắc hẳn không quá bất ngờ với số km cầm lái siêu khủng của cô gái 9X.

Sinh năm 1992 tại Thái Bình, Nhung chọn mảnh đất Bắc Ninh là nơi sinh sống và lập nghiệp. 

Cô gái 9X lái xe xuyên đêm 1.200 km đưa bệnh nhân nghèo về quêCô gái 9X Lê Thị Nhung trong một chuyến đưa bệnh nhân nghèo về quê.

Bản thân rất thích lái xe và thường xuyên tham gia các hoạt động thiện nguyện, Nhung tình cờ biết đến nhóm “Những chuyến xe yêu thương”, chuyên tổ chức chuyến xe “0 đồng”, đưa đón miễn phí những bệnh nhân nghèo đang điều trị ở các bệnh viện tại Hà Nội về quê.

Vào cuối năm 2020, nữ lái xe đã tình nguyện “viết đơn” tham gia và trở thành một trong những thành viên không thể thiếu của nhóm. Cô gái này luôn sẵn sàng thực hiện những “ca khó” mà ít ai nhận, dù xa mấy cũng sắp xếp thời gian đưa đón người dân bằng được.

“Người bạn đồng hành” trong các cung đường thiện nguyện ấy là chiếc Mazda 3 màu trắng khá trẻ trung. Tính đến thời điểm này, Nhung đã chở khoảng 20 trường hợp khó khăn về quê với tổng quãng đường lái xe tới 6-7 nghìn km.

Cô gái 9X lái xe xuyên đêm 1.200 km đưa bệnh nhân nghèo về quêNhung Lê đã dùng xe cá nhân của mình đưa thành công khoảng 20 trường hợp bệnh nhân khó khăn về quê với tổng quãng đường lái xe tới 6-7 nghìn km.

Chuyến đi xa nhất là chở hai mẹ con bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Việt Nam – Cu Ba về tận bản vùng cao Pa Ủ, thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu vào ngày 21/7. Quãng đường cả đi và về là 1.200 km với tổng thời gian tới 32 tiếng. Đây là chuyến đi đáng nhớ không chỉ vì khoảng cách xa, đường đi khó khăn nhất mà còn bởi sự cố khá bi hài trên đường.

“Do hai mẹ con bị say xe, lại không nói được tiếng Kinh nên chỉ nằm ôm nhau, gần như không giao tiếp gì. Khi đi qua một chốt kiểm dịch, các anh CSGT đã tưởng em bắt cóc phụ nữ và trẻ em, phải giải thích mãi và đưa các giấy tờ để chứng minh. Sau khi biết em đưa bệnh nhân về nhà thì họ mới cho lưu thông và còn chúc đi đường may mắn”, Nhung kể lại.

Với những chuyến đi lên miền núi xa, Nhung thường đi cùng em trai hoặc một vài thành viên khác trong nhóm để thay nhau lái xe. Thế nhưng, có những chuyến đi 300-400km, cô gái vẫn sẵn sàng một mình cầm vô lăng đưa bệnh nhân về tận nhà.

Vừa mới đây, vào tối 31/7, đang chuẩn bị đi ngủ thì Nhung nhận được cuộc gọi từ anh Bình Minh – thành viên sáng lập nhóm “Những chuyến xe yêu thương” cho biết, có trường hợp hai mẹ con quê ở huyện Sông Mã, Sơn La đang điều trị ở Bệnh viện Nhi Trung ương bị kẹt ở Hà Nội đã mấy hôm, hoàn cảnh rất khó khăn và cần đưa về ngay sáng sớm hôm sau. Không ngần ngại, cô gái đã đồng ý lên đường.

Do Hà Nội đang giãn cách xã hội nên xe khách, taxi,… không hoạt động, còn xe cá nhân không thể ra vào thành phố được nên nhóm phải lên kế hoạch, chia thành các chặng và “tiếp sức” nhau ở các điểm chốt giữa các tỉnh/thành phố.

Cô gái 9X lái xe xuyên đêm 1.200 km đưa bệnh nhân nghèo về quêChuyến đưa hai mẹ con người dân tộc về Sơn La vào ngày 1/8 vừa qua.

Cả đêm không ngủ, 4 giờ sáng ngày 1/8, Nhung đã một mình lái xe từ TP. Bắc Ninh đến chốt kiểm dịch giáp Hà Nội trên quốc lộ 1B để tiếp nhận hai mẹ con do anh Bình Minh lái xe đưa từ bệnh viện đến. Không thể đi qua Hà Nội, Nhung phải vòng theo cung đường tránh, đi lên Phú Thọ, qua Hoà Bình, về Vân Hồ (Sơn La) và “bàn giao” cho một nữ thành viên khác trong nhóm là chị Hiểu Yến ở Sơn La thực hiện nốt phần việc còn lại.

Nhung cho biết: “Vì giãn cách xã hội, nhiều khi phải mất 2-3 chặng mới đưa được bệnh nhân về đến nhà. Những anh em ở “vòng ngoài” như em sẽ phải chạy nhiều hơn vì hầu hầu hết các thành viên trong nhóm ở trong Hà Nội không ra ngoài được. Trong thời gian này, nhóm đều tuân thủ nghiêm việc phòng chống dịch và thường xuyên xét nghiệm Covid-19”.

Mỗi chuyến đi là một trải nghiệm khó quên

Dù tay lái được các anh em đánh giá là “cứng”, thế nhưng, những chuyến đưa bệnh nhân nghèo về những nơi xa xôi, cung đường lạ lẫm thi thoảng cũng để lại trên chiếc Mazda 3 của Nhung những vết xước, cùng với đó là nhiều kỷ niệm nhớ đời.

Chia sẻ với VietNamNet, cô gái 9X này không giấu nổi niềm vui, tự hào xen lẫn chút suy tư đối với công việc được coi là “bao đồng” này. Một trong những trải nghiệm khó quên nhất là chuyến đưa người từ bệnh viện về quê vào đúng “giao thừa” năm 2020-2021.

Đó là vào đêm 31/12/2020, rạng sáng 1/1/2021, Nhung xung phong đưa gia đình một bệnh nhi mới 2 tháng tuổi về huyện Si Ma Cai, Lào Cai.

Chuyến đi cũng “lòng vòng”, từ Bắc Ninh đến Hà Nội rồi đưa đến nhà bệnh nhân ở huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai lúc 2 giờ đêm.

Nghỉ ngơi ít phút, hai chị em khẩn trương quay về nhà ở Bắc Ninh thì đã là 8 giờ sáng ngày đầu tiên của năm mới. Lời cảm ơn, nụ cười của gia đình cháu bé khi về nhà an toàn có lẽ là phần quà đầu năm tuyệt vời nhất cho hai chị em.

Cô gái 9X lái xe xuyên đêm 1.200 km đưa bệnh nhân nghèo về quêMỗi chuyến đi của Nhung Lê lại có những câu chuyện dài phía sau.

“Nhân duyên đã cho em có thật nhiều trải nghiệm, được gặp gỡ và giúp đỡ nhiều người. Em còn tận mắt chứng kiến những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh đến cùng cực mà trước đây em chỉ thấy trong phim ảnh”, Nhung nói.

Một trường hợp thực sự khó khăn từng được Nhung đưa về là một phụ nữ quê ở huyện Ngọc Lặc (Thanh Hoá), có con gái điều trị ung thư tại bệnh viện Nhi Trung ương. Chồng bỏ đi, chị mang 2 đứa con về ở cùng bố mẹ đẻ đã trên 70 tuổi trong căn nhà tình thương được chính quyền xây tặng cách đây vài năm. Bệnh tật dai dẳng của con và gánh nặng gia đình đã khiến người mẹ này kiệt quệ cả về vật chất và sức lực.

“Căn nhà tình thương của 3 thế hệ chỉ có bộ bàn ghế cũ và hai chiếc giường, ngoài ra không còn đồ vật gì đáng giá. Thế mà khi nhóm em chào tạm biệt ra về, ông của cháu bé vẫn chạy theo ‘dúi’ 1/4 con gà để chúng em ăn đường. Em từ chối vì đó có thể là bữa ăn thịnh soạn cho các cháu. Sau chuyến đi đó, cứ khoảng 1-2 tháng, em lại sắp xếp thời gian mang chút quà về Thanh Hoá thăm gia đình này”, Nhung xúc động kể lại.

Cô gái 9X lái xe xuyên đêm 1.200 km đưa bệnh nhân nghèo về quêCứ 1-2 tháng, “cô Nhung” lại ghé thăm và mang chút quà cho gia đình cháu bé ở Thanh Hoá.

Không những mang xe nhà đi “vác tù và hàng tổng”, đánh đổi thời gian, tiền bạc và sức khoẻ của bản thân, các tài xế của nhóm “Những chuyến xe yêu thương” như Lê Thị Nhung còn sẵn sàng bỏ tiền túi giúp đỡ những gia đình khó khăn. 

“Em mong muốn kêu gọi được đông đảo lái xe và các “Mạnh thường quân” tham gia để hỗ trợ được nhiều hơn những hoàn cảnh khó khăn, không chỉ trong mà còn sau mỗi chuyến đi”, nữ lái xe 9X chia sẻ.

Hiện, cô gái xinh đẹp này đang làm chủ một quán cà phê có tiếng tại trung tâm TP. Bắc Ninh.

Theo Vietnamnet

Nguồn: https://vietnamnet.vn/vn/oto-xe-may/dien-dan/co-gai-9x-lai-xe-xuyen-dem-1-200-km-dua-benh-nhan-ngheo-ve-que-761877.html

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here