NÓNG: Dự kiến thời gian đi học lại của học sinh TP.HCM

0
161

Thông tin về thời gian tổ chức cho học sinh đi học lại đã được đại diện Sở GD&ĐT cung cấp.

Mới đây, trong cuộc họp báo định kỳ của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch TP.HCM về tình hình dịch bệnh tại TP, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM cung cấp một số thông tin về thời gian đi học lại của học sinh.

Theo đó, hiện nay TP.HCM có hơn 1.500 cơ sở giáo dục được trưng dụng vào phòng chống dịch COVID-19. Đến nay mới có 150 trường được bàn giao để phục hồi, khử khuẩn để đưa vào dạy học trực tiếp. Ông Hiếu cho biết, dự kiến khoảng giữa tháng 11/2021 sẽ hoàn tất chuyển giao trường học.

NÓNG: Dự kiến thời gian đi học lại của học sinh TP.HCM

“Như vậy, ngành GD&ĐT sẽ có hơn 1 tháng để sửa chữa, khắc phục, hoàn chỉnh nhằm đảm bảo dạy và học trực tiếp sau khi được sự cho phép của UBND TP cũng như kiểm soát được tình hình dịch bệnh theo bộ tiêu chí của an toàn trường học. Dự kiến đầu tháng 1/2022 TP.HCM sẽ dạy học trực tiếp“,   ông Hiếu thông tin.

Đến nay, UBND huyện Cần giờ đã có văn bản gửi Sở GD&ĐT đề xuất để 2 trường Tiểu học Thạnh An và THCS – THPT Thạnh An tổ chức học trực tiếp từ ngày 11/10. Sở GD&ĐT đã kiểm tra, nắm tình hình và yêu cầu xử lý nhà trường khắc phục một số nội dung, xây dựng để đảm bảo an toàn khi học sinh đến trường trở lại. Các khối lớp dự kiến được đi học lại là 1, 2, 6, 9, 12 được đi học trực tiếp với số lượng 242 học sinh và khoảng 60 giáo viên.

Theo Trí thức trẻ

Tết Dương lịch 2022 được nghỉ mấy ngày?

Dù chưa có lịch nghỉ Tết chính thức nhưng người lao động có thể dự đoán được ngày nghỉ lễ dựa vào quy định của Bộ luật Lao động.

Dù chưa có thông tin chính thức từ Chính phủ nhưng theo quy định hiện hành tại Điều 115 Bộ luật Lao động, người lao động sẽ được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương 1 ngày vào dịp Tết Dương lịch (ngày 1/1 hằng năm).

Tết Dương lịch 2022 được nghỉ mấy ngày? - Ảnh 1.

Dự kiến người lao động sẽ có 3 ngày nghỉ Tết Dương lịch năm 2022

Nhưng năm 2022, Tết Dương (1/1/2022 dương lịch) rơi vào ngày thứ Bảy; do đó, các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại đơn vị có chế độ nghỉ hằng tuần 2 ngày (thứ Bảy, Chủ Nhật) sẽ được bù thêm 1 ngày vào thứ Hai (3/1/2022).

Vậy, tổng cộng, người lao động sẽ được nghỉ Tết Dương lịch 2022 liên tục 3 ngày (từ thứ Bảy 1/1/2022 đến hết thứ Hai 3/1/2022).

Đối với người lao động khác (không có chế độ nghỉ hằng tuần 2 ngày thứ Bảy và Chủ Nhật) thì số ngày nghỉ dịp Tết Dương lịch 2022 là 1 ngày (thứ Bảy ngày 1/1/2022) hoặc đơn vị sẽ căn cứ vào tình hình cụ thể để điều chỉnh.

Từ năm 2021, lịch nghỉ Tết Nguyên đán sẽ có thay đổi.

Trước đó, ngày 20/11/2019, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Bộ luật Lao động 2019 (thay thế cho Bộ luật Lao động 2012). Bộ luật Lao động 2019 bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2021.

Theo đó, có nhiều thay đổi về thời gian nghỉ Tết Âm lịch và nghỉ Lễ Quốc khánh tác động lớn đến người lao động.

Từ ngày 1/1/2021, Bộ luật Lao động 2019 chính thức có hiệu lực, người lao động là công dân Việt Nam sẽ được nghỉ 11 ngày làm việc, hưởng nguyên lương trong các dịp lễ, tết (thêm 1 ngày nghỉ Quốc khánh).

Cụ thể lịch nghỉ lễ, tết của người lao động:

– Tết Dương lịch: 1 ngày (ngày 1 tháng 1 Dương lịch);

– Tết Âm lịch: 5 ngày;

– Ngày Giải phóng miền Nam: 1 ngày (ngày 30 tháng 4 Dương lịch);

– Ngày Quốc tế Lao động: 1 ngày (ngày 1 tháng 5 Dương lịch);

– Quốc khánh: 2 ngày (ngày 2 tháng 9 Dương lịch và 1 ngày liền kề trước hoặc sau);

– Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 1 ngày (ngày 10 tháng 3 Âm lịch).

Theo Gia đình và Xã hội

Lần đầu trong lịch sử: Hầm Hải Vân mở cửa cho xe máy chạy qua

Lần đầu tiên trong lịch sử, hầm Hải Vân mở cửa để xe máy chạy qua nhằm hỗ trợ cho người dân từ miền Nam về quê.

Tối ngày 5/10, ông Võ Ngọc Trung, Phó tổng Giám đốc công ty CP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả, cho biết đã quyết định mở cửa hầm Hải Vân để tạo thuận lợi cho đoàn xe máy của người dân từ miền Nam về quê an toàn.

Tối ngày 5/10, ông Võ Ngọc Trung, Phó tổng Giám đốc công ty CP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả, cho biết đã quyết định mở cửa hầm Hải Vân để tạo thuận lợi cho đoàn xe máy của người dân từ miền Nam về quê an toàn.

“Đây là lần đầu tiên trong lịch sử có việc xe máy chạy qua hầm. Việc này khá nguy hiểm nên chúng tôi phải phối hợp với CSGT Đà Nẵng để dẫn đoàn và các đoàn từ thiện để hỗ trợ nếu gặp sự cố”, ông Trung nói.

Ông Trung cho biết phương án đưa ra là xe của lực lượng CSGT dẫn đầu đoàn đi vào hầm. Đoàn xe máy của người dân sẽ đi sau xe dẫn đoàn. Cuối đoàn, lực lượng chức năng sẽ bố trí xe của các đoàn từ thiện, xe cứu hỏa, xe cứu thương, xe phục vụ sửa chữa xe máy…

“Hầm Hải Vân thiết kế không dành cho xe máy nên rất nguy hiểm khi qua hầm bằng phương tiện này. Bà con hành lý rất nhiều, đặc biệt những can xăng mọi người mang theo cũng không an toàn khi qua hầm. Do vậy, phương án này là rất đặc biệt và phải đảm bảo an toàn là trên hết”, ông Trung nói. 

Thượng tá Đoàn Ngọc Minh Tuấn, Phó trưởng phòng CSGT Công an Đà Nẵng cho biết, đã huy động 5 xe, 20 chiến sĩ CSGT cùng công an quận Liên Chiểu phối hợp dẫn đoàn xe của người dân qua hầm.

“Chúng tôi sẽ túc trực xuyên đêm. Dự kiến trong đêm mùng 5 và rạng sáng ngày 6/10 sẽ có gần 1000 người và phương tiện qua hầm. Khi xe vào hầm, lực lượng CSGT sẽ tạm dừng các phương tiện khác để đoàn xe máy di chuyển thuận lợi”, Thượng tá Tuấn nói.

Lần đầu trong lịch sử: Hầm Hải Vân mở cửa cho xe máy chạy qua - Ảnh 1.
Lần đầu trong lịch sử: Hầm Hải Vân mở cửa cho xe máy chạy qua - Ảnh 2.
Lần đầu trong lịch sử: Hầm Hải Vân mở cửa cho xe máy chạy qua - Ảnh 3.

Đà Nẵng sẽ tổ chức 3 điểm tiếp đón, hỗ trợ bao gồm: điểm tại đầu tuyến Quốc lộ 1A đoạn vào TP, điểm tại khu vực giáp ranh với Quảng Nam trên quốc lộ 14B và điểm Trạm trung chuyển hầm Hải Vân.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

“Đây là lần đầu tiên trong lịch sử có việc xe máy chạy qua hầm. Việc này khá nguy hiểm nên chúng tôi phải phối hợp với CSGT Đà Nẵng để dẫn đoàn và các đoàn từ thiện để hỗ trợ nếu gặp sự cố”, ông Trung nói.

Ông Trung cho biết phương án đưa ra là xe của lực lượng CSGT dẫn đầu đoàn đi vào hầm. Đoàn xe máy của người dân sẽ đi sau xe dẫn đoàn. Cuối đoàn, lực lượng chức năng sẽ bố trí xe của các đoàn từ thiện, xe cứu hỏa, xe cứu thương, xe phục vụ sửa chữa xe máy…

“Hầm Hải Vân thiết kế không dành cho xe máy nên rất nguy hiểm khi qua hầm bằng phương tiện này. Bà con hành lý rất nhiều, đặc biệt những can xăng mọi người mang theo cũng không an toàn khi qua hầm. Do vậy, phương án này là rất đặc biệt và phải đảm bảo an toàn là trên hết”, ông Trung nói. 

Thượng tá Đoàn Ngọc Minh Tuấn, Phó trưởng phòng CSGT Công an Đà Nẵng cho biết, đã huy động 5 xe, 20 chiến sĩ CSGT cùng công an quận Liên Chiểu phối hợp dẫn đoàn xe của người dân qua hầm.

“Chúng tôi sẽ túc trực xuyên đêm. Dự kiến trong đêm mùng 5 và rạng sáng ngày 6/10 sẽ có gần 1000 người và phương tiện qua hầm. Khi xe vào hầm, lực lượng CSGT sẽ tạm dừng các phương tiện khác để đoàn xe máy di chuyển thuận lợi”, Thượng tá Tuấn nói.

Lần đầu trong lịch sử: Hầm Hải Vân mở cửa cho xe máy chạy qua - Ảnh 1.
Lần đầu trong lịch sử: Hầm Hải Vân mở cửa cho xe máy chạy qua - Ảnh 2.
Lần đầu trong lịch sử: Hầm Hải Vân mở cửa cho xe máy chạy qua - Ảnh 3.

Đà Nẵng sẽ tổ chức 3 điểm tiếp đón, hỗ trợ bao gồm: điểm tại đầu tuyến Quốc lộ 1A đoạn vào TP, điểm tại khu vực giáp ranh với Quảng Nam trên quốc lộ 14B và điểm Trạm trung chuyển hầm Hải Vân.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Sóc Trăng phát hiện 231 F0 liên quan Công ty thủy sản Út Xi

Doanh nghiệp thủy sản ở Sóc Trăng có nhiều công nhân nhiễm khiến nhiều địa phương vùng xanh trở thành vùng đỏ.

Nhiều ca mắc COVID-19 có liên quan đến Công ty cổ phần chế biến thủy sản Út Xi – Ảnh: K.T.

Tối 6-10, Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng xác định 195 F0 mới, nâng tổng ca mắc COVID-19 của địa phương này lên con số 1.682, tính từ ngày 27-4.

Trong đó, 1 trường hợp là F1, 21 trường hợp trở về từ vùng dịch và tất cả đã được quản lý trước đó, 173 trường hợp được phát hiện sàng lọc qua cộng đồng liên quan Công ty cổ phần chế biến thủy sản Út Xi (xã Tài Văn, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng).

Một ngày trước, ngành y tế Sóc Trăng xác nhận có 58 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 tại Công ty thủy sản Út Xi. Các F0 ban đầu là công nhân làm việc tại khâu lột vỏ tôm.

Lãnh đạo Công ty thủy sản Út Xi cho biết lúc cao điểm các xưởng có khoảng 1.100 người làm việc. Do ảnh hưởng dịch COVID-19, công nhân đi làm trở lại được khoảng 50% sau khi ngưng áp dụng “3 tại chỗ”.

“Công nhân dương tính đang thực hiện “1 cung đường 2 điểm đến”, làm việc ở bộ phận lột vỏ tôm. Chúng tôi đang phối hợp với ngành y tế để điều tra nguồn lây”, đại diện công ty cho biết.

Liên quan đến chuỗi lây nhiễm tại Công ty thủy sản Út Xi, UBND tỉnh Sóc Trăng đã thiết lập vùng cách ly y tế toàn xã Tài Văn và điều chỉnh mức độ nguy cơ dịch COVID-19 của xã Tài Văn từ vùng xanh sang vùng đỏ.

Một phần khu dân cư của ấp Thạnh Lợi (thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) cũng bị cách ly y tế. Thị trấn Mỹ Xuyên chuyển từ vùng xanh thành vùng cam.

Hiện Sóc Trăng có 240 cơ sở cách ly tập trung với 13.679 người và 8.576 người đang cách ly tại nhà.

Theo Tuổi trẻ

Nguồn: https://tuoitre.vn/soc-trang-phat-hien-231-f0-lien-quan-cong-ty-thuy-san-ut-xi-20211006193948814.htm

Kỳ tích: Cô gái 26 tuổi nhiễm Covid-19 ho ra máu, phải can thiệp ECMO 38 ngày đã được cứu sống

Lần đầu tiên, BV Chợ Rẫy can thiệp nút mạch thành công, điều trị ho ra máu nặng cho nữ bệnh nhân 26 tuổi, đặc biệt người này phải thở máy kéo dài 51 ngày, can thiệp ECMO 38 ngày.

Ngày 4/10, khoa Chẩn đoán hình ảnh, BV Chợ Rẫy tiếp nhận nữ bệnh nhân 26 tuổi từ BV Bệnh Nhiệt đới chuyển sang trong tình trạng ho ra máu nặng. Trước đó, nữ bệnh nhân được xác định mắc Covid-19, phải thở máy kéo dài 51 ngày và can thiệp ECMO 38 ngày. 

Kết quả nội soi phế quản cho thấy máu chảy từ phân thùy S6 phổi bên phải. Sau khi tiến hành hội chẩn với khoa Nội hô hấp và Ngoại lồng ngực, đánh giá tình trạng ho ra máu không đáp ứng điều trị nội khoa và nguy cơ tử vong phẫu thuật là rất cao, 2 bệnh viện đã tiến hành hội chẩn để quyết định điều trị can thiệp nội mạch cho bệnh nhân.

Kỳ tích: Cô gái 26 tuổi nhiễm Covid-19 ho ra máu, phải can thiệp ECMO 38 ngày đã được cứu sống - Ảnh 1.

Nữ bệnh nhân nhiễm Covid-19 nặng, phải thở máy và can thiệp ECMO nhiều ngày

Vì đây là lần đầu tiên can thiệp nút mạch cấp cứu trên một bệnh nhân nhiễm Covid-19 nặng bị ho ra máu, ê-kíp điều trị phải chuẩn bị đầy đủ các bước kiểm soát nhiễm khuẩn, đồ phòng hộ, đảm bảo an toàn, nhanh chóng tiến hành can thiệp cho bệnh nhân ngay khi vừa được chuyển đến. Kết quả chụp mạch DSA cho thấy hình ảnh tăng sinh mạch từ nhánh động mạch phế quản liên sườn phải, tương ứng với vị trí xuất huyết trên nội soi phế quản. Nhánh mạch tăng sinh này đã được ê-kíp khoa Chẩn đoán hình ảnh xử lý nút tắc hoàn toàn bằng hạt PVA. Sau can thiệp, hình ảnh chụp lại cho thấy không còn chảy máu, khi các chỉ số sinh hiệu ổn định, bệnh nhân đã được chuyển về lại BV Bệnh Nhiệt đới tiếp tục điều trị.

Theo PGS.TS Lê Văn Phước – Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, BV Chợ Rẫy cho biết, việc can thiệp nội mạch nút tắc động mạch phế quản hiện nay được xem là lựa chọn ưu tiên hàng đầu để điều trị tình trạng ho ra máu. 

Kỳ tích: Cô gái 26 tuổi nhiễm Covid-19 ho ra máu, phải can thiệp ECMO 38 ngày đã được cứu sống - Ảnh 2.
Kỳ tích: Cô gái 26 tuổi nhiễm Covid-19 ho ra máu, phải can thiệp ECMO 38 ngày đã được cứu sống - Ảnh 2.

Dù đây là lần đầu tiến hành kỹ thuật nút mạch cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 nhưng đã thành công ngoạn mục

Mỗi năm, khoa Chẩn đoán hình ảnh tiến hành can thiệp khoảng 200 – 300 trường hợp ho ra máu, trong đó có nhiều ca từ các bệnh viện khác chuyển đến… Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên, kỹ thuật nút mạch được tiến hành trên bệnh nhân Covid-19 bị ho ra máu nặng, nguy kịch. May mắn là hiện tại bệnh nhân đã có kết quả khả quan, thông tin từ BV Bệnh Nhiệt đới cũng cho biết nữ bệnh nhân trên đã không còn ho ra máu, ngừng sử dụng thuốc an thần để bắt đầu hồi tỉnh, mang lại nhiều cơ hội được sống tiếp.

Theo Nhịp sống Việt

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here