Chiến sĩ công an ngồi bệt dưới đất giữa trưa nắng để tính toán tỉ mẩn phần lương thực khiến chị em thán phục

0
169

Mới đây, hình ảnh nam chiến sĩ công an lúi húi ngồi tính toán tỉ mỉ phân lương thực để chia cho từng hộ dân được những cư dân sống quanh khu chung cư tại Quận Hải Châu, Đà Nẵng chia sẻ đã khiến nhiều người cảm thấy ấm lòng

Theo tìm hiểu, hình ảnh trên được chụp lại vào ngày 22/8, tại khu đô thị Halla jade Residence, thuộc phường Hoà Cường Bắc – Quận Hải Châu – Đà Nẵng. Chiến sĩ công an xuất hiện trong tấm là đồng chí Nguyễn Thanh Lam – công an khu vực mới được giao phụ trách tại khu dân cư này.

công an, Đà Nẵng, thực phẩm mùa dịch

Giữa trưa nắng, đồng chí Lam mặc sắc phục, đầu trần, chân không đi dép ngồi bệt dưới đất, ở bên cạnh là loạt rau củ, thực phẩm được bày ngăn nắp, chia thành từng phần rõ ràng, cẩn thận cho từng hộ dân. Nào bí, khoai lang, bắp cải, ngô… bày la liệt trên vỉa hè nay đã được một tay người đàn ông đảm đang này khéo léo phân chia.

Để tránh nhầm lẫn, không ai bị thiếu bị thừa, anh còn ngồi lúi húi, ghi chép từng khẩu phần vào một tờ giấy và lấy điện thoại chia thật chính xác, tỉ mẩn. Sự chăm chú của anh khiến bất cứ người dân nào đi qua khu đô thị cũng phải ngoái nhìn. Cứ thế, trời thì nắng, anh ngồi vừa đếm vừa ghi, giọt mồ hôi lấm tấm trên trán.

công an, Đà Nẵng, thực phẩm mùa dịch

Được biết, khu đô thị mới với chỉ khoảng vài chục hộ dân sống, chưa có tổ trưởng, lại trong thời gian giãn cách xã hội nên đồng chí Lam đã đảm nhiệm việc phân phát lương thực hỗ trợ người dân.

Dù đó là nhiệm vụ được phân công nhưng cách mà người chiến sĩ ấy thể hiện và thực thi bằng cả tấm lòng, trách nhiệm của mình thật đáng quý và trân trọng. Ngay khi hình ảnh được đăng tải, nhiều dân mạng cũng để lại bình luận đùa vui dưới bài viết, cho rằng người đàn ông “giỏi việc nước, đảm việc nhà” như anh khiến nhiều chị em phụ nữ – người tay hòm chìa khoá trong nhà cũng phải “nể”. “Một hình ảnh rất “đời: Cán bộ chắc tính nhức đầu lắm đây. Sau mùa dịch đồng chí thay vợ tay hòm chìa khoá cân đối thu chi gia đình luôn!”, một dân mạng bình luận.

Theo Công lý & Xã hội

TP.HCM: Người dân muốn ra đường từ ngày 23/8 cần xin giấy phép lưu thông ở đâu?

UBND TP.HCM đã ban hành văn bản số 2800/UBND-VX điều chỉnh, bổ sung về phân công, phân cấp, quản lý các nhóm đối tượng được phép lưu thông từ ngày 23/8.

Nhằm tăng cường siết chặt hơn nữa lượng lưu thông trên đường trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội cũng như để đảm bảo việc triển khai thực hiện phù hợp với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và đảm bảo tính khả thi trong điều kiện thực tế, UBND TP.HCM đã ban hành văn bản số 2800/UBND-VX điều chỉnh, bổ sung về phân công, phân cấp, quản lý các nhóm đối tượng được phép lưu thông.

Theo đó, từ 0 giờ ngày 23/8 đến 0 giờ ngày 6/9, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Tổng Công ty trực thuộc các cơ quan Đảng, Chính quyền, Đoàn thuộc Thành phố, Cơ quan quản lý Nhà nước thuộc Trung ương đóng trên địa bàn Thành phố; UBND quận, huyện, TP. Thủ Đức; phường – xã – thị trấn quản lý và cấp Giấy phép lưu thông cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan Đảng, Chính quyền, Đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc.

Trong đó, giấy phép lưu thông do UBND quận – huyện – TP. Thủ Đức cấp có hiệu lực áp dụng trên địa bàn TP.HCM; Giấy phép lưu thông do UBND phường – xã – thị trấn cấp có hiệu lực liên phường – xã – thị trấn trong nội bộ quận – huyện, TP. Thủ Đức.

TP.HCM: Những người dân muốn ra đường từ ngày 23/8 cần xin giấy ở đâu? - Ảnh 1.

Lực lượng chức năng kiểm tra giấy đi đường của người dân vào sáng ngày 23/8

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, Ủy ban Chứng khoán TP cấp Giấy phép lưu thông cho người làm việc tại các lĩnh vực thiết yếu về tài chính (ngân hàng, chứng khoán).

Sở GTVT cấp Giấy phép lưu thông cho người lao động tại các đơn vị thuộc ngành GTVT trên địa bàn Thành phổ.

Cảng vụ Hàng không miền Nam cấp Giấy phép lưu thông cho người lao động thuộc các đơn hoạt động tại Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.

Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn cấp Giấy phép lưu thông cho người lao động thuộc các đơn vị hoạt động tại Cảng Tân Cảng Cát Lái.

Sở Công Thương cấp Giấy phép lưu thông cho nhân viên giao hàng của hệ thống phân phối (hoạt động trong địa bàn 1 quận – huyện từ 6 giờ đến 18 giờ hàng ngày); nhân viên phục vụ của hệ thống phân phối, nhân viên điện lực (không giới hạn phạm vi và thời gian hoạt động); nhân viên làm việc liên quan xuất nhập khẩu hàng hóa (thời gian từ 6 giờ đến 18 giờ, số lượng và phạm vi hoạt động giao Sở Công Thương quyết định từng trường hợp cụ thể).

Sở Xây dựng cấp Giấy phép lưu thông cho người lao động tại các đơn vị thuộc ngành xây dựng trên địa bàn TP (cấp thoát nước, công viên, cây xanh, hạ tầng kỹ thuật…); các công ty bảo trì, sửa chữa, ứng cứu hệ thống hạ tầng trang thiết bị của các cơ quan, tòa nhà, chung cư..

Sở Y tế, Thủ trưởng các cơ sở y tế được thành lập theo quy định pháp luật cấp Giấy phép lưu thông cho nhân viên y tế và lực lượng hỗ trợ y tế tham gia chống dịch; người cung ứng thuốc, vật tư y tế, bảo trì trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế.

Sở Ngoại vụ cấp Giấy phép lưu thông cho nhân viên làm nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động ngoại giao; nhân viên các cơ quan lãnh sự, ngoại giao đi thi hành nhiệm vụ đột xuất.

Ủy ban MTTQ Việt Nam TP cấp Giấy phép lưu thông cho lực lượng hỗ trợ, cấp cứu (bếp ăn, từ thiện, lực lượng thiện nguyện…) thuộc điều phối UBMTTQ Việt Nam TP, các đoàn thể và các tổ chức chính trị – xã hội.

Thành đoàn TP.HCM cấp Giấy phép lưu thông cho lực lượng hỗ trợ, cứu trợ thuộc Thành Đoàn.

Hội Liên hiệp Phụ nữ TP cấp Giấy phép lưu thông cho lực lượng hỗ trợ, cứu trợ thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.

Sở Thông tin và Truyền thông cấp Giấy phép lưu thông cho lực lượng cung ứng dịch vụ viễn thông, lực lượng báo chí, hạ tầng công nghệ thông tin; lực lượng cung ứng dịch vụ bưu chính nhà nước.

Sở Tư pháp cấp Giấy phép lưu thông cho lực lượng dịch vụ công chứng.

Sở Tài Nguyên và Môi trường cấp Giấy phép lưu thông cho nhân viên vệ sinh môi trường của các đơn vị trực thuộc TP, hoạt động tang lễ.

UBND quận – huyện, TP Thủ Đức cấp Giấy phép lưu thông cho các công ty cung cấp dịch vụ bảo vệ; nhân viên khách sạn, nhà nghỉ phục vụ cách ly y tế và lực lượng phòng chống dịch; nhân viên giao hàng của đơn vị cung ứng lượng thực phẩm, suất ăn, trang thiết bị, vật tư y tế phòng dịch; nhân viên các ngành phục vụ sản xuất, cửa hàng xăng dầu, gas; nhân viên các cơ sở sản xuất thực phẩm (bánh mì, bún, hủ tiếu…), các cơ sở cung ứng suất ăn công nghiệp; lực lượng cung ứng dịch vụ công ích, xây dựng, bảo trì công trình, trang thiết bị; lực lượng hỗ trợ, cứu trợ phòng chống dịch (bao gồm tiểu thương chợ truyền thống cung ứng hàng hóa); các lực lượng khác của ngành Y tế.

UBND phường – xã – thị trấn cấp Giấy phép lưu thông cho người dân đi tiêm ngừa vắc xin COVID-19; Tổ COVID-19 cộng đồng; các lực lượng thu gom rác dân lập; người đi chợ thay.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy phép lưu thông cho lực lượng công tác kiểm dịch động, thực vật.

Sở Tài chính cấp Giấy phép lưu thông cho các công ty bảo hiểm (chỉ thực hiện các hoạt động liên quan công tác giám định, lập hồ sơ bồi thường và giải quyết quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng).

Sở Du lịch cấp Giấy phép lưu thông cho nhân viên cơ sở lưu trú (khách sạn, nhà nghỉ…) phục vụ cách ly người nước ngoài, nhân viên y tế do Sở Du lịch quản lý.

Theo Nhịp sống Việt

Quân đội hỗ trợ TP.HCM siết chặt giãn cách: Đủ loại giấy đi đường, nhiều người buộc trở về nhà

Sáng 23.8, TP.HCM siết chặt giãn cách xã hội, từ 6 giờ sáng, hàng loạt người dân chạy xe ra đường trình giấy đi đường nhưng không phải mẫu cơ quan chức năng cấp đã bị nhắc nhở, buộc quay đầu trở về.

Bộ đội hỗ trợ các chốt kiểm soát. ẢNH: ĐỘC LẬP

Từ 0 giờ ngày 23.8, TP.HCM siết chặt giãn cách xã hội, các chốt kiểm soát trên địa bàn tăng cường tuần tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Từ 6 giờ sáng nay (23.8), những người dân, lao động, công chức viên chức nằm trong nhóm được ra đường phải có giấy đi đường, dấu hiệu nhận diện, riêng công chức thì mặc đồng phục theo hướng dẫn của thành phố.

Nêu lý do tại… cuối tuần

Từ 6 giờ sáng tại chốt kiểm soát của Q.Bình Thạnh ở đường Bạch Đằng – Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phan Đăng Lưu, Đinh Bộ Lĩnh,… có lực lượng chức năng gồm CSGT, dân quân tự vệ, bộ đội kiểm tra nghiêm ngặt giấy tờ của người ra đường. 

Từ 6 giờ sáng, lượng xe ra đường bắt đầu đông dần. ẢNH: ĐỘC LẬP

Theo quan sát, nhiều người chạy xe ra đường đã không trình được giấy đi đường do cơ quan chức năng cấp, thay vào đó là các giấy của công ty, xí nghiệp trong các lĩnh vực khác. Nhiều người ngạc nhiên khi được lực lượng trực chốt cho xem mẫu giấy đi đường. 

Trong ngày đầu siết chặt, đủ loại giấy đi đường được trình. ẢNH: ĐỘC LẬP

Tại chốt Đinh Bộ Lĩnh, anh N.B.K (45 tuổi) làm việc tại công ty tư nhân trên địa bàn Q.Bình Thạnh trình giấy đi đường khi bị CSGT yêu cầu quay đầu giải thích vì: “Qua chủ nhật công ty không làm nên không cấp kịp mẫu mới” nên xin CSGT được qua chốt để đến công ty lấy giấy đi đường. Khi được CSGT đồng ý, anh K. thắc mắc: “Giấy đi đường mẫu mới này mình lên mạng tải về hay sao ta?” khiến CSGT lắc đầu, yêu cầu anh về công ty đọc lại thông báo mới của UBND TP.

Lực lượng quân đội phối hợp. ẢNH: ĐỘC LẬP

Chị Trần Xuân Mùi (30 tuổi) cũng đến chốt kiểm soát, trình bày với công an: “Qua 2 ngày cuối tuần nên chưa có giấy đi đường mới. Nay đến làm thủ tục mới nhận giấy mới”. 

Tương tự, anh L. (35 tuổi) cũng xuất trình giấy đi đường do công ty trong lĩnh vực thực phẩm của mình cấp và hỏi công an: “Giấy này hợp lệ không anh?”. Công an đã nhắc anh quay đầu và cho biết giấy này không hợp lệ.

Chốt kiểm soát đường Xô Viết Nghệ Tĩnh. ẢNH: ĐỘC LẬP

Nhìn chung, theo quan sát của Thanh Niên, trong buổi sáng ngày đầu triển khai, nhiều trường hợp được lực lượng nhắc nhở để quay đầu, một số trường hợp trình giấy đi đường mẫu cũ vẫn được tạo điều kiện qua chốt để đến công ty lấy giấy mới.

Nghiêm ngặt bên ngoài, chặt chẽ bên trong

Lãnh đạo Công an Q.Bình Thạnh thông tin, quận có 9 chốt kiểm soát cấp quận, 43 chốt cấp phường. Ngoài ra, quận có 7 chốt đóng kín bằng hàng rào có lực lượng trực chỉ mở khi có xe cứu thương, chữa cháy hay xe của lực lượng vũ trang đi qua như chốt ở các đường: Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Văn Đậu, Nguyễn Xí,…  

Trao đổi với Thanh Niên, lãnh đạo đội CSGT – TT Công an Q.7 cho biết, quận có 7 chốt ở khu vực ra, vào quận và 1 chốt ở cổng khu chế xuất. Ngoài ra, đội CSGT – TT của quận có thêm 8 tổ tuần tra kiểm soát lưu động, mỗi phường cũng có thêm 2 tổ (tổng cộng 28 tổ) tuần tra lưu động liên tục. 

Nhiều trường hợp bị nhắc nhở vì giấy đi đường không hợp lệ. ẢNH: ĐỘC LẬP

Theo vị này, từ 0 giờ ngày 23.8, các lực lượng chốt trực sẽ kiểm tra nghiêm ngặt giấy tờ của người dân qua chốt kiểm soát theo hướng dẫn của UBND TP.HCM Các giấy ra đường phải đúng mẫu giấy TP cấp, chữ ký sống và không chấp nhận giấy ra đường chữ ký photo.

Lãnh đạo Công an Q.Tân Bình cũng cho hay, trên địa bàn quận hiện có 80 chốt, điểm kiểm soát cấp quận và phường, 401 điểm rào chắn cứng hạn chế người dân qua lại. Ngoài ra, quận tổ chức 13 đội tuần tra cấp quận, gồm có công an, quân sự, trật tự đô thị; cấp phường có 30 tổ tuần tra lưu động của phường.

Chốt kiểm soát Q.7. ẢNH: V.P

“Các tổ tuần tra kiểm soát và chốt kiểm soát được triển khai thực hiện với phương châm “nghiêm ngặt ở bên ngoài, chặt chẽ ở bên trong”. Bên trong có lực lượng quân đội tăng cường hỗ trợ, tại các điểm rào chắn tuyệt đối ngăn người dân đi qua lại và tiếp xúc gần lẫn nhau”, lãnh đạo Công an Q.Tân Bình chia sẻ.

Tại các chốt kiểm soát, các lực lượng trực chỉ giải quyết cho đúng các đối tượng được phép ra đường theo quy định của UBND TP.HCM. Các trường hợp còn lại nếu được xác định là vi phạm Chỉ thị 16 sẽ bị xử lý và yêu cầu quay về.

Đủ loại giấy đi đường được trình. ẢNH: ĐỘC LẬP

Lãnh đạo Công an Q.Tân Bình cho biết, các lực lượng chức năng sẽ tuyệt đối kiểm soát giãn cách ở bên trong các khu dân cư, chăm lo tốt cho an sinh xã hội, đảm bảo tốt cho đời sống người dân không để người dân thiếu thốn hoặc lâm vào cảnh khó khăn, lấy các lý do đi ra khỏi khu vực, dẫn đến tình trạng người đổ xô ra đường. Bên cạnh đó, ba ngày qua, quận đều triển khai kiểm tra người vô gia cư, ngủ ở lề đường, vỉa hè. Sau đó, người vô gia cư sẽ được đưa về Ban chỉ huy quân sự quận để quản lý, chăm lo về nhu yếu phẩm, đời sống.

Trước đó, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM cho biết sẽ tiếp tục tăng cường, nâng cao các biện pháp với phương châm “mỗi tổ dân phố, khu phố, phường, xã, thị trấn, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp là một pháo đài chống dịch” với 5 giải pháp cụ thể. 

Đáng chú ý, TP.HCM siết chặt những người được phép tham gia lưu thông trên đường, bắt buộc có giấy đi đường và dấu hiệu nhận diện theo quy định. Riêng lực lượng giao hàng sử dụng ứng dụng công nghệ (shipper), TP.HCM tạm ngưng hoạt động ở TP.Thủ Đức và các quận, huyện: 8, 12, Gò Vấp, Bình Tân, Bình Thạnh, Bình Chánh, Hóc Môn; các quận, huyện còn lại thì shipper chỉ hoạt động trong quận, không chạy liên quận.

Theo Thanh niên

Nguồn: https://thanhnien.vn/doi-song/quan-doi-ho-tro-tphcm-siet-chat-gian-cach-du-loai-giay-di-duong-nhieu-nguoi-buoc-tro-ve-nha-1434383.html

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here