Hơn 400 công dân Ninh Thuận từ Đồng Nai trở về nhiễm COVID-19

0
103

Ninh Thuận đề nghị Đồng Nai và Bình Thuận kiểm soát chặt, tạm thời không cho công dân Ninh Thuận đang ở các địa phương này trở về Ninh Thuận cho đến khi hết giãn cách xã hội.

TIN VUI: Chiều 15/8, Hà Nội không ghi nhận thêm ca mắc Covid-19 mới

Chiều 15/8, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tính từ 12h đến 18h cùng ngày, trên địa bàn thành phố không ghi nhận thêm ca dương tính SARS-CoV-2 mới.

Như vậy, đây là buổi chiều đầu tiên trong nhiều ngày qua, nhất là sau hơn 20 ngày thành phố thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Hà Nội không ghi nhận thêm ca dương tính nào.

Tổng số ca mắc Covid-19 được ghi nhận trong ngày là 35 trường hợp, trong đó, sáng 15/8, ghi nhận 8 ca dương tính và trưa cùng ngày ghi nhận thêm 27 ca dương tính.

So với các ngày trước đó như ngày 13/8 ghi nhận 101 ca, ngày 14/8, ghi nhận 41 ca, thì ngày Chủ nhật cuối tuần này cũng là ngày có số ca dương tính thấp nhất.

Hơn 400 công dân Ninh Thuận từ Đồng Nai trở về nhiễm COVID-19

Ngày 15-8, ông Lê Huyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận đã ký văn bản hỏa tốc gởi UBND tỉnh Đồng Nai và UBND tỉnh Bình Thuận.

Theo đó, UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết từ tháng 7 đến tháng 8-2021, nhiều công dân Ninh Thuận làm việc ở Đồng Nai trở về tỉnh. Đặc biệt ngày 31-7 có hơn 2.000 công dân Ninh Thuận từ xã Thạnh Phú, Vĩnh Cửu, Đồng Nai (nơi đang giãn cách theo Chỉ thị 16) trở về địa phương; trong số này có hơn 400 người trở thành F0 đã tạo sức ép rất lớn cho tỉnh về cơ sở cách ly, điều trị, nguy cơ lây lan dịch bệnh rất cao.

Công nhân Ninh Thuận từ Đồng Nai đi xe máy trở về ngày 31-7.

Với tình hình khó khăn hiện nay ở Ninh Thuận, vừa kết thúc 4 tuần thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 ở một số địa phương trong tỉnh và đang kiểm soát dịch trên địa bàn theo Chỉ thị 15 cần triển khai nhiều biện pháp để kiểm soát, hạn chế lây lan trong các khu cách ly tập trung.

Thủ tướng: Dứt khoát tiêm vắc xin miễn phí cho toàn dân

Thủ tướng đặc biệt lưu ý, không coi F0 chưa có triệu chứng là người bệnh để có phương án cách ly (tại các trung tâm thu dung hoặc tại nhà khi bảo đảm đủ các điều kiện cần thiết) và chăm sóc phù hợp về dinh dưỡng, thể chất, tinh thần, nhằm giảm tỷ lệ F0 có triệu chứng. Lãnh đạo Chính phủ cũng nhắc việc bảo đảm điều kiện và điều trị, can thiệp y tế kịp thời nhằm giảm tối đa các trường hợp tử vong. Ông quán triệt “đây là nhiệm vụ quan trọng nhất vào thời điểm này”.

Nhân viên Y tế cho người tiêm xem loại vắc xin trước khi quyết định tiêm. Ảnh: TTYT quận Tân Bình.

Đặc biệt, để giảm tỷ lệ tử vong, Thủ tướng gợi ý một số biện pháp để Bộ Y tế và các địa phương nghiên cứu, xem xét, có hướng dẫn cụ thể, như ưu tiên tiêm, bao phủ vắc xin cho các đối tượng trên 50 tuổi, có điểm tiêm riêng cho người cao tuổi. Giảm số ca mắc, hướng dẫn cụ thể về việc cần làm để duy trì vùng xanh bền vững.

Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu tiêm vắc xin cho toàn dân. Khuyến khích các doanh nghiệp, các địa phương tìm nguồn, kết nối, mua vắc xin nhưng Bộ Y tế phải thực hiện nghiêm chức năng quản lý nhà nước, chịu trách nhiệm đánh giá chất lượng vắc xin bảo đảm an toàn, hiệu quả, cấp phép, bảo quản, lưu trữ, chủ trì tiêm miễn phí cho toàn dân.

Thủ tướng khẳng định lại: “Tiêm miễn phí cho toàn dân, dứt khoát là như vậy”.

Theo Nhịp sống Việt

Nguồn: http://nhipsongviet.toquoc.vn/dien-bien-dich-ngay-15-8-tphcm-gian-cach-xa-hoi-them-1-thang-hon-400-cong-dan-ninh-thuan-tu-dong-nai-tro-ve-nhiem-covid-19-2202115874640910.htm

Kinh nghiệm ‘sống còn’ từ bà mẹ trẻ giúp 6 người trong gia đình vượt qua Covid-19

6 người trong gia đình đều bị nhiễm Covid-19, đặc biệt là mẹ chị đã 80 tuổi. Là người khỏe nhất, chị Nguyễn Thanh Mai chăm sóc, vực dậy tinh thần và liên lạc với bác sĩ để giúp mọi người vượt qua Covid-19.

22 ngày cố gắng, giúp cả 6 người trong gia đình chị Mai về 1 vạch. NVCC

Bất ngờ khi cả nhà đều ‘hai vạch’

“Khi mọi sự đã xong, nhìn cả 6 que thử đều một vạch, mọi người đã vượt qua Covid-19 thì đêm mình lại mất ngủ. Lúc này mới có thời gian nghĩ tới bản thân và thấy sợ khi nghĩ lại hành trình 22 ngày qua”, chị Thanh Mai (36 tuổi, CEO Anh Minh Gift, Q.8) bắt đầu câu chuyện của mình.

Giữa tháng 7, hai đứa con của chị (11, 13 tuổi) lần lượt bị sốt, nhưng nhìn lũ trẻ vẫn chơi đùa ăn uống bình thường nên chị không hề nghĩ tới Covid-19. Hai ngày sau đó, thấy con vẫn tiếp tục sốt nên chồng chị ở nhà đã tự test thử, không ngờ hai vạch.

“Lúc đó, mình đang đi khảo sát ở quận 8 để làm ATM gạo, đến chiều đang chạy ngoài đường để lo mọi việc thì nhận được điện thoại của người nhà thông báo hai đứa nhỏ đã dương tính với Covid-19, mình thất thần, hoảng hốt. Mình không nghĩ tới bản thân mà lo cho mọi người trong gia đình khi mẹ đã 80 tuổi”, chị Mai chia sẻ.Nhưng chị sau đó nhanh chóng lấy lại tinh thần, bàn giao hết mọi việc rồi vội vã chạy về nhà. Việc của chị đầu tiên là kiểm tra lại sức khỏe, tình trạng của con. Vào ngày thứ 6, lần lượt từng người trong gia đình từ mẹ, đến chồng, chị gái và bản thân chị đều dương tính. Mọi người người rất lo lắng và căng thẳng.Đặc biệt, mẹ chị là người khá “tối cổ”, không chịu hợp tác. Bà bị sốt cao sau đó bỏ ăn, không chịu uống thuốc, súc miệng nước muối và mất tinh thần. Đến ngày thứ 6, bà bắt đầu bị sốt cao không hạ, thở mệt.

“Khi đo nồng độ oxy của mẹ còn 82-83 lòng mình rối bời. Gọi cho bác sĩ tư vấn xem có nên đi cấp cứu không mà khi nghe tiếng bác sĩ bên kia đầu dây mình nói không nên lời, nấc nghẹn. Trước tình hình của mẹ, mình quyết họp gia đình lại nói hết mặt ưu điểm mặt hạn chế, nói với mẹ tâm tư nguyện vọng và tình hình dịch bệnh hiện tại.

Mình nói rằng con đã làm hết tất cả những gì con có thể làm, từ máy móc thiết bị, bác sĩ thăm khám, thuốc men, đến việc lo đồ ăn thức uống… Những gì con có thể làm trong khả năng thì con đã làm hết rồi. Việc còn lại là ở mẹ. Mẹ phải khỏi và phải mạnh mẽ lên, vì con vì cháu mà vượt qua. Nếu tự bản thân mẹ không cố gắng để vượt qua thì không ai có thể giúp mẹ. Giờ lỡ mẹ chuyển biến nặng, phải nhập viện thì con cháu cũng không thể vào chăm sóc được”, chị Mai nói.

Là người khỏe nhất trong gia đình, chị Mai cố gắng bình tĩnh xử lý mọi tình huống, động viên mọi người . NVCC

Tinh thần là mấu chốt quan trọng

Chồng chị sau đó cũng trở nặng, nằm li bì trong phòng riêng. Là người khỏe nhất, dù có lúc rất mệt mỏi nhưng chị Mai cố gắng không để bản thân bị đánh gục. Chị liên lạc với các bác sĩ chuyên khoa, cả đông y lẫn tây y. Trong khi bác sĩ đông y hỗ trợ các loại thuốc xông, cách pha nước uống, những bài tập thở đúng cách và xử lý các tình huống khi thở mệt… thì bác sĩ tây y tư vấn và lên đơn thuốc cho từng người.

“May mắn, từ bạn bè người quen mình liên hệ được với 8 bác sĩ chuyên khoa, đều có kinh nghiệm. Nhiệm vụ của mình là theo dõi tình trạng sức khỏe, nồng độ oxy của từng người trong gia đình sau đó báo cáo chi tiết với bác sĩ mỗi ngày.

Đặc biệt, khi mẹ và chồng trở nặng mình liên hệ bác sĩ liên tục, có khi nửa đêm còn nhắn tin, gọi điện nhờ tư vấn. Họ không chỉ tư vấn, hỗ trợ thuốc còn chỉ cách đo oxy trong máu sao cho đúng, chỉnh máy oxy sao cho phù hợp… Thật sự, mình rất biết ơn các bác sĩ đã hỗ trợ gia đình gần nửa tháng qua, nếu không có họ có lẽ gia đình mình khó lòng bình an mà vượt qua được Covid-19 như vậy”, chị Mai chia sẻ.

Một điểm mấu chốt quyết định đến việc sống còn của cả gia đình nữa, theo bà mẹ trẻ này chính là tinh thần tích cực của mỗi người. Những ngày đầu khi nhận tin bị Covid-19, hầu hết mọi người trong nhà đều hoang mang, mất tinh thần. Dù bản thân cũng rất lo lắng nhưng chị phải cố gắng lấy lại bình tĩnh để động viên, chia sẻ với mọi người.

Trong khi chị lo vấn đề sức khoẻ, liên lạc với bác sĩ thì chị gái đảm nhận việc nấu nướng, ăn uống cho mọi người. Mỗi bữa ăn, đều cố gắng có đầy đủ món và thay đổi thực đơn đa dạng mỗi ngày, ăn đầy đủ từ rau củ, thịt cá, trái cây, uống thêm nước ép, bổ sung vitamin… Có những lúc, mọi người đều mất vị giác, khứu giác dù ăn không ngon nhưng chị đều đặt ra chỉ tiêu để mỗi người đều hoàn thành phần ăn của mình với tinh thần “có thực mới vực được đạo”.

Đặc biệt, vì nhà khá rộng nên chị để cửa nhà thông thoáng, vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày, đồng thời lên lịch vận động tập luyện phù hợp cho từng người, tránh tình trạng nằm li bì trong nhiều giờ liền.Ngoài ra, trong thời gian cả nhà bị bệnh, chị Mai cũng “cấm cửa” việc mọi người tiếp cận những thông tin tiêu cực từ mạng xã hội. Tất cả chỉ việc sinh hoạt bình thường, ăn uống và nghỉ ngơi, vận động điều độ, đồng thời thực hiện chăm sóc sức khoẻ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nhờ vậy, dù mọi người đều phải trải qua hầu hết các triệu chứng của bệnh từ sốt, ho, mất khứu giác, vị giác… nhưng sau hơn 15 ngày lần lượt từng thành viên trong gia đình dần bình phục. Riêng chồng và mẹ chị đều trở nặng khi sốt cao liên tục, nồng độ oxy trong máu giảm, ho mạnh, có lúc khó thở… nhưng sau đó cũng chiến thắng được bệnh.

“Mới đây, mình vừa thực hiện test nhanh lại cho tất cả mọi người, nhìn 6 que thử đều một vạch mà vui muốn khóc. Đây đã là lần thứ 3 cho kết quả âm tính, xem như cả gia đình đều đã vượt qua được giai đoạn sóng gió.

Mình muốn nhắn nhủ với mọi người rằng: Nếu không may bị lây nhiễm, để vượt qua Covid-19 việc đầu tiên là phải bình tĩnh. Có bình tĩnh mới sáng suốt để xử lý được mọi tình huống, và tự bản thân mọi người phải cố gắng, đừng buông xuôi hay mất tinh thần. Việc phát hiện bệnh sớm cũng rất quan trọng, giúp chúng ta chủ động đối phó ngay từ đầu, không để bệnh chuyển tiến nặng”, chị Thanh Mai nhắn nhủ.

Theo Thanh niên

Nguồn: https://thanhnien.vn/gioi-tre/kinh-nghiem-song-con-tu-ba-me-tre-giup-6-nguoi-trong-gia-dinh-vuot-qua-covid-19-1430370.html

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here