Hiếm có: Trai tân lấy vợ “một lần đò”, vất vả làm lụng lo cho con riêng của vợ bị ung thư

0
151

Đến với vợ khi chị đã qua một đời chồng và có hai con riêng, giờ bé lớn lại bạo bệnh, người đàn ông ấy vẫn một lòng lo cho gia đình.

Cha dượng cố gắng làm lụng lo cho con riêng của vợ

Đang ở tuổi ăn, tuổi lớn, bé Nguyễn Ngọc Phương Vy (sinh năm 2011) hiện sống ở xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn, TP.HCM bỗng dưng đổ bệnh nặng. Cách đây nửa năm, Vy có dấu hiệu mệt mỏi, hay nôn ói, người xanh xao, đi đứng cũng thấy mệt nên gia đình đưa bé đi khám.

Qua Bệnh viện Nhi đồng 1, rồi Bệnh viện Huyết học TP.HCM, các bác sĩ chẩn đoán, Vy bị ung thư máu dòng Lympho B, nguy cơ cao, ngoài ra còn có triệu chứng đông máu. Ban đầu, bác sĩ cho biết bệnh của Vy chỉ có 50% cơ hội sống, rồi dần dần tăng lên 80%, nguy cơ tái phát bệnh rất cao và chi phí điều trị vô cùng tốn kém. Hiện Vy đang được chuyển sang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2.

Vy là con lớn trong một gia đình có 2 chị em, em gái hiện 10 tuổi. Bố mẹ Vy chia tay đã lâu. Hiện gia đình em đang sống nhờ nhà ông bà ngoại. Cách đây 8 năm, mẹ của Vy đi bước nữa với một người đàn ông.

Hiếm có: Trai tân lấy vợ một lần đò, vất vả làm lụng lo cho con riêng của vợ bị ung thư - Ảnh 1.

Mẹ bé Vy chia sẻ về tình hình bệnh tật của con.

Anh ấy thương tôi và hai con riêng của tôi lắm. Hồi mới lấy nhau, anh bảo hai đứa còn nhỏ nên đừng sinh con vội, để lo cho hai đứa lớn thêm một chút đã. Ai cũng bảo anh ấy mắc nợ tôi. Bố mẹ anh ấy cũng tốt lắm, thấy cháu bị bệnh thì gọi về bên đó ở, vì ở nhà ngoại sống gần cái cống, sợ không đảm bảo vệ sinh vì bệnh này của Vy phải giữ gìn kỹ lắm”, mẹ bé Vy tâm sự.

Mẹ Vy bán hàng online, còn cha dượng làm phụ hồ, thu nhập của cả hai đều bấp bênh, nhất là khi vừa trải qua thời điểm dịch bệnh phức tạp. Con gái đổ bệnh, người mẹ bỏ công, bỏ việc vào viện chăm con, cha dượng duy trì công việc kiếm đồng ra, đồng vào, lo khoản ăn uống, chi tiêu cho cả gia đình. Cứ 4-5 ngày anh lại từ Hóc Môn vào bệnh viện ở quận 1 thăm nom con, đưa đồ cho vợ.

Toàn bộ chi phí chữa bệnh của Vy đều do họ hàng, làng xóm, mạnh thường quân giúp đỡ chứ hai vợ chồng chị không lo nổi. Phía cha ruột của bé Vy thỉnh thoảng hỗ trợ vài triệu vì gia cảnh nhà nội cũng rất ngặt nghèo.

Hiếm có: Trai tân lấy vợ một lần đò, vất vả làm lụng lo cho con riêng của vợ bị ung thư - Ảnh 2.

Cô bé bị bệnh nặng nhưng rất ngoan, không quấy khóc.

Hiếm có: Trai tân lấy vợ một lần đò, vất vả làm lụng lo cho con riêng của vợ bị ung thư - Ảnh 3.

Bệnh của Vy được điều trị theo từng đợt, thường xuyên phải ra vào bệnh viện.

Con còn 1% cơ hội sống, bố mẹ cũng sẽ cố gắng

Tình hình của Vy lúc đầu rất nguy kịch, sau đã tạm ổn, nhưng bác sĩ nói bệnh này rất nguy hiểm, không nói trước được điều gì. Việc điều trị bệnh khiến Vy bị phù mặt, chướng bụng, đau bụng nếu ăn nhiều, thỉnh thoảng sốt cao, ho nhiều gây đau nhức đỉnh đầu,… Khi làm các xét nghiệm khác, bác sĩ còn phát hiện Vy bị to tim.

Đau yếu là vậy, nhưng Vy rất ngoan, không quấy khóc. Giọng nói hồn nhiên của Vy khiến người lớn nhói lòng: “Con rất sợ bác sĩ chích kim. Con muốn về nhà, muốn đi học. Con thấy nhớ em và nhớ thầy cô, bạn bè nhiều lắm“.

Chi phí điều trị đắt đỏ, nhiều khoản nằm ngoài danh mục bảo hiểm chi trả nên mẹ bé Vy cũng không biết phải lo thế nào. Chỉ biết tới đâu hay tới đó, cố gắng cứu chữa cho con, còn sống là còn hy vọng, dù 1% sống cũng phải cố tới cùng. 

Hiếm có: Trai tân lấy vợ một lần đò, vất vả làm lụng lo cho con riêng của vợ bị ung thư - Ảnh 4.

Mẹ bé Vy cho hay, dù khó khăn nhưng còn 1% cứu sống con, chị cũng sẽ cố gắng.

Mẹ Vy bảo, thời gian đầu, chị cũng suy sụp lắm, khóc suốt đến mức hai mắt thâm trũng lại. Nhưng rồi khi vào đây, thấy hoàn cảnh nhiều người cha, người mẹ có con bị bệnh giống Vy nhưng họ đều lạc quan, chị nhận ra buồn rầu cũng không giải quyết được gì. Bệnh của Vy điều trị theo từng đợt, phải ra vào bệnh viện liên tục, mẹ bé cũng xác định là chặng đường sắp tới sẽ còn dài.

Mình là mẹ, mình phải mạnh mẽ thì con mới mạnh mẽ được. Tôi đang dần dần chấp nhận sự thật này, nhưng cũng mong phép màu sẽ xảy ra. Tôi cũng gửi lời cảm ơn mọi người, mạnh thường quân đã giúp đỡ gia đình, ơn này tôi không biết bao giờ trả được“, mẹ Vy giãi bày.

Nguồn: Guufood

Theo Pháp luật và Bạn đọc

Mê con lai, cô gái Bình Thuận tán đổ trai Nga, đẻ xong muốn ly hôn vì chồng không chăm con

Đẻ con xong, chị Phương rơi vào khủng hoảng, stress liên tục. Chị từng đề nghị chồng ly hôn nếu anh không phụ giúp chị chăm em bé.

Mê con lai, cô gái Bình Thuận tán đổ trai Nga

Mê mẩn nét đẹp của những em bé lai qua các bộ phim ảnh, chị Nguyễn Bích Phương (SN 1990) đặt mục tiêu sẽ học thật giỏi tiếng anh để có thể kết bạn bốn phương, mở rộng mối quan hệ. Cô gái Bình Thuận cũng tự thú nhận chính điều này trước khi quen và cưới anh Vladimir Bugaev (SN 1986, quốc tịch Nga).

Một ngày nọ, chị Phương lang thang trên một ứng dụng hẹn hò vô tình thấy anh Vladimir. Ấn tượng trước đôi mắt xanh tuyệt đẹp của chàng trai Nga, chị đã chủ động gửi lời mời kết bạn và nhắn tin bắt chuyện trước. Cả hai cứ thế nói chuyện qua lại, cảm mến nhau lúc nào không biết.

Chị Bích Phương quen chồng quốc tịch Nga qua mạng

Nhiều người vẫn hay đùa chị Phương, con gái chủ động như vậy không sợ mất giá hay sao. Chị chỉ cười và nói rằng, “thích thì phải nhích” thôi. Cho đến tận bây giờ, anh Vladimir vẫn thỉnh thoảng trêu vợ.

“Thích là phải tấn công chứ, không tấn công đứa khác nó vớt ngay. Ai nói mình ham Tây, mình kệ. Chồng mình bảo, mình gặp được chồng là may mắn. Vì trong thời gian chat với nhau, hai đứa chỉ nhắn tin, chia sẻ cuộc sống, lâu lâu gọi điện thôi chứ anh không gợi ý gửi hình ảnh, video nhạy cảm. “, chị Phương tâm sự.

Ngoài tiếng Anh, anh Vladimir cũng dạy chị Phương thêm tiếng Nga

Sau gần 1 năm yêu qua mạng, anh Vladimir mới bay qua Việt Nam gặp chị Phương lần đầu tiên. Ngày gặp anh chàng Nga ngoài đời, cô gái Bình Thuận nhận xét, anh ít nói, dáng người khá nhỏ vì chỉ cao 1,7m.

“Gặp mặt nhau xong anh về nước lại, rồi tụi mình bắt đầu yêu xa, ngày nào cũng nhắn tin cho nhau hết. Nhiều lúc có người nói là con trai nên chủ động nhắn trước, nhưng anh là người bận rộn nên hiếm khi nhắn trước, toàn mình nhắn trước thôi. May mắn tiếng Anh của mình và anh cũng ở mức khá, có thể giao tiếp”, chị Phương bày tỏ.

Sau lần gặp đầu, cứ cách 6 tháng Vladimir lại quay trở lại Việt Nam thăm bạn gái một lần. Anh mua vé máy bay đi chơi Hà Nội làm quà sinh nhật tặng chị Phương, sau đó cả hai du lịch ở Hạ Long. Bay qua Việt Nam được 3 lần như thế, cặp đôi quyết định tiến tới hôn nhân.

Đám cưới của cặp đôi tổ chức ở Việt Nam

Đẻ con xong, stress đến mức muốn ly hôn

Một trong những rào cản lớn nhất khi cặp đôi quyết định về chung nhà là vấn đề tôn giáo. Chị Phương theo đạo công giáo, còn anh Vladimir không theo đạo nào cả. Vì tình yêu, chàng trai Nga cũng chấp nhận học giáo lý và kết hôn với cô gái Bình Thuận.

Trước khi cưới, anh đưa chị Phương về Nga ra mắt. Lần đầu sang đúng mùa tuyết rơi, chị Phương rét run vì nhiệt độ lúc nào cũng ở mức âm. Nhưng sự chu đáo, ấm áp của bố mẹ chồng khiến nàng dâu luôn cảm thấy ấm áp.

“Lần đầu gặp mẹ chồng, mình thấy mẹ rất hiền. Nuôi con từ nhỏ đến lớn chưa bao giờ lớn tiếng hay đánh con. Mình khâm phục mẹ luôn. Còn ba chồng nhìn khiêm khắc nhưng ba cũng ấm áp lắm. Ba mẹ chồng khen con dâu xinh xắn làm mình cũng thấy vui. Mình quan tâm mẹ như mẹ ruột. Mẹ chồng cũng không đòi hỏi gì, chỉ mong các con sống yêu thương, hòa thuận., chị Phương kể.

Cưới về, hai vợ chồng ở riêng vì chồng đã có nhà sẵn ở Nga. Anh Valdimir rất dễ tính trong chuyện ăn uống, còn chị Phương ngược lại. Đồ ăn ở Nga nhiều món hay cho sữa chua lên men, chị cảm thấy không hợp. 

Chị Phương khoe, phúc lợi ở Nga rất tốt. Ở đây có chính sách chăm sóc và thăm khám cho phụ nữ từ khi mang thai đến khi sinh hoàn toàn miễn phí. Sau khi sinh xong, thai phụ sẽ được hưởng 1.000$ và nhận trợ cấp hằng 250$/tháng.

Vợ chồng Việt – Nga gặp nhiều khó khăn trong việc chăm sóc em bé

Trong thời gian mang thai ở giai đoạn cuối, chị Phương đi lại nặng nề, khó khăn. Ở Nga, trời tuyết phủ dày đặc nên đi đâu chồng cũng phải đưa đi. Song đối với chị Phương, cuộc sống sau hôn nhân không màu hồng như chị vẫn tưởng tượng. Về ở chung, cặp đôi mới thấy rõ những tật xấu của nhau.

Đặc biệt trong quãng thời gian đầu chăm em bé, chị Phương cảm thấy stress, mệt mỏi vì phải thức trắng đêm. Anh Vladimir làm công việc kế toán, ngày ở công ty bận rộn nên ít khi giúp đỡ vợ việc nhà.

“Về sống chung cái lòi ra những tật xấu. Anh lười, còn hay ” thả bom” trước mặt mình ầm ầm. Khi mình nhờ làm việc gì đó luôn hẹn, hẹn hoài.

Lúc có con thì hai vợ chồng bắt đầu cãi vã. Lần đầu làm bố nên anh không quen với tiếng khóc của con. Chồng chỉ bế giúp khi làm về, mà giúp có tí thôi chứ không thức khuya, vì hôm sau anh còn đi làm.

Thế là xích mích liên tục, mình muốn ly hôn luôn. Nhưng sau đấy anh làm hòa, tìm cả Facebook của mẹ vợ và dùng google dịch, nhắn bằng tiếng Việt nói mẹ khuyên mình. Giờ thì mọi chuyện đỡ hơn rồi. Hai vợ chồng hiểu nhau hơn, cùng chăm con. Tài chính thì tiền ai người nấy giữ”.

Chị Phương sinh con bằng phương pháp sinh mổ

Hiện bé trai nhà chị Phương đã được 13 tháng. Em bé sở hữu đôi mắt đẹp tuyệt giống bố, làn da trắng bóc, mũi cao, gương mặt pha trộn giữa nét lai Á Đông và phương Tây. Hiện chị Phương chỉ ở nhà nội trợ, rảnh rỗi quay video, đăng tải lên kênh YouTube. Cô gái Bình Thuận xem đây là nơi có thể lan tỏa cuộc sống, nét đẹp văn hóa ở bên Nga. Cả hai dự định vẫn sẽ định cư ở đây, thỉnh thoảng sẽ về Việt Nam du lịch.

Ảnh: NVCC

Theo Pháp luật & bạn đọc

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here