Ngày 24/9, cả nước giảm 935 ca COVID-19 so với hôm qua, thêm 12.371 bệnh nhân được xuất viện

0
139

Bản tin COVID-19 ngày 24/9 của Bộ Y tế cho biết cả nước có thêm 12.371 bệnh nhân được xuất viện, hơn 36 triệu liều vắc xin đã được tiêm.

TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

– Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 12.371

– Tổng số ca được điều trị khỏi: 505.859

2. Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.873 ca, trong đó:

– Thở oxy qua mặt nạ: 2.946

– Thở oxy dòng cao HFNC: 1.016

– Thở máy không xâm lấn: 125

– Thở máy xâm lấn: 755

– ECMO: 31

3. Số bệnh nhân tử vong:

– Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc. kcb. vn ghi nhận 203 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (140), Bình Dương (30), Đồng Nai (15), Long An (7), Cần Thơ (3), An Giang (2), Trà Vinh (1), Đà Nẵng (1), Kiên Giang (1), Bến Tre (1), Bạc Liêu (1), Thanh Hóa (1).

– Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 226 ca.

– Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 18.220 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).

TÌNH HÌNH XÉT NGHIỆM

– Trong 24 giờ qua đã thực hiện 176.138 xét nghiệm cho 422.688 lượt người.

– Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 17.615.727 mẫu cho 50.727.067 lượt người.

TÌNH HÌNH TIÊM CHỦNG

Trong ngày 23/9 có 593.903 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 36.793.910 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 29.534.498 liều, tiêm mũi 2 là 7.259.412 liều.

TÌNH HÌNH DỊCH COVID-19

1. Thông tin các ca nhiễm mới:

– Tính từ 17h ngày 23/9 đến 17h ngày 24/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 8.537 ca nhiễm mới, trong đó 7 ca nhập cảnh và 8.530 ca ghi nhận trong nước (giảm 935 ca so với ngày trước đó) tại 34 tỉnh, thành phố (trong đó có 4.068 ca trong cộng đồng).

– Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP. Hồ Chí Minh (3.786), Bình Dương (2.978), Đồng Nai (803), Kiên Giang (203), Long An (194), Tiền Giang (112), An Giang (90), Cần Thơ (57), Tây Ninh (53), Đồng Tháp (40), Đắk Lắk (33), Bình Thuận (24), Khánh Hòa (19), Bình Định (18), Ninh Thuận (16), Hà Nam (15), Bà Rịa – Vũng Tàu (13), Vĩnh Long (11), Quảng Bình (9), Phú Yên (9), Quảng Ngãi (7), Hà Nội (5), Cà Mau (6), Đắk Nông (4), Đà Nẵng (4), Thừa Thiên Huế (4), Quảng Trị (4), Hậu Giang (4), Bến Tre (3), Bình Phước (2), Trà Vinh (1), Nghệ An (1), Thanh Hóa (1), Bạc Liêu (1).

– Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: TP. Hồ Chí Minh (-1.266), Tây Ninh (-33), Đắk Nông (-29).

– Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bình Dương (214), Tiền Giang (45), Đồng Nai (43).

– Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 9.894 ca/ngày.

2. Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

– Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 736.972 ca nhiễm, đứng thứ 46/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 155/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 7.489 ca nhiễm).

– Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 732.492 ca, trong đó có 500.680 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Có 16/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Phú Thọ, Ninh Bình, Nam Định, Bắc Giang, Thái Bình, Lạng Sơn.

+ Có 5 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Lào Cai, Hà Tĩnh, Kon Tum, Hải Dương.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (362.493), Bình Dương (193.235), Đồng Nai (43.925), Long An (31.425), Tiền Giang (13.643).

NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH Y TẾ TRONG NGÀY

– TP. Hồ Chí Minh: nhằm đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh, việc đẩy nhanh tiến độ bao phủ mũi 2 vắc xin phòng COVID-19 cho người dân nhằm tăng cường sự bảo vệ chống lại dịch bệnh; đồng thời căn cứ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất vắc xin AstraZeneca mũi 2 nên được tiêm trong khoảng từ 4-12 tuần sau mũi 1, Thành phố sẽ cho phép người tiêm mũi 1 bằng loại vắc xin AstraZeneca, sẽ tiếp tục tiêm mũi 2 bằng vắc xin AstraZeneca hoặc Pfizer sau thời gian tối thiểu là 06 tuần.

– TP. Hà Nội: sáng ngày 24/9, 85 công dân ngõ 328-330 Nguyễn Trãi (phường Thanh Xuân Trung, Hà Nội) đã được đón trở về sau thời gian cách ly tập trung hơn 20 ngày. Các chuyến xe buýt đưa gần các công dân từ khu cách ly tại huyện Thạch Thất trở về trung tâm TP. Hà Nội. Đây là những người hết cách ly, được xét nghiệm đủ 3 lần âm tính và chủ động được về nơi ở đã đăng ký.

– Tại Hà Nam: Trong ngày ghi nhận thêm 15 ca được ghi nhận tại một số địa phương như huyện Kim Bảng, huyện Thanh Liêm và TP Phủ Lý. Trong đó, có ca nhiễm tại Trường THCS Trần Quốc Toản, công nhân Công ty TNHH Espoir Việt Nam (Khu Công nghiệp Châu Sơn), học viên Trường Trung cấp kỹ thuật mật mã (Bộ Tổng Tham mưu). Trong số các F1 đi cách ly tập trung có trên 500 người là học sinh các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn thành phố Phủ Lý. Từ ngày 20/9 đến nay, dịch đã lây lan trong 3 trường tiểu học và THCS của TP. Phủ Lý có F0 là giáo viên và học sinh. Đêm ngày 23/9, UBND tỉnh Hà Nam đã ban hành quyết định thu hẹp phạm vi áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị số 16/CT-TTg trên địa bàn TP. Phủ Lý xuống còn 12 xã, phường từ 0 giờ ngày 24/9.

Theo Pháp luật & bạn đọc

Nguồn: https://phapluat.suckhoedoisong.vn/ngay-24-9-ca-nuoc-giam-935-ca-covid-19-so-voi-hom-qua-them-12371-benh-nhan-duoc-xuat-vien-162212409182221518.htm

TP.HCM sau 30.9: Người đã tiêm 1 mũi vắc xin được đi làm thủ tục hành chính

Sau ngày 30.9 TP.HCM sẽ mở cửa hoạt động trở lại toàn bộ nhưng không ồ ạt, mà căn cứ vào Bộ tiêu chí an toàn của từng cơ quan, đơn vị nhà nước; từng loại hình kinh doanh, ngành nghề…

Từ đầu tháng 10, người dân TP.HCM tiêm 1 mũi vắc xin có thể đi làm thủ tục hành chính trực tiếp nhưng phải kèm kết quả xét nghiệm âm tính /// SỸ ĐÔNG

Từ đầu tháng 10, người dân TP.HCM tiêm 1 mũi vắc xin có thể đi làm thủ tục hành chính trực tiếp nhưng phải kèm kết quả xét nghiệm âm tính

SỸ ĐÔNG

Chính quyền TP.HCM đã chuẩn bị các chiến lược để chuyển sang giai đoạn bình thường mới, sống trong môi trường có Covid-19. 

Theo đó, kế hoạch của chính quyền TP.HCM sau ngày 30.9 là TP.HCM sẽ mở cửa hoạt động trở lại toàn bộ nhưng không ồ ạt, mà căn cứ vào Bộ tiêu chí an toàn của từng cơ quan, đơn vị nhà nước; từng loại hình kinh doanh, ngành nghề. 

Lộ trình hoạt động của cơ quan, đơn vị nhà nước 

Theo công văn 3086 của Chủ tịch UBND TP.HCM, từ ngày 1.10 tới, ngày đầu tiên cơ quan, đơn vị nhà nước TP.HCM trở lại hoạt động, cán bộ, nhân viên phải được xét nghiệm âm tính (bằng test nhanh hoặc RT-PCR), cùng với biện pháp 5K, và thực hiện nghiêm Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng chống dịch Covid-19. 

Đồng thời các cơ quan, đơn vị nhà nước tại TP.HCM sẽ hoạt động, mở cửa dần theo 3 giai đoạn. 

Bên cạnh đó, đối với công tác tiếp nhận, xử lý, giải quyết thủ tục hành chính, sẽ làm việc trực tuyến hoặc trực tiếp trên tinh thần phục vụ theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức. 

TP.HCM sau 30.9: Người đã tiêm 1 mũi vắc xin được đi làm thủ tục hành chính - ảnh 1

Điều kiện để các cơ quan, đơn vị nhà nước được hoạt động sau ngày 15.9

TỔNG HỢP: LAM NGUYÊN – ĐỒ HỌA: TÂN NHỰT

Giai đoạn 1 (Từ ngày 1.10.2021 đến 31.10.2021)

Số lượng người làm việc tại trụ sở: tối đa 1/2 tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Trường hợp do đặc thù hoặc có nhu cầu bố trí quá 1/2 thì phải được UBND TP.HCM chấp thuận bằng văn bản.

Điều kiện được làm việc trực tiếp tại trụ sở: người được tiêm đủ 2 mũi vắc xin Covid-19 (hoặc được cấp thẻ xanh Covid);

Xét nghiệm nhanh Covid-19: 7 ngày/lần. Sở Y tế cung cấp test nhanh Covid-19 theo số lượng đề nghị của cơ quan, đơn vị.

Công tác tiếp nhận, xử lý, giải quyết thủ tục hành chính: Làm việc trên tinh thần phục vụ theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức. Bao gồm:

Các thủ tục hành chính đã được các cơ quan, đơn vị cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 (theo công văn số 4910/QĐ-UBND, ngày 2.11.2008): tiếp nhận, giải quyết và trả hồ sơ qua hình thức trực tuyến, qua dịch vụ bưu chính công ích.

Thủ tục hành chính đặc biệt, cấp bách (theo công văn 4230 của UBND TP.HCM) được tiếp nhận trực tiếp: Đăng ký khai sinh, khai tử; thủ tục liên quan đến kho bạc, công chứng, chứng thực di chúc, hợp đồng về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, đăng ký biện pháp bảo đảm… để vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân; bảo trợ xã hội, thẻ bảo hiểm y tế; thủ tục khác liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ hàng hóa thiết yếu phục vụ phòng chống dịch Covid-19.

Tùy tình hình, có thể cập nhật đề xuất mở rộng lĩnh vực thủ tục hành chính đặc biệt.

Cá nhân, đại diện tổ chức đến làm việc trực tiếp tại trụ sở: Đã được tiêm 2 mũi vắc xin Covid-19. Chưa tiêm đủ 2 mũi phải có kết quả âm tính (test nhanh hoặc RT-PCR) tại cơ sở y tế có thẩm quyền.

Đợi từ 4 giờ sáng chưa được test Covid-19, shipper ngậm ngùi ra về

Đối với địa phương được công bố kiểm soát được dịch bệnh Covid-19: Căn cứ nhu cầu công tác bố trí người lao động được cấp thẻ xanh Covid làm việc trực tiếp tại trụ sở, trừ người đang cư trú tại các địa bàn được thiết lập vùng phong tỏa và khu vực vùng đỏ.

Đối với công tác tiếp nhận, xử lý, giải quyết thủ tục hành chính: phục vụ trực tuyến công hoặc trực tiếp theo yêu cầu của người dân.

Cá nhân, đại diện tổ chức đến trực tiếp trụ sở yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính phải được cấp thẻ xanh Covid. Đối với trường hợp chỉ có thẻ vàng Covid phải có xét nghiệm âm tính tại cơ sở y tế có thẩm quyền.

Giai đoạn 2 (Từ 1.11.2021 đến hết ngày 15.1.2022)

Số lượng người làm việc tại trụ sở: tối đa 2/3 tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Các đơn vị đặc thù hoặc có nhu cầu bố trí quá 2/3 thì phải được UBND TP.HCM chấp thuận bằng văn bản.

Điều kiện được làm việc trực tiếp tại trụ sở: có thẻ xanh Covid.

Xét nghiệm: 7 ngày/lần

Công tác tiếp nhận, xử lý, giải quyết thủ tục hành chính: khuyến khích, ưu tiên sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4.

Ngoài phạm vi danh mục thủ tục hành chính đặc biệt, cấp bách thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ động mở rộng lĩnh vực, số lượng thủ tục hành chính tiếp nhận, xử lý, trả đơn trực tiếp tùy tình hình thực tế nhưng phải phù hợp yêu cầu phòng chống dịch.

Cá nhân, đại diện tổ chức đến trực tiếp trụ sở: phải có thẻ xanh Covid. Trường hợp chỉ có thẻ vàng Covid thì phải có kết quả xét nghiệm âm tính (bằng test nhanh hoặc RT-PCR).

Giai đoạn 3 (Sau ngày 15.1.2022)

Số lượng người làm việc tại trụ sở: toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đủ điều kiện được làm việc trực tiếp tại trụ sở.

Điều kiện được làm việc trực tiếp tại trụ sở: đã được cấp thẻ xanh Covid. Nếu thẻ vàng Covid thì có kết quả xét nghiệm âm tính theo quy định bình thường mới.

Đối với công tác tiếp nhận, xử lý, giải quyết thủ tục hành chính: thực hiện theo quy định, ưu tiên, khuyến khích sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và thực hiện tiếp nhận, trả kết quả thông qua dịch vụ bưu chính công ích; hạn chế tiếp xúc trực tiếp, và tập trung đông người.

Cá nhân, đại diện tổ chức trực tiếp đến trụ sở làm việc: phải có thẻ xanh Covid, thẻ vàng Covid phải có kết quả xét nghiệm âm tính (test nhanh hoặc RT-PCR). 

Điều kiện để có thẻ xanh Covid-19

Một người có thẻ xanh Covid khi hội đủ các điều kiện: Xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính bằng test nhanh hoặc RT-PCR đối với những ngành nghề phải làm xét nghiệm; tiêm vắc xin ít nhất 1 liều, sau 2 tuần, hoặc từng là F0 và đã khỏi bệnh; không tiếp xúc gần với F0 trong vùng 14 ngày.

Về điều kiện tiêm vắc xin: tiêm ít nhất 1 liều đối với loại vắc xin tiêm 2 lần, 2 tuần sau khi tiêm; đối với vắc xin tiêm 1 liều, 2 tuần sau khi tiêm.

Người tiêm 1 liều (đối với loại vắc xin 2 lần) thì phạm vi hoạt động và tiếp xúc sẽ bị giới hạn so với người tiêm đủ 2 liều.

Điều kiện F0 khỏi bệnh: có giấy xuất viện hoặc giấy xác nhận hoàn thành thời gian cách ly của Ban chỉ đạo phòng chống dịch phường, xã, thị trấn; F0 tự làm xét nghiệm, tự cách ly tại nhà và có xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố/tổ nhân dân hoặc xác nhận của các tổ y tế chăm sóc F0 tại nhà do các trường đại học y khoa đảm trách, tổ chức thiện nguyện “ATM ô xy”, các tình nguyện viên là các bác sĩ nghỉ hưu,….

Các trường hợp F0 tại TP.HCM khỏi bệnh khác không thể xác nhận được thì phải tiêm vắc xin.

Theo Thanh niên

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here