Lễ cưới cho đôi uyên ương cùng hy sinh trong chiến tranh: Em cứu anh, cả hai ra đi mãi mãi

0
192

Hai người yêu nhau và đã báo cáo với gia đình để tiến tới hôn nhân, nhưng chiến tranh đã cướp đi quyền được làm vợ làm chồng của họ. Phải 50 năm sau, họ mới thành vợ chồng.

Đám cưới đặc biệt

Trong những ngày tháng 4 lịch sử, có một đám cưới đặc biệt dành cho 2 liệt sĩ hy sinh cách đây 50 năm. Gia đình đã thực hiện đám cưới này để thành toàn ước nguyện trọn kiếp trọn đời của đôi lứa vì chiến tranh mà mãi mãi dở dang.

Hai liệt sĩ ấy là chị Nguyễn Thị Diện (SN 1947, Nghệ An) và anh Đặng Văn Cự (SN 1946, Bắc Giang). Họ hy sinh khi tuổi chỉ đôi mươi với lý tưởng cách mạng và tình yêu nước nồng nàn. Cả hai người đều hy sinh khi ước nguyện về chung một nhà chưa thành. Mất đến 50 năm, 2 gia đình mới có đều kiện viết tiếp ước nguyện ấy.

Ngày 4/4/2022, đám cưới đặc biệt diễn ra tại nhà gái ở Đô Lương (Nghệ An) có mặt đầy đủ gia đình nhà trai từ Hiệp Hòa (Bắc Giang) vào. Hai nhà chuẩn bị một mâm cơm đủ món với trầu cau, bánh phu thê cùng lễ vật hỏi cưới.

Lễ cưới cho đôi uyên ương cùng hy sinh trong chiến tranh: Em cứu anh, cả hai ra đi mãi mãi - Ảnh 1.

Hai gia đình trong ngày gặp gỡ. Ảnh: VTV24

Trước bàn thờ gia tiên, ông Nguyễn Hữu Tường (em trai của nữ LS Nguyễn Thị Diện) đại diện nhà gái phát biểu: “Hôm nay, trước bài vị gia tiên, ước mơ của anh chị suốt đời bên nhau từ đây đã được gia đình, họ hàng đôi bên chấp thuận. Đó là ước mơ sâu thẳm của một đời người mà đến bây giờ mới thực hiện được”- (VTV24 trích đăng).

Đến ngày 5/4/2022, 2 gia đình đến 2 ngôi mộ nằm cạnh nhau của họ tại nghĩa trang liệt sĩ Hải Thanh, TP.Đồng Hới (Quảng Bình) làm lễ trước đài Tổ quốc ghi công và các đồng đội đã nằm xuống nơi đây.

Theo Thanh Niên Online, sau buổi lễ tại nghĩa trang, ngày 6/4/2022 họ nhà gái đã về nhà em trai của ông Đặng Văn Cự là ông Đặng Văn Cầm (người đang thờ cúng ông Cự) tham dự một bữa tiệc nhỏ và chứng kiến việc chính thức đưa tên chị Nguyễn Thị Diện về gia phả của dòng họ Đặng.

Tình yêu nảy nở trong chiến tranh

Ông Nguyễn Hữu Tường cho báo Thanh Niên biết trước khi tham gia kháng chiến, chị Diện nổi tiếng đẹp nhất vùng với dáng người cân đối, tóc dài đen mượt, lại thông minh, khéo tay, nhanh nhẹn và sống vui vẻ hòa đồng… nên ai cũng quý mến. Từ năm 23 tuổi chị đã được kết nạp Đảng và được bầu làm bí thư chi đoàn.

Lễ cưới cho đôi uyên ương cùng hy sinh trong chiến tranh: Em cứu anh, cả hai ra đi mãi mãi - Ảnh 2.

Chị Diện hy sinh khi vừa tròn 25 tuổi. Ảnh: VTV24

Trong khi đó, anh Cự là con cả trong gia đình có 10 người con. Anh không đẹp trai, nhưng thật thà chất phác, cùng sự chín chắn của người thanh niên dạn dày sương gió.

Cuối năm 1968, trong tình hình chiến tranh khốc liệt, đơn vị “Thanh niên tình nguyện kết nghĩa Quảng Bình” được thành lập. Tại đây, anh Cự và chị Diện cùng gia nhập đơn vị này để cống hiến tuổi thanh xuân cho cuộc kháng chiến chống Mỹ.

50 năm trước, họ cùng nhau làm nhiệm vụ vận chuyển thực phẩm, đạn dược, đảm bảo huyết mạch tiếp viện từ Bắc vào Nam cho kháng chiến bên dòng sông Gianh ở huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình). Tình yêu của họ cũng nảy nở từ trong khói lửa, trong sự khốc liệt của bom đạn chiến tranh.

Tình yêu giữa cô bí thư Đoàn với anh đội trưởng vận tải hàng hóa đã sưởi ấm con tim, tiếp thêm sức mạnh để cùng dìu nhau đi qua những ngày tháng gian khó ấy.

Ông Nguyễn Phong Vũ (huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình) cho VTV24 hay: “Chị Diện là người Đô Lương, ở trong chính nhà bố mẹ đẻ của tôi. Còn anh Cự ở nhà của ông tôi, cách một thửa đất nhỏ. Bà con chòm xóm ai cũng biết hai người rất thương nhau, thường cùng đi làm việc rồi cùng về nhà”.

Thanh Niên Online cũng trích đăng bức thư mà chị Diện gửi về nhà vào năm 1972 như sau: “Con đã đi rất lâu như chưa về nhà. Nhưng, con sẽ dồn ngày phép bốn năm để về tết 1973. Ngày đó, con sẽ đưa chàng rể ngoài Bắc về ra mắt họ hàng”.

Thế nhưng, họ đã không kịp đợi đến Tết năm 1973. Trên dòng sông Gianh chứng kiến tình yêu của họ nảy nở thì cũng là nơi đôi uyên ương nằm xuống. Ngày 29/12/1972, khi gần đến cái tết 1973, đôi uyên ương tài sắc đã hy sinh trên dòng sông Gianh, gần khu vực Bến Đò Vàng.

Ông Nguyễn Hữu Tường rưng rưng kể với nguồn trên: “Trong một lần tham gia công tác cùng đơn vị, chiếc thuyền di chuyển trên sông gặp gió lớn, chao đảo, anh Cự bị rơi xuống sông. Vì anh Cự không biết bơi nên chị Diện đã lao xuống cứu, gặp dòng nước chảy xiết, cả hai mãi mãi ra đi”.Giờ đây, từ 2 gia đình không quen biết, một gia đình ở Bắc Giang đã trở nên thân quen với 1 gia đình ở Nghệ An. Ước nguyện của những người đã mất đã được người thân thực hiện trọn vẹn. Sư hy sinh tuổi trẻ, tình yêu của họ dành cho đất nước sẽ luôn được ghi nhớ.

Tổng hợp

Theo Nhịp sống Việt

Vợ chồng mù bán chổi đót ở Hà Nội: Câu chuyện mất đi ánh sáng và mối tình bền chặt 30 năm

Người vợ đột nhiên mờ mắt sau một lần tắm gội, bà vĩnh viễn mất đi ánh sáng ở tuổi 22; người chồng sau 1 cơn sốt, mọi thứ dần phủ bằng một lớp “sương mù”…

Nên duyên từ câu lạc bộ dành cho người khiếm thị, vợ chồng ông Bùi Doãn Thụ (71 tuổi) và bà Trịnh Thị Mai (69 tuổi) cùng sống tại phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội, đến nay đã có gần 40 năm cùng dắt tay nhau, nương tựa nhau. Câu chuyện tình của ông bà khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Hàng ngày ông Thụ mang chổi ra chợ, mắt ông chẳng còn nhìn thấy đường, cứ dò dẫm, đi từng đoạn đến khu chợ cách nhà 500m, đứng đó và bán chổi. Những chiếc chổi của ông được làm chỉn chu, cẩn thận, giá từng chiếc chỉ có 50.000 đồng. Phần vợ mình – bà Mai đã 3 năm nay, sức khoẻ yếu dần, nên chỉ ở nhà làm chổi, chuẩn bị cẩn thận hàng hoá cho chồng mình. Trước đó, 2 ông bà vẫn luôn dắt tay nhau đi bán hàng.

Vợ chồng mù bán chổi đót ở Hà Nội: Câu chuyện mất đi ánh sáng và mối tình bền chặt 30 năm - Ảnh 1.

Hàng ngày ông Thụ vẫn thường đứng trước cổng chợ Yên Phụ bán chổi và một số thứ khác.

Nắm tay nhau vui vẻ, ấy thế trong thâm tâm mỗi người đều có những câu chuyện chất chứa, nỗi buồn vì mất đi ánh sáng.

Nắm chặt tay vợ, ông Thụ kể, vốn sinh ra là đứa trẻ bình thường, năm lên 3 tuổi, ông Thụ mắc bệnh sởi. Sau khi khỏi bệnh, ông gặp di chứng hậu sởi (chạy hậu). Bệnh ông chuyển nặng dẫn đến đôi mắt ngày càng mờ đi. Ban đầu ông còn nhìn được mặt người qua lớp ‘màng sương’, sau đó là chỉ nhìn đường mờ mờ.

“Ngày đó nhà nghèo, lại còn đông anh em, bố mẹ chẳng thế mang tôi đi khám và điều trị. Cứ thế tôi dần mất đi ánh sáng. Qua từng năm, đôi mắt ngày càng ‘tệ’, nhưng vì lo cho các em đi học, tôi vẫn cứ phải làm việc, ngày gánh được vài gánh nước là chuyện bình thường”, ông Thụ chia sẻ.

Rồi cứ thế, ông tập làm quen với việc mất đi thị lực. Lớn lên, ông tham gia Câu lạc bộ Khiếm thị, ở đó ông Thụ gặp bà Mai,  người con gái ở tuổi 22 mất đi ánh sáng đời mình.

Vợ chồng mù bán chổi đót ở Hà Nội: Câu chuyện mất đi ánh sáng và mối tình bền chặt 30 năm - Ảnh 2.

Hỏng mắt từ năm 3 tuổi, nhưng ông Thụ vẫn có thể nhìn mọi thứ mờ mờ. Nhưng khoảng 3 năm nay, ông đã không còn nhìn thấy gì.

Bà Mai tiếp lời, năm 22 tuổi, bà đi giữa trời nắng, đầu không đội mũ từ hợp tác xã dệt về nhà ở quận Hà Đông. Thấy nắng nóng, bứt rứt trong người, bà Mai liền gội đầu rồi đi ngủ, nhưng không ngờ tỉnh dậy bà bị sốt và hai mắt không thấy mọi thứ xung quanh. Căn bệnh của bà được gọi là Thiên đầu thống (Thiên đầu thống hay còn được gọi là bệnh glocom hoặc cườm nước. Bệnh thường xuất hiện ở đối tượng trung niên nhưng trẻ em và người trẻ tuổi vẫn có thể mắc bệnh. Ở bệnh nhân bị thiên đầu thống, áp lực trong mắt sẽ tăng lên, dẫn tới tổn hại dây thần kinh thị giác).

Lần đấy, bà Mai theo bố mẹ đi sơ tán, không kịp đến bệnh viện. Khi đến khám bác sĩ chẩn đoán bà đã bị liệt dây thần kinh số 7, võng mạc hỏng tận bên trong đáy mắt. Không tin điều đó là sự thật, bà Mai đi viện phẫu thuật 3-4 lần tại Bệnh viện Mắt Trung ương, nhưng cứ được vài ngày, mắt sáng ra sau đó lại bị bong võng mạc, không thể cứu vãn tình hình.

Vợ chồng mù bán chổi đót ở Hà Nội: Câu chuyện mất đi ánh sáng và mối tình bền chặt 30 năm - Ảnh 3.

Ở tuổi đẹp nhất người con gái, bà Mai mất đi ánh sáng.

“Mất hơn 1 năm tôi mặc cảm, tự ti không giao tiếp với ai. 22 tuổi, tuổi đẹp nhất của người con gái, ‘cửa sổ tâm hồn’ bị khép chặt, tinh thần suy sụp vì không còn hy vọng gì nữa”, bà Mai nhớ lại.

Dần chấp nhận sự thật, vì cứ chán nản, ở nhà thì càng trì trệ, cũng không giải quyết được vấn đề gì. Bà Mai tập làm quen với mọi thứ, tập dò dẫm với mọi thứ xung quanh. Rồi nhờ người quen giới thiệu, bà biết đến Câu lạc bộ người khiếm thị, gặp nhiều người cùng hoàn cảnh, bà cũng dần với đi nỗi mặc cảm.

Thấy đôi bên cùng hoàn cảnh, đồng cảm với số phận của nhau, 2 ông bà kết duyên vợ chồng sau 4-5 năm tìm hiểu và sinh hoạt cùng câu lạc bộ với nhau.

Nhưng để đến được với nhau, ông bà đã trải qua khá nhiều thử thách từ bố mẹ 2 bên. Vì bố mẹ bà Mai không đồng ý cho con gái lấy người mù, 2 vợ chồng mù sẽ rất khó khăn. Nhưng bằng sự quyết tâm và tấm chân tình của ông Thụ, cuối cùng bố mẹ bà Mai cũng đồng ý cho 2 người kết duyên.

Vợ chồng mù bán chổi đót ở Hà Nội: Câu chuyện mất đi ánh sáng và mối tình bền chặt 30 năm - Ảnh 4.

Dẫu vậy ông bà đã cùng nhau trải qua những năm tháng khó khăn ấy.

Đám cưới giản đơn vào năm 1983, rước dâu bằng xe buýt, ấy vậy 2 ông bà đã trải qua gần 40 năm bên nhau, cùng nhau có một cô con gái năm nay đã hơn 30 tuổi. 

Nói về chồng mình, bà Mai tâm sự: “Trong thâm tâm, tôi hình dung người yêu khoẻ mạnh, hiền lành và chịu khó, lại xuất thân từ gia đình nề nếp nên tôi an tâm trao thân gửi phận. Hơn nữa, chúng tôi cũng chứng kiến nhiều vợ chồng khiếm thị đến với nhau cũng hạnh phúc. Nên tôi có phần nào an tâm hơn”.

Đến giờ, dù cả 2 đã gần 70 tuổi, nhưng ông bà vẫn xưng hô “Anh-em” rất tình cảm. Hai ông bà trải qua vô vàn khó khăn, nhưng cuối cùng đến hiện tại, dù cuộc sống không dư giả, nhưng được sống cùng nhau, làm việc cùng nhau đã là một hạnh phúc.

Các nguyên nhân gây khiếm thị thường gặp

– Các bệnh mắt bẩm sinh hoặc di truyền như đục thể thủy tinh bẩm sinh, glocom bẩm sinh, rung giật nhãn cầu bẩm sinh, thoái hóa sắc tố võng mạc, thoái hóa hoàng điểm bẩm sinh, nhãn cầu nhỏ, củng mạc hóa giác mạc…

– Một số bệnh toàn thân bẩm sinh hoặc di truyền: bạch tạng, Rubella bẩm sinh, bệnh võng mạc trẻ đẻ non.

– Nhóm bệnh liên quan đến tật khúc xạ cao: cận thị thoái hóa, viễn thị nặng, loạn thị…

– Nhóm bệnh lý liên quan đến tổn thương thần kinh thị giác: teo gai thị, glocom…

– Một số di chứng sau các bệnh về mắt: sẹo đục giác mạc sau chấn thương, bỏng mắt, viêm màng bồ đào, bong võng mạc…

– Nhóm bệnh lý đáy mắt liên quan tuổi già: thoái hóa hoàng điểm tuổi già, đục thủy tinh thể…

– Nhóm bệnh lý đáy mắt liên quan bệnh toàn thân: bệnh võng mạc tiểu đường, bệnh võng mạc do tăng huyết áp.

Theo Tổ quốc

Đã ly thân, vợ vẫn không tránh được sự ra tay của chồng: ra đi mãi mãi để lại 3 con nhỏ bơ vơ

Cuộc sống hôn nhân quá mệt mỏi và không còn hạnh phúc, nhiều người lựa chọn ly thân để tạm rời xa đối phương. Sau ly thân, có cặp đôi vì còn thương mà nối lại tình cũ, có cặp đôi chỉ cần gặp nhau là xảy ra xích mích, bất hòa. Nếu không may lâm vào trường hợp thứ 2, thường các cặp vợ chồng sẽ quyết định tiến tới ly hôn để chấm dứt hoàn toàn mối quan hệ, tránh gây thêm phiền phức. Ấy vậy mà, một cặp vợ chồng trẻ ở Bình Định lại cứ ‘vô tình gặp gỡ’ rồi mang theo mâu thuẫn trước đây, người này vung tay, người kia ra đi mãi mãi.

Người chồng Phan Văn Tám tại cơ quan chức năng – Ảnh: Dantri

Thông tin cụ thể về sự việc đau lòng, ngày 28/4, Công an huyện Phù Cát (tỉnh Bình Định) xác nhận đã bắt giữ Phan Văn Tám (29 tuổi, trú thôn Chánh Lợi, xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) để điều tra về hành vi tiễn người khác ra đi mãi mãi.

Theo thông tin ban đầu, khoảng 10 giờ cùng ngày, Phan Văn Tám đang lái xe máy chạy với tốc độ cao trên đường ĐT 633 (thuộc thôn Ngãi An, xã Cát Khánh) theo hướng đông – tây. Ánh mắt anh đổ dồn vào chiếc xe máy và bóng hình quen thuộc phía trước mặt. Anh vặn tay lái, gia tăng tốc độ để đuổi kịp vợ là chị T.T.M.H. (30 tuổi, ở thôn Chánh Lợi, xã Cát Khánh) đang chạy cùng chiều.

Đến khi đuổi kịp, anh Tám bẻ lái chặn phía trước xe khiến chị H. hốt hoảng, chỉ kịp phanh gấp xe máy. Chị vợ không hiểu chồng lại muốn gây sự gì, liền dựng xe đứng dậy nói chuyện. Chỉ mới nói một hai câu, cả hai người đã to tiếng giữa đường vì mâu thuẫn trước đó.

Cơ quan chức năng phong tỏa, bảo vệ hiện trường vụ việc thương tâm – Ảnh minh họa: TTO

Bỗng nhiên, Tám lấy từ trong người ra một vật rồi xuống tay liên tục khiến chị H. ra đi mãi mãi. Ngay sau đó, Tám bỏ mặc vợ đang nằm giữa đường, lái xe máy chạy trốn. Gã chạy xe lên khu vực núi Gành (thuộc thôn Ngãi An, xã Cát Khánh) cách đó không xa để trú ẩn.

Tuy nhiên chỉ khoảng 3 tiếng sau, đến 12 giờ 55 phút cùng ngày, Công an huyện Phù Cát bắt được Phan Văn Tám. Qua điều tra, cơ quan chức năng biết được Tám và chị H. ly thân được mấy tháng nay. Hai vợ chồng kết hôn đã vài năm và có với nhau 3 người con. Nguyên nhân vụ việc đang tiếp tục được các cơ quan chức năng tỉnh Bình Định điều tra làm rõ.

Cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, vợ chồng đã quyết định ly thân để cho nhau lối đi riêng, vậy mà anh chồng vẫn nhất quyết đi chung đường rồi gây ra vụ việc đáng tiếc. Không biết mâu thuẫn gia đình lớn đến mức nào mà người đàn ông này sẵn sàng xuống tay với vợ, đẩy bản thân vào vòng lao lý. Đau lòng nhất vẫn là 3 đứa con thơ dại từ nay thiếu vòng tay chăm sóc của mẹ, cũng không thể được cha chở che. Chỉ mong là khi vợ chồng mâu thuẫn, cả hai hãy nghĩ đến tương lai của con trẻ mà kiềm chế cái tôi, tránh xảy ra những hành động thiếu kiểm soát để các con luôn có người thân bên cạnh.

Nguồn: Dantri

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here