Quán buffet hải sản Bắc Giang cân đồ ăn thừa của khách để phạt tiền, chửi xéo khách: Hai bên nói gì?

0
130

Cộng đồng mạng đang xôn xao với những bức ảnh chụp màn hình những tranh cãi giữa một nhà hàng buffet và thực khách tại Bắc Giang.

Những ảnh chụp màn hình các bình luận, tranh cãi giữa nhà hàng buffet hải sản tại Bắc Giang và một nữ thực khách đang lan truyền trên mạng xã hội. Hôm nay cư dân mạng được phen sục sôi khi đọc những dòng đáp trả của nhà hàng buffet hải sản với ‘thượng đế’.

“Thừa 7 lạng là 350k nhưng nhân viên tính 250k vẫn không vừa ý cái ý thức của bạn được à bạn? Bánh bao hay đồ ăn vặt không phải thức ăn hả bạn? Vậy bạn vẫn hay bỏ thứ gì vào miệng thế?”.

“… ‘con ăn tham lấy cho lắm vào mà bị phạt. Cái thứ kém sang, mù chữ không biết đọc nội quy, lãng phí đồ ăn trong khi cả thế giới đang tiết kiệm’. Đó là quán khác sẽ chửi bạn như vậy, nhưng Han chỉ nhẹ nhàng phụ thu 250k trên đống thức ăn thừa của bạn và mong bạn rút kinh nghiệm lần sau thôi bạn nhé. À, mà lần sau là ở quán buffet khác nhé chứ Han từ chối phục vụ bạn rồi bạn à. Đừng quay lại nhé!”, nội dung đáp trả của quán buffet đối với khách lấy nhiều đồ ăn thừa khiến dân mạng chú ý.

Để làm rõ đầu đuôi câu chuyện, phóng viên Infonet đã liên hệ với cả 2 bên để đưa những góc nhìn khách quan nhất về vụ việc.

Trao đổi với phóng viên, anh Khắc Trường – chủ nhà hàng buffet hải sản Han cho biết, quán của anh mới mở được 1 tháng, còn rất nhiều việc cần làm để đi vào quy củ.

Quán buffet hải sản Bắc Giang cân đồ ăn thừa của khách để phạt tiền, chửi xéo khách gây sốc: Hai bên nói gì? - Ảnh 1.

Màn đối đáp của Quán buffet hải sản Bắc Giang sau khi cân và tính tiền đồ ăn thừa của khách gây sốc

Tuy nhiên khi chị Nguyễn Thu Trang – vị khách đang nổi tiếng cùng màn đối đáp với quán – đã nhiều lần có những bình luận thái quá trên mạng xã hội, nhân viên của quán cũng đã đưa ra những bình luận “mang tính chất vui vẻ”, cũng là thể hiện quan điểm của quán.

Quán buffet hải sản Bắc Giang cân đồ ăn thừa của khách để phạt tiền, chửi xéo khách gây sốc: Hai bên nói gì? - Ảnh 2.

Chủ quán buffet nói, với hàng hải sản tươi sống, chỉ cần mỗi bàn khách bỏ lại 1-2 lạng thức ăn thôi cũng là cả một vấn  đề. Với một nhà hàng, làm dâu trăm họ nên việc nhắc nhở khách ăn uống không được lãng phí rất tế nhị.

Vì thế, cứ mỗi 2 mét trên tường của quán đều có dán thông báo với nội dung: “Thức ăn rất quý, quý khách vui lòng sử dụng hết thực phẩm đã chọn để tránh lãng phí. Nhà hàng xin phép được phụ thu nếu quý khách để thừa từ 100gr thức ăn đã lấy”, và mức giá là 50.000đ cho 100gr thức ăn thừa.

Về việc nhân viên của quán có màn đối đáp trên mạng xã hội bị cho là mắng chửi, mạt sát khách hàng, chủ quán cho biết, với tư cách là chủ nhà hàng anh đã chấn chỉnh, nhắc nhở nhân viên của quán về việc đối đáp với khách hàng bởi mạng xã hội là con dao 2 lưỡi không thể tùy tiện. Tiêu chí của quán là đưa việc phục vụ thực khách là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, anh Trường mong muốn mọi người mỗi khi tới nhà hàng nên chú ý lấy đủ phần thức ăn cho mình, tạo nét văn hóa khi đi ăn buffet bởi mỗi người lấy thừa chỉ 1-2 con cua thì nhà hàng sẽ không có lợi nhuận nữa.

Quán buffet hải sản Bắc Giang cân đồ ăn thừa của khách để phạt tiền, chửi xéo khách gây sốc: Hai bên nói gì? - Ảnh 3.

Bàn ăn của chị Nguyễn Thu Trang và hóa đơn thanh toán tiền cho bữa ăn lùm xùm

Trao đổi với phóng viên, chị Nguyễn Thu Trang cho biết: Tất cả những bình luận chị đưa ra trên mạng xã hội đều chỉ là ý kiến chủ quan cảm nhận của cá nhân chị sau trải nghiệm tại nhà hàng buffet hải sản. Lần đầu tiên đi ăn thấy quán mang cân ra cân thức ăn thừa trước mặt khách nên có phần cảm thấy “sốc”.

“Em không nhìn thấy, không biết về quy định sẽ cân đồ ăn thừa tại bàn nên mới để vậy, chứ còn biết thì đã không đến mức như thế” – chị Trang chia sẻ.

“Em cũng không hề có ý gì nói về quán thu thêm tiền, quy định như thế rồi thì em cũng vẫn thanh toán hết mà. Nhưng cách nhân viên của quán nói với khách như vậy là không tôn trọng khách. Tính thêm tiền cũng được nhưng tự nhiên mang cái cân ra cân những người xung quanh lại nhìn ngó, hiểu sai về bọn em”. 

“Thêm nữa, có một số món như khoai tây và bánh bao chiên, ốc hương của quán không hợp khẩu vị nên chúng em không thể ăn cố hết được. Sẵn sàng trả thêm tiền, nhưng mang cân ra giữa quán trước mặt mọi người như vậy thì không ổn. Lần đầu tiên thấy ở Bắc Giang có nhà hàng tính đồ ăn thừa nên mới xảy ra chuyện như vậy” – Chồng của  chị Trang và cũng là 1 trong 4 người đi ăn cùng hôm đó tại nhà hàng nói.

Thu Trang cũng khẳng định việc cô chia sẻ quan điểm của mình lên mạng xã hội không phải là bóc phốt quán hay có ý đồ câu view câu like gì cả. Và cô cũng không muốn mọi việc đi quá xa như vậy. Quan điểm của mỗi người mỗi khác và không phải ai cũng giống ai.

Sự việc được chia sẻ rần rần trên mạng xã hội trong ngày 9/6, thu hút hàng nghìn lượt bày tỏ cảm xúc, bình luận của cộng đồng mạng.

Quán buffet hải sản Bắc Giang cân đồ ăn thừa của khách để phạt tiền, chửi xéo khách gây sốc: Hai bên nói gì? - Ảnh 4.

Những ý kiến bình luận của cộng đồng mạng

Cộng đồng mạng chia thành 2 phe, một bên đồng ý với nội quy mà nhà hàng đã đưa ra, xây dựng văn hóa ăn buffet một cách văn minh, lịch sự tránh lãng phí. Một phe bày tỏ bức xúc với cách nhân viên quán đã đối đáp với khách hàng.

Sự việc được đẩy đi quá xa trên không gian mạng nằm ngoài tầm kiểm soát của cả phía nhà hàng và thực khách. Qua đây cũng là một câu chuyện để mọi người cùng rút kinh nghiệm trong cách làm dịch vụ phục vụ cũng như tranh luận, đối đáp trên mạng xã hội.

Ảnh: NVCC

Theo Infonet

Cuộc sống “bé 9 tuổi đã làm mẹ” ở Cao Bằng sau 12 năm: Giành học bổng toàn phần, đi du học

Cô bé Hoàng Thị Mũ từng rất nổi tiếng vì hoàn cảnh đặc biệt của mình. Mũ hiện tại đã có tương lai tươi sáng đang đón chờ.

Chưa tròn 9 tuổi gặp biến cố lớn

Cô bé Hoàng Thị Mũ (2002) – nhân vật trong bức ảnh địu theo em bé chưa tròn tuổi vào lớp học cùng – từng gây chấn động dư luận trong thời điểm năm 2010. Mũ năm ấy gầy gò, dáng dấp bé nhỏ với đôi mắt thăm thẳm buồn được truyền thông gọi là “người mẹ nhí 9 tuổi”.

Trong đêm mưa định mệnh một ngày đầu tháng 7/2010, Mũ đã gặp biến cố lớn nhất trong cuộc đời em. Đêm ấy, lũ dâng cuồn cuộn, sông Gâm “thét gào”, nuốt chửng nhiều người dân trong bản Nà Ca (thị trấn Pác Miầu, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng). Mũ ôm em út trong tay, bất lực nhìn mẹ và cậu em trai 4 tuổi bị cuốn theo dòng nước lũ.

Cuộc sống “bé 9 tuổi đã làm mẹ” ở Cao Bằng sau 12 năm: Giành học bổng toàn phần, đi du học - Ảnh 1.

Cô bé trở thành người mẹ bất đắc dĩ năm 9 tuổi. (Ảnh: Xuân Trường)

Mẹ Mũ bị cuốn trôi, bố em cũng bị con “ma men” “ᴄhài” đi mất, ngày đêm chìm đắm trong men rượu. Bố Mũ gần như mất hết sinh khí, bỏ bẵng 3 đứa con thơ còn lại. 3 đứa trẻ, đứa lớn chưa tròn 9 tuổi, đứa nhỏ nhất còn chưa biết đi chìm nổi trong nỗi đau mồ côi mẹ. Thế là Mũ buộc phải trở thành “mẹ” của các em.

Sau ngày mẹ mất 1 tháng, Mũ định bỏ học. Cô bé không thể vừa chăm em vừa tiếp tục theo đuổi con chữ. Cô bé quán xuyến việc nhà, lo cho các em khỏi đói. Mũ địu em nhỏ, dắt em 6 tuổi lên núi kiếm rau, khoai sắn nấu thành bữa ăn, nhường cho hai đứa nhỏ ăn còn mình ăn nốt những gì chúng để sót lại.

Cuộc sống “bé 9 tuổi đã làm mẹ” ở Cao Bằng sau 12 năm: Giành học bổng toàn phần, đi du học - Ảnh 2.

Ở tuổi còn thơ, Mũ đã trải qua nhiều biến cố. (Ảnh: Xuân Trường)

Địu em đi tìm con chữ

Một hôm, Mũ vừa đi tìm rau thì thấy cô Lục Thị Toàn, giáo viên chủ nhiệm lớp 3A của em và các bạn học đứng trước nhà chờ đợi. Cô bé mạnh mẽ như cây rừng, một mình xoay xở nuôi hai em bỗng dưng ôm lấy cô giáo mà òa khóc, như thể bao nhiêu tủi thân, nỗi đau và sang chấn bị dồn nén bị vỡ ra.

Cô Toàn đến động viên bố cho Mũ tiếp tục đi học. Nhưng bố em khi ấy đã từ chối, dù cô giáo chủ nhiệm ra sức thuyết phục. Lý do ư? Mũ đi học thì lấy ai trông em?

Cô Toàn nghĩ đến một phương án mà tất cả đều có lợi: Mũ sẽ đưa các em tới lớp học cùng mình. Có lẽ, ngay thời điểm đề nghị điều đó, cô Toàn cũng không dám chắc chắn đứa học trò bé nhỏ của mình có thể vượt qua tất cả để tiếp tục học tập hay không.

Cuộc sống “bé 9 tuổi đã làm mẹ” ở Cao Bằng sau 12 năm: Giành học bổng toàn phần, đi du học - Ảnh 3.

Mũ dắt em lớn, địu em nhỏ cùng đi học. (Ảnh: Xuân Trường)

Không phụ công cô giáo, “người mẹ 9 tuổi” là Mũ dắt em đi học thật. Cô bé cuốc bộ 2km, tay dắt em lớn, lưng địu em nhỏ, quyết tâm trở lại trường học. Hôm ấy, không chỉ cô Toàn, mà tất cả giáo viên có mặt tại trường đều bật khóc.

Trả lời báo chí, cô giáo Nông Thị Lới nhớ lại, ngay sau khi Mũ quay lại trường học, các cô giáo chẳng ai bảo ai, mỗi sáng đều đến sớm hơn một chút để giúp Mũ trông em. Trong buổi họp hội đồng nhà trường, cô Lới cũng đề xuất cáᴄ thầy cô giáo trong trường mỗi người góp ít nhất 10 nghìn đồng trong tháng mua mì tôm lo bữa sáng cho ba chị em Mũ. Đương nhiên, tất cả hưởng ứng nhiệt tình.

Cuộc sống “bé 9 tuổi đã làm mẹ” ở Cao Bằng sau 12 năm: Giành học bổng toàn phần, đi du học - Ảnh 4.

Hoàng Thị Mũ địu em út đi học. (Ảnh: Xuân Trường)

Hiện tại rực rỡ

Câu chuyện của Mũ thời điểm ấy đã rất thu hút được chú ý. Một số nhà hảo tâm cũng góp chút tiền nuôi ba em nhỏ, không để chúng vì biến cố mà dở dang chuyện học hành.

4 năm sau khi mất mẹ, ba chị em Mũ mất nốt cả bố. Năm 2014, bố Mũ cũng bỏ các con mà đi, sau khi lâm bệnh nặng. Ba chị em Mũ được gửi về Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Cao Bằng để được chăm sóc tốt hơn.

Cuộc sống “bé 9 tuổi đã làm mẹ” ở Cao Bằng sau 12 năm: Giành học bổng toàn phần, đi du học - Ảnh 5.

Mũ và các em đã lớn lên trong tình yêu của những người không cùng huyết thống.

Hoàng Thị Mũ, cô bé phải “làm mẹ” năm 9 tuổi, trải qua những nhọc nhằn và biến cố ngày ấy đã dần ổn định trong tình yêu thương, bảo bọc của những người tốt không có máu mủ. Hai em của Mũ cũng lớn lên dưới mái nhà mới.

Sau 12 năm, Hoàng Thị Mũ đã có một cuộc sống khác hoàn toàn. Cô bé lấm lem, gầy gò năm xưa đã lớn lên mạnh mẽ như cỏ cây giữa miền sơn cước.

Mũ năm nay 20 tuổi, căng tràn nhựa sống với ánh mắt biết cười. Cô đã xuất sắc dành được học bổng toàn phần ngành Quản lý văn hóa tại Học viện nghệ thuật Quảng Tây, Trung Quốc. Hai em của Mũ cũng đã lớn và được học hành đầy đủ.

Cuộc sống “bé 9 tuổi đã làm mẹ” ở Cao Bằng sau 12 năm: Giành học bổng toàn phần, đi du học - Ảnh 6.

Mũ cùng hai em trai.

Bên cạnh ý chí mãnh liệt của Mũ, chính tình cảm của các cô giáo, cán bộ Trung tâm bảo trợ đã giúp ba đứa trẻ vượt qua nghịch cảnh để vươn lên. Họ đã theo sát hành trình của chúng với sự sâu sát, tự nhận lãnh trách nhiệm bằng tình thương bao la.

Theo trí thức trẻ

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here