Lái xe ôm cả ngày kiếm tiền mua quà đỗ lớp 10 cho con gái, ông bố nghèo xót xa phát hiện bị khách trả tiền giả

0
152

Câu chuyện của ông bố lái xe ôm này đã khiến rất nhiều người không cầm được nước mắt, thương ông ấy một thì giận kẻ lừa lọc gấp 10.

Cuộc sống mưu sinh vốn chẳng dễ dàng, nhất là với những người nghèo phải bươn chải ngoài đường để kiếm từng đồng. Với những người làm nghề lái xe ôm, họ gặp đủ loại người trên đời, chứng kiến đủ chuyện nhân tình thế thái nhưng đôi khi vẫn bị những kẻ ‘cao tay’ lừa bằng đủ cách, từ bùng tiền, lừa lấy mất đồ, tới việc trả tiền giả như trường hợp của người đàn ông dưới đây.

(Ảnh: Tổng hợp)

Câu chuyện được một nhân viên trong cửa hàng giày kể lại, về người lái xe ôm trung niên vào cửa hàng chọn mua một đôi giày làm quà cho con gái ở quê mới đỗ cấp 3, nhưng vào rồi mới phát hiện tờ 500.000d khách đưa là giả, chú còn đem tất cả số tiền kiếm được hôm nay trả lại tiền thừa cho khách nên coi như đi làm một ngày vất vả cũng thành công cốc.

(Ảnh: Tổng hợp)

Cũng theo cô nhân viên chia sẻ, chú là người miền núi, xuống thành phố làm xe ôm công nghệ kiếm thêm chút tiền gửi về phụ vợ nuôi các con ăn học. Cả ngày chạy xe từ sáng tới tối muộn kiếm được ít tiền lại bị lừa sạch. “Nhìn khuôn mặt chú thấy thương lắm, đen sạm vì chạy xe ngoài đường cả ngày. Lúc thanh toán nghe nhân viên bảo là tiền giả mà chú ngẩn ra. Chú bảo vừa chở cuốc khách từ Linh Đàm đi Cầu Giấy được 50.000d, người khách đưa đồng 500.000d cho chú trả lại. Chú trả khách tiền thừa rồi đi luôn, đèn đường mờ tối nên chú cũng không để ý đó là tiền gì.” Cô bạn nhân viên xúc động viết.

(Ảnh: Tổng hợp)

” Chú bảo quê chú ở vùng cao khó khăn lắm, con gái thi đỗ lớp 10 chú hứa tặng đôi giày để con bằng bạn bằng bè mà thế nào lại gặp người khách thế này.”

Trước hoàn cảnh của chú, nhân viên trong cửa hàng quyết định góp tiền lại để mua tặng con gái chú đôi giày, tuy nhiên chú xe ôm không chịu nhận, các bạn phải thuyết phục mãi chú mới đồng ý cầm giày về và vẫn hứa sẽ quay lại vào ngày mai để trả tiền.

(Ảnh: Tổng hợp)

“Lúc đầu chú nhất định không chịu cầm, bảo các cô cũng đi làm như tôi lấy đâu ra tiền mà cho, tôi nhận thì khó nghĩ lắm. Mấy bạn nói mãi chú mới chịu nhận trước rồi bảo coi như chú mượn của các cháu, mai quay lại trả tiền sau. Thực sự xã hội này người tốt người xấu chẳng thể phân biệt được, nhưng sao người ta cứ chọn những người làm ăn chân chính, chữ ‘nghèo’ viết rõ trên mặt mà lừa được. Thương quá. Món quà không lớn nhưng mong chú bớt đi phần nào khó khăn, con gái chú cũng được vui khi nhận quà. Chúc chú có nhiều sức khỏe.” Cô gái chia sẻ.

Tình cảm của cha mẹ dành cho con cái luôn vô bờ bến như vậy đấy (Ảnh: Minh họa)
Vài năm trước, người cha nghèo ở Indonesia cũng từng gây dậy sóng cộng đồng mạng với bức ảnh đưa hai con gái đi ăn đồ ăn nhanh (Ảnh: Tổng hợp)

Câu chuyện của người cha này đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng ngay sau khi đăng tải, ai nấy đều bất bình với hoàn cảnh chú gặp phải, đồng thời gửi lời hỏi thăm và nếu được mong được giúp chú phần nào. Không ít cư dân mạng cũng bày tỏ sự cảm ơn và trân trọng với hành động giàu lòng nhân ái của các bạn nhận viên trong cửa hàng với chú xe ôm.

Tổng hợp

Theo An An / Thongtinmoi24.com

Xe quần áo 0 đồng của ông Tư Ẩn tại TP.HCM

Hơn 4 năm qua, xe quần áo cũ với dòng chữ “tự chọn giá 0 đồng” của ông Tư Ẩn đã gắn bó với người lao động nghèo khu vực quận 4, quận 7 và huyện Nhà Bè (TP.HCM).

Đúng 7h, ông Tư Ẩn (tên thật là Nguyễn Văn Tư) đã có mặt tại góc đường Tôn Thất Thuyết (quận 4). Một lúc sau, bà con trong khu vực bắt đầu đến “sắm” đồ.

Suốt hơn một tiếng, ông Tư bận rộn giới thiệu đợt đồ mới, tư vấn và giúp khách ướm thử để chọn ra bộ quần áo ưng ý, vừa vặn nhất.

Tâm sự với Zing, chủ xe quần áo cũ cho biết giúp đỡ người khác là đam mê đặc biệt của ông.

“Bản thân hay đi chùa làm công quả, tôi tâm niệm phải làm nhiều hơn để giúp cuộc sống có thêm điều tốt đẹp. Khi nhìn thấy những đứa trẻ nghèo không có được tấm áo tươm tất, tôi quyết định mở xe quần áo 0 đồng và duy trì suốt nhiều năm nay”.

xe do cu cua ong Tu An anh 1
Ông Tư Ẩn – chủ xe quần áo 0 đồng nổi tiếng tại TP.HCM.

Đủ loại áo quần cho mọi lứa tuổi

Hồi mới làm công việc này, ông Tư và vợ là bà Lê Thị Bé (61 tuổi) mua đồ cũ về giặt sạch, chất lên chiếc xe tay ga cũ rồi chạy quanh khu vực quận 4, quận 7 và huyện Nhà Bè cho những người lao động nghèo.

Về sau, nhiều người biết đến ông hơn, họ chủ động đến quyên góp quần áo. Một mạnh thường quân mua tặng ông chiếc xe ba gác điện.

“Từ ngày có xe mới, tôi mua thêm móc treo đồ lên cho thẳng thớm để bà con dễ dàng chọn lựa. Có người còn nói đùa rằng chọn áo quần ở xe tôi không khác gì mua đồ ở tiệm vì chiếc nào cũng sạch sẽ, thơm tho”, ông Tư vui vẻ cho biết.

xe do cu cua ong Tu An anh 2
Ông Tư và vợ, bà Lê Thị Bé.

Cách đây hơn 10 năm, ông bệnh nặng, phải cắt dây thanh quản nên không thể nói chuyện bình thường. Khi muốn “nói”, ông phải áp một thiết bị đặc biệt vào cổ hoặc dùng hành động để biểu đạt. Tuy khá bất tiện, ông Tư luôn cố gắng nói chậm rãi để khách có thể hiểu được ý mình.

“Gặp khách mới tôi sẽ nói rõ rằng đây là đồ 0 đồng chứ không phải đồ miễn phí hay từ thiện để họ không phải ngại. Áo quần được bà con khắp nơi đưa đến, tôi cũng chẳng bán buôn, chỉ thay mặt mọi người chuyển đồ đến tay người cần”, ông chia sẻ.

xe do cu cua ong Tu An anh 3
xe do cu cua ong Tu An anh 4
xe do cu cua ong Tu An anh 5
xe do cu cua ong Tu An anh 6
Ông Tư thường giúp khách hàng chọn lựa trang phục phù hợp.

Vừa chọn đồ, cô Huỳnh Thị Mến (55 tuổi, ngụ quận 4) vừa khoe mình là khách quen của xe đồ cũ này suốt hơn 1 năm nay.

“Ban đầu tôi cũng ngại lắm, cứ chần chừ không dám lại gần xem. Nhờ ông Tư tinh ý mang một chiếc áo đến giới thiệu nên tôi mới thoải mái đến chọn đồ. Nhà nghèo nên không dám sắm sửa, nhờ có xe này tôi mới có thêm áo quần tươm tất, mừng lắm!”

Tương tự với cô Mến, chú Nguyễn Tấn Minh (57 tuổi, bảo vệ của một cửa hàng thực phẩm tại quận 4) cũng là “mối ruột” của ông Tư Ẩn. Không chỉ “sắm” đồ, chú còn chủ động giúp đỡ bằng cách nhận quần áo từ các mạnh thường quân khi ông vắng mặt, phân loại và giữ gìn chờ đến khi ông quay lại.

“Nhìn ông Tư đã lớn tuổi, lại gặp khó khăn trong giao tiếp mà vẫn chạy dọc thành phố để giúp đời, tôi cảm động nên muốn đỡ đần cho ông một chút. Gắn bó với ông cũng lâu rồi nên lần nào gặp cũng tay bắt mặt mừng, thấy thân quen như người nhà vậy đó”, chú Minh hào hứng kể với Zing.

xe do cu cua ong Tu An anh 7
Ông Tư và chú Minh – người đồng hành với ông trong công việc mang quần áo cũ đến với những hoàn cảnh khó khăn.

Mong muốn được làm việc tốt đến cuối đời

Mỗi ngày, ông Tư Ẩn chạy khoảng 50 km, đến trưa về nghỉ rồi lại đi tới chiều tối. Hai vợ chồng dựng hẳn một nhà kho để người dân trong khu vực tự đến chọn áo quần mà không cần xin phép.

Chia sẻ với Zing, ông Tư cho biết niềm vui mỗi ngày là thấy quần áo trên xe vơi đi nhanh chóng. Có những hôm đông khách, chỉ trong một buổi sáng, chiếc xe đã không còn gì ngoài móc treo.

xe do cu cua ong Tu An anh 8
xe do cu cua ong Tu An anh 9
xe do cu cua ong Tu An anh 10
Kho quần áo không bao giờ đóng cửa tại nhà ông Tư.

Bên cạnh những niềm vui, đôi khi ông cũng gặp phải những trường hợp khó xử nhớ đời. Nhiều người không vừa mắt thường gọi ông là “khùng”, “dở hơi”, thậm chí có khách đến chọn đồ còn mắng ông là “ông già câm” khi ông không kịp dùng máy để trả lời.

“Làm công việc này khó tránh khỏi những lời không hay, nhưng tôi cứ làm lơ thôi chứ không buồn bã gì. Điều tôi quan tâm hơn cả chính là khách hàng và niềm vui của họ khi cầm trên tay cái áo, chiếc quần ưng ý”.

“Năm nay đã ngoài 80, không rõ còn bao nhiêu thời gian, nhưng tôi luôn khao khát được làm công việc này đến ngày cuối của cuộc đời. Hy vọng vẫn có đủ sức khỏe để tiếp tục đi khắp thành phố, trao hạnh phúc đến nhiều hoàn cảnh khó khăn hơn”, ông Tư bộc bạch.

xe do cu cua ong Tu An anh 11

Theo Zing

Nguồn: https://zingnews.vn/xe-quan-ao-0-dong-cua-ong-tu-an-tai-tphcm-post1195356.html

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here