Không mua nổi quan tài, vợ giăng màn ở lề đường mai táng cho chồng, gia cảnh nghèo xót xa

0
124

Đám tang không người đưa tiễn, không có tiếng kèn trống diễn ra ở một góc đường xã Phú Ngãi Trị (Long An) khiến nhiều người nghẹn lòng.

“Đời người vô thường, sống có cái nhà, chết có cái mồ, ấy thế mà cả cái hòm chú cũng không có”, dòng trạng thái được tài khoản G.C đăng kèm đoạn clip, ghi lại hình ảnh buồn nơi góc đường khiến không ít cư dân mạng xúc động.

Đó là đám tang của người đàn ông nghèo, diễn ra ở một góc đường xã Phú Ngãi Trị, huyện Châu Thành, tỉnh Long An.

Một chiếc phản gỗ được kê tạm, quây bằng tấm màn mỏng lụp xụp, ở bên trong là thi hài người xấu số. Phía trước phản, một chiếc bàn kê cao di ảnh, ở trên chỉ vỏn vẹn vài bát cơm, một bát hương nhỏ. Không quan tài, không có tiếng kèn đưa tiễn cũng không có ai tới thắp hương, chia buồn. Đám tang diễn ra chóng vánh với nỗi buồn hiu hắt khiến nhiều người qua đường không cầm được nước mắt.

Không mua nổi quan tài, vợ giăng màn ở lề đường mai táng cho chồng, gia cảnh nghèo xót xa

Chị Nguyễn Thị Thanh Giàu (27 tuổi, quê Long An), là một trong những người hàng xóm sống ở gần khu vực nói trên. Chị Giàu không rõ tên của người đàn ông xấu số, chỉ biết hai vợ chồng quê ở Kiên giang, chuyển đến Long An làm nghề bán bánh tráng mưu sinh. Mọi người trong xóm vẫn thường gọi là “chú bán bánh tráng”.

“Chú ấy 54 tuổi, bị bệnh ung thư, mất ngày 6/4 vừa rồi. Mình không tiếp xúc cô chú nhiều chỉ có ba mẹ mình có tiếp xúc và hay mua bánh tránh giúp thôi. Cô chú ở trọ thuê, không có con cái chung. Một mình vợ chú vừa bán hàng vừa lo tiền chạy chữa nhưng không đủ.

Lúc thấy chú sắp mất, chủ phòng trọ mới nhắc đưa chú ra ngoài. Cô giăng tạm cái mùng ngoài đường vậy đó. Cái phản là của cha chủ nhà trọ mới mất vài tháng để lại, họ cho mượn chứ chú cũng không có giường luôn”, chị Giàu bày tỏ.

Đám tang diễn ra ở một góc đường vắng (Ảnh cắt từ clip)

Thương cho hoàn cảnh đôi vợ chồng nghèo, ba chị Giàu đứng ra liên hệ với đội thiện nguyện 0 đồng, hỗ trợ mai táng giúp. Một số người dân trong xóm cũng có tới thắp nhang, kêu gọi số tiền nhỏ quyên góp chi phí hỏa thiêu. Sau 1 ngày, thi hài người đàn ông đã được chuyển đi an táng.

“Gia đình mình có nói dựng cho chú 2 cái lán để làm đám ma nhưng ủy ban có nhắn rằng để gọi đội từ thiện Thiện Tâm hỗ trợ. Tuy không thể giúp gì được nhiều cho chú nhưng cũng mong chú thanh thản nơi cực lạc”, chị Giàu nói.

Theo Pháp luật & bạn đọc

Bán nhà chữa bệnh cho con dâu, vừa khỏi lại theo người khác, bố mẹ chồng lâm cảnh bi đát

Chú Tư bán căn nhà tích góp bao năm mới có được để chữa bệnh cho con dâu mà không ngờ, chị ta lại là người bạc tình bạc nghĩa như thế.

Bán nhà cho con dâu mổ tim

Gia đình chú Tư gồm có 6 người (chú Tư, vợ chú Tư, con gái, 1 cháu nội và 2 cháu ngoại) sống trong một căn phòng trọ nhỏ ở TP. HCM. Chú Tư làm phụ hồ, là lao động chính trong nhà. Vợ của chú sức khỏe yếu, bị nhiều bệnh: Đau khớp, tiểu đường, tim mạch,… nên mất sức lao động. Con gái chú bị đau dạ dày nặng, hiện chưa có công việc. Cháu ngoại 10 tuổi bị bệnh thận bẩm sinh, không có tiền chữa, tiền đi học. Cháu nội 14 tuổi, bị tự kỷ.

Vợ chồng chú Tư trước đây cũng có một căn nhà nhỏ. Dù chỉ là căn nhà lá dựng trên một mảnh đất nhưng đó cũng là tài sản mà hai vợ chồng chú cố gắng làm lụng, tích góp trong vòng 10 năm trời mới có được. Thế nhưng vì thương người mà cuối cùng, vợ chồng chú phải sống cảnh không nhà khi tuổi đã xế chiều.

Chú Tư vẫn còn bần thần khi nhắc lại câu chuyện buồn của gia đình.

Theo lời kể của chú Tư, cách đây hơn 10 năm, khi con trai của chú Tư trưởng thành, có kết hôn với một người con gái tên là D.T.M. Chị M. quê ở Cần Thơ, về nhà chú Tư làm dâu nhưng không có cưới hỏi, chỉ đăng ký kết hôn. Chị bị bệnh tim bẩm sinh, phải mổ hết hơn 100 triệu đồng. Thương và coi con dâu như con gái, lại không muốn con mình mất vợ, cháu mình mất mẹ, vợ chồng chú Tư đã bán đi căn nhà được 80 triệu đồng để cho con dâu mổ tim. 

Nhờ thêm sự hỗ trợ của các mạnh thường quân, chị M. đã được mổ và khỏi bệnh. Sau đó, chị tiếp tục bị tai nạn gãy chân, phải mổ. Gia đình chú Tư lại lo vay lãi để chữa bệnh cho con dâu. Đến bây giờ họ vẫn còn nợ 30 triệu chưa trả hết. 

Cứ tưởng, chị M. được bố mẹ chồng cứu mạng thì phải biết ơn họ suốt đời. Nhưng có ai ngờ được, người đàn bà đó vừa khỏi bệnh đã bỏ chồng, bỏ con đi theo người đàn ông khác. Chị đi lúc con trai là bé Khôi mới được 4 tuổi, nay bé đã 14 tuổi mà không một lời hỏi thăm. 

Chú vẫn giữ những giấy tờ liên quan đến việc mổ tim của con dâu.

Gia đình 6 miệng ăn trông chờ vào đồng lương ít ỏi

Bỗng chốc trắng tay, lại quá đau đớn trước sự bạc bẽo của con dâu, vợ chồng chú Tư uống thuốc ngủ tự vẫn, may mắn được mọi người cứu sống. Sau biến cố, vài năm sau con trai lớn của chú Tư cũng lập gia đình mới, bé Khôi sống cùng ông bà nội. 

Con trai chú Tư đi làm chỉ đủ lo cho gia đình riêng, thỉnh thoảng gửi ông bà đôi chút để lo cho Khôi. Thiếu thốn tình cảm của cha mẹ, Khôi có dấu hiệu như tự kỷ.

Chuyện con trai đã vậy, con gái chú Tư kết hôn và có 2 người con nhưng cũng không hạnh phúc, cuộc sống nhiều nỗi buồn nên đã mang 2 con về sống cùng bố mẹ ruột.

Vợ chú Tư rơi nước mắt khi nói về hoàn cảnh hiện tại.

Bé Khôi (áo trắng) năm nay 14 tuổi nhưng sức khỏe yếu, bị tự kỷ. Mẹ Khôi bỏ đi 10 năm nay nhưng không một lời hỏi han con.

Gia đình chú Tư chuyển lên TP. HCM thuê nhà trọ ở. Hàng ngày, bằng ấy con người chỉ trông vào thu nhập từ việc làm phụ hồ của người đàn ông đã gần 60 tuổi. Thương ông vất vả, Khôi cũng theo ông đi làm phụ hồ giúp đỡ gia đình. Còn nhỏ tuổi, sức yếu lại có bệnh nên Khôi không làm được nhiều, thu nhập cũng chẳng đáng là bao. 

Làm phụ hồ từ sáng đến chiều tối, chú Tư được trả 350.000 đồng/ngày, nghỉ Chủ nhật. Nhưng công việc không ổn định, còn phụ thuộc vào ngày nắng, ngày mưa, rồi khi hết công trình, chú lại phải nghỉ ở nhà, chờ tìm được công trình khác. 

Chú Tư còn cưu mang cả con gái và 2 cháu ngoại.

Thu nhập ít ỏi mà bao nhiêu thứ phải chi tiêu, nào là tiền thuốc thang, tiền ăn uống, thuê nhà, điện nước. Ngày thường thì cả nhà còn có miếng thịt, con cá mà ăn, chứ cuối tuần, 6 người ăn cơm trắng trộn nước tương qua ngày. Ai cho được mớ rau thì thêm vào mâm cơm cho đầy đặn.

Hiểu được trách nhiệm của mình với gia đình nên chú Tư luôn phải gắng gượng, dù có ốm cũng không dám nghỉ. Bởi chú biết, một ngày mình nghỉ là kéo theo nhiều người đói. Nhắc đến những mong muốn của bản thân, chứ Tư chỉ mong cả gia đình có sức khỏe. Chú mong có thể tìm được một công việc ổn định, có nguồn thu nhập nuôi gia đình, cho cháu được chữa bệnh, được đi học là chú mừng lắm rồi. 

Nguồn: Nutifood

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here