Phụ nữ mang thai mắc COVID-19 nguy hiểm ra sao, trẻ sinh ra có bị dị tật không?

0
215

Mới đây Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn tạm thời dự phòng và xử trí trường hợp mắc COVID-19 ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.

Chưa có bằng chứng liên quan tới dị tật thai nhi

Theo Bộ Y tế, các dữ liệu hiện nay cho thấy nguy cơ mắc bệnh thể nặng ở phụ nữ mang thai nhiễm COVID-19 có triệu chứng cao hơn so với nhóm phụ nữ không mang thai.

Đối với thai nhi, các nghiên cứu gần đây về COVID-19 cũng như những nghiên cứu trước đây về bệnh SARS-CoV-2 và MERS-CoV cho thấy không có bằng chứng nào chứng minh có mối liên quan giữa những bệnh này và các dị tật bẩm sinh.

Tuy nhiên, cũng có bằng chứng cho rằng viêm phổi do virus ở phụ nữ mang thai có liên quan đến tăng nguy cơ sinh non, thai chậm phát triển và tử vong sơ sinh…

Nghiên cứu tổng hợp từ báo cáo khoa học ở nhiều quốc gia với gần 7.500 trẻ em trong đó có 25 trẻ sơ sinh nhiễm SARS-CoV-2 cho thấy đa phần trẻ có triệu chứng vừa và nhẹ, khoảng 2% trẻ cần nhập vào đơn vị Hồi sức tích cực và tỉ lệ tử vong là 0,08%.

(Ảnh minh họa)

Nghiên cứu tổng hợp từ 74 báo cáo trên 176 trẻ sơ sinh nhiễm SARS-CoV-2, có 5,1% trẻ cần hồi sức sau sinh, 38% trẻ được nhập vào đơn vị Hồi sức tích cực, tuy vậy phần lớn những trẻ này bị cách ly theo quy trình mà không phải do bệnh nguy kịch cần chăm sóc tích cực.

Thời gian trung bình nằm tại đơn vị hồi sức là 8 ngày. Không có tử vong nào được báo cáo là do COVID-19. Trẻ sơ sinh nhiễm SARS-CoV-2 được báo cáo có thể có các triệu chứng sốt, li bì, ho, thở nhanh, thở gắng sức, ngưng thở, nôn, tiêu chảy và bú kém.

Một số triêu chứng rất khó phân biệt với các bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh như chậm hấp thu dịch phế nang, bệnh màng trong và nhiễm trùng sơ sinh.

Chăm sóc thiết yếu sơ sinh sớm gồm da kề da và bú sữa mẹ được chứng minh là giảm tỷ lệ hạ thân nhiệt, hạ đường máu, suy hô hấp, nhiễm trùng sơ sinh, giảm sang chấn tâm lý, giảm tử vong và bệnh tật cho mẹ và trẻ.

Đồng thời chưa có bằng chứng khoa học cho thấy việc cách ly mẹ con làm giảm nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 cho trẻ sơ sinh.

Khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới là duy trì cái ôm đầu tiên ngay sau sinh, chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm và bú mẹ hoàn toàn giúp giảm biến chứng bệnh tật và tử vong cho bà mẹ và trẻ em.

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có cung cấp dịch vụ sản khoa và chăm sóc trẻ sơ sinh cần hướng dẫn người bệnh và người nhà đến khám đeo khẩu trang, sát khuẩn bằng dung dịch rửa tay nhanh và tới khu vực cách ly; Giữ khoảng cách tối thiểu là 2 mét giữa các người bệnh; Hạn chế người bệnh di chuyển trong cơ sở y tế.

Người nhà đi kèm với người nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19 cần phải được xem như là có phơi nhiễm với COVID-19 và cũng phải được tầm soát cho đến hết thời gian theo dõi theo quy định để giúp chẩn đoán sớm và phòng ngừa COVID-19.

Cán bộ y tế nên tư vấn cho phụ nữ mang thai về các nguy cơ của nhiễm COVID-19 và các biện pháp dự phòng nhiễm SARS-CoV-2, bao gồm: Tiêm vaccine ngừa COVID-19 trong thai kỳ (thai ≥ 13 tuần) hoặc trong giai đoạn hậu sản, kể cả khi nuôi con bằng sữa mẹ theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.

Thực hiện các biện pháp dự phòng nhiễm COVID-19 như rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và hạn chế tiếp xúc với người khác.

Riêng phụ nữ mang thai đang ở trong vùng bị phong tỏa do dịch COVID-19: Giảm số lần thăm khám trực tiếp, giảm thời lượng của mỗi lần khám thai, nên tăng cường thăm khám qua hệ thống khám chữa bệnh từ xa.

Phân nhóm các thai kỳ có cùng tuổi thai để hẹn khám và thực hiện các xét nghiệm trong cùng một thời gian, nhằm giảm sự tiếp xúc với nhiều nhân viên y tế. Hạn chế các xét nghiệm, chỉ thực hiện những chỉ định thực sự cần thiết.

Sử dụng một số phương pháp chẩn đoán tạm thời thay thế cho các phương pháp chẩn đoán đã có trong phác đồ về theo dõi thai kỳ do Bộ Y tế ban hành như chẩn đoán bệnh lý đái tháo đường thai kỳ bằng phối hợp Glucose máu và HbA1c; tầm soát các thể lệch bội thường gặp bằng NIPS.

Phụ nữ mang thai hay trong giai đoạn hậu sản vẫn tiếp tục tiêm phòng uốn ván theo lịch tiêm chủng.

Xử trí phụ nữ mang thai nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19

Đối với trường hợp nghi nhiễm COVID-19, thực hiện cách ly theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế và quy định cụ thể của địa phương.

Đối với trường hợp nhiễm COVID-19: Thực hiện việc chăm sóc, theo dõi, điều trị tại cơ sở y tế điều trị COVID-19, bệnh viện dã chiến hoặc tại nhà theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế và quy định cụ thể của địa phương.

Ưu tiên điều trị COVID-19 trước, chỉ can thiệp sản khoa khi có triệu chứng cấp cứu về sản khoa hoặc khi tình trạng người mẹ trở nặng cần hội chẩn các chuyên khoa liên quan.

Phụ nữ mang thai nên chủ động tiêm phòng vaccine COVID-19 (Ảnh minh hoạ)

Thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang và CT Scan ngực, siêu âm, sàng lọc trước sinh như đối với người không mang thai, chỉ sử dụng phương tiện chẩn đoán hình ảnh này khi thật cần thiết với bức xạ liều thấp, chú ý sử dụng các phương tiện bảo vệ thai nhi.

Thai phụ nhiễm COVID-19 (kể cả đã khỏi) cần được quản lý thai 2 – 4 tuần/lần nhằm phát hiện sớm những trường hợp tiền sản giật, thai chậm phát triển trong tử cung, dọa đẻ non/đẻ non.

Cân nhắc sử dụng thuốc kháng virus, thuốc kháng đông và các loại thuốc khác cho thai phụ nhiễm COVID-19 theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế.

Nếu dùng thuốc kháng virus cần theo dõi chức năng gan, thận; nếu có kế hoạch mổ lấy thai, ngừng sử dụng thuốc kháng đông trước 12 – 24 giờ.

Về can thiệp sản khoa

Bộ Y tế hướng dẫn điều trị dọa sảy thai, dọa đẻ non cần căn cứ vào tình trạng của thai phụ, thai nhi và nên hội chẩn với các chuyên khoa truyền nhiễm/hồi sức/sơ sinh.

Thai phụ nhiễm COVID-19 có thể sử dụng Corticosteroid theo quy định hiện hành của Bộ Y tế. Sử dụng Corticosteroid cho mục đích trưởng thành phổi: Dexamethasone 6mg tiêm tĩnh mạch 12 giờ/lần trong vòng 48 giờ (4 liều).

Đối với những trường hợp mắc bệnh COVID-19 nhưng không có triệu chứng hoặc chỉ ở mức độ nhẹ: Nếu tuổi thai từ 39 tuần trở lên, xem xét chỉ định chấm dứt thai kỳ; Nếu tuổi thai 37 tuần – 38 tuần 7 ngày mà không có chỉ định sản khoa khác: xem xét theo dõi thai thường quy cho đến 14 ngày kể từ khi thai phụ có xét nghiệm COVID-19 dương tính hoặc 7 ngày kể từ khi khởi phát triệu chứng hoặc 3 ngày kể từ khi có sự cải thiện các triệu chứng.

Đối với những trường hợp mắc COVID-19 nặng hoặc tiên lượng diễn tiến nặng/nguy kịch trong vòng 24 giờ: Trường hợp không thở máy, nếu tình trạng mẹ diễn tiến xấu dần, cân nhắc chấm dứt thai kỳ khi thai > 32 tuần bằng cách khởi phát chuyển dạ, theo dõi sinh đường dưới hoặc mổ lấy thai.

Trường hợp có thở máy: Nếu thai > 32 tuần: xem xét chỉ định mổ lấy thai; Nếu thai ≤ 32 tuần và có khả năng sống: chỉ định sinh nên được trì hoãn nếu tình trạng của mẹ ổn định hoặc có cải thiện; trường hợp tình trạng bệnh của người mẹ có diễn tiến xấu hơn: mổ lấy thai;

Bộ Y tế lưu ý cần cân nhắc chỉ định mổ lấy thai khi tuổi thai dưới 30 tuần. Cân nhắc đến việc chấm dứt thai kỳ trong trường hợp sản phụ nhiễm COVID-19 thể nặng ảnh hưởng nặng đến chức năng hô hấp sau khi hội chẩn giữa chuyên khoa sản, chuyên khoa hồi sức, gây mê hồi sức, sơ sinh.

Theo Tổ quốc

Nguồn: http://toquoc.vn/phu-nu-mang-thai-mac-covid-19-nguy-hiem-ra-sao-tre-sinh-ra-co-bi-di-tat-khong-82021198125621138.htm

Bảo mẫu, thợ hồ, xe ôm… tại TP.HCM nhận hỗ trợ: ‘Không cần bất cứ thủ tục gì !’

Người lao động tự do làm công việc bảo mẫu, giúp việc nhà, thợ hồ, xe ôm… thắc mắc để được nhận gói hỗ trợ Covid-19 của TP.HCM đợt mới có cần phải làm thủ tục nào không ?

Cán bộ đến tận nhà dân chi trả hỗ trợ Covid-19 /// ẢNH: LÊ TRỌNG

Cán bộ đến tận nhà dân chi trả hỗ trợ Covid-19

ẢNH: LÊ TRỌNG

Theo đó, TP.HCM đã thực hiện chi hỗ trợ đợt 1 cho 6 nhóm công việc lao động tự do (như bán hàng rong, bán vé số, thu gom rác, phế liệu…) được quy định tại Công văn 2209/2021 của UBND TP.HCM. 

Ngày 19.7, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM đã yêu cầu các UBND các quận huyện và TP.Thủ Đức đề nghị các địa phương rà soát, thống kê số liệu lao động tự do gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 ngoài 6 nhóm công việc đã được quy định để họ được đề xuất nhận hỗ trợ.

Cụ thể, người lao động thuộc các ngành nghề sẽ được hỗ trợ đợt 2 lần này gồm: Bảo mẫu, quét dọn, giúp việc nhà; Bảo vệ, giữ xe, rửa xe thuê; sửa xe, vá xe nhỏ lẻ; bán báo dạo, đánh giày hoặc công việc có tính chất tương tự; Bán hàng và trợ giúp bán hàng thuê; làm hạt giống, lợp nhà; Đánh bắt thủy sản ven biển và nội địa – tự làm hoặc làm thuê tại các hộ kinh doanh khai thác, đánh bắt thủy sản; Thợ hồ, thợ mộc; Tài xế, phụ xe, lơ xe, tiếp viên; Xe ôm công nghệ; Tự làm hoặc làm thuê tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, may gia công, làm hàng thủ công, mỹ nghệ…

Ngoài ra, UBND quận, huyện và TP.Thủ Đức có thể đề xuất bổ sung nhóm công việc nếu có.

Liên quan đến đợt chi trả hỗ trợ đợt 2 này, người lao động tự do thắc mắc có cần phải đáp ứng thủ tục, hồ sơ nào không.

“Không cần làm bất cứ thủ tục gì!”

Ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cho biết về cơ bản, việc thực hiện chi trả cho người lao động tự do lần này cũng như đợt trước. “Không cần làm bất cứ thủ tục nào”, ông Tấn nói.

Theo đó, điều kiện để người lao động tự do được nhận hỗ trợ đợt này gồm người bị mất việc làm; không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp hơn 4 triệu đồng/tháng (theo mức chuẩn cận nghèo của TP.HCM giai đoạn 2021 – 2025). Đồng thời, có cư trú hợp pháp trên địa bàn TP.HCM (thường trú, tạm trú được cơ quan công an xác nhận) và thuộc các nhóm công việc được quy định.

Về quy trình lập danh sách, sau khi được UBND phường, xã, thị trấn triển khai văn bản và cách thức thực hiện, Ban điều hành khu phố, tổ trưởng các tổ dân phố sẽ tiến hành rà soát, thống kê, lập danh sách người lao động tự do theo mẫu quy định rồi gửi UBND phường, xã, thị trấn để thông qua hội đồng xét duyệt. 

Danh sách sau khi được xét duyệt sẽ được gửi về UBND quận, huyện và TP.Thủ Đức thực hiện thẩm định, phê duyệt, rồi sẽ đưa về phường, xã, thị trấn tổ chức chi trả. 

Việc tổ chức chi trả có thể bằng phương thức qua tài khoản ngân hàng hoặc chi trả trực tiếp. 

Một lưu ý khác, người dân thuộc các nhóm ngành nghề được hỗ trợ có thể chủ động, nhanh chóng liên hệ tổ trưởng nơi cư trú để được lập danh sách đúng quy định.

Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cho biết, theo thống kê sơ bộ, có khoảng 20.000 người lao động tự do sẽ được hỗ trợ đợt 2 này, mức 1.500.000 đồng/người.

Theo Thanh niên

Khan hiếm tài xế, giá cước tăng vọt

Việc giao nhận hàng hóa, thực phẩm của người dân ngày càng trở nên khó khăn sau khi TP.HCM siết chặt hơn các biện pháp phòng chống dịch theo Chỉ thị 16 tăng cường.

 /// Ảnh: Độc Lập

Ảnh: Độc Lập

Giá cước đắt nhưng tìm tài xế không dễ

Sáng 26.7, anh M.V (TP.Thủ Đức) đặt xe ôm công nghệ giao 1 thùng hàng gồm trứng, rau, bánh cho người cháu đang ở trong khu vưc bị phong tỏa tại Q.Bình Thạnh. Gọi xe qua ứng dụng Grab, anh được báo giá 52.000 đồng tiền cước cho quãng đường khoảng 6 km, cao khoảng gấp 1,5 lần so với thường ngày. Tuy giá cước tăng cao nhưng chờ mãi ứng dụng vẫn thông báo chưa tìm được tài xế thích hợp. Anh V. phải lấy thêm 1 máy điện thoại khác, đặt qua ứng dụng Gojek, may mắn tìm được tài xế ở gần, báo giá cước 36.000 đồng.

Tương tự, anh Đ.S (ngụ H.Nhà Bè) cũng giật mình khi đặt tài xế giao đồ ăn tiếp tế nhà bạn tại Q.2, ứng dụng Grab báo giá 110.000 đồng, trong khi thường ngày chỉ dao động từ 60.000 – 70.000 đồng cho cùng quãng đường. Chờ khoảng 15 phút, ứng dụng liên tục báo không tìm được tài xế khiến anh S. đành phải tự mình lái xe đưa đi vì nhà bạn có trẻ con, đang trong khu phong tỏa nhưng không mua được thực phẩm.

“Lần khác, tôi đặt xe giao hàng từ Nhà Bè sang Q.7, mức giá cước cũng tăng gấp đôi nhưng không tìm được xe. Bạn tôi từ Q.2 gửi đồ qua Bình Thạnh, thường ngày chỉ khoảng 30.000 đồng nhưng mấy ngày vừa rồi chưa bao giờ thấp hơn 60.000 đồng/cuốc xe. Ai cũng muốn tuân thủ không ra khỏi nhà để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình, nhưng nhiều khi không đi không được. Toàn đồ thực phẩm, trường hợp cấp thiết mà gọi tài xế thì không có. Mùa dịch ai cũng khó khăn, giá cả thực phẩm đã tăng vọt, giờ thêm phí vận chuyển cũng đua nhau tăng mạnh” – anh Đ.S thở dài ngao ngán.

Trao đổi với Thanh Niên, đại diện hãng gọi xe công nghệ Gojek Việt Nam cho biết công ty cũng nhận được nhiều phản ánh về tình trạng giá cước vận chuyển tăng cao, tuy nhiên không phải do phía doanh nghiệp lợi dùng tình hình dịch bệnh để “thổi” giá cước. Giá mỗi cuốc xe được quyết định bởi thuật toán dựa trên một số yếu tố khách quan như nhu cầu sử dụng và lượng xe có sẵn tại thời điểm khách hàng đặt xe.

“Từ khi TP.HCM áp dụng Chỉ thị 16, phía Gojek đã tuân thủ đầy đủ quy định, chỉ hoạt động dịch vụ giao nhận hàng hóa và đi chợ hộ. Người dân hạn chế ra khỏi nhà, lượng đơn hàng tăng vọt trong khi rất nhiều tài xế nằm trong diện cách ly, phong tỏa nên số lượng tài xế giảm nhiều, không đủ đáp ứng nhu cầu của người dân. Sau khi thành phố áp dụng Chỉ thị 16 tăng cường, tình hình giao nhận hàng hóa ngày càng khó khăn. Cầu tăng lớn trong khi cung ngày càng giảm nên giá cước cũng tăng theo. Dịch bệnh khó khăn, những tài xế còn tiếp tục hoạt động thường là đối tượng cực kỳ khó khăn, họ phải chấp nhận rủi ro để tiếp tục chạy xe kiếm tiền nuôi gia đình nên trong một số trường hợp khó bắt xe hoặc giá cước tăng, phía công ty rất mong nhận được sự thông cảm của khách hàng” – vị này chia sẻ.

Lại khổ vì “hàng thiết yếu”

Giá cao, tài xế ít, việc đặt xe trong giai đoạn này càng trở nên khó khăn hơn chỉ những tài xế giao nhận hàng hóa thiết yếu mới được phép di chuyển.

Tiếp câu chuyện của anh M.V (TP.Thủ Đức), sau thời gian miệt mại chờ đợi để bắt được 1 tài xế giao hàng, anh V. còn mệt mỏi hơn khi tài xế đến nơi yêu cầu anh phải mở hết thùng hàng để kiểm tra rồi mới đồng ý vận chuyển. Tiếp tế lương thực gồm trứng, rau, bánh… anh V. đã cẩn thận gói ghém trong thùng carton, dán băng keo kín mít nhưng tài xế lại yêu cầu mở ra hết và chỉ được dán hờ lại để trên đường nếu bị cảnh sát giao thông kiểm tra thì mở ra cho dễ.

“Toàn đồ thực phẩm dễ vỡ, dễ nát mà không đóng cẩn thận thì đến nơi hỏng hết. Tôi thấy trên ứng dụng Gojek còn thông báo không nhận vận chuyển quần áo,  tập vở,  giấy  viết… Đi được 1 đơn hàng giai đoạn này đúng là quá cực” – anh V. than.

Tương tự, nhà chị L.Phương (Q.7) cũng khốn khổ vì giữa mùa nắng nóng, điều khiển máy lạnh bị hỏng nhưng khi đặt cửa hàng điện máy giao 1 chiếc mới tới thì shipper trên đường giao hàng đã bị lực lượng cảnh sát lập biên bản, bắt quay đầu xe vì vi phạm “vận chuyển hàng không thiết yếu”.

Không chỉ người dân gặp khó, đại diện Grab thông tin cả tài xế và phía doanh nghiệp cũng đang khá lúng túng khi TP.HCM áp dụng nhiều quy định siết hoạt động giao nhận hàng hóa. Thực tế, chưa có văn bản cụ thể nào liệt kê đầy đủ các loại mặt hàng thiết yếu nên doanh nghiệp cũng chưa thể thống kê để cảnh báo khách hàng và tài xế khi nhận cuốc. Nhiều trường hợp tài xế e ngại buộc phải hủy đơn vì sợ bị phạt, trong khi khách hàng lại tỏ ra vô cùng bực bội , phàn nàn trên ứng dụng vì “món hàng đó rất cấp thiết đối với tôi”.

Theo Thanh niên

TPHCM: Shipper không chở hàng thiết yếu sẽ bị xử phạt

TPHCM quy định shipper công nghệ chỉ được phép vận chuyển, giao hàng thiết yếu. Shipper tự phát sẽ bị cấm hoạt động.

Cấm shipper tự phát

Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đã ký văn bản về tăng cường mạnh mẽ các biện pháp giãn cách xã hội toàn thành phố theo Chỉ thị 16.

Trong đó, quy định “xe môtô công nghệ phục vụ vận chuyển hàng hóa thiết yếu của doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong thời gian giãn cách”. Nhiều người băn khoăn, vậy các shipper sẽ hoạt động như thế nào, có cần đăng ký thủ tục mới gì hay không.

Giải đáp tại họp báo cung cấp thông tin, tuyên truyền phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn TPHCM sáng 25.7, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức cho biết: Liên quan đến công tác vận chuyển hiện nay nếu đi ngoài đường sẽ thấy trên 2/3 số xe máy đang đi làm shipper. Shipper có 2 dạng là công nghệ và xe ôm truyền thống, chuyển sang làm công việc vận chuyển.

Ông Đức cho biết, vận chuyển hàng thiết yếu là việc không thể dừng hoạt động được, do đó, không thể cấm nhưng cần phải có tổ chức trật tự, quy củ để giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm. Chính vì vậy, trong quy định mới lần này, TPHCM có yêu cầu xe shipper hoạt động vận chuyển phải có đăng ký.

Các cơ quan, lái xe công nghệ của doanh nghiệp thì không phải đăng ký thêm vì đã có tổ chức, hợp đồng. Riêng dạng tự phát mới bị cấm vì khó kiểm soát. Từ nay đến 1.8, còn 8 ngày, đây là thời gian phải chấp nhận hy sinh một số tiện nghi nhất định, hạn chế tối đa những nguy cơ, ông Đức nói.

Trước tình trạng mua bán áo shipper, ông Dương Anh Đức cho biết TPHCM đã nắm được tình trạng này, một số người mặc áo shipper nhưng không phải shipper. Thành phố đã chỉ đạo lực lượng công an, cán bộ tại các chốt chặn để kiểm soát việc này.

Đại diện Sở Giao thông Vận tải thông tin thêm, trong hôm nay sẽ ban hành chỉ đạo yêu cầu shipper chỉ thực hiện vận chuyển đối với mặt hàng thiết yếu và có quyền từ chối khách hàng khi nhận giao các mặt hàng không thiết yếu. Trên đường lưu thông, lực lượng chức năng có quyền kiểm tra vấn đề có phải là shipper công nghệ đã đăng ký qua doanh nghiệp hay không và có chở hàng thiết yếu hay không. Nếu không thực hiện đúng quy định, các shipper có thể sẽ bị xử lý.

TPHCM yêu cầu shipper chỉ thực hiện vận chuyển đối với mặt hàng thiết yếu. Ảnh: Dương Quốc Bình

Siết chặt hoạt động trong khu phong toả

Trong chỉ thị của Thành phố có một số điểm siết chặt hơn so với Chỉ thị 12 do Thành uỷ TPHCM ban hành trước đó.

Cụ thể, người dân trong khu phong tỏa ở TPHCM chỉ được phép ra khỏi nhà khi có yêu cầu cấp cứu y tế. Chính quyền tổ chức mang nhu yếu phẩm thiết yếu đến từng nhà hoặc hình thức “đi chợ thay”.

Như vậy, người dân trong khu phong toả sẽ không được ra ngoài đi chợ 2 lần/tuần như theo Chỉ thị 12 của Thành uỷ. Ông Dương Anh Đức giải thích: Trong khu phong toả phải đảm bảo thật nghiêm việc giãn cách nhà với nhà, người với người. Về nguyên tắc, đã phong toả phải đảm bảo nguyên tắc “nội bất xuất, ngoại bất nhập” trừ những trường hợp cấp cứu khẩn cấp. Thời gian qua, dù đã có sự nỗ lực cũng như có sự phối hợp của đa số người dân, trên thực tế vẫn có tình trạng người dân trong các phu phong tỏa không đảm bảo nguyên tắc về cách ly.

Điều này dẫn đến tình trạng, hiện nay theo thống kê, số lượng ca F0 phát hiện trong khu phong toả, cách ly chiếm một lượng đa số trong tổng số ca phát hiện tại TPHCM. Có những ngày, số lượng ca nhiễm chiếm đến hơn 70% trong tổng số ca phát hiện tại thành phố.

Thời gian tới, một trong những biện pháp trọng tâm là làm sao đảm bảo giữ được kỷ cương, giãn cách. Để đạt được điều này, quy định liên quan đến khu phong tỏa phải triệt để cách ly người với người, gia đình với gia đình, không để tiếp xúc với hộ gia đình xung quanh, chỉ có như vậy, các khu phong tỏa mới nhanh chóng được giải tỏa.

“Tôi tin rằng người dân trong khu phong tỏa hơn ai hết mong muốn khu phong tỏa sớm ngày được chấm dứt, càng sớm càng tốt. UBND TPHCM đang cân nhắc để thực hiện một số biện pháp nghiêm ngặt hơn trước đây để tạo điều kiện nhanh chóng giải tỏa các khu phong tỏa”, ông Đức cho biết.

Theo Báo lao động

Nguồn: https://laodong.vn/giao-thong/tphcm-shipper-khong-cho-hang-thiet-yeu-se-bi-xu-phat-934310.ldo

TPHCM: Mẫu xét nghiệm Covid-19 tại bệnh viện tồn đọng, Sở Y tế chỉ đạo khẩn

Sở Y tế yêu cầu Trung tâm điều phối xét nghiệm SARS-CoV-2 điều phối mẫu thử đến phòng xét nghiệm để đảm bảo tốc độ trả kết quả trong bối cảnh số mẫu tồn đọng rất nhiều.

Ngày 22/7, Sở Y tế TPHCM đã gửi công văn khẩn đến Trung tâm điều phối xét nghiệm SARS-CoV-2 thành phố, đề nghị đơn vị điều phối mẫu đến các phòng xét nghiệm để kịp trả tốc độ trong 12-24h.

Sở Y tế nhận định, số lượng mẫu xét nghiệm tại cơ sở thu dung, điều trị Covid-19, đặc biệt các bệnh viện dã chiến bị tồn đọng rất nhiều, không trả kết quả xét nghiệm kịp thời. Thực trạng trên gây khó khăn cho công tác điều trị và xem xét cho người bệnh xuất viện.

Tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn còn diễn biến phức tạp, số ca mắc mới chưa có xu hướng giảm. Đến nay, hơn 35.000 người đang được cách ly và thu dung điều trị tại 40 bệnh viện. 

Thời gian tới, mỗi quận, huyện sẽ thành lập thêm cơ sở tập trung ít nhất 1.000 giường cho các F0, riêng thành phố Thủ Đức là 3.000 giường. Để trả kết quả xét nghiệm kịp thời cho bệnh viện và xem xét cho bệnh nhân không triệu chứng xuất viện sớm, Sở Y tế đề nghị Trung tâm điều phối xét nghiệm SARS-CoV-2 thực hiện các nội dung chỉ đạo nêu trên.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM cho biết, trong ngày 21/7, thành phố có thêm 1.585 bệnh nhân xuất viện. Tổng số người mắc Covid-19 được điều trị khỏi trên địa bàn từ ngày 27/4 đến nay là 6.422 trường hợp.

Trong ngày 22/7, Bộ Y tế tiếp tục công bố thêm 4.218 bệnh nhân mắc Covid-19 tại TPHCM. Tổng số trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 trên địa bàn trong đợt bùng phát dịch thứ 4 là 45.561 người.

Theo Dân trí

Nguồn: https://dantri.com.vn/suc-khoe/tphcm-mau-xet-nghiem-covid19-tai-benh-vien-ton-dong-so-y-te-chi-dao-khan-20210722190609729.htm

Người cha “tình nguyện dương tính” để vào viện chăm sóc vợ và con trai mới sinh nhiễm COVID-19

Đó là câu chuyện xúc động của anh Tân (ngụ TP.HCM, tên đã thay đổi) khi không màng hiểm nguy, viết đơn cam đoan chịu mọi trách nhiệm để xin vào một BV điều trị COVID-19 tại TP.HCM chăm sóc cho vợ và con trai đều nhiễm COVID-19.

Trước đó ngoài người vợ vừa sinh, con anh Tân mới 2 ngày tuổi nhập viện vì lý do bú kém. 

Ban đầu các bác sĩ chỉ cho 2 mẹ con ở lại, còn cha phải ra về vì âm tính với SARS-CoV-2. Tuy nhiên vì em bé vừa sinh còn quá nhỏ lại gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, còn người vợ cũng yếu và tinh thần chưa ổn định, anh Tân đã liên tục van nài và đề nghị ký giấy tự nguyện ở lại.

Mủi lòng, các bác sĩ quyết định hỗ trợ hết mình và đồng ý để họ ở lại khoa Sản để điều trị, theo dõi chặt.

Ngày đầu tiên, người mẹ và con trai bị sốt, anh Tân không có triệu chứng gì.

Vì bé sinh non tháng 35 tuần tuổi nên còn bị nhiễm trùng sơ sinh nhẹ, vàng da mức độ trung bình nặng trong bệnh cảnh nhiễm COVID-19.

Bệnh nhi được các bác sĩ chích thuốc kháng sinh khống chế nhiễm trùng, chiếu đèn sơ sinh với hệ thống đèn hiện đại.

Bé tiến triển tốt từng ngày, hết sốt, vàng da giảm, bú tốt. Xét nghiệm sau 2 ngày cải thiện ổn định. Đến nay bé đang tăng cân dần, hết sốt, bú giỏi và ngủ ngoan trong sự vui mừng của các y bác sĩ.

“Các bác sĩ rất nhiệt tình, quan tâm tới bệnh nhân, tạo cho người bệnh tinh thần vui vẻ. Bây giờ mục tiêu của em và chồng là mau chóng hết bệnh về nhà đoàn tụ với ông bà” – vợ anh Tân tâm sự.

Hiện ở BV cũng có nhiều thiên thần nhí khác đủ lứa tuổi. Có bé 3 tháng, 7 tháng, 8 tháng với các triệu chứng của COVID-19 cũng đang cải thiện và khỏe lên từng ngày.

Ngoài chữa bệnh, các nhân viên y tế cũng kiêm làm cha mẹ, dỗ dành, chơi với trẻ.

Nhất là với các trường hợp bé 8 tuổi, 9 tuổi, 11 tuổi dương tính với SARS-CoV-2 phải ở một mình vì cha mẹ đi cách ly ở nơi khác hay do bệnh tình trở nặng, không chăm sóc con được.

Nhìn những gương mặt ngây thơ của các em, các bác sĩ đều quyết tâm phải sớm chữa khỏi bệnh cho con trẻ lẫn người lớn để họ sớm quay về cuộc sống, niềm vui đầm ấm gia đình.

Theo Tổ quốc

Nguồn: http://nhipsongviet.toquoc.vn/nguoi-cha-tinh-nguyen-duong-tinh-de-vao-vien-cham-soc-vo-va-con-trai-moi-sinh-nhiem-covid-19-222021227162130252.htm

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here