Cô gái 29 tuổi bị suy đa tạng, viêm cơ tim do biến chứng tiểu đường giai đoạn cuối, nguyên nhân xuất phát từ loại đồ uống người trẻ vô cùng yêu thích

0
184

Gần đây, cô Lin, 29 tuổi đến từ Quảng Châu (Trung Quốc) phát hiện ra mình có các triệu chứng như khô miệng, đau bụng, chóng mặt, đi khám mới biết bị suy đa tạng, viêm cơ tim cùng nhiều biến chứng nguy hiểm tới tính mạng khác của bệnh tiểu đường.

Cô Lin không ngờ rằng dù mình không mắc bệnh mãn tính và thể chất tốt mà cô lại đột ngột bị nôn mửa, đau bụng, sốt, chóng mặt…

Cô được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường giai đoạn cuối sau khi được đưa đến bệnh viện. Được bác sĩ hỏi, cô Lin cho biết gần đây đã uống hơn chục loại đồ uống có đường, và cô cũng có thói quen uống trà sữa vào các ngày trong tuần.

Ngoài bị suy đa tạng trong một thời gian ngắn, cô còn gặp phải các biến chứng nguy hiểm khác của bệnh tiểu đường tuýp 1 giai đoạn cuối bao gồm sốc, viêm tụy, viêm cơ tim… và tính mạng cũng đang bị đe dọa.

Hiện tại, bác sĩ đã có biện pháp điều trị trúng đích kịp thời dựa trên nguyên nhân gây bệnh, tình trạng của cô Lin cuối cùng đã ổn định, cô rời khoa điều trị và chuyển đến khoa nội tiết để tiếp tục hành trình trị bệnh.

Uống trà sữa có thể khiến bệnh tiểu đường bùng phát?

Đúng như lời cô Lin nói, cô không có tiền sử bệnh tiểu đường thì làm sao đường huyết tăng cao đột ngột được? Trên thực tế, bệnh tiểu đường tuýp 1 giai đoạn cuối là một dạng của bệnh tiểu đường tuýp 1, có đặc điểm chủ yếu là khởi phát đột ngột, tăng men tụy và thiếu các kháng thể liên quan đến tiểu đảo.

Tuy nhiên, cơ chế bệnh sinh của bệnh tiểu đường tuýp 1 giai đoạn cuối hiện nay vẫn chưa có kết luận chắc chắn, nó có thể liên quan đến kiểu gen HLA, nhiễm virus và tự miễn dịch, ở bệnh nhân nữ nguyên nhân cũng có thể liên quan đến thai nghén.

Dù vậy, nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường thường liên quan đến yếu tố di truyền, miễn dịch và môi trường. Mặc dù chưa có một lý thuyết và cơ sở nào chắc chắn để chứng minh liệu có mối quan hệ rõ ràng giữa lượng đường trong máu và bệnh tiểu đường hay không. Nhưng các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những bệnh nhân tiểu đường trẻ tuổi thường thích uống đồ uống có đường hơn. Việc uống đồ uống có đường trong thời gian dài dễ dẫn đến béo phì, đồng thời béo phì cũng là nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường.

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn đầu là gì?

Nếu bệnh tiểu đường không được kiểm soát kịp thời, lượng đường trong máu sẽ tiếp tục tăng cao, gây tổn thương tim, não, thận, mắt và các cơ quan khác, và cuối cùng gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.

May mắn thay, sự xuất hiện của bệnh tiểu đường không hề “lặng lẽ”, ở giai đoạn đầu của bệnh, cơ thể sẽ gửi cho chúng ta những tín hiệu nguy hiểm, nếu nắm bắt kịp thời và điều trị càng sớm càng tốt thì tình trạng bệnh có thể được kiểm soát một cách hiệu quả.

1. Dễ đói

Nếu sự thèm ăn của một người tăng lên đột ngột, hãy cảnh giác với sự xuất hiện của bệnh tiểu đường.

Cơ thể bệnh nhân tiểu đường không thể sử dụng tốt lượng đường, ngoài ra, một lượng lớn đường được đào thải ra ngoài cơ thể qua nước tiểu, năng lượng mất đi nhanh chóng nên dù ăn thế nào cũng rất dễ cảm thấy đói và cảm thấy no ngay khi mới ăn.

Ngoài ra, do rối loạn sử dụng glucose, bệnh nhân tiểu đường phải tiêu hao chất béo và chất đạm trong cơ thể để cung cấp năng lượng, có thể dẫn đến sụt cân nhanh chóng, triệu chứng này cũng cần phải cảnh giác.

2. Tăng lượng nước uống

Thông thường, nếu bạn không đổ mồ hôi nhiều và không ăn mặn, bạn sẽ không bị khát một cách khó hiểu.

Tuy nhiên, nếu bị tiểu đường, do insulin tiết ra không đủ dẫn đến quá trình chuyển hóa đường gặp vấn đề khiến nồng độ đường trong máu tăng cao, glucose sẽ được đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu và xảy ra hiện tượng bài niệu thẩm thấu khiến lượng nước tiểu tăng lên đáng kể so với trước đây, lượng nước tiểu tăng lên có thể gây ra triệu chứng khát nước và khiến người bệnh uống nhiều nước một cách vô thức.

3. Tê bì chân tay

Do lượng đường trong máu của bệnh nhân tiểu đường liên tục tăng cao khiến máu bị dính làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, các bộ phận khác nhau trong cơ thể không được cung cấp máu kịp thời, đặc biệt là các chi nơi nằm ở cuối cơ thể.

Lượng máu cung cấp cho các chi không đủ có thể gây ra những triệu chứng như tê nhức tay chân, có thể xuất hiện triệu chứng chuột rút bắp chân vào ban đêm.

4. Chậm lành vết thương

Do lượng đường trong máu cao ở bệnh nhân tiểu đường, quá trình đông máu có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến rối loạn chức năng đông máu. Một khi bệnh nhân này gặp phải chấn thương thì tốc độ lành vết thương chậm hơn trước rất nhiều, máu khó cầm.

Nếu gần đây bạn thấy mình có những biểu hiện trên thì nên theo dõi đường huyết kịp thời để biết đường huyết có quá cao hay không.

Nguồn và ảnh: QQ, Eat This

Theo Pháp luật & bạn đọc

Nguồn: https://phapluat.suckhoedoisong.vn/co-gai-29-tuoi-bi-suy-da-tang-viem-co-tim-do-bien-chung-tieu-duong-giai-doan-cuoi-nguyen-nhan-xuat-phat-tu-loai-do-uong-nguoi-tre-vo-cung-yeu-thich-162211808153354292.htm

Ông cụ 85 tuổi cấp cứu nhưng không qua khỏi vì sợ đi bệnh viện lây COVID-19

Ông X. khó thở, gọi 115 đến đưa đi cấp cứu nhưng đã thở ngáp, nguy kịch. Mặc dù đã được các bác sĩ nỗ lực cấp cứu, tuy nhiên bệnh nhân bị suy đa tạng và không qua khỏi.

Ông cụ 85 tuổi cấp cứu nhưng không qua khỏi vì sợ đi bệnh viện lây COVID-19 - Ảnh 1.

Các bệnh nhân có bệnh nền nặng, nếu có biểu hiện bất thường thì cần đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời – Ảnh: PHẠM TUẤN

Lo ngại lây nhiễm COVID-19 nên nhiều bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân lớn tuổi mắc bệnh mãn tính, bệnh nhân ung thư… đã trì hoãn việc thăm khám đúng thời hạn ở bệnh viện, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Theo Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh viện này vừa có một bệnh nhân tử vong do đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Bệnh nặng lên đã 1 tuần nhưng bệnh nhân ngại không đi khám vì “sợ COVID-19”.

Trong cuối tháng 5, Bệnh viện thành phố Thủ Đức cũng ghi nhận hai trường hợp bệnh nhân bị biến chứng nặng do tự ý uống lại toa thuốc cũ mà không đến bệnh viện khám vì sợ dịch COVID-19.

Để trở nặng mới đi khám

PGS.TS Hoàng Bùi Hải, trưởng khoa cấp cứu và hồi sức tích cực Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết mới đây tại bệnh viện này có một bệnh nhân chết do đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Đáng nói, bệnh tình của bệnh nhân nặng lên đã 1 tuần nay nhưng ngại không đi khám vì “sợ COVID-19”.

Bệnh nhân là ông N.V.X. (85 tuổi, trú quận Thanh Xuân, Hà Nội), có tiền sử bệnh phổi mãn tính tâm phế mạn, vẫn đang điều trị tại nhà bình thường. 10 ngày gần đây bệnh nhân khó thở, lẽ ra phải đi khám, nhưng do dịch COVID-19 nên e ngại, không tới bệnh viện.

Khoảng 10h ngày 26-5, ông X. khó thở hơn, sau đó gọi 115 đến đưa đi cấp cứu nhưng đã thở ngáp, nguy kịch. Mặc dù được các bác sĩ nỗ lực cấp cứu, tuy nhiên đến ngày 27-5 bệnh nhân bị suy đa tạng và không qua khỏi.

Bà N.V.T. (80 tuổi, ngụ ở TP.HCM) được điều trị tại khoa nội tim mạch Bệnh viện Nhân Dân Gia Định nhập viện trong tình trạng tổn thương thận cấp và tổn thương gan cấp, nguy hiểm đến tính mạng. Trước đó, bà T. có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường type 2, rối loạn mỡ máu… nhưng lại trì hoãn việc thăm khám tại bệnh viện. May mắn bệnh nhân đã được các bác sĩ cấp cứu kịp thời, qua cơn nguy kịch.

Theo lời người nhà của bệnh nhân, thấy nguy cơ dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp nên đã không đưa bà T. đến bệnh viện thăm khám định kỳ vì sợ lây nhiễm COVID-19. Thời gian gần đây thấy bà T. ngày càng có biểu hiện nặng như khó thở, gia đình mới vội vàng đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Không nên trì hoãn thăm khám ở bệnh viện

Bác sĩ CK2 Nguyễn Thái Yên, phó khoa nội tim mạch Bệnh viện Nhân Dân Gia Định TP.HCM, cho biết trong mùa dịch COVID-19 bệnh viện đã điều trị cho nhiều bệnh nhân có diễn tiến bệnh nặng do không đến bệnh viện khám vì sợ dịch COVID-19.

Nhiều bệnh nhân vì sợ lây nhiễm dịch COVID-19 đã tự ý sử dụng lại các toa thuốc cũ bác sĩ kê trước đó, sử dụng liên tục toa thuốc cũ trong một thời gian dài. Hoặc nhiều bệnh nhân thay thế thuốc trong toa bằng những loại thuốc không có thành phần giống nhau. Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị, thậm chí làm cho bệnh có diễn tiến xấu hơn.

Mặc dù ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng nhiều bệnh nhân, đặc biệt là người cao tuổi mắc bệnh mãn tính, bắt buộc phải được tái khám định kỳ. Một số ca bệnh phải tái khám đúng thời gian, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng như suy tim sau nhồi máu cơ tim, bệnh van tim đã phẫu thuật thay van, rung nhĩ đang điều trị dự phòng thuyên tắc huyết khối, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, cường giáp, động kinh, loét dạ dày tá tràng…

Bác sĩ Yên cho biết hiện nay các bệnh viện đều có hệ thống sàng lọc, phân luồng kỹ càng đối với bệnh nhân COVID-19. Những bệnh nhân có nguy cơ, triệu chứng liên quan đến COVID-19 như sốt, ho, khó thở… đều được đi vào khu vực riêng và thăm khám ở khu vực tách biệt. Ngay cả bệnh nhân cấp cứu khi chưa được làm xét nghiệm COVID-19 sẽ được chuyển vào cấp cứu tại một khu vực riêng biệt; nhân viên cấp cứu được trang bị đồ bảo hộ, tập huấn giống như bệnh nhân COVID-19 để đảm bảo an toàn cho người bệnh.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết hiện nay bệnh viện là nơi có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 lớn nên tâm lý lo ngại tới bệnh viện của bệnh nhân là có thể thông cảm.

Một trong những giải pháp được áp dụng hiện nay để tránh tình trạng người không cần thiết đến viện cũng tới khám, ngược lại người bị bệnh nặng lo sợ lây nhiễm COVID-19 lại ở nhà, các bệnh nhân trước khi đến viện khám nên gọi cho các bác sĩ để được tư vấn, chẩn đoán tình trạng bệnh. Những ca bệnh nặng sẽ được các bác sĩ khuyên đến viện sớm, cấp cứu kịp thời, các ca nhẹ không cần đến viện sẽ được tư vấn chữa bệnh từ xa.

Nhiều ca nhẹ cũng đến viện, trong khi khả năng sàng lọc của mỗi bệnh viện có hạn. Bệnh nhân tới đông quá, nơi sàng lọc chờ đợi sẽ quá tải cũng sẽ là nguy cơ lây nhiễm COVID-19. Ngược lại, bệnh nhân nặng vì lo sợ nên không tới sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.

Nguy hiểm với những người có bệnh nền

195853246_1321344318259545_8517488299690388280_n 4(read-only)

Bệnh nhân mắc bệnh nền cần đến bệnh viện dù là mùa nào – Ảnh: P.T.

Theo bác sĩ Bùi Hải, tình hình dịch COVID-19 phức tạp rất nguy hiểm với những người có bệnh nền. Tuy nhiên, các trường hợp có bệnh nền cần giữ liên hệ với bác sĩ qua các kênh khác nhau để tiếp tục được dùng thuốc và theo dõi tình trạng bệnh, không nên tự xử lý ở nhà.

Nếu bệnh nhân có bệnh nền và có các biểu hiện bất thường như khó thở tăng, mệt mỏi, đau ngực, vã mồ hôi, không tỉnh táo thì buộc phải báo người nhà đưa đi cấp cứu kịp thời.

Bác sĩ Hải nhấn mạnh trong bệnh viện có hệ thống sàng lọc, trong cấp cứu cũng sàng lọc kỹ càng để phân loại những bệnh nhân có nguy cơ về COVID-19. Đặc biệt, khi bệnh nhân có vấn đề nặng đe dọa tính mạng sẽ được cho vào khu riêng, tuy chưa loại trừ được COVID-19 nhưng vẫn được cấp cứu kịp thời.

Theo tuổi trẻ

Nguồn: https://tuoitre.vn/ong-cu-85-tuoi-cap-cuu-nhung-khong-qua-khoi-vi-so-di-benh-vien-lay-covid-19-20210606221003113.htm

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here