Hà Nội ban hành công điện KHẨN: Yêu cầu người dân không ra khỏi thành phố, “ai ở đâu ở đấy”

0
145

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh vừa ký công điện về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19.

Theo đó, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, trong những ngày gần đây ngoài những ca phát hiện qua sàng lọc ho, sốt, khó thở ngoài cộng đồng, thành phố tiếp tục xuất hiện một số chùm ca bệnh phức tạp, tốc độ lây lan nhanh, có nguồn gốc từ các vùng dịch khác trở về Thủ đô.

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu toàn hệ thống chủ động đánh giá tại các khu vực có nguy cơ cao trên địa bàn đặc biệt tại các bệnh viện, khu công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề, chợ dân sinh, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bán hàng thiết yếu, khu đông dân cư, các khu cách ly tập trung, khu phong tỏa; phê duyệt phương án phòng chống dịch đối với các trụ sở cơ quan, đơn vị đang hoạt động trên địa bàn; chủ động quyết định việc thực hiện các biện pháp cao hơn trong thời gian giãn cách xã hội như phong tỏa một khu vực, như khu dân cư, tổ dân phố, cấp phường, xã, thị trấn để kịp thời ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.

Ưu tiên tập trung một số biện pháp cấp bách, như truy vết tối đa trong thời gian ngắn nhất; sàng lọc các đối tượng có triệu chứng như ho, sốt, khó thở, mất vị giác,…; tăng cường, tăng tốc xét nghiệm sàng lọc diện rộng đối với các khu vực có nguy cơ, người về từ vùng dịch; khu trú tập trung đảm bảo hiệu quả, thiết thực, tiết kiệm nguồn lực theo quyết định của cơ quan y tế; cách ly, giám sát, xét nghiệm các nguy cơ đối với các trường hợp về từ vùng dịch và các địa điểm, vùng có nguy cơ khác do cơ quan y tế tham mưu.

Huy động tối đa các lực lượng, phân công cụ thể, hướng dẫn quy trình đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh khi làm nhiệm vụ để phát huy sức mạnh tổng hợp, giảm tải cho lực lượngtuyến đầu. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát tại chỗ và lưu động, kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Đồng thời, khẩn trương triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 3642/QĐ-UBND ngày 21/7/2021 về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động găp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố.

Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội Trung ương và Thành phố, các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế trên địa bàn Thành phố chấp hành nghiêm Chỉ thị số 17 thực hiện giãn cách xã hội, đảm bảo thực hiện đúng quy định về giãn cách và số lượng người đi làm tại công sở.

Triển khai đồng bộ các mô hình hay, có hiệu quả trong phòng, chống dịch bệnh tại cơ sở như mô hình cách ly “3 lớp”, “4 tại chỗ”.

Khẩn trương xây dựng kế hoạch và thực hiện mua sắm vật tư trang thiết bị y tế theo các kịch bản phòng chống dịch, đảm bảo minh bạch, hiệu quả, không để tiêu cực, thất thoát lãng phí. Yêu cầu rà soát, kích hoạt và đưa vào hoạt động theo phương án, kịch bản cao hơn.

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn Thành phố (gồm các bệnh viện Trung ương, các bệnh viện tuyến Thành phố và các bệnh viện ngoài công lập) đều phải thực hiện xây dựng phương án hoạt động bệnh viện an toàn và trình UBND các quận, huyện, thị xã phê duyệt để tổ chức hoạt động;

Đồng thời thực hiện phương án “4 tại chỗ” (làm việc tại chỗ – ăn uống tại chỗ – sinh hoạt, nghỉ ngơi tại chỗ – điều trị tại chỗ) và tổ chức chăm sóc toàn diện cho người bệnh, hạn chế tối đa người chăm sóc người bệnh tại bệnh viện; kiểm soát chặt chẽ người ra vào bệnh viện, phân bố lực lượng làm việc luân phiên từ 7-14 ngày tại bệnh viện mới thay; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ được hoạt động khi được đảm bảo các tiêu chí an toàn Covid-19 do Bộ Y tế quy định.

Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tập trung chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt, thực chất, hiệu quả, kịp thời các biện pháp, nhiệm vụ phòng, chống dịch, giãn cách nghiêm, nhất quán theo phương châm chỉ có thể thực hiện cao hơn, sớm hơn phù hợp theo tình hình thực tiễn tại địa phương;

Huy động tối đa các lực lượng cơ sở đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền để toàn dân nâng cao ý thức tự giác, tự nguyện và chủ động tham gia phòng, chống dịch, nghiêm túc thực hiện quy định của Thành phố. Kiểm soát nghiêm ngặt và thực hiện ngay các biện pháp hỗ trợ cần thiết về đời sống, y tế; cung cấp các lương thực, thực phẩm cho những người lao động nghèo, mất thu nhập, không còn dự trữ để người dân an tâm “ai ở đâu ở đấy” tại các khu vực cách ly, khu vực phong tỏa.

Tuyệt đối không để người dân di chuyển ra ngoài địa bàn Thành phố trong thời gian giãn cách xã hội, trừ những người được chính quyền cho phép. Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND Thành phố nếu để người dân tự ý di chuyển ra khỏi địa phương mình.

Các địa phương, đơn vị chủ động, tích cực chia sẻ kinh nghiệm, các mô hình hay, cách làm tốt trong phòng, chống dịch bệnh;làm việc cụ thể với từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn,yêu cầu xây dựng kế hoạch làm việc, kế hoạch sản xuất kinh doanh, bảo đảm thực hiện đúng quy định về giãn cách và số lượng người đi làm, nhất là đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Trung ương, đồng thời phát huy trách nhiệm nêu gương của các cơ quan này với cơ sở.

Chịu trách nhiệm tổ chức công tác tiêm chủng vaccine Covid-19 trên địa bàn đảm bảo đúng đối tượng. Đảm bảo nguyên tắc công bằng, minh bạch trong tiếp cận vaccine; tổ chức tốt công tác truyền thông cho chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 cho người dân trên địa bàn Thành phố để người dân hiểu được mục đích, ý nghĩa của việc tiêm chủng, ủng hộ, thực hiện theo các hướng dẫn của Thành phố. Tiếp tục triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin thần tốc, hướng tới mục tiêu sớm đạt được miễn dịch cộng đồng nhưng vẫn đảm bảo công tác tiêm chủng an toàn lên hàng đầu.

Phối hợp các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương tổ chức tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho nông dân tại các điểm bán hàng lưu động và cố định, đảm bảo các quy định về công tác phòng, chống dịch.

Chịu trách nhiệm toàn diện và trực tiếp trong công tác phòng chống dịch và đảm bảo đời sống của Nhân dân trên địa bàn; kịp thời báo cáo cấp ủy quận, huyện, thị xã và UBND Thành phố những vấn đề vượt thẩm quyền để kịp thời chỉ đạo, giải quyết.

Sở Y tế khẩn trương xây dựng kế hoạch và tổ chức mua sắm kịp thời vật tư, thiết bị y tế để ứng phó với tình huống dịch bệnh ở mức trung bình, cao và rất cao trên tinh thần hiệu quả tiết kiệm, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách; sẵn sàng cho tình huống dịch diễn biến xấu. Tuyệt đối không để tiêu cực trong mua sắm.

Chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành và đơn vị liên quan rà soát kỹ; tham mưu phương án điều trị tổng thể 20.000 bệnh nhân mắc Covid-19, báo cáo UBND TP trước ngày 5/8/2021.

Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Bộ Tư lệnh Thủ đô và các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thiện Phương án triển khai thí điểm 1.000 giường điều trị bệnh nhân không triệu chứng, triệu chứng nhẹ tại Khu Chung cư Đền Lừ 3 để kích hoạt đưa vào hoạt động từ 2/8.

Triển khai công tác nâng cao năng lực xét nghiệm của Thành phố,ây dựng kế hoạch phân bổ máy xét nghiệm PCR đảm bảo an toàn, hiệu quả, đúng mục đích; bổ sung cán bộ (sinh viên các trường đại học, cao đẳng y trên địa bàn và mạng lưới y tế học đường) hỗ trợ, tổ chức đào tạo nhân lực về lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển; tham mưu, báo cáo UBND Thành phố đề nghị Bộ Quốc phòng chỉ đạo các bệnh viện trực thuộc trên địa bàn (Bệnh viện 108, bệnh viện 103, Học viện Quân y, Trung tâm nhiệt đới Việt Nga và các đơn vị quân đội có phòng xét nghiệm RT-PCR) phối hợp hỗ trợ năng lực xét nghiệm. Tổ chức kịp thời việc mua sinh phẩm, hóa chất và vật tư tiêu hao phục vụ hoạt động phòng chống dịch.

Rà soát, lập tức triển khai mô hình bệnh viện an toàn theo nguyên tắc “4 tại chỗ”. Khẩn trương rà soát, chủ động triển khai công tác mua sắm đảm bảo nguồn lực tổ chức tốt hệ thống, mạng lưới chăm sóc, điều trị người bị nhiễm virus SARS-CoV-2 theo các tầng điều trị; tập trung và ưu tiên năng lực, nâng cao chất lượng điều trị, đặc biệt là đối với các bệnh nhân diễn tiến nặng, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong.

Chỉ đạo về công tác chuyên môn trong việc triển khai tiêm vaccine, đảm bảo số điểm tiêm, dây chuyền tiêm theo nguyên tắc nhanh, an toàn, hiệu quả; điều phối việc phân bổ giữa các địa phương và các nhóm đối tượng ưu tiên, không để vắc xin hết hạn.

Tăng cường huy động đội ngũ cán bộ y tế (nhất là lực lượng hồi sức cấp cứu) không phân biệt công, tư tham gia công tác phòng, chống dịch trên địa bàn. Có biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng, số lượng bác sỹ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên.

Chú trọng chăm lo động viên tinh thần, đảm bảo phương tiện phòng hộ, hỗ trợ vật chất đối với lực lượng y tế và các lực lượng trực tiếp chống dịch. Có phương án sử dụng hợp lý lực lượng y tế, những khâu không nhất thiết cần phải có chuyên môn y tế thì hướng dẫn các lực lượng khác và nhân dân thực hiện.

Huy động hệ thống y tế công tư để kết hợp, lồng ghép hiệu quả trong triển khai các biện pháp chống dịch

Bộ Tư lệnh Thủ đô chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã rà soát địa điểm và đề xuất thành lập các cơ sở cách ly tập trung với khả năng tiếp nhận từ 3.000 – 5.000 chỗ cách ly/huyện hoặc thị xã và các địa điểm thành lập Bệnh viện dã chiến của Thành phố.

Tổ chức điều hành, quản lý toàn bộ các khu cách ly tập trung của Thành phố, phối hợp cơ quan y tế và các quận, huyện, thị xã tổ chức tiếp nhận kịp thời và quản lý các đối tượng cách ly theo quy định, đảm bảo công tác phòng chống dịch trong khu cách ly, hạn chế tối đa việc lây nhiễm trong khu cách ly và từ khu cách ly ra ngoài cộng đồng.

Sở Xây dựng tiếp tục rà soát các quỹ nhà, công trình để đề xuất phương án trưng dụng quỹ nhà ở (thương mại, công vụ, xã hội, tái định cư); ký túc xá sinh viên các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; các nhà chuyên dùng, cơ sở giáo dục đào tạo, trung tâm thể dục thể thao,… làm khu cách ly tập trung, khu thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19.

Phối hợp Sở Y tế, Sở Tài chính, Bộ Tư lệnh Thủ đô và các đơn vị liên quan tham mưu, báo cáo UBND Thành phố quyết định trưng dụng quỹ nhà, công trình phục vụ phòng chống dịch theo phương án được duyệt.

Sở Công thương đảm bảo nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm và cung ứng các mặt hàng thiết yếu phòng chống dịch phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn thành phố, theo dõi kịp thời tình hình giá cả hàng hóa, ổn định giá đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu; hướng dẫn, thống nhất chung về quy trình, mẫu đi mua hàng cho người dân trên toàn địa bàn Thành phố.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo sản xuất nông nghiệp phù hợp với nhu cầu của thị trường và người dân trong phòng, chống dịch đảm bảo cung cấp sản lượng tối đa cho Thành phố.

Sở Giao thông vận tải tạo điều kiện cao nhất để lưu thông hàng hóa bảo đảm an toàn, liên thông, thống nhất, thông suốt giữa các tỉnh, địa bàn; có biện pháp kiểm soát chặt chẽ tại điểm đầu và điểm cuối trong chuỗi cung ứng, lưu thông hàng hóa, vận chuyển.

rong ngày 1/8, Hà Nội ghi nhận tổng 73 ca dương tính SARS-CoV-2. Đợt dịch thứ 4 tính từ ngày 29/4, thành phố có tổng 1.247 ca, trong đó 751 người ngoài cộng đồng và 496 người trong khu cách ly tập trung. Tính riêng từ ngày 5/7 đến trưa 1/8 có 978 trường hợp. Từ 6h ngày 24/7, Hà Nội giãn cách toàn xã hội theo Chỉ thị 16, quyết tâm “chặn đứng” Covid-19.

Theo doanh nghiệp & tiếp thị

Nguồn: https://doanhnghieptiepthi.vn/ha-noi-ban-hanh-cong-dien-khan-yeu-cau-nguoi-dan-khong-ra-khoi-thanh-pho-ai-o-dau-o-day-161210108205707029.htm

Hà Nội thông báo khẩn, tìm người từng đến quán pizza ở quận Hai Bà Trưng và toà nhà 189 Bà Triệu

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội đề nghị người dân từng đến quán pizza trên phố Đoàn Trần Nghiệp và tòa nhà 189 Bà Triệu, tự cách ly tại nhà và liên hệ ngay với Trạm Y tế, Trung tâm y tế.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội ngày 16/7 thông báo khẩn tìm người đến địa điểm liên quan các ca dương tính SARS-CoV-2.

Cụ thể: 1. Cửa hàng Pizza Company, số 30 Đoàn Trần Nghiệp, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội trong khoảng thời gian 5-15/7.

2. Tòa nhà số 189 Bà Triệu, phường Lê Đại Hành, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội trong khoảng thời gian 5-15/7.

CDC Hà Nội đề nghị người dân trên địa bàn đã đến các địa điểm và trong thời gian trên tự cách ly tại nhà và liên hệ ngay với Trạm Y tế, Trung tâm y tế quận hoặc gọi điện thoại đến số 0913.322.449 (TTYT quận Hai Bà Trưng) hoặc 0969.082.115 – 0949.396.115.

Trước đó, sáng nay, Sở Y tế thông báo nam đầu bếp kiêm shipper của tiệm pizza, dương tính với SARS-CoV-2. Được biết, quán pizza nằm ngay cạnh công trường 189 Bà Triệu, nơi ghi nhận 6 ca Covid-19 trước đó.

Như vậy đến nay, chùm ca bệnh liên quan phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, về từ TP.HCM đã ghi nhận 7 ca dương tính.

Tính từ ngày 29/4 đến trưa 16/7, Hà Nội có tổng 362 ca dương tính, trong đó 189 ca ghi nhận ngoài cộng đồng, 173 ca đã được cách ly. Riêng từ ngày 5/7, thành phố có 103 ca, gồm 4 chùm ca bệnh.

Trong đó, chùm ca bệnh liên quan đến Khu công nghiệp Thăng Long có 51 trường hợp (42 ca tại Công ty SEI, 5 ca tại Công ty MEDA, 1 ca tại Công ty MOLEX và 3 ca ngoài cộng đồng).

Chùm ca bệnh liên quan TP.HCM có 39 trường hợp, gồm 18 ca tại thôn Hoa Vôi, thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai; 6 ca tại phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng; 5 ca tại xã Hoà Xá, huyện Ứng Hoà và 10 ca tại các quận, huyện khác.

Chùm ca bệnh tại xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức có 10 ca đều là các thành viên trong gia đình.

Chùm ca bệnh liên quan Bắc Ninh có 3 bệnh nhân.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

TP.HCM: H.Hóc Môn test nhanh Covid-19 người đi đường, phát hiện 5 người dương tính

Lãnh đạo UBND H.Hóc Môn (TP.HCM) cho biết, sáng 16.7, 12 tổ tuần tra lưu động, kết hợp test nhanh để xử phạt người dân ra đường không có lý do chính đáng, phát hiện 5 trường hợp dương tính Covid-19.

H.Hóc Môn lấy mẫu xét nghiệm người đi đường /// Ảnh: Ngọc Lê

H.Hóc Môn lấy mẫu xét nghiệm người đi đường

ẢNH: NGỌC LÊ

Trưa 16.7, lãnh đạo UBND H.Hóc Môn (TP.HCM) cho biết, 12 tổ lưu động của huyện đồng loạt đi tuần tra, kết hợp test nhanh Covid-19 nhằm kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn huyện.

Theo đó, chỉ trong buổi sáng 16.7, lực lượng chức năng test nhanh người đi đường và phát hiện 5 trường hợp dương tính Covid-19. 5 người dân này gồm: 2 người ở H.Hóc Môn, 2 người ở Q.12 và 1 người là nhân viên giao sữa ở H.Củ Chi. 

Một cán bộ ở tổ lưu động cho biết, sáng 16.7, nhân viên giao sữa ở H.Củ Chi đang đi vào địa phận H.Hóc Môn thì tổ lưu động đề nghị dừng lại kiểm tra, test nhanh Covid-19. Kết quả người này dương tính với Covid-19.

“Hiện lực lượng đã đưa trường hợp dương tính này vào khu sàng lọc để chờ kết quả chính thức”, lãnh đạo UBND huyện cho biết.

TP.HCM: H.Hóc Môn test nhanh Covid-19 người đi đường, phát hiện 5 người dương tính - ảnh 1

Lực lượng chức năng ở H.Hóc Môn test nhanh Covid-19 người đi đường sáng 16.7

ẢNH: NGỌC LÊ

Trước đó, UBND H.Hóc Môn cho biết, sáng 15.7, các chốt lưu động thí điểm ra quân để kiểm tra bất kỳ người dân ra đường không lý do chính đáng. Lực lượng chức năng test nhanh Covid-19, nếu dương tính sẽ đưa vào khu sàng lọc để chờ kết quả chính thức. Còn nếu âm tính người dân phải trình bày lý do ra đường, nếu lý do không chính đáng thì sẽ bị xử phạt.

Theo đó, tổ lưu động phạt hơn 20 trường hợp ra đường không lý do chính đáng, mỗi trường hợp 2 triệu đồng. Ngoài ra, còn hàng chục trường hợp khác bị lập biên bản kiểm tra, nhắc nhở, yêu cầu quay về nhà. 

Lãnh đạo UBND huyện khuyến cáo H.Hóc Môn vẫn đang quyết liệt kiểm soát, ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh Covid-19. Vì vậy, người dân bình tĩnh, nghiêm túc thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, chỉ ra đường khi thực sự cần thiết.

Theo Thanh niên

Bộ trưởng Bộ Y tế: Đợt dịch lần này sẽ kéo dài hơn trước, gây tác động trên diện rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống người dân

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định đợt dịch Covid-19 lần này sẽ kéo dài hơn so với trước, gây tác động trên diện rất rộng, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến đời sống, phát triển kinh tế xã hội, nhất là các tỉnh, thành phố khu vực miền Nam.

“Trong những ngày tới, có thể gia tăng nhiều ca mắc mới, nhiều bệnh nhân tử vong”

Sáng 16/7, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế đã chủ trì hội nghị giao ban trực tuyến công tác phòng chống dịch toàn quốc. Hội nghị kết nối đến gần 130 điểm cầu trong cả nước.

Bộ trưởng cho biết, thời gian qua nhiều biện pháp phòng chống dịch Covid-19 quyết liệt đã được triển khai. Tuy nhiên, tại một số địa phương, đặc biệt là TP.HCM và các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Bộ đang đối mặt với sự bùng phát dịch hết sức phức tạp. Trong những ngày tới, có thể gia tăng nhiều ca mắc mới, nhiều bệnh nhân tử vong.

Bộ trưởng nhận định, đợt dịch này sẽ kéo dài hơn so với các đợt dịch trước, gây tác động trên diện rất rộng, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến đời sống, phát triển kinh tế xã hội, nhất là các tỉnh, thành phố khu vực miền Nam.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Đợt dịch lần này sẽ kéo dài hơn trước, gây tác động trên diện rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống người dân - Ảnh 1.

Toàn cảnh phiên họp (Ảnh: Bộ Y tế)

Theo Bộ trưởng, các đợt dịch trước chỉ một đến một tháng rưỡi là kết thúc. Biến chủng Delta (lần đầu tiên ghi nhận tại Ấn Độ) lây lan nhanh, tốc độ tấn công tăng gấp 2 – 3 lần so với các đợt dịch trước. Do tốc độ bám dính của biến chủng Delta đối với tế bào vật chủ, khả năng nhân lên nhanh với số lượng lớn trong tế bào dẫn đến việc phá huỷ tế bào, phát tán mầm bệnh ra môi trường xung quanh trong thời gian ngắn. Chu kỳ lây nhiễm hiện nay chỉ còn 2 ngày chứ không phải 5 ngày như trước đây.

“Dù chúng ta triển khai chống dịch quyết liệt, rất cố gắng, nhưng kết quả chưa được như mong muốn”, Bộ trưởng nói và dẫn chứng việc thực hiện Chỉ thị 16 tại một số địa phương chưa nghiêm túc, chưa đầy đủ, chưa quyết liệt, còn chần chừ và nấn ná.

Người dân đi lại vẫn nhộn nhịp, cửa hàng siêu thị vẫn mở dù Chỉ thị 16 quy định chỉ mở các dịch vụ thiết yếu như thực phẩm, thuốc men. Chợ vẫn họp đông, thì không thể chấm dứt chuỗi lây nhiễm được. Các khu công nghiệp cũng chưa thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Y tế.

“Có địa phương chưa kiểm tra, chưa giám sát, chưa xét nghiệm, đặc biệt là tâm thế chuẩn bị cho tình hình dịch lan rộng kéo dài còn rất lần chần. Một số nơi vẫn còn trông chờ vào Trung ương, ngại mua sắm”, Bộ trưởng Bộ Y tế thẳng thắn.

Ông đề nghị các địa phương đánh giá, rà soát lại các kịch bản, chuẩn bị cho tình hình dịch phức tạp hơn.

Những thay đổi về chiến lược cách ly, xét nghiệm và điều trị phù hợp với thực tiễn

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng thông tin một số thay đổi cơ bản trong phòng chống dịch hiện nay.

Về vấn đề cách ly: Giảm thời gian cách ly, dù có rủi ro nhưng chấp nhận rủi ro ở mức thấp. Đồng thời thí điểm cách ly F1 tại nhà, có thể áp dụng theo hướng dẫn của Bộ Y tế nếu đảm bảo các tiêu chí, thay đổi trong xét nghiệm.

Về xét nghiệm: Trước đây chủ yếu sử dụng xét nghiệm PCR là chính, bây giờ sử dụng test nhanh là chính, để tối ưu hóa và trả kết quả nhanh, đưa F0 ra khỏi cộng đồng càng nhanh càng tốt. Lý do vì đặc tính virus phát tán mạnh, một người nhiễm, là cả gia đình và những người tiếp xúc gần có thể bị nhiễm.

Đặc biệt để tiết kiệm test nhanh, Bộ Y tế kiến nghị gộp mẫu, nhất là TP.HCM nơi có tỷ lệ nhiễm cao, đặc biệt khu vực diễn biến phức tạp có thể sử dụng test nhanh gộp 3 – 5 mẫu trong một test.

Điều này vừa tiết kiệm vừa đảm bảo tốc độ, đảm bảo độ nhạy gần tương đương mẫu đơn. Dù vậy, Bộ trưởng lưu ý với vùng nguy cơ cao không nên gộp quá nhiều mẫu test nhanh, tối đa chỉ nên 5 mẫu.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Đợt dịch lần này sẽ kéo dài hơn trước, gây tác động trên diện rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống người dân - Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long (Ảnh: Bộ Y tế)

Về điều trị bệnh nhân Covid-19: Bộ Y tế đã có những thay đổi về chiến lược điều trị, trong đó thiết lập phân tầng theo các khu vực khác nhau.

Thứ nhất, khu vực dành cho điều trị bệnh nhân nhẹ, không có triệu chứng sẽ điều trị tại các cơ sở thu dung, điều trị ban đầu phù hợp với diễn tiến bệnh. Điều này tránh lãng phí nhân lực và trang thiết bị, cơ sở điều trị.

Thứ hai, đối với bệnh nhân có triệu chứng, sẽ chuyển điều trị tại các cơ sở y tế.

Thứ ba, bệnh nhân nặng, rất nặng chuyển đến điều trị tại các bệnh viện đa khoa, bệnh viện dã chiến có đơn vị điều trị hồi sức tích cực (ICU).

“Chúng tôi khuyến nghị các địa phương thiết lập khu vực điều trị ICU tại các bệnh viện dã chiến để có thể nâng cao năng lực khi cần và giảm lây nhiễm chéo trong bệnh viện”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.

Bộ trưởng nói rõ, nếu bệnh nhân không triệu chứng có 2 lần xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 hoặc 2 lần xét nghiệm dương tính nhưng chỉ số nồng độ virus thấp (giá trị CT >=30), thì được xuất viện vì khả năng lây ra cộng đồng hầu như không có. Tuy nhiên, các trường hợp này vẫn phải theo dõi, giám sát y tế tại nơi lưu trú trong 14 ngày.

Với trường hợp dương tính SARS-CoV-2 phát hiện tại cộng đồng, nếu giá trị CT>=30 thì chuyển đến cơ sở y tế và lấy mẫu xét nghiệm lần 2 sau 24h. Nếu kết quả xét nghiệm lần 2 âm tính hoặc dương tính nhưng giá trị CT>=30 thì bệnh nhân được xuất viện và thực hiện theo dõi, giám sát y tế như trên.

Bộ Y tế cũng đã tổng kết hơn 400 trường hợp tái dương tính sau khi ra viện và không ghi nhận trường hợp nào lây lan ra cộng đồng. Vì vậy, khi các địa phương phát hiện trường hợp tái dương tính trong cộng đồng, không phải thực hiện các biện pháp cách ly, xử lý ổ dịch. Các trường hợp này cần tiếp tục theo dõi y tế, nếu xuất hiện triệu chứng thì liên hệ ngay với cơ sở y tế để được chăm sóc, theo dõi.

“Những thay đổi này giảm được thời gian nằm viện của bệnh nhân không triệu chứng và bệnh nhân nhẹ để tập trung điều trị bệnh nhân nặng tại các cơ sở điều trị”, GS.TS Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Việt Nam đã đàm phán thành công được khoảng 170 triệu liều vaccine Covid-19 từ các nguồn khác nhau

Liên quan đến công tác tiêm chủng vaccine Covid-19, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, hiện nay, Việt Nam đã đàm phán thành công được khoảng 170 triệu liều từ các nguồn khác nhau.

Tuy nhiên, do mức độ khan hiếm của vaccine trên toàn cầu, nên dù đã có những hợp đồng mua từ tháng 11/2020, hay những cam kết thoả thuận từ tháng 9/2020, nhưng đến nay Việt Nam mới bắt đầu nhận được những lô vaccine theo cam kết. Tình trạng nguồn cung vaccine hạn chế sẽ tiếp tục kéo dài đến tháng 9/2021.

Do đó, trước mắt Bộ Y tế ưu tiên phân bổ vaccine cho các tỉnh, thành phố đang có dịch, các địa phương là đầu tàu phát triển kinh tế xã hội để đảm bảo đạt được mục tiêu vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế xã hội.

“Khi vaccine về, các tỉnh, thành phố phải triển khai ngay kế hoạch tiêm chủng, lựa chọn tiêm theo đúng đối tượng trong Nghị quyết 21”, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Hà Nội thêm 4 ca dương tính SARS-CoV-2, có đầu bếp kiêm shipper quán pizza quận Hai Bà Trưng

Sở Y tế Hà Nội sáng 16/7 ghi nhận thêm 4 ca dương tính SARS-CoV-2 tại Công ty SEI (Khu công nghiệp Thăng Long), huyện Thanh Trì và quận Hoàng Mai.

Cụ thể: 1. N.T.Đ., nữ, 45 tuổi, trú tại thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, là bảo vệ Công ty SEI, Khu công nghiệp Thăng Long, được cách ly tại công ty từ ngày 5/7. Ngày 7/7, bà được xác định là F1 của BN 21330, chuyển cách ly tập trung tại Trường Cao đẳng Việt Hàn.

Bệnh nhân có 2 lần xét nghiệm đều âm tính vào các ngày 5/7 và 7/7. Ngày 14/7, bà được lấy mẫu xét nghiệm lần 3, kết quả ngày 15/7 khẳng định dương tính với SARS-CoV-2.

2. Đ.T.C., nữ, 28 tuổi, trú tại thôn Bạch Đa, xã Kim Hoa, huyện Mê Linh, là công nhân tại phân xưởng Mouting F1, Công ty SEI, Khu công nghiệp Thăng Long, được cách ly tại công ty từ ngày 5/7. Ngày 10/7, chị C. được xác định là F1 của BN 28475, chuyển cách ly tại Trường Cao đẳng Công nghệ kinh tế Hà Nội tại Sóc Sơn.

Ngày 14/7, chị xuất hiện triệu chứng nghi ngờ, được chuyển cách ly tại Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn và lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2 ngày 15/7.

3. N.T.H.N., nữ, 41tuổi, trú tại khu tái định cư Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì. Ngày 11/7, bà N. cùng gia đình về Bắc Ninh để thăm người ốm, có ở lại nhà bố mẹ đẻ ăn cơm tối trước khi về Hà Nội (trong bữa ăn ghi nhận 6 trường hợp dương tính ngày 15/7).

Ngày 14/7, bà sốt, ho, đau họng, mệt mỏi. Ngày 15/7, bà xin nghỉ làm ở nhà, đồng thời nhận được tin 4 người thân ở Bắc Ninh test nhanh dương tính (đi xét nghiệm do xuất hiện triệu chứng). Bà chủ động xét nghiệm PCR tại Viện Kiểm định Vaccine và sinh phẩm Quốc Gia, cho kết quả dương tính.

Hà Nội thêm 4 ca dương tính SARS-CoV-2, có đầu bếp kiêm shipper quán pizza quận Hai Bà Trưng - Ảnh 1.

Lực lượng chức năng phong toả tạm thời quán pizza nơi bệnh nhân làm việc (Ảnh: Phương Thảo)

Hà Nội thêm 4 ca dương tính SARS-CoV-2, có đầu bếp kiêm shipper quán pizza quận Hai Bà Trưng - Ảnh 2.

Những người liên quan được đưa đi cách ly tập trung (Ảnh: Phương Thảo)

4. Đ.Q.H., nam, 21 tuổi, trú tại đường Hoàng Mai, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, là đầu bếp kiêm shipper tại quán pizza (số 30 Đoàn Trần Nghiệp, quận Hai Bà Trưng ngay cạnh công trường 189 Bà Triệu nơi có 5 bệnh nhân dương tính làm việc).

Hàng ngày, anh H. đi làm có gửi xe tại Vincom Bà Triệu – nơi BN 32710 cũng hay gửi xe ở đây. Ngày 14/7, anh xuất hiện triệu chứng sốt nên đi khám tại Bệnh viện Thanh Nhàn, được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Hiện, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội cùng với TTYT các quận, huyện, thị xã đang tích cực điều tra các trường hợp tiếp xúc gần với các ca bệnh, lấy mẫu xét nghiệm kịp thời, đồng thời khoanh vùng để xử lý dịch.

Như vậy, tính từ ngày 29/4 đến nay, Hà Nội có tổng 360 ca dương tính, trong đó 187 ca ghi nhận ngoài cộng đồng, 173 ca đã được cách ly. Riêng từ ngày 5/7, thành phố ghi nhận 101 ca, gồm 3 chùm ca bệnh.

Trong đó, chùm ca bệnh liên quan đến Khu công nghiệp Thăng Long có 51 trường hợp (42 ca tại Công ty SEI, 5 ca tại Công ty MEDA, 1 ca tại Công ty MOLEX và 3 ca ngoài cộng đồng).

Chùm ca bệnh liên quan TP.HCM có 39 trường hợp, gồm 18 ca tại thôn Hoa Vôi, thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai; 6 ca tại phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng; 5 ca tại xã Hoà Xá, huyện Ứng Hoà và 10 ca tại các quận, huyện khác.

Chùm ca bệnh tại xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức có 10 ca đều là các thành viên trong gia đình.

Ngoài ra, một người bệnh liên quan Bắc Ninh vừa được ghi nhận.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Sáng 16/7 thêm 1.438 ca mắc COVID-19, TP.HCM tiếp tục nhiều nhất với 1.071 ca

Theo bản tin sáng 16/7 của Bộ Y tế, Việt Nam có thêm 1.438 ca mắc COVID-19, trong đó TP Hồ Chí Minh chiếm nhiều nhất với 1.071 ca.

Tình hình xét nghiệm, điều trị và tiêm chủng:

– Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 4.279.373 xét nghiệm cho 11.015.735 lượt người.

– Số ca đang điều trị âm tính với SARS-CoV-2:

+ Lần 1: 307

+ Lần 2: 114

+ Lần 3: 81

– Tổng số ca được điều trị khỏi: 9.688 ca.

– Có thêm 21.815 người được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trong ngày 15/7/2021. Như vậy tổng cộng đã thực hiện tiêm chủng 4.185.623 liều vắc xin phòng COVID-19, trong đó:

+ Số người đã được tiêm 1 mũi là 3.890.947 người.

+ Số người đã được tiêm đủ 2 mũi là: 294.676 người.

Thông tin diễn biến dịch COVID-19 ở Việt Nam:

Tính từ 19h30 ngày 15/7 đến 6h ngày 16/7 có 1.438 ca mắc mới (BN40851-42288):

+ 0 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh.

+ 1.438 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (1.071), Đồng Nai (72), Đồng Tháp (66), Khánh Hòa (57), Bình Dương (53), Vĩnh Long (36), Phú Yên (22), Bến Tre (15), Bình Phước (10), Kiên Giang (8 ), Cần Thơ (8 ), Hậu Giang (7), Nghệ An (6), Hà Nội (3), Đắk Nông (1), Lạng Sơn (1), An Giang (1), Lâm Đồng (1); trong đó 1.274 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.

Tính đến 6h ngày 16/7:

– Việt Nam có tổng cộng 40.296 ca ghi nhận trong nước và 1.992 ca nhập cảnh.

– Số lượng ca mắc mới ghi nhận trong nước tính từ ngày 27/4 đến nay là 38.726 ca, trong đó có 6.914 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

– Có 12 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Quảng Trị, Tuyên Quang, Sơn La, Ninh Bình, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Dương, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hoà Bình, Bắc Kạn.

– Có 05 tỉnh không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Hà Nam, Vĩnh Phúc, Quảng Nam, Nam Định, Lào Cai.

Thông tin chi tiết các ca mắc mới:

– 57 CA (BN340851-BN40867, BN41016-BN41055) ghi nhận tại tỉnh Khánh Hòa: là các trường hợp F1 trong khu cách ly, khu vực đã được phong tỏa. Kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

– 7 CA (BN40868-BN40874) ghi nhận tại tỉnh Hậu Giang: 3 ca là các trường hợp F1; 4 ca có tiền sử đi về từ TP. Hồ Chí Minh. Kết quả xét nghiệm ngày 11-12/7/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện Phổi Hậu Giang.

– 3 CA (BN40875-BN40877) ghi nhận tại TP. Hà Nội: là các trường hợp F1 trong khu cách ly, khu vực đã được phong tỏa. Kết quả xét nghiệm ngày 15/7/2021 dương tính với SARS-CoV-2.

– 10 CA (BN40878-BN40886, BN41015) ghi nhận tại tỉnh Bình Phước: là các trường hợp F1, đã được cách ly. Kết quả xét nghiệm ngày 11-14/7/2021 dương tính với SARS-CoV-2.

– 8 CA (BN40887-BN40894) ghi nhận tại tỉnh Kiên Giang: 4 ca là các trường hợp F1; 1 ca có tiền sử đi về từ tỉnh Khánh Hòa; 3 ca đang điều tra dịch tễ. Kết quả xét nghiệm ngày 13-14/7/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện Phổi Hậu Giang.

– 22 CA (BN40895-BN40902, BN40926-BN40933, BN41008-BN41013) ghi nhận tại tỉnh Phú Yên: là các trường hợp trong khu cách ly, khu vực đã được phong tỏa. Kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

– 6 CA (BN40903-BN40908) ghi nhận tại tỉnh Nghệ An: là các trường hợp liên quan đến BN36611 đã được cách ly. Kết quả xét nghiệm ngày 15/7/2021 dương tính với SARS-CoV-2.

– 15 CA (BN40909-BN40923) ghi nhận tại tỉnh Bến Tre: 13 ca là các trường hợp F1; 2 ca có tiền sử đi về từ TP. Hồ Chí Minh. Kết quả xét nghiệm ngày 15/7/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Bến Tre.

– 1 CA (BN40924) ghi nhận tại tỉnh Đắk Nông: nam, 30 tuổi, địa chỉ tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang; có tiền sử di chuyển qua nhiều tỉnh thành phố trước khi về địa phương. Kết quả xét nghiệm ngày 15/7/2021 dương tính với SARS-CoV-2.

– 1 CA (BN40925) ghi nhận tại tỉnh Lạng Sơn: nam, 55 tuổi, địa chỉ tại huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định; có tiền sử đi về từ TP. Hồ Chí Minh. Kết quả xét nghiệm ngày 15/7/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện đang cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.

– 8 CA (BN40934-BN40941) ghi nhận tại TP. Cần Thơ: 6 ca là các trường hợp F1; 1 ca có tiền sử đi về từ TP. Hồ Chí Minh; 1 ca đang điều tra dịch tễ. Kết quả xét nghiệm ngày 14-15/7/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi TP. Cần Thơ.

– 66 CA (BN40942-BN41007) ghi nhận tại tỉnh Đồng Tháp: 57 ca là các trường hợp F1; 9 ca đang điều tra dịch tễ. Kết quả xét nghiệm ngày 13-14/7/2021 dương tính với SARS-CoV-2.

– 1 CA (BN41014) ghi nhận tại tỉnh An Giang: nam, 34 tuổi, địa chỉ TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang; đang điều tra dịch tễ. Kết quả xét nghiệm ngày 15/7/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện đang cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.

– 1 CA (BN41056) ghi nhận tại tỉnh Lâm Đồng: nam, 33 tuổi, địa chỉ tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng; có tiền sử đi về từ TP. Hồ Chí Minh, đã chủ động khai báo y tế và được cách ly. Kết quả xét nghiệm ngày 15/7/2021 dương tính với SARS-CoV-2.

– 36 CA (BN41057-BN41092) ghi nhận tại tỉnh Vĩnh Long: 32 ca liên quan đến Công ty tại huyện Long Hồ; 1 ca có tiền sử đi về từ TP. Hồ Chí Minh; 3 ca đang điều tra dịch tễ. Kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2

– 72 CA (BN41093-BN41164) ghi nhận tại tỉnh Đồng Nai: 39 ca là các trường hợp F1 trong khu cách ly, khu vực đã được phong tỏa; 22 ca là các trường hợp liên quan đến chợ cá Hoà An; 11 ca đang điều tra dịch tễ. Kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

– 53 CA (BN41165-BN41217) ghi nhận tại tỉnh Bình Dương: 45 ca là các trường hợp F1; 3 ca có tiền sử đi về từ TP. Hồ Chí Minh; 5 ca đang điều tra dịch tễ. Kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

– 1.071 CA (BN41218-BN42288) ghi nhận tại TP. Hồ Chí Minh: 940 ca là các trường hợp trong khu cách ly, khu vực đã được phong tỏa; 131 ca đang điều tra dịch tễ. Kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

Theo Doanh nghiệp & tiếp thị

Nguồn: https://doanhnghieptiepthi.vn/sang-16-7-them-1438-ca-mac-covid-19-tphcm-tiep-tuc-nhieu-nhat-voi-1071-ca-161211607061306223.htm

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here