KHẨN: 1 địa phương cho học sinh nghỉ học vì có 152 F0 là giáo viên, học sinh

0
154

Đến nay, đã có 152 trường hợp F0 là học sinh, giáo viên được ghi nhận, do đó, tỉnh Phú Thọ đã cho học sinh ở một số địa bàn được nghỉ học trực tiếp.

Để đảm bảo an toàn cho học sinh, ngay khi phát hiện các ca mới, UBND tỉnh Phú Thọ đã có chỉ đạo cho học sinh một số địa phương tạm nghỉ học để đảm bảo an toàn phòng chống dịch. Các địa phương này là TP. Việt Trì, 3 huyện Lâm Thao, Phù Ninh, Tam Nông (xã Hương Nộn, Bắc Sơn), thị xã Phú Thọ (xã Phú Hộ).

Trong thời gian học sinh dừng đến trường, các địa phương trên chuyển qua hình thức học trực tuyến. Với học sinh hoàn cảnh khó khăn, không đủ thiết bị học tập trực tuyến, Sở cũng chỉ đạo nhà trường linh hoạt áp dụng phương án giao bài, ôn tập tại nhà, không làm ảnh hưởng, gián đoạn việc học.

Việc dạy trực tuyến chỉ áp dụng đối với giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên (các lớp 3,4,5 cấp tiểu học; cấp THCS, cấp THPT): Tổ chức dạy học trực tuyến từ ngày 25/10/2021. Các trường đã chuẩn bị điều kiện về hạ tầng kỹ thuật và học liệu dạy học trực tuyến; lựa chọn các phần mềm dạy học trực tuyến phù hợp; tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho giáo viên, học sinh trước khi triển khai thực hiện; xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học trực tuyến phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên của đơn vị và đặc thù của cấp học, lớp học. Ưu tiên dạy học các nội dung cơ bản, cốt lõi của chương trình môn học .

KHẨN: 1 địa phương cho học sinh nghỉ học vì có 152 F0 là giáo viên, học sinh - Ảnh 1.

Đối với các đơn vị đang dạy học trực tiếp không tổ chức các hoạt động giáo dục tập trung đông người không cần thiết. Tiếp tục tranh thủ “thời gian vàng” để dạy học trực tiếp chương trình chính khóa; chú ý việc tăng thời lượng các môn học phải phù hợp, không gây quá tải cho giáo viên, học sinh.

Đến nay, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Phú Thọ cho biết, tính từ ngày 14/10 đến 6h ngày 26/10, toàn tỉnh ghi nhận 413 ca bệnh tại 40 xã/phường/thị trấn của 5 huyện/thị/thành, trong đó có 143 học sinh và 9 giáo viên.

Theo trí thức trẻ

Bình Dương: Phát hiện 841 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 qua test nhanh

Tối 25/10, theo Sở Y tế tỉnh Bình Dương, qua báo cáo của Trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố vừa cập nhật, trong ngày, toàn tỉnh đã xét nghiệm nhanh diện rộng cho 16.405 người, phát hiện 841 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.

Bình Dương xét nghiệm COVID-19 cho người dân (Ảnh tư liệu: Văn Hướng/TTXVN)

Trong đó, thị xã Tân Uyên ghi nhận 485 trường hợp, thành phố Dĩ An 121 trường hợp, tiếp đến là thị xã Bến Cát 107 trường hợp, thành phố Thuận An 82 trường hợp; các huyện, thị khác đều ghi nhận các trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 qua test nhanh.

Cùng ngày, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương, tỉnh tiếp tục ghi nhận 517 ca mắc COVID-19 mới qua xét nghiệm RT-PCR và đã có đầy đủ các thông tin dịch tễ. Số ghi nhận trong toàn tỉnh giảm 1,3% so với ngày 24/10. Tuy nhiên, số ca mắc tập trung nhiều nhất trong khu phong tỏa (82,4%) và qua sàng lọc cộng đồng chiếm đến 11,8%. Điều đáng quan tâm, liên tiếp trong 3 ngày gần đây, số ca mắc mới COVID-19 luôn ở mức trên 500 ca/ngày.

Như vậy, tính từ đợt dịch thứ 4 đến nay, tỉnh Bình Dương ghi nhận 229.357 ca mắc COVID-19; 2.369 người tử vong. Số bệnh nhân đang điều trị còn 7.347 trường hợp, trong đó 4.780 ca đang nằm viện và 2.567 ca điều trị tại nhà.

Hiện Bình Dương trở lại trạng thái bình thường mới theo phương châm “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”. Theo đó, tỉnh đang lên kế hoạch sẽ bỏ các khu cách ly tập trung; đồng thời giải thể các bệnh viện dã chiến trong thời gian tới; trong đó có Bệnh viện đã chiến Thới Hòa với hàng chục ngàn giường bệnh đang dần trống bệnh nhân dự kiến đóng cửa vào cuối tháng 10 này.

Đặc biệt, tỉnh chuyển hướng kiện toàn các khu điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 ở các huyện, thị, thành phố được xem như một chuyên khoa điều trị dành cho các loại bệnh truyền nhiễm. Dự kiến mỗi huyện, thị sẽ đầu tư 50 – 100 giường bệnh phục vụ điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 với phương châm “4 tại chỗ”

Cùng với đó, tỉnh cũng đang triển khai thành lập các trạm y tế lưu động để đưa y tế gần dân, đáp ứng yêu cầu phục vụ, chăm sóc sức khỏe, nhằm giúp người dân tiếp cận sớm với y tế cộng đồng, nhất là bệnh nhân mắc COVID-19. Tỉnh cũng quan tâm công tác tuyển dụng, đào tạo, cũng như bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ y, bác sĩ, điều dưỡng, nhằm thế chỗ đội ngũ y, bác sỹ của các đoàn chi viện đang rút dần sau khi dịch trên địa bàn tỉnh được kiểm soát.

Theo Báo tin tức

Nguồn: https://baotintuc.vn/dich-benh/binh-duong-phat-hien-841-truong-hop-duong-tinh-voi-sarscov2-qua-test-nhanh-20211025203754948.htm

TP.HCM vẫn chưa cho phép hoạt động ăn, uống phục vụ tại chỗ

Lãnh đạo Sở Công Thương TP.HCM cho biết đến giờ này, UBND TP.HCM và các sở, ngành đang bàn, xem xét việc cho phép các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phục vụ tại chỗ.

Chiều 25-10, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP HCM đã tổ chức họp báo để thông tin về tình hình dịch Covid-19 tuần vừa qua.

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP HCM tổ chức họp báo chiều 25-10

Tại buổi họp báo, trước câu hỏi của phóng viên về đề xuất các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phục vụ tại chỗ, Phó Giám đốc Sở Công Thương Lê Huỳnh Minh Tú cho biết UBND TP HCM và các sở, ngành đang xem xét, cân nhắc cách làm cũng như tiêu chí đánh giá để mở lại hoạt động này.

Theo ông Lê Huỳnh Minh Tú, việc mở lại quán ăn uống phục vụ tại chỗ vẫn đang trong quá trình trao đổi và còn cần làm rõ lại nhiều vấn đề. Sau khi thống nhất, Sở Công Thương sẽ thông báo đến báo chí.

Phó Giám đốc Sở Công Thương Lê Huỳnh Minh Tú cho biết TP vẫn đang xem xét việc bán ăn tại chỗ

Phó Giám đốc Sở Công Thương cũng cho biết trong ngày 25-10, đơn vị ghi nhận tình hình kinh doanh trên địa bàn không có nhiều biến động. Lượng cung ứng hàng hóa đã ổn định với bình quân 6.000 tấn/ngày.

Trong đó, 3 trạm trung chuyển hàng hóa tại các chợ đầu mối bình quân nhận về khoảng 1.700 tấn hàng mỗi đêm. Hiện, thành phố có 120/234 chợ truyền thống được mở, 19 chợ dự kiến được mở lại thời gian tới sau khi xem xét mức độ an toàn.

Liên quan đến việc TP HCM tổ chức 3 đoàn kiểm tra việc chi hỗ trợ cho người dân tại 21 quận, huyện và TP Thủ Đức, Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Lâm thông tin nội dung kiểm tra xoay quanh việc các địa phương có thực hiện theo đúng Nghị quyết 09 và Công văn 2209 của UBND TP HCM về gói hỗ trợ thứ nhất.

Thứ 2 là đoàn kiểm tra việc thực hiện chính sách hỗ trợ theo Công văn 2627 và Công văn 2799 của UBND TP HCM về gói hỗ trợ đợt 2. Thứ 3 là kiểm tra việc thực hiện chính sách hỗ trợ theo Công văn 3181 đối với gói hỗ trợ đợt 3.

Thời gian triển khai đợt kiểm tra từ ngày 29 đến ngày 31-10. Ngày 1 đến ngày 15-11, 3 đoàn bắt đầu triển khai tại các địa phương. Từ ngày 6 đến 20-11, các đoàn tổng hợp báo cáo gửi UBND TP HCM.

Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 TP HCM Phạm Đức Hải chủ trì buổi họp báo

Trước đó, ông Phạm Đức Hải, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP HCM, cho biết trong ngày 24-10, TP có 689 bệnh nhân nhập viện, 539 bệnh nhân xuất viện và 40 trường hợp tử vong.

Đến nay, trên 98% người từ 18 tuổi ở TP HCM được tiêm 1 mũi vắc-xin Covid-19 và trên 76% người đã được tiêm 2 mũi.

Hôm 24-10, UBND TP HCM đã công bố cấp độ dịch toàn TP. Theo đó, toàn TP đang ở cấp 2. Ở quận huyện và TP Thủ Đức có 9 địa phương đạt cấp 1 (vùng xanh – bình thường mới), 12 địa phương cấp 2 (vùng vàng – nguy cơ trung bình) và quận Bình Tân là đơn vị duy nhất còn ở cấp 3 (vùng cam – nguy cơ cao).

UBND TP HCM đề nghị các sở, ngành, địa phương căn cứ mức độ dịch được công bố để triển khai các biện pháp hành chính thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả Covid-19 trong lĩnh vực và trên địa bàn phụ trách.

Theo Người lao động

Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su/tp-hcm-van-chua-cho-phep-hoat-dong-an-uong-phuc-vu-tai-cho-20211025171906334.htm

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here