Hai bệnh nhân Covid-19 phổi đông đặc hồi phục

0
128

Hai F0 lớn tuổi, bệnh nền, mắc Covid-19 nặng với phổi tổn thương, đông đặc đã được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á cứu sống.

Ngày 14/9, bác sĩ Vũ Lệ Anh, Trưởng khoa điều trị hồi sức tích cực Covid-19 Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á cho biết, bệnh nhân nam, 52 tuổi, bệnh nền viêm gan siêu vi B. Còn bệnh nhân nữ 61 tuổi, đái tháo đường type 2, tăng huyết áp, béo phì, ho, sốt, khó thở hai ngày.

Cả hai bệnh nhân được đưa đến bệnh viện trong tình trạng nguy kịch, khó thở tăng dần, bứt rứt, suy hô hấp diễn tiến nhanh, phải thở HFNC (oxy dòng cao 60 lít/phút), SpO2 (nồng độ oxy máu) tụt còn 88%. Kết quả chụp X-quang phổi cho thấy tổn thương đông đặc lan tỏa hai phế trường.

Các bác sĩ điều trị bằng các loại thuốc kháng đông, kháng sinh, kháng viêm, nhằm ngăn bệnh diễn tiến nặng hơn để tránh buộc phải đặt ống nội khí quản cho thở máy. Khi phải thở máy, bệnh đã nguy kịch, nguy cơ tử vong rất cao.

May mắn, sau 5 ngày, cả hai bệnh nhân đều đáp ứng điều trị tốt, oxy máu cải thiện, dần cai được HFNC, chuyển qua thở oxy mặt nạ, sau đó tự hít thở khí trời.

Trước đó, bệnh viện cũng đã dùng thuốc tiêu sợi huyết (rtPa) để làm tan máu đông, cứu sống hai F0 bị thuyên tắc phổi.

Bệnh nhân nữ 61 tuổi, ngụ Lâm Đồng đã hồi phục sức khoẻ và được xuất viện về nhà. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bệnh nhân nữ 61 tuổi đã hồi phục sức khỏe, xuất viện ngày 14/9. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Theo bác sĩ Anh, tại khoa Hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á, tỷ lệ bệnh nhân nặng chuyển nhẹ và số bệnh nhân khỏi bệnh đang tăng. “Đây là dấu hiệu tích cực trong cuộc chiến chống Covid-19”, bác sĩ Anh nói.

Ngoài công tác điều trị, các bác sĩ cũng tư vấn cho người nhà bệnh nhân nắm được tình hình người thân, giúp họ vượt qua nỗi sợ và lo lắng.

Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á là một trong số các cơ sở y tế tư nhân đầu tiên tại TP HCM tham gia “chia lửa” chống dịch cùng thành phố. Đơn vị hoạt động theo mô hình bệnh viện “tách đôi” với 125 giường Covid-19, hoạt động từ ngày 6/8. Bệnh viện đã điều trị 892bệnh nhân Covid-19, trong đó hàng trăm ca nặngphải đưa vào hồi sức tích cực. Đến nay, 580 bệnh nhân đã được xuất viện, các trường hợp còn điều trị đa phần diễn tiến tốt.

Theo vnexpress.net

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Chuẩn bị kỹ lưỡng để có thể tiến tới sống chung với virus SARS-CoV-2

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, với sự chuẩn bị kỹ về thuốc điều trị, các loại xét nghiệm nhanh với giá thành rẻ và vắc xin phòng Covid-19, chúng ta có thể tiến tới sống chung với virus.

Dự án sản xuất vắc xin tại Việt Nam khả quan

Chiều 14/9, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chủ trì cuộc họp về nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, thử nghiệm lâm sàng, sản xuất thuốc, vắc xin phòng Covid-19.

Cuộc họp tiến hành xem xét, rà soát toàn bộ các sản phẩm từ vắc xin, thuốc điều trị, các loại sinh phẩm xét nghiệm, trang thiết bị, máy móc điều trị bệnh nhân Covid-19, bao gồm các trạm tạo oxy di động cung cấp cho các bệnh viện dã chiến…

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, với tinh thần chuẩn bị kỹ lưỡng về thuốc điều trị từ sớm, hệ thống oxy trong các bệnh viện, các loại xét nghiệm nhanh với giá thành rẻ, tới đây là vắc xin phòng Covid-19, chúng ta có thể tiến tới sống chung với virus SARS-CoV-2, khi nhiều nhà khoa học nhận định loại virus này sẽ tiếp tục tồn tại.

Trước đó, báo cáo tại cuộc họp, Bộ Y tế cho biết, hiện Việt Nam có 3 ứng viên vắc xin phòng Covid-19 đang triển khai nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng.

Dự kiến, đến cuối năm 2021 sẽ có kết quả phục vụ đăng ký lưu hành vắc xin trong nước, ít nhất có 1 vắc xin được cấp phép lưu hành.

Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: Đình Nam.

Cụ thể, sau khi nhà sản xuất và nhóm nghiên cứu vắc xin nộp hồ sơ hoàn thiện, bổ sung về thử nghiệm lâm sàng và đăng ký vắc xin Nano Covax, dự kiến ngày mai (15/9), Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia sẽ họp thẩm định kết quả; sau đó Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc sẽ xem xét hồ sơ.

Với vắc xin Covivac, ngày 15/9, nhóm nghiên cứu sẽ tiêm thử nghiệm mũi 2 giai đoạn 2 tại tỉnh Thái Bình.

Bộ Y tế đã cho phép triển khai “cuốn chiếu” giai đoạn 2 và giai đoạn 3 của vắc xin ARCT-154 chuyển giao công nghệ từ Mỹ, để đảm bảo tiến độ triển khai trước 20/12/2021 phải có đủ dữ liệu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1, 2, 3.

Một số DN của Việt Nam cũng đang trong quá trình đàm phán, ký kết thoả thuận để triển khai thử nghiệm lâm sàng và nhận chuyển giao công nghệ sản xuất một số loại vắc xin từ nước ngoài.

Các chuyên gia, nhà khoa học lưu ý những dự án sản xuất vắc xin tại Việt Nam rất khả quan và đến năm 2022 sẽ đi vào hoạt động. Vì thế, chúng ta cần tính toán chiến lược mua, nhập khẩu và thậm chí tiến tới xuất khẩu vắc xin.

Đối với vắc xin cho trẻ em, theo PGS.TS Lê Văn Truyền, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn cấp giấy đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc, do liên quan đến vấn đề đạo đức nên trong điều kiện bình thường việc thử nghiệm vắc xin không huy động trẻ em tham gia.

Do vậy, những vắc xin ban đầu chỉ dành cho người lớn, sau một thời gian sử dụng, bảo đảm an toàn, hiệu quả thì mới xem xét cho trẻ em sử dụng.

Xét nghiệm nhanh mẫu gộp, chi phí xét nghiệm sẽ có thể giảm tới hàng chục lần

Về thuốc điều trị, hiện tại có rất nhiều loại thuốc, đặc biệt là loại thuốc kháng virus Molnupiravir đang trong quá trình thử nghiệm cho thấy hiệu quả điều trị rất tốt.

Các nhà khoa học, chuyên gia, Bộ Y tế kỳ vọng, sau khi hoàn thành thử nghiệm đánh giá lâm sàng, các doanh nghiệp dược của Việt Nam sẽ làm việc để có bản quyền sản xuất trong nước. Từ đó tự chủ được nguồn thuốc điều trị ngay từ rất sớm cho các bệnh nhân Covid-19.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Ảnh: Đình Nam

Bên cạnh đó, những kết quả thử nghiệm bước đầu của một số bài thuốc Đông y cũng mở ra hướng kết hợp Đông y, Tây y trong điều trị bệnh nhân Covid-19.

Trong lĩnh vực xét nghiệm, hiện nay, các nhà khoa học, doanh nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu, phát triển, sản xuất được các loại sinh phẩm (kit) xét nghiệm nhanh kháng nguyên có độ nhạy cao trong phát hiện những biến thể mới của virus SARS-CoV-2.

Tuy nhiên, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước còn thấp nên Việt Nam vẫn phải nhập khẩu kit xét nghiệm nhanh kháng nguyên.

Tại cuộc họp, đại diện một số DN cho biết, đã tiếp nhận, chuyển giao công nghệ sản xuất kit xét nghiệm nhanh kháng nguyên và sau khoảng một tháng nữa sẽ đi vào hoạt động với giá thành dự kiến rất rẻ.

Các nhà khoa học, đại diện các cơ quan đề nghị Bộ Y tế làm việc với các nhà sản xuất kit xét nghiệm nhanh kháng nguyên để thuận tiện cho xét nghiệm mẫu đơn, mẫu gộp, ở nhiều quy mô khác nhau, phù hợp với điều kiện xã hội ở các vùng, miền khác nhau.

Thông tin ban đầu cho thấy những sinh phẩm xét nghiệm nhanh kháng nguyên được sản xuất trong nước sắp tới sẽ rẻ hơn rất nhiều so với giá thành các kit xét nghiệm nhanh kháng nguyên nhập khẩu hiện nay.

Nếu áp dụng xét nghiệm nhanh mẫu gộp thì chi phí xét nghiệm sẽ có thể giảm tới hàng chục lần. Tiến tới khi chúng ta tự chủ được nguồn kit xét nghiệm nhanh kháng nguyên thì hoàn toàn có thể bán để người dân tự xét nghiệm.

Đồng thời, các nhà khoa học, chuyên gia kiến nghị rà soát việc nghiên cứu sản xuất các xét nghiệm nhanh kháng thể trong bối cảnh chúng ta đã triển khai tiêm vắc xin cho người dân.

Theo doanh nghiệp & tiếp thị

Nguồn: https://doanhnghieptiepthi.vn/pho-thu-tuong-vu-duc-dam-chuan-bi-ky-luong-de-co-the-tien-toi-song-chung-voi-virus-sars-cov-2-161211409214613674.htm

Sau 30.9 người dân TP.HCM có sử dụng giấy đi đường không?

Theo lãnh đạo UBND TP.HCM, sau 30.9, khi tích hợp các thông tin trong ứng dụng VNEID, người dân được phép ra đường không cần sử dụng giấy đi đường như hiện nay.

Lực lượng chức năng kiểm tra giấy đi đường /// NGỌC DƯƠNG

Lực lượng chức năng kiểm tra giấy đi đường

NGỌC DƯƠNG

Tối 13.9, ông Lê Hòa Bình, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, giải đáp thắc mắc của người dân về “kế hoạch chống dịch và phục hồi kinh tế của TP.HCM sau ngày 15.9” qua hình thức livestream trong chương trình “Dân hỏi – TP trả lời”.

Người dân thắc mắc sau 30.9 còn sử dụng giấy đi đường không? Ông Bình cho biết hiện nay có 17 nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường. Hết ngày 6.9 thì giấy đi đường gia hạn đến ngày 15.9; còn sau 30.9, TP sẽ tích hợp dữ liệu trên ứng dụng VNEID của Bộ Công an. Khi dữ liệu được tích hợp, đối với những người dân được đi đường, lực lượng công an sẽ kiểm tra trên ứng dụng này, không cần sử dụng giấy đi đường như hiện nay. 

Về ý kiến người dân cho rằng, hiện TP.HCM có quá nhiều ứng dụng, ông Bình lý giải Thủ tướng cũng nói nhiều ứng dụng, nên Thủ tướng đã chỉ đạo sắp tới chỉ sử dụng một ứng dụng. Hiện TP đang tính toán phương án tích hợp các ứng dụng; Sở TT-TT có trách nhiệm tích hợp trong một ứng dụng để dễ quản lý (riêng về việc đi lại – PV).

Khi nào doanh nghiệp được hoạt động?

Giải đáp câu hỏi, đối với người dân có nhu cầu về quê, TP có hỗ trợ không, ông Bình cho biết TP.HCM là “TP nghĩa tình” không phân biệt người dân có hộ khẩu thường trú, tạm trú hay di trú mà những người đến TP làm việc, tạo ra của cải, góp phần vào sự phát triển thì TP đều trân quý và đều coi đó là người dân TP để chăm lo tốt nhất.

“Dịch bệnh Covid-19 tại 33 tỉnh thành phía nam đang phức tạp, có nơi địa phương áp dụng Chỉ thị 16 hoặc Chỉ thị 16 “trừ”. Nếu bà con có nhu cầu thì TP thì sẵn sàng trên nguyên tắc “có người đưa đi thì có người đón về”. Do vậy, nơi người dân về phải tổ chức tiếp nhận; TP sẽ đưa đón, xét nghiệm và tiêm vắc xin cho người dân. Các đầu mối có thể liên hệ gồm: hội đồng hương, Sở GTVT, Văn phòng UBND tỉnh để lập danh sách”, ông Bình nói.

Tuy nhiên, ông Bình đề nghị người dân không nên di chuyển trong thời điểm này và chịu khó thêm một thời gian nữa. 

Về việc khi nào TP.HCM áp dụng thẻ xanh Covid, tiêu chí an toàn là gì và khi nào được mở cửa, ông Bình cho biết TP đang xây dựng các bộ tiêu chí của các ngành: công thương, y tế, giao thông, giáo dục, lao động… dự kiến hoàn thành trước ngày 16.9. Nếu qua đánh giá, doanh nghiệp đảm bảo các tiêu chí thì được coi là an toàn và có thể hoạt động.

Ông Bình nhấn mạnh, doanh nghiệp phải duy trì phương thức sản xuất: 3 tại chỗ, 1 cung đường – 2 điểm đến, 4 xanh… Bộ tiêu chí này sẽ triển khai thí điểm từ 16.9 – 30.9 ở Q.7, Cần Giờ và Củ Chi; có thể mở rộng ở Khu chế xuất Tân Thuận và Khu Công nghệ cao TP.HCM. Nơi nào đảm bảo được an toàn thì TP sẽ sẵn sàng tạo điều kiện mở cửa.

Theo Thanh niên

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here