Cô gái Việt vẽ chuyện tình với chàng Tây: Gia đình sợ con gái bị lừa và ngày đoàn tụ

0
120

Chị Thanh Thúy và anh Mathieu quen nhau qua một ứng dụng hẹn hò. Trải qua nhiều lo lắng và bất an khi yêu xa vì dịch Covid-19, hôm nay 25.5 chàng trai người Bỉ sẽ đáp chuyến bay xuống sân bay Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) để gặp người yêu và chuẩn bị các thủ tục để đăng ký kết hôn. 

“Tôi đang rất hạnh phúc và háo hức được gặp lại anh sau thời gian xa cách”, chị Thúy chia sẻ với PV Thanh Niên.

Trước đó, câu chuyện tình yêu của cô gái Việt Nam và chàng trai người Bỉ được nhiều người quan tâm trên mạng xã hội. Những khoảnh khắc dễ thương khi hai người trò chuyện online khiến cư dân mạng “ghen tị” vì sự ngọt ngào và lãng mạn.

Phiên dịch viên bất đắc dĩ

Chị Nguyễn Thị Thanh Thúy (28 tuổi) là giáo viên tiếng Anh tại huyện CưM’Gar, Đắk Lắk. Chị Thúy có một người chị gái sinh đôi tên Thanh Hương, được bạn giới thiệu, chị Hương tham gia một ứng dụng hẹn hò quốc tế. Trùng hợp, anh Mathieu Verbruggen (31 tuổi), người Bỉ cũng chơi thử ứng dụng này.

Cô gái Việt vẽ chuyện tình với chàng Tây: Gia đình sợ con gái bị lừa và ngày đoàn tụ - ảnh 1

Câu chuyện tình yêu của cô gái Việt và chàng trai Bỉ được nhiều người yêu thích.

NVCC

Cả hai bắt đầu trò chuyện, tìm hiểu nhau nhưng vì không biết tiếng Anh, chị Hương đã nhờ em gái phiên dịch giúp. Rào cản ngôn ngữ giữa hai người càng lớn khiến chị Hương không muốn tiếp tục cuộc trò chuyện. Trong khi đó, chị Thúy lại dần có cảm tình với anh Mathieu sau những lần làm phiên dịch viên bất đắc dĩ.

“Tôi cũng phần nào cảm nhận được sự nhiệt tình, chân thành từ anh ấy sau những lần trò chuyện nên cũng chẳng nỡ im lặng. Tôi tiếp tục nhắn tin với anh, vẫn sử dụng tài khoản của chị gái. Nhưng chị không tham gia vào cuộc trò chuyện của hai đứa nữa. Cứ như vậy, hai đứa nhắn tin qua lại được tầm hơn một tuần, tôi quyết định nói thật cho anh ấy biết người đang thật sự nói chuyện với anh không phải là người ở trong ảnh”, chị Thúy chia sẻ.

Ban đầu, anh Mathieu khá bất ngờ về chuyện này. Sau khi nghe giải thích, anh hiểu hơn về đối phương và vẫn muốn tiếp tục trò chuyện. Anh tâm sự: “Tôi không quan tâm việc đó bằng những lần trò chuyện thú vị với cô ấy. Điều quan trọng hơn là cô ấy đã thành thật với tôi vì thế nên tôi muốn tiếp tục nói chuyện với cô ấy mỗi ngày”.

Cô gái Việt vẽ chuyện tình với chàng Tây: Gia đình sợ con gái bị lừa và ngày đoàn tụ - ảnh 2

Từ phiên dịch viên bất đắc dĩ, chị Thúy lại trở thành nửa kia mà anh Mathieu tìm kiếm

NVCC

Sau hơn nửa năm trò chuyện, cả hai đã có tình cảm với nhau nhiều hơn. Nhưng chị Thúy lại đầy trăn trở và lo lắng. Trước giờ, chị chưa từng nghĩ sẽ yêu một người nước ngoài vì cách biệt địa lý, khác biệt văn hoá và phong cách sống. Chị quyết định dừng lại, không nói chuyện với anh nữa.

“Thấy tôi giữ im lặng quá lâu một cách bất thường nên anh đã rất lo lắng. Sau đó anh có nhắn tin với chị gái của tôi để hỏi tình hình của tôi. Nội dung anh nhắn cho chị là: “Cho tôi hỏi tình hình của Thúy được không? Thúy có ổn không? Có chuyện gì xảy ra với cô ấy không vậy?”. Chị cho tôi xem tin nhắn của anh và tôi rất cảm động. Tôi thấy rất thương anh, không kiềm được lòng nên hai đứa lại tiếp tục nói chuyện với nhau”, chị Thúy bùi ngùi kể lại.

Thoắt cái, mối tình online đã kéo dài được gần 4 năm. Cả hai đã trở thành một phần trong cuộc sống của nhau. Những rào cản về ngôn ngữ, văn hoá dần được xoá mờ. Duy chỉ có khoảng cách về địa lý khiến chuyện tình hai người thỉnh thoảng rơi vào khó khăn.

Cô gái Việt vẽ chuyện tình với chàng Tây: Gia đình sợ con gái bị lừa và ngày đoàn tụ - ảnh 3

Vì dịch Covid-19, cặp đôi phải yêu xa hơn 2 năm.

NVCC

Gia đình sợ con gái bị lừa

Trong gần 4 năm yêu nhau, cả hai chỉ có 3 tháng thực sự ở bên cạnh nhau. Tháng 10.2019, anh Mathieu đến Việt Nam để thăm chị Thúy và gia đình. Thời gian này, hai người càng thấu hiểu và yêu quý nhau hơn, dần xác định mối quan hệ lâu dài.

Gia đình chị Thúy ban đầu không tin và lo lắng con gái bị lừa, sợ anh đã có vợ con ở bên đó. Nhưng bằng sự chân thành và tình yêu với cô gái Việt, anh Mathieu đã khiến cả nhà thay đổi suy nghĩ và ủng hộ chuyện tình của hai người.

Chị Thanh Hương cho biết: “Tôi không nghĩ Thúy và anh chàng ấy sẽ ở bên nhau đến ngày hôm nay. Tôi nghĩ cả hai chỉ nói chuyện cho vui vậy thôi. Nhưng lúc anh ấy đến thăm gia đình, chúng tôi đã có thiện cảm nhiều hơn. Ông bà nội rất khó tính nhưng cũng ưng cháu rể tương lai này”.

Sau 3 tháng ở Việt Nam, anh Mathieu trở lại quê nhà để sắp xếp công việc và trở lại hoàn tất các thủ tục kết hôn. Anh cũng muốn sớm đưa người con gái mình yêu ra mắt gia đình. Nhưng mọi kế hoạch đổ bể khi dịch Covid-19 bùng phát.

Cô gái Việt vẽ chuyện tình với chàng Tây: Gia đình sợ con gái bị lừa và ngày đoàn tụ - ảnh 4

Gia đình chị Thúy ủng hộ chuyện tình của hai người và mong cả hai sớm về một nhà

NVCC

“Chúng tôi bất đắc dĩ phải yêu xa hơn 2 năm nay. Lúc mới bắt đầu, tôi cảm thấy rất lo lắng. Tình hình dịch bệnh kéo dài và cũng khá nguy hiểm, chúng tôi không thể bên cạnh nhau để chăm sóc nên rất lo lắng cho tình hình sức khỏe của đối phương. Tôi còn nhớ rất rõ cảm xúc vui mừng cứ mỗi khi một trong hai đứa được tiêm vắc xin. Điều đó chứng tỏ rằng ngày chúng tôi gặp lại nhau sẽ còn không xa nữa”, chị Thúy kể lại.

Cũng như các cặp đôi khác, hai người có lúc nảy sinh mâu thuẫn, cãi vã. Khoảng cách gần 10.000km khiến cả hai cảm thấy bất lực và nhớ thương. Nhưng, nhờ sự kiên trì và tình cảm dành cho nhau quá lớn, cả hai cùng ngồi lại giãi bày hết suy nghĩ, cảm xúc trong lòng. Từ đó, mâu thuẫn được giải quyết và niềm tin về hạnh phúc được vun vén.

“Tôi cảm thấy mình có thể tin tưởng cô gái này. Cô ấy cũng giúp tôi trở thành một người tốt hơn. Tôi đã hút thuốc từ năm 16 tuổi. Và sau khi gặp Thúy, tôi đã cố gắng bỏ thuốc vì cô ấy đã thuyết phục tôi. Đó là một thói quen tệ hại và cô ấy không muốn sức khoẻ của tôi bị ảnh hưởng”, chàng trai Bỉ bày tỏ.

Sau bao nhiêu thử thách, ngày hôm nay với cặp đôi này sẽ mãi là một ngày không quên khi cả hai được đoàn tụ để chuẩn bị cho sự kiện trọng đại của cuộc đời.

Theo Thanh niên​​​​​​​

Chuyện tình cổ tích của cặp chồng “cụt” vợ “què”: Người đời dè bỉu càng quyết về bên nhau

Có người chúc phúc, cũng có người dè bỉu, trêu đùa. Họ không lấy đó làm buồn mà càng mạnh mẽ hơn để vượt qua mặc cảm khuyết tật, vươn lên trong cuộc sống.

Đó là một buổi chiều chúng tôi có dịp về huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, nghe kể về câu chuyện tình yêu giữa anh Đinh Văn Cảnh và vợ là chị Võ Thị Mỹ Phúc (37 tuổi; quê huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam).

Sống sót sau bạo bệnh

Gia đình anh Đinh Văn Cảnh ở thôn 9, xã Tân Châu, huyện Di Linh.

Dù đã hẹn trước nhưng khi đến nơi chúng tôi vẫn phải đứng ngoài cửa đợi hơn 1 giờ, bởi chị Phúc vẫn còn dở dang xấp vé số chưa bán hết và còn nhiệm vụ phải đón con nhỏ đang học ở trường mầm non.

Gặp chúng tôi, anh Cảnh chia sẻ: “Khi còn sơ sinh ở Thanh Hóa, tôi mắc bệnh sốt bại liệt đến nỗi chết đi sống lại. Sau di chứng từ cơn bạo bệnh ấy, hai chân và tay phải dần co quắp, giọng nói cũng không được gọn như người bình thường. Mẹ kể tôi chết đi sống lại những 3 lần. Sợ tôi chết luôn nên bà nấu chè xôi cúng tổ tiên rồi đặt tên cho tôi là Sót, nghĩa là sống sót sau bạo bệnh”.

Theo anh Cảnh, ở quê Thanh Hóa của anh lúc bấy giờ cuộc sống khó khăn. Rồi cha mẹ mất sớm, nhà đông anh em nên năm 16 tuổi anh phải theo người thân lang bạt khắp nơi bán vé số mưu sinh. Lang thang khắp các tỉnh miền Tây Nam Bộ, TP HCM, Đồng Nai… cuối cùng anh chọn Lâm Đồng làm nơi an cư. Lúc đó, anh tròn 30 tuổi.

Sau khi bán vé số một thời gian ở TP Bảo Lộc, năm 2014 anh chuyển lên thuê phòng trọ ở xã Tân Châu (huyện Di Linh) để tiếp tục bán vé số. Ở đây, anh gặp chị Phúc.

Lúc đó, vợ tôi đang phụ bán hàng tạp hóa cho người chị ở thị trấn Di Linh. Tôi thường xuyên đi xe lăn qua lại bán vé số ở khu vực này, rồi không biết từ khi nào có số điện thoại của nhau. Lúc đầu là hỏi thăm qua lại rồi đồng cảm với hoàn cảnh mà thương nhau lúc nào không hay anh à” – anh Cảnh cười xòa. Chị Phúc bị khuyết tật thiếu một chân bẩm sinh, cuộc sống gắn liền với cây nạng, thính lực yếu không thể nghe một câu trọn vẹn, thậm chí có lúc không nghe gì khi sức khỏe không tốt.

Chuyện tình của 2 mảnh đời khiếm khuyết này dần dần cũng được người dân địa phương biết đến. Có người chúc phúc cho họ, cũng có người dè bỉu, trêu đùa. Thay vì buồn bã thì theo anh, điều đó đã tạo cho anh chị nghị lực mạnh mẽ để vươn lên. Anh quyết tâm cưới bằng được chị Phúc làm vợ, mặc dù gia đình đôi bên ngăn cản. “Hạnh phúc của bản thân mình không phải ai mang đến cho mà nó là sự nỗ lực quyết liệt mới có được. Không ai sống thay cho mình” – anh Cảnh tâm sự.

Cổ tích của 2 người khuyết tật - Ảnh 1.
Cổ tích của 2 người khuyết tật - Ảnh 2.

Dù nắng hay mưa, vợ chống nạng, chồng trên xe lăn, rong ruổi khắp nơi

Cùng nhau rong ruổi

Chúng tôi đang trò chuyện với anh Cảnh thì vừa lúc chị Phúc trở về trên xe lăn sau khi đã ghé đón con là cháu Thiên Ân học ở trường mầm non. Tiếp lời, chị Phúc kể: “Vợ chồng em vất vả lắm. Để về sống được với nhau và sinh cháu Thiên Ân là sự kiên trì nỗ lực thuyết phục hai bên gia đình”.

“Thấy ổng ngày nào cũng đi xe lăn ngang qua tiệm tạp hóa của nhà chị em để bán vé số, cơm đường cháo chợ đi lại khó khăn, em thấy khổ quá nên xin phép chị gái cho về ở với ổng nhưng chị ngăn cản, nói nó lo cho thân nó chưa xong, mày thì bị mất một chân như vậy về với nhau lấy gì mà sống? Rồi mẹ em cũng lên tiếng ngăn cản. Nhưng tụi em đã quyết rồi. Thế là thành đôi như giờ nè” – chị Phúc nở nụ cười rạng rỡ.

Kể thêm câu chuyện tình yêu như cổ tích này, anh Cảnh nhớ đêm 30 Tết Giáp Ngọ (năm 2014) ấy là đêm nhớ nhất trong cuộc đời anh. “Đêm hạnh phúc nhất mà đến giờ tôi vẫn còn nghĩ đó là một giấc mơ” – anh Cảnh kể bữa đó cả xóm trọ của những người nghèo lang bạt mưu sinh không còn cảnh rộn ràng nữa vì mọi người đã khăn gói đón xe đò về quê ăn Tết.

Mình tôi nằm co ro thì Phúc tới. Cô ấy chống nạng tới. Tiếng cây nạng gõ xuống đất lộp cộp từng tiếng chậm rãi. Tôi nhớ như in. Rồi Phúc gõ cửa gọi to ông có trong nhà không ông Cảnh ơi, mở cửa đi, ông chịu thì tôi về ở với ông luôn hôm nay” – anh Cảnh ngừng một chút để nén xúc động, rồi tiếp: “Tôi ú ớ không nói được câu nào luôn. Lọ mọ ra mở cửa thì Phúc đứng đó thật. Biết thật rồi nhưng vẫn bối rối. Trên tay Phúc xách một túi đồ nhỏ. Tình cảnh như một giấc mơ, xuất hiện lúc thời khắc linh thiêng vì chỉ còn khoảng 1 giờ nữa là đến giao thừa. Lúc này, tim tôi như ngưng đập vì sung sướng và hạnh phúc”.

Sau đêm 30 Tết năm đó, Phúc “cụt” về sống với Cảnh “què” đã thành thời sự nóng râm ran khắp dân tình ở ngã 3 Tân Châu. Không có đám cưới như bao người khác, 2 vợ chồng khiếm khuyết cùng nhau rong ruổi khắp huyện Di Linh bán vé số để mưu sinh. Sau một năm dành dụm được ít tiền, 2 vợ chồng cùng đón xe đò về quê làm mâm cơm cúng tổ tiên và xin phép quay vào Di Linh sinh sống.

Thời gian trôi qua, vợ chồng anh Cảnh đã khiến người dân địa phương nể phục, không ai còn dè bỉu trêu chọc nữa vì cảm mến nghị lực của họ vươn lên trong cuộc sống. Dù nắng hay mưa, vợ chống nạng, chồng trên xe lăn, rong ruổi khắp nơi bán cho hết xấp vé số với mong ước tương lai sẽ có một ngôi nhà nhỏ và đứa con.

Trước đây, tôi mong có 1 đứa con để nuôi. Nhưng nhìn lại cảnh tàn tật như mình làm sao có chồng mà sinh con được. Rồi khi quyết định về ở với ổng, cũng sợ sẽ khổ như người đời bàn tán lắm chứ. Nhưng nghĩ lại, mình với ổng có sướng bao giờ đâu mà sợ khổ gì nữa. Vậy là vợ chồng an ủi nhau, cầu mong trời thương” – chị Phúc tâm sự.

Như một giấc mơ

Giấc mơ đã thành sự thật. Chuyện tình của họ cũng sang trang có hậu. Sau thời gian anh chị về sống với nhau thì có tin vui, rồi chị sinh được đứa con gái kháu khỉnh. “Mình có vợ là như một giấc mơ rồi, nhưng mình vẫn tham lam cầu mong có được đứa con cho vui cửa vui nhà. Vậy mà trời thương cho thiệt các anh à” – anh Cảnh cười vui trong niềm hạnh phúc.

Bé gái có đôi mắt sáng long lanh được vợ chồng anh Cảnh đặt tên là Thiên Ân, nghĩa là ân huệ mà trời ban cho gia đình anh. Theo anh Cảnh, “trời ban cho mình có được những gì mình mong ước là hạnh phúc vô bờ bến rồi. Mong con gái chăm ngoan, không bệnh tật là cả nhà không lo đói nữa”.

Từ khi gia đình anh Cảnh và chị Phúc có con nhỏ, chị gái của chị Phúc cho gia đình anh Cảnh mượn 150 triệu đồng trả chậm, không lãi để mua mảnh vườn nhỏ nằm sâu trong rẫy cà phê ở thôn 9, xã Tân Châu. Thông qua anh Trần Anh Khoa ở Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao huyện Di Linh, các nhà hảo tâm đã giúp đỡ vợ chồng anh Cảnh làm một căn nhà khoảng 50 m2, đủ để che nắng che mưa.

Chia tay gia đình anh trong buổi chiều muộn, dù xe đã chạy được một đoạn khá xa nhưng vẫn nghe lanh lảnh tiếng cười giòn tan của cháu Thiên Ân hòa lẫn tiếng hát câu được câu mất của anh Cảnh vọng qua vườn cà phê. Tôi lại thầm cầu mong cho cuộc tình như chuyện cổ tích này mãi mãi bền lâu trong tiếng cười.

Mặc dù gia đình anh Cảnh chưa có hộ khẩu ở địa phương nhưng UBND huyện, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Di Linh vẫn luôn quan tâm giúp đỡ gia đình anh, hướng dẫn anh làm hồ sơ nhập khẩu về Di Linh để được hưởng đầy đủ chế độ chính sách cho người khuyết tật theo quy định” – bà Trần Thị Hoa, Phó Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Di Linh, nói.

Theo Người lao động

Cặp vợ chồng có 4 người con đều mất cả 4, câu nói của người chồng khiến tất cả nghẹn ngào

Nhắc đến cái ăn hằng ngày, bà Đạt tâm sự: “Tôi cứ đi bán hàng về là thấy ông ấy ngồi ở bục cửa chờ đợi với 2 hộp cháo hoặc xôi. Đó là đồ ăn người ta cho, chứ tiền tôi kiếm được không đủ lo ăn uống”.

Đến thành phố Trà Vinh (Trà Vinh) hỏi thăm xóm trọ nghèo – nơi “hội tụ” những người xa quê mưu sinh bằng nghề nhặt ve chai, bán bánh hoặc bán hoa quả rong… ai cũng hay biết. Chỉ cần nhắc đến cụm từ “xóm trọ nghèo” là người dân vanh vách kể rõ từng hoàn cảnh của các hộ sinh sống tại đó.

“Ở đó toàn người có hoàn cảnh đáng thương cư trú. Họ là người xa quê ra thành phố bươn trải hoặc người già neo đơn chẳng còn ai thân thích cả? Vì thế họ cứ bám trụ ở đó, coi đó là nhà rồi ở đó qua ngày đoạn tháng. Giống như vợ chồng bà Đạt và ông Long ấy – vô cùng tội nghiệp và đáng thương”, chị Tư Hoa – chủ quán cà phê gần xóm trọ nghèo nói.

Vừa dứt lời, chị Tư Hoa chỉ cho chúng tôi lối vào phòng trọ của vợ chồng bà Đạt. Nơi đó không khó tìm bởi ngay sát lối vào song ấn tượng nhất chính là căn phòng rộng vỏn vẹn chục mét vuông, được chất đầy đồ bên trong.“Bà ấy đi lượm ve chai về bán, lấy tiền trang trải cuộc sống đó! Hễ thấy cái gì dùng được hay vẫn còn mới chút là đem về dùng… Dần dần đồ đạc chất đống trong nhà”, ông Long vội vàng giải thích cho sự bừa bộn.

Căn phòng trọ bừa bộn của vợ chồng ông Long và bà Đạt.

Sau đó bà Đạt đỡ lời bảo giờ hai vợ chồng đã lớn tuổi, lại không có con cháu gì cả nên không buồn thiết tha dọn dẹp. “Ăn thì nhiều, chứ ở mấy đâu! Do đó tôi chẳng muốn dọn dẹp làm gì cả. Tối đến ông ấy ngủ ở cái giường gấp kia, còn tôi nằm mép giường cũng được. Hồi nọ mấy chị ngoài kia bảo có muốn dọn gọn nhà không mà tôi từ chối. Dọn cũng chẳng để làm gì, có hai thân già lại bệnh tật sống thế nào chẳng xong”, người phụ nữ ngoại lục tuần buồn rầu nói.

Vợ chồng bà Đạt – ông Long vốn sinh được 4 người con. Ai chào đời cũng vô cùng kháu khỉnh, đáng yêu và là “chỗ dựa” tinh thần để ông bà cố gắng làm lụng. Tuy nhiên khi 4 người con lần lượt biết nói đều mắc bệnh rồi qua đời. “Lần đầu, tôi đẻ sinh đôi 2 đứa kháu khỉnh và dễ thương lắm. Hồi ấy chúng nó bị sốt cao mà chúng tôi lần đầu làm cha mẹ làm gì có kinh nghiệm gì chứ? Thế là ông ấy vội ẵm hai đứa vào bệnh xá gần nhà nhưng chỉ được một lúc là chúng nó mất. Ông ấy đau đớn ôm hai đứa trẻ đi chôn, nghĩa địa đó cách đây có một đoạn thôi”, bà Đạt nghẹn ngào nhớ lại quá khứ đau thương.

Bà Đạt buồn rầu khi nghĩ đến quá khứ đau thương.

Hai con đầu qua đời, bà Đạt sinh thêm 2 người con nữa với hi vọng các con sẽ khỏe mạnh và lớn khôn. Ngờ đâu khi các con vừa biết nói liền qua đời khiến ông bà ngã ngục, không thể ngượng dậy. Bà bảo ngày đó không có tiền đi bệnh viện kiểm tra nên đến giờ vẫn không rõ nguyên nhân vì sao các con chết yểu? Bà chỉ biết rằng các con cứ biết nói là qua đời khiến ông bà sợ không dám sinh con nữa.

“Đau đớn lắm! Ai đã làm cha làm mẹ sẽ hiểu cảm giác mất con như thế nào! Vậy mà chúng tôi mất tất cả. Ngày đó, người ta bảo chúng tôi còn trẻ nên sinh tiếp để về già có người chăm sóc. Song tôi nghĩ đến cảnh con biết nói sẽ chết, cảnh bà ấy điên dại khi mất con mà… sợ. Tôi quyết không đẻ nữa, hai vợ chồng ở vậy nương tựa vào nhau đến khi về già”, ông Long rưng rưng nói.

Bươn trải tứ phương, vợ chồng bà Đạt đã lựa chọn “xóm trọ nghèo” làm nơi cắm dùi. Họ đã thuê một căn phòng nhỏ với giá 1 triệu đồng/tháng. Số tiền nhỏ so với bao người ngoài kia nhưng với họ lại vô cùng to lớn. Bà nói: “Chúng tôi ở đây được 9 năm rồi. Xưa hai vợ chồng cùng đi làm thì cuộc sống đỡ chật vật nhiều. Giờ ông ấy bệnh nặng, không thể đi được thì ở nhà chăm đàn chó con, còn tôi lấy bánh về bán hoặc đi lượm ve chai”.

Ông Long mặc nhiều bệnh nhưng không dám đến viện khám.

Mỗi ngày, bà Đạt lên đại lý lấy lại bánh ngọt với giá 4.000 đồng/cái rồi bán thành 5.000 đồng/cái. Do mỗi cái lời được 1.000 đồng, lại không bán được nhiều nên bà chỉ kiếm được dăm ba chục. Số tiền đó chỉ đủ để lo thuốc thang cho ông Long.

Nhắc đến cái ăn hằng ngày, bà Đạt tâm sự: “Tôi cứ đi bán hàng về là thấy ông ấy ngồi ở bục cửa chờ đợi với 2 hộp cháo hoặc xôi. Đó là đồ ăn người ta cho, chứ tiền tôi kiếm được không đủ lo ăn uống”.

Vì quá nghèo, ông Long mắc bệnh lạ từ lâu nhưng chưa từng một lần được đến bệnh viện thăm khám. Ông cho biết mấy năm trước chân tay cứ khô dần, da bắt đầu nứt toác rồi đau nhức xương cốt. Nhưng nghĩ đến cảnh đi viện khám hết vài ba triệu nên cố chịu đau, ai mách thuốc gì rẻ thì mua về uống.

Cặp vợ chồng quyết định nuôi đàn chó lấy làm niềm vui tuổi già.

“Mệt mỏi hoài nhưng cũng kệ, tôi già rồi sống cũng được mà chết cũng được. Nhiều lúc nghĩ đến đời mà rơi nước mắt. Chúng tôi ăn ở có đến nỗi nào đâu mà trời đày quá! Hai thân già bơ vơ giữa cuộc đời, chẳng còn gì vui vẻ nhưng thôi chấp nhận, chứ biết làm sao nữa”, ông Long chia sẻ.

Theo Người đưa tin

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here