Em gái đi bán mắm cùng chị rồi mất tích, 36 năm sau mới gặp lại, nức nở khi biết nguồn cơn

0
124

Lỡ chân bước xuống khỏi tàu, cuộc đời chị Gái đã rẽ sang một hướng hoàn toàn khác.

Bé gái 5 tuổi lạc chị trong một lần đi bán mắm

Vào một ngày năm 1975, chị Gái khi đó mới 5 – 6 tuổi, cùng người ruột chị tên Mừng và mấy người trong xóm đi bán tôm, cá, nước mắm,… Nhóm của chị Gái di chuyển bằng ô tô, rồi tiếp tục lên tàu đi tiếp. Khi đến ga Hương Canh (huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc), chị Gái xuống tàu để đi dạo, một lát sau thì tàu chạy mất. Một mình lạc ở ga tàu xa lạ, cuộc đời của chị Gái rẽ sang hướng khác. 

Chị Gái nhớ, gia đình mình sống ở vùng biển, cách 500m thì có một nhà thờ, bố tên là Long, mẹ tên là Miến. Gia đình chị có tất cả 6 anh chị em: Vui, Mừng, Châu, Hiền, Gái, Thắng. Em út tên Thắng đã mất khi còn sơ sinh. 

Em gái đi bán mắm cùng chị rồi mất tích, 36 năm sau mới gặp lại, nức nở khi biết nguồn cơn - Ảnh 1.

Chị Gái và chồng.

Sau khi lạc chị, chị Gái vừa khóc, vừa đi lang thang ra đến đường nhựa thì gặp một bà đi cắt thuốc, được bà cõng về Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc). Đến đây, bà giao chị Gái cho một người phụ nữ khác. Rồi người phụ nữ này lại đưa chị Gái lên công an để trình báo sự việc. Sau đó, chính người phụ nữ ấy đã đưa chị về nhà, nhận làm con nuôi và đặt cho chị cái tên mới là Lê Thị Dung. 

36 năm sau ngày xa cách, chị Gái đã có gia đình, sinh sống ở TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Chị viết thư về chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” để mong tìm lại cội nguồn. 

Em gái đi bán mắm cùng chị rồi mất tích, 36 năm sau mới gặp lại, nức nở khi biết nguồn cơn - Ảnh 2.

Chị Gái xúc động khi nhìn lại những hình ảnh quê hương của mình.

Chị đi mua bánh, quay lại đã chẳng thấy em đâu

Dù không nhớ rõ địa chỉ nơi mình đã từng sinh sống, nhưng những hình ảnh quá khứ còn sót lại trong tâm trí của chị Gái rất quý giá, giúp chương trình tìm được gia đình cho chị. 

Thì ra, chị Gái còn có tên gọi khác là Lành, tên đầy đủ là Tô Thị Lành, quê ở thôn Sa Châu, xã Giao Châu, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Nơi đây nổi tiếng với nghề làm nước mắm thủ công truyền thống. Vào năm 1975, bà con Sa Châu rủ nhau một nhóm mang mắm đi bán ở các tỉnh Phú Thọ, Hưng Yên, trong đó có chị Mừng và chị Gái. 

Khi đi đến ga Hương Canh, chị Mừng dặn em gái ngồi yên trên tàu để đi mua bánh cho em. Thế nhưng, chị Gái lại nhảy xuống để tìm chị. Không ngờ, hành động đó đã khiến chị rơi vào cảnh chia ly gia đình suốt 36 năm trời. 

Em gái đi bán mắm cùng chị rồi mất tích, 36 năm sau mới gặp lại, nức nở khi biết nguồn cơn - Ảnh 3.

Chị Mừng luôn day dứt khi nhắc tới người em gái bị thất lạc.

Ngày bị lạc Gái khoảng 5 tuổi, mà hồi đó 5 tuổi thì còn bé, còn dại lắm chứ không được khôn ngoan như bây giờ. Khi về nhà, tôi bị mẹ mắng, nhưng không biết phải làm thế nào. Tôi cũng đã xuống ga tìm em rồi mà không thấy. 

Tôi không nghĩ em gái có thể tìm về được quê hương vì lúc bị lạc em còn quá nhỏ. Tôi rất ân hận, vì nếu không tìm được em thì tôi mang tội lớn với em.

Nếu được ôm em gái trong lòng, câu đầu tiên tôi sẽ nói với em là: “Sao em lại bỏ chị mà đi. Chị đã gửi em nhờ người làng trông giúp và dặn em ngồi yên đấy, đừng có đi đâu, chị đi mua bánh cho em cơ mà. Thế mà khi quay lại thì em đã đi đâu mất rồi…”, chị Mừng rơm rớm nước mắt khi được hỏi về cô em gái. 

Chị Gái đoàn tụ cùng gia đình vào năm 2011. 

Như một phép màu kỳ diệu, dẫu tưởng chừng cơ hội thật mong manh nhưng cuối cùng chị Gái đã được gặp lại chị Mừng, gặp lại bố mẹ và các anh chị em khác trong gia đình sau 36 năm thất lạc. Họ ôm chầm, gục khóc trên vai nhau trong niềm vui sướng và xúc động tận cùng.

Nguồn: Như chưa hề có cuộc chia ly

Theo Trí thức trẻ

Tiểu thư chê chàng trai nghèo, phũ phàng từ chối cưới, 52 năm sau mới thấm tấm chân tình

Để thử lòng chàng trai si tình ngày ấy, bà Lộc thách cưới gồm đôi bông tai vàng và 2 bộ áo dài đặc biệt theo yêu cầu.

Trai nghèo một lòng “trồng cây si”

Bà Lê Thị Lộc thuở xưa là con gái của một gia đình khá giả ở Sài Gòn. Cách đây khoảng chừng 50 năm, anh trai mở tiệm cơm, bà Lộc qua phụ giúp.

Ông Lê Văn Ê (quê Tiền Giang) khi đó đang làm ở cầu Sài Gòn, ngày ngày ghé qua tiệm ăn cơm và rồi phải lòng cô em gái chủ tiệm lúc nào không hay. Cũng từ đó, hành trình “trồng cây si” của ông Ê cũng bắt đầu. “Lần đó thấy bà hiền, dễ thương, hợp ý. Thương lắm mà chưa dám nói gì hết”, ông thổ lộ.

Nửa tháng sau đó, ông Ê nhiệt tình qua tiệm cơm phụ làm cùng. Vài lần mạnh dạn bắt chuyện nhưng bà Lộc chẳng mảy may để ý hay buồn đáp lời. Cô thiếu nữ tỏ ra xa cách, thậm chí còn thấy sợ mỗi khi người đàn ông to con ngày nào cũng đứng chắn lối trước mặt.

Tiểu thư chê chàng trai nghèo, phũ phàng từ chối cưới, 52 năm sau mới thấm tấm chân tình - Ảnh 1.

Ông Ê cảm mến bà Lộc trong một lần tới quán cơm của anh trai bà.

Một ngày nọ, bà Lộc nghe tin từ một người bạn, ông Ê chuẩn bị về quê đón mẹ lên coi mắt, hỏi cưới. Hôm đó bà về nói chuyện với mẹ ruột, chẳng ngờ mẹ lại hí hửng khoe luôn quà của con rể tương lai.

“Ông ấy nói về 7 ngày mà 3 ngày sau đã lên rồi. Lúc lên vác nguyên cái balo xoài lên đem vô nhà cho. Chiều hôm đó má tôi về bảo: Thằng Ê nó về quê mang xoài lên đó Út, xoài ngon lắm con ăn đi”, bà Lộc bảo lúc ấy bà khó chịu và đáp lại mẹ rằng không muốn ăn.

Đúng 2 hôm sau, mẹ ông Ê lên nói chuyện, đặt vấn đề với nhà gái. Bà Lộc không nói không rằng, quay ngoắt vào bếp bỏ 2 mẹ con ông Ê ngoài phòng khách. Thấy con gái tỏ thái độ bất mãn, mẹ bà Lộc ra sức thuyết phục. Là người từng trải, mẹ bà nhìn ra sự hiền lành, chân chất và tấm chân tình của chàng rể. Anh trai bà Lộc cũng khuyên nhủ, thậm chí còn đe nẹt em gái.

“Cả nhà tôi ai cũng ưng ông ấy, chỉ có tôi là không. Ông anh trai tôi bảo: Nếu mà em không chịu thì anh cũng không ép. Mà ba mất rồi, giờ còn 2 anh em với má. Anh cũng muốn em có chỗ đàng hoàng cưới gả. Cô mà ưng thằng này, đám cưới lớn anh lo. Nó thương mày thiệt tình, sau này có nghèo có khổ, anh chịu cho. Còn nếu không ưng thì đưa cái đầu tao trét dầu hắc, rồi muốn đi đâu thì đi “, bà Lộc được anh trai cho suy nghĩ 1 tuần về chuyện cưới xin.

Bị ép vào đường cùng, cũng chẳng biết sẽ đi đâu về đâu, cô thiếu nữ gật đầu lấy lệ, “thôi kệ, khó quá đành chịu đi”. Đồng ý, nhưng bà vẫn đưa ra một điều kiện trước khi cưới: “Con chịu nhưng phải cho con một đôi bông tòng teng có con chim én ở giữa. Áo dài phải may 2 cái, một cái màu xanh nước biển, cái còn lại màu xanh xác pháo”.

Mẹ bà Lộc bất lực trước cô con gái khó chiều, bèn bảo: “Con ơi, tội nghiệp thằng này, nó thương mày quá đi, mà gia đình nó nghèo nữa. Thôi nhà mình có áo dài nhiều lắm, cái nào mới con mặc ở trong, còn may một cái mới thôi. Mày thấy nó vậy chứ nó hiền với giỏi lắm đó, mày chịu nó đi.”.

Trước yêu cầu của bà Lộc, ông Ê chẳng nói gì, sau hôm ấy chỉ lẳng lặng đưa bà lên chợ Thủ Đức may áo, chuẩn bị mọi thứ tươm tất, chờ đến ngày đưa dâu. Hôm cưới, cô dâu chú rể đứng cách xa nhau, bà Lộc nhất quyết không chịu cho ông nắm tay hay ôm eo như bao cặp đôi khác.

52 năm viên mãn, hạnh phúc cùng 8 người con

Ngày xưa khó khăn, bà Lộc theo chồng về huyện Nhà Bè sinh sống. Căn nhà nhỏ, nghèo đến mức đêm tân hôn không có giường, cả hai vợ chồng phải nằm võng. Thế nhưng ông Lộc luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho vợ. Có những ngày thức ăn trong nhà hết sạch, ông ra sông bắt cá, hái rau dền về nấu.

Sự xa cách của bà Lộc với chồng chỉ dần thay đổi khi bà mang bầu đứa con thứ hai. “Tôi bắt đầu thương ông khi sinh con nhỏ. Ông không đi làm, nghỉ ở nhà chăm sóc tôi. Hồi xưa lúc sanh là không được nằm trong nhà, phải làm cái chái ngoài hè. Lúc ăn cơm ông cũng bưng ra đó, đi đâu về cũng chạy ra… Có cái gì cũng đem về cho ăn”.

Tiểu thư chê chàng trai nghèo, phũ phàng từ chối cưới, 52 năm sau mới thấm tấm chân tình - Ảnh 3.

Bà Lê Lộc năm nay đã 68 tuổi, còn ông Ê bước sang tuổi 75

Cuộc sống vợ chồng cứ thế trôi qua yên bình. Bà Lộc sinh được 8 người con, cùng ông nuôi nấng các con thành đạt, khôn lớn, nay đều đã có gia đình riêng. 52 năm qua, hai vợ chồng ông bà chưa từng cãi vả, giận dỗi quá nửa ngày. Khi nào bà to tiếng, ông lại nhẫn nhịn, xuề xòa làm hòa. Tiền lương làm được bao nhiêu đều đưa hết cho vợ, còn ông chỉ dám xin 1 – 2 triệu dắt túi, thỉnh thoảng ăn sáng, mua quà bánh cho các cháu.

Dù năm nay đã ngoài 75 song ông rất tình cảm và luôn gọi vợ là “em”. Có hôm hứng lên, ông rủ bà ra Vũng Tàu nghỉ mát. Cả hai cùng nhau lượn vòng quanh thành phố, đi cafe, karaoke, “bà hát ông nghe”. Thi thoảng bà thích món đồ nào đó hay muốn đi shopping, ông chở bà đi mua bằng được.

Tiểu thư chê chàng trai nghèo, phũ phàng từ chối cưới, 52 năm sau mới thấm tấm chân tình - Ảnh 4.

Bà Lộc sinh hạ được 8 người con

Cả hai ông bà luôn tình cảm, ân cần trong suốt thời gian sinh sống

52 năm qua, ông Ê luôn giữ tấm chân tình sắt son, chưa bao giờ để mình lầm đường lạc lối. Từ khi tóc còn xanh đến lúc bạc đầu, tình cảm ông dành cho vợ vẫn nguyên vẹn và mặn nồng như thuở mới yêu. Điều hạnh phúc của hai vợ chồng hiện giờ là nhìn các con cháu khôn lớn, thành đạt, gia đình sum vầy vui vẻ.

Cho đến tận ngày hôm nay, bà Lộc mới thấm thía được lời dặn của mẹ năm xưa: “Ông tốt lắm, không có tật xấu gì, rất tốt luôn. Phải nói cũng hên cho tôi, nếu ngày xưa tôi gặp ông nào gia trưởng khó tính thì đâu được như hôm nay”, bà Lộc tâm sự.

Nguồn: Tình trăm năm

Theo trí thức trẻ

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here