Hoài Linh giải ngân 14 tỉ đồng ra sao khi bị CEO Phương Hằng tố ”ngâm” tiền từ thiện?

0
132

Người đàn ông được nghệ sĩ Hoài Linh uỷ quyền thực hiện việc giải ngân 14 tỉ đồng cho người dân vùng lũ chỉ trong 6 ngày sau khi bị CEO Nguyễn Phương Hằng tố ”ngâm” tiền từ thiện.

Ngày 10/10, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị) xác nhận thông tin Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM có công văn đề nghị phối hợp xác minh thông tin ông Võ Hoài Linh tức nghệ sĩ hài Hoài Linh làm từ thiện ở địa phương.

Công văn của Công an TP.HCM đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Triệu Phong cung cấp giấy tờ, chứng cứ, thông tin cụ thể về việc làm từ thiện của Hoài Linh tại huyện Triệu Phong.

Trước đó, trong đợt lũ ở miền Trung vào cuối năm 2020, nghệ sĩ Hoài Linh đã đứng ra kêu gọi ủng hộ. Đến ngày 11/11/2020, Hoài Linh thông báo dừng tiếp nhận tiền ủng hộ người dân bị ảnh hưởng do mưa lũ tại miền Trung. Nghệ sĩ hài này cũng công bố nhận được gần 14 tỉ đồng tiền từ thiện từ các nhà hảo tâm và cho biết sẽ nhanh chóng trao tận tay người dân miền Trung.

 Hoài Linh giải ngân 14 tỉ đồng ra sao khi bị CEO Phương Hằng tố ngâm tiền từ thiện? - Ảnh 1.

Đại diện nghệ sĩ Hoài Linh trao tiền hỗ trợ cho người dân vùng lũ ở huyện Nam Trà My (Quảng Nam)

Tuy nhiên, vào tháng 5/2021, bà Nguyễn Phương Hằng, Tổng giám đốc Khu du lịch Đại Nam (Bình Dương), liên tục livestream tố cáo Hoài Linh chậm trễ trong việc giải ngân trao số tiền được mạnh thường quân ủng hộ đến người dân.

Ngày 30/5, Hoài Linh uỷ quyền cho người đàn ông có tên là Hà Văn Tự đến các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Hà Tĩnh để trao tiền cho người dân.

Bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Phó chủ tịch UBND huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam), cho biết đoàn của nghệ sĩ Hoài Linh liên hệ trước với chính quyền địa phương và nhờ lên danh sách hỗ trợ.

 Hoài Linh giải ngân 14 tỉ đồng ra sao khi bị CEO Phương Hằng tố ngâm tiền từ thiện? - Ảnh 2.

Người dân nhận sự hỗ trợ của từ đoàn từ thiện của nghệ sĩ Hoài Linh

“Hoài Linh không đến trao tiền hỗ trợ mà ông Tự trao. Ông Tự đã thay mặt Hoài Linh trao 10 căn nhà, mỗi căn trị giá 50 triệu đồng và 300 suất quà có giá trị 800 triệu đồng cho bà con huyện Nông Sơn vào ngày 30/5”, bà Thuỷ thông tin.

Bà Nguyễn Thị Huệ, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam), cho hay ông Tự và 1 người nữa đại diện cho Hoài Linh đến trao quà tại địa phương vào ngày 30/5.

“Đoàn đã trao 500 suất quà, 5 cuốn sổ tiết kiệm cho 5 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tặng 50 triệu đồng cho Trường dân tộc nội trú và THPT huyện Nam Trà My với tổng số tiền 650 triệu đồng”, bà Huệ nói.

Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, đại diện nghệ sĩ Hoài Linh đã trao tặng số tổng số tiền 1,1 tỉ đồng cho huyện Quảng Điền và xã Phong Xuân (huyện Phong Điền). Ông Nguyễn Bá Lành, Chủ tịch UBND xã Phong Xuân, cho biết việc trao tặng diễn ra vào ngày 31/5.

 Hoài Linh giải ngân 14 tỉ đồng ra sao khi bị CEO Phương Hằng tố ngâm tiền từ thiện? - Ảnh 3.

Đại diện đoàn từ thiện của Hoài Linh nhận giấy ghi nhận tấm lòng vàng

Đại diện các địa phương cho biết đoàn của Hoài Linh chỉ trao tượng trưng cho một số hộ gia đình. Số tiền còn lại được chuyển vào tài khoản Mặt trận Tổ quốc để trao cho các hộ dân có trong danh sách đã được xét duyệt trước đó.

Ngày 5/6, Hoài Linh cho biết trong 6 ngày, ông Hà Văn Tự đã đại diện trao hơn 14,2 tỷ đồng cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở Quảng Trị, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế… giúp người vùng lũ.

Cụ thể, đại diện của NS Hoài Linh cho biết trước Tết Nguyên đán (trước lùm xùm từ thiện), đoàn đã thực hiện các chuyến từ thiện và chi 2,8 tỷ đồng hỗ trợ bà con tỉnh Quảng Ngãi.

Sau khi xảy ra lùm xùm, đoàn đã trao 2,5 tỷ đồng tại tỉnh Quảng Ngãi, 1,3 tỷ đồng tại tỉnh Quảng Nam, 3,9 tỷ đồng tại tỉnh Quảng Trị, 1,07 tỷ đồng tại tỉnh Thừa Thiên Huế, 1,5 tỷ đồng tại tỉnh Quảng Bình, 2,13 tỷ đồng tại tỉnh Hà Tĩnh.

Theo Trí thức trẻ

NÓNG: Công an TP.HCM xác minh việc làm từ thiện của danh hài Hoài Linh

Công an TP.HCM đã có văn bản đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị phối hợp cùng xác minh việc làm từ thiện của danh hài Hoài Linh.

Ngày 10/10, Công an TP.HCM cho hay, đã có văn bản đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị phối hợp cùng xác minh việc làm từ thiện của danh hài Hoài Linh.

Cụ thể, Công an TP.HCM gửi văn bản về việc phối hợp xác minh thông tin khán giả và nghệ sĩ Hoài Linh hỗ trợ 1,5 tỷ đồng. Văn bản cũng đề nghị làm rõ việc Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị đã trao Giấy ghi nhận tấm lòng vàng.

Trước đó, ngày 2/9/2021, ông Hà Văn Tự (đại diện của nghệ sĩ Hoài Linh) đã đến cơ quan mặt trận huyện Triệu Phong trao 1,5 tỷ đồng tiền mặt. Trước tình cảm đó, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Triệu Phong đã trao tặng Giấy ghi nhận tấm lòng vàng của khán giả và nghệ sĩ Hoài Linh cho ông Hà Văn Tự.

NÓNG: Công an TP.HCM xác minh việc làm từ thiện của danh hài Hoài Linh - Ảnh 1.

Công an TP.HCM chính thức vào cuộc xác minh hoạt động từ thiện của NS Hoài Linh

Ông Trần Việt Dũng – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Triệu Phong xác nhận: “Trong quá trình đại diện nghệ sĩ Hoài Linh trao số tiền nói trên, Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN huyện thống nhất mời cán bộ ngân hàng trực tiếp kiểm đếm, sau đó phân bổ cho nhiều xã, thị trấn để hỗ trợ cho 1.500 hộ dân.

Đây là thủ tục thường lệ đối với các nhà tài trợ trong và ngoài huyện đã có sự đóng góp, hỗ trợ lớn cho bà con nhân dân huyện Triệu Phong”.

Được biết, cuối tháng 5/2021, đại diện nghệ sĩ Hoài Linh thay mặt cho các nhà hảo tâm, khán giả và nghệ sĩ Hoài Linh trao tượng trưng số tiền 1 tỷ đồng đến lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Trị.

Theo Pháp luật và Bạn đọc

Nguyên CT Hội Chữ Thập đỏ VN: Từng cảnh báo rủi ro Thủy Tiên sẽ gặp khi tự làm từ thiện với lượng tiền rất lớn

Bà Nguyễn Thị Xuân Thu cho rằng, khi một người đi làm nhiều việc và tự mình giải ngân một số lượng tiền lớn như trường hợp của ca sĩ Thủy Tiên sẽ khó có thể tránh được sai sót.

Một người đi làm nhiều việc và tự giải ngân một số lượng tiền lớn sẽ khó tránh được sai sót

Câu chuyện “lùm xùm” xung quanh vấn đề quyên góp từ thiện, cứu trợ cho bà con gặp lũ lụt tại các tỉnh miền Trung năm 2020 của ca sĩ Thủy Tiên đang nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận xã hội.

Mới đây, Cục Cảnh sát Hình sự (Bộ Công an) đã có văn bản yêu cầu 7 tỉnh miền Trung cung cấp thông tin, chứng cứ, dữ liệu liên quan đến hoạt động trao tiền từ thiện của ca sĩ Thủy Tiên tại địa bàn trong năm 2020.

Bà Nguyễn Thị Xuân Thu.

Trao đổi với PV, PGS. TS Nguyễn Thị Xuân Thu, nguyên Chủ tịch Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam cho hay, trong lúc gặp phải khó khăn như lũ lụt, dịch bệnh… bất kể ai, dù là ca sĩ, nghệ sĩ hay người bình thường cùng chung tay, có tấm lòng giúp đỡ người dân gặp khó khăn là điều rất tốt.

“Ai trong xã hội mà có tấm lòng giúp được hoàn cảnh nào khó khăn thì cũng rất đáng quý. Tuy nhiên, muốn giúp được người thì trước hết phải biết bảo vệ mình, đừng để giúp được người xong mình lại phải đối mặt với những rủi ro, hậu quả không lường trước được”, bà Thu nói.

Nhắc đến trường hợp ca sĩ Thủy Tiên làm từ thiện, bà Thu cho hay, việc ca sĩ Thủy Tiên đứng ra kêu gọi, vận động nguồn lực hỗ trợ nhân dân kịp thời trong lúc khó khăn, lặn lội đến tận nơi chia sẻ, giúp đỡ đồng bào là rất đáng hoan nghênh, cần trân trọng.

Tuy nhiên, bà nói, ngay từ tháng 10/2020, bên lề kỳ họp Quốc hội, khi trao đổi với báo chí, đã có cảnh báo về các rủi ro mà nữ ca sĩ Thủy Tiên có thể gặp phải khi làm từ thiện một mình với khối lượng tiền rất lớn như vậy.

Theo bà Thu, đối với các nghệ sĩ, người nổi tiếng như Thủy Tiên có thế mạnh kêu gọi, vận động rất nhiều fan, người ủng hộ với số tiền lớn. Nếu phối hợp với Mặt trận tổ quốc, Hội Chữ thập đỏ hay các địa phương để trao cho bà con nhân dân sẽ rất tốt, không có vấn đề gì phải bàn.

Nhưng khi một người đi làm nhiều việc và tự mình giải ngân một số lượng tiền lớn như vậy sẽ khó có thể tránh được sai sót.

Bà dẫn chứng, trước đây, ở Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam, có những dự án tài trợ với số vốn chỉ vài tỷ đồng nhưng cả hệ thống từ Trung ương đến địa phương phải ra nhiều văn bản hướng dẫn, quy trình, quy định rồi chính quyền địa phương giúp đỡ lựa chọn người được hưởng lợi.

Sau đó, người dân tiếp tục họp bình xét ra người được hưởng, mức hưởng thế nào, có danh sách ký tên người nhận, đóng dấu xác nhận của chính quyền mới đảm bảo sự minh bạch và trách nhiệm giải trình với nhà tài trợ.

“Ở Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam, chương trình chỉ có 1 – 2 nhà tài trợ nhưng như trường hợp của ca sĩ Thủy Tiên huy động ủng hộ bà con bị lũ lụt vừa qua có tới hàng ngàn, hàng vạn nhà tài trợ.

Nên nếu không có quy trình từ đầu, không làm chuẩn sẽ khó giải trình được với các nhà tài trợ. Dù nhà tài trợ chỉ cho rất ít tiền nhưng họ vẫn có quyền đòi hỏi mình phải giải trình số tiền mà họ chuyển đến đã được sử dụng như thế nào.

Rõ ràng, đây là việc mà những người làm từ thiện không chuyên nghiệp đã không lường trước được.

Nhiều người tưởng mình làm như vậy là tốt, được nhiều người khen ngợi nhưng không hiểu hết được tiềm ẩn những hậu quả phía sau và thực tế, như câu chuyện của Thủy Tiên hay một số người khác đã xảy ra”, bà Thu nhận định.

Chi như thế nào, chi bao nhiêu không thể dùng sao kê để chứng minh được!

Trước việc ca sĩ Thủy Tiên đã tiến hành sao kê tài khoản nhận tiền từ thiện và công khai, bà Thu cho rằng, vấn đề sao kê chỉ thể hiện được đã có bao nhiêu người gửi tiền đến tài khoản đó, số tiền là bao nhiêu và rút ra bao nhiêu.

Vợ chồng Thủy Tiên – Công Vinh trong buổi sao kê tài khoản làm từ thiện.

Còn việc chi như thế nào, chi bao nhiêu không thể dùng sao kê để chứng minh được. Ở đây, số tiền không phải mấy chục triệu, mấy trăm triệu mà là hơn 170 tỷ đồng nên không đơn giản, không thể dùng sao kê như vậy để chứng minh.

Qua những sự việc “lùm xùm” trong quyên góp, cứu trợ thời gian qua, PGS.TS Nguyễn Thị Xuân Thu cho rằng, đây sẽ là bài học cho tất cả mọi người trong việc làm từ thiện, trong đó, phải chọn được cách làm chuẩn, đúng quy định của pháp luật và đảm bảo trách nhiệm giải trình về tính công khai, minh bạch.

Đồng thời, qua những sự việc này, mọi người không nên suy nghĩ cực đoan, tiêu cực mà hãy tiếp tục phát huy tấm lòng thiện nguyện để cùng hỗ trợ, giúp đỡ những mảnh đời, hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh trong xã hội.

Nguyên Chủ tịch Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam cũng đề nghị Quốc hội sớm đưa đề xuất xây dựng Luật Từ thiện do Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam và Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam đề nghị vào chương trình xây dựng pháp luật trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV để có khung pháp lý cụ thể cho vấn đề này.

Cũng trao đổi với PV, một nguyên lãnh đạo TAND tối cao cho rằng, trong vấn đề làm từ thiện của ca sĩ Thủy Tiên đợt mưa lũ miền Trung năm 2020 không thể áp dụng theo Nghị định 64 của Chính phủ quy định về việc vận động, tiếp nhận, phân phối, sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn do thiên tai… Bởi Nghị định này, chỉ áp dụng cho các tổ chức được Nhà nước giao nhiệm vụ.

Theo vị này, các cá nhân như Thủy Tiên quyên góp từ thiện cần áp dụng theo quy định của Bộ Luật Dân sự, bởi nữ ca sĩ này là người được ủy thác, trung gian để đem tiền, vật chất của người gửi cho người nhận. Đồng thời, nữ ca sĩ cũng không đại diện cho tổ chức nào làm việc này.

Theo doanh nghiệp & tiếp thị

Nguồn: https://doanhnghieptiepthi.vn/nguyen-ct-hoi-chu-thap-do-vn-tung-canh-bao-rui-ro-thuy-tien-se-gap-khi-tu-lam-tu-thien-voi-luong-tien-rat-lon-161211010070540488.htm

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here