Sau tai nạn giao thông, người phụ nữ xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2

0
154

Trên đường về nhà, người phụ nữ bị tai nạn giao thông, được đưa vào bệnh viện, xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) Thanh Hoá ngày 7/7 ghi nhận một ca dương tính SARS-CoV-2.

Người phụ nữ 46 tuổi, trú tại xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân, là công nhân. Trước khi về quê, bà làm việc và ở trọ tại lán công trình, thuộc Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh, khu 12A, đường Bình Than, phường Đại Phúc, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh cùng 6 người quê Thanh Hóa. 

Sau tai nạn giao thông, người phụ nữ xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2 -  VNReview Tin mới nhất

Khoảng 6h sáng 3/7, bà đi từ Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh xuống bến xe Giáp Bát, bắt xe khách về Thanh Hoá, trên xe có khoảng 20 người. Tới 12h, bà xuống ngã ba thị trấn Mục Sơn, huyện Thường Xuân, quá trình di chuyển đều đeo khẩu trang. 

Sau đó, bà vào bệnh viện huyện khai báo y tế, nhưng không thuộc diện cách ly tập trung, nên đi xe máy về nhà. Trên đường di chuyển, bà bị tai nạn giao thông, được đưa vào khu cách ly, Bệnh viện Đa khoa huyện Thường Xuân. 

Do có lịch sử đi về từ tỉnh có dịch nên bà được lấy mẫu xét nghiệm và cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 vào sáng nay.

Tại xã Bát Mọt, ngành y tế truy vết 4 F1, được lấy mẫu và chuyển cách ly tập trung theo quy định.

Hiện, chính quyền địa phương đang tiếp tục khẩn trương xác định các mốc dịch tễ nguy cơ, truy vết triệt để các F1, F2 và các hành khách cùng xe với bệnh nhân, tránh bỏ sót các trường hợp.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Nguồn:https://doanhnghieptiepthi.vn/sau-tai-nan-giao-thong-nguoi-phu-nu-xet-nghiem-duong-tinh-sars-cov-2-161210707150344824.htm

Số F0 cộng đồng tại TP HCM quá lớn gây khó khống chế dịch

Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên nhận định số F0 ngoài cộng đồng còn quá lớn là yếu tố gây khó cho quá trình khống chế dịch bệnh.

Theo Trung tâm Báo chí TP HCM, họp trực tuyến về tình hình dịch bệnh thành phố, chiều 6/7, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên đánh giá, các địa bàn dần đang kiểm soát được tình hình Covid-19. Tuy nhiên, tổng thể tình hình còn phức tạp.

“Dịch bệnh trên toàn thành phố vẫn còn phức tạp, số trường hợp F0 phát hiện mới ngoài cộng đồng còn quá lớn là yếu tố nguy cơ và gây khó khăn cho quá trình khống chế dịch bệnh”, thông cáo của Trung tâm dẫn lời ông Nên.

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên: 'Số ca nhiễm Covid-19 mới ngoài cộng  đồng quá lớn' | Thời sự | Thanh Niên

Từ 6h ngày 5/7 đến 6h ngày 6/7, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC) ghi nhận 461 trường hợp dương tính nCoV. Trong đó, 108 trường hợp trong khu phong tỏa, 166 trong khu cách ly, 2 cách ly tại nhà, 7 phát hiện khi tầm soát cộng đồng, 105 trường hợp tầm soát sàng lọc tại bệnh viện, 73 đang điều tra bổ sung thông tin.

Ông Nên nhìn nhận thời gian qua, các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp, khu chế xuất chủ động trong kế hoạch phòng chống dịch từ xa, tổ chức tốt cho công nhân vừa làm việc vừa cách ly tại chỗ, đảm bảo sản xuất kinh doanh trong điều kiện an toàn phòng chống dịch. Việc thành lập Trung tâm Điều hành xét nghiệm Covid-19 có thể đảm bảo công tác xét nghiệm tầm soát, giúp truy vết nhanh đạt hiệu quả.

Bí thư yêu cầu ngành y tế tăng cường tầm soát xét nghiệm, tập trung cho việc lấy mẫu đồng bộ với năng lực xét nghiệm, đáp ứng yêu cầu truy vết nhanh, thần tốc. Thiết bị và phương tiện xét nghiệm Covid-19 hiện đã đầy đủ, Sở Y tế TP HCM cần có phương án tiếp nhận và bàn giao cụ thể, sử dụng đảm bảo hiệu quả.

Thành phố tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát những nơi trọng điểm như chợ đầu mối, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu nhà trọ…, đưa ra các biện pháp xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Thành phố đang triển khai xét nghiệm kháng nguyên nhanh, với khoảng 150.000-200.000 mẫu mỗi ngày.

HCDC phối hợp với Viện Pasteur TP HCM, Viện Y tế Công cộng dựa trên số liệu các ca bệnh, đánh giá các vùng dịch tễ để lập bản đồ dịch tễ các ổ dịch tại các địa bàn quận, huyện. Từ đó, đề xuất địa phương lên phương án tổ chức việc lấy mẫu xét nghiệm đúng trọng tâm, trọng điểm cũng như quyết định khu vực nào cần phong tỏa, xét nghiệm tầm soát diện rộng hơn để ngăn chặn sự phát tán của dịch bệnh.

Ngành y tế phân tích yếu tố dịch tễ để phân chia các khu vực nguy cơ nhằm tập trung xét nghiệm có trọng tâm, trọng điểm, lặp lại xét nghiệm để loại bỏ nguồn lây trong cộng đồng. Tại khu vực phong tỏa, triển khai xét nghiệm lặp lại mỗi 2-3 ngày một lần. Khu vực có nguy cơ cao sẽ xét nghiệm lặp lại mỗi 5-7 ngày một lần.

Cơ quan chức năng TP HCM đang tập trung cao nhất có thể để có nguồn vaccine Covid-19 cho người dân. Qua 4 đợt tiêm, tổng số lượt người đã được tiêm là 985.077, trong đó có 943.215 mũi một và 41.862 mũi hai.

Sở Y tế TP HCM đang triển khai kế hoạch điều trị 15.000 ca bệnh. Theo đó, phân tuyến ba cấp điều trị theo mô hình “tháp ba tầng” của Bộ Y tế, cấp không triệu chứng (bệnh viện dã chiến), cấp có triệu chứng nhẹ, trung bình (bệnh viện điều trị Covid-19 ở 4 cửa ngõ thành phố) và cấp điều trị bệnh nhân nặng (bệnh viện tuyến trung tâm thành phố).

Thời gian qua, mỗi ngày thành phố đều phát hiện nhiều trường hợp nhiễm mới không rõ nguồn lây thông qua sàng lọc. Sở Y tế TP HCM nhận định số ca cộng đồng qua khám sàng lọc ở bệnh viện và vùng phong tỏa tăng nhanh hàng ngày, chứng tỏ tác nhân gây Covid-19 đã có ở khắp thành phố.

Trong đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ ngày 27/4 đến hết 6/7, TP HCM ghi nhận 7.385 trường hợp Covid-19 được Bộ Y tế công bố.

Theo vnexpress.net

Nguồn:https://vnexpress.net/so-f0-cong-dong-tai-tp-hcm-qua-lon-gay-kho-khong-che-dich-4305406.html

Thêm 5 bệnh nhân Covid-19 tử vong, trong đó 3 người tại TP.HCM không có bệnh lý nền

Tiểu ban điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 sáng 7/7 thông báo 5 ca tử vong do Covid-19 số 98-102, trong đó 3 ca không có bệnh lý nền.

Ca tử vong số 98. BN 10096, nữ, 67 tuổi, trú tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, có tiền sử tăng huyết áp nhiều năm, đái tháo đường 1 năm.

Bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2 ngày 3/6, điều trị tại Bệnh viện Phổi Bắc Giang, trong tình trạng chậm cải thiện, phụ thuộc ECMO, suy thận, vô niệu.

Ngày 13/6, bệnh nhân được chuyển Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, được chẩn đoán sốc nhiễm trùng, nhiễm nấm huyết, viêm phổi ARDS do SARS-CoV-2, suy thận trên bệnh nền đái tháo đường, tăng huyết áp.

Bệnh nhân tử vong 23h40′ ngày 5/7, chẩn đoán sốc nhiễm trùng, suy đa tạng, nhồi máu cơ tim, viêm phổi nặng do SARS-CoV-2 trên bệnh nền đái tháo đường, tăng huyết áp.

Ca tử vong số 99. BN 13183, nam, 49 tuổi, trú tại huyện Nhà Bè, TP.HCM, không có bệnh lý nền.

Bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2 ngày 19/6, điều trị tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, chẩn đoán viêm phổi do nhiễm SARS-CoV-2 biến chứng suy hô hấp tiến triển.

Bệnh nhân tử vong 8h35′ ngày 2/7, chẩn đoán viêm phổi do SARS-CoV-2 mức độ nguy kịch, sốc nhiễm khuẩn, tổn thương thận cấp.

Ca tử vong số 100. BN12411, nam, 62 tuổi, trú tại quận 1, TP.HCM, có tiền sử đái tháo đường type 2.

Bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2 ngày 19/6, điều trị tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, chẩn đoán viêm đường hô hấp cấp do nhiễm SARS-CoV-2.

Bệnh nhân tử vong 16h35′ ngày 30/6, chẩn đoán viêm phổi do SARS-CoV-2 mức độ nguy kịch biến chứng suy hô hấp cấp tiến triển, sốc nhiễm khuẩn, đái tháo đường type 2.

Ca tử vong số 101. BN13709, nữ, 63 tuổi, trú tại huyện Củ Chi, TP.HCM, không có bệnh lý nền.

Bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2 ngày 24/6, điều trị tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, được chẩn đoán viêm phổi do SARS-CoV-2, biến chứng suy hô hấp tiến triển.

Bệnh nhân tử vong 7h50′ ngày 1/7, chẩn đoán viêm phổi do SARS-CoV-2 mức độ nguy kịch, biến chứng suy hô hấp cấp tiến triển.

Ca tử vong số 102. BN14812, nam, 56 tuổi, trú tại quận 4, TP.HCM, không có bệnh lý nền.

Bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2 ngày 24/6, điều trị tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, được chẩn đoán viêm phổi do SARS-CoV-2.

Bệnh nhân tử vong ngày 29/6, chẩn đoán viêm phổi do SARS-CoV-2 mức độ nguy kịch, biến chứng suy hô hấp cấp tiến triển, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, hội chứng vành cấp.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Nguồn:https://doanhnghieptiepthi.vn/them-5-benh-nhan-covid-19-tu-vong-trong-do-3-nguoi-tai-tphcm-khong-co-benh-ly-nen-161210707104415152.htm

TP.HCM: Phát hiện ổ dịch 108 ca mắc Covid-19 tại 2 con hẻm ở quận Tân Bình

Truy vết nhanh chóng ổ dịch thuộc 2 hẻm 58 và 86 đường Âu Cơ trên địa bàn quận Tân Bình, ngành Y tế phát hiện tổng cộng 108 ca tại khu vực này.

Tối ngày 6/7, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM thông tin về ổ dịch tại 2 con hẻm ở quận Tân Bình.

Theo đó, vào ngày 2/7 quận Tân Bình đã phát hiện 58 ca nhiễm SAR-CoV-2 ở khu vực đã phong tỏa tại hẻm 86 Âu Cơ, phường 9, quận Tân Bình. Được biết 58 ca nhiễm này có liên quan đến BN16095 là người bán tạp hóa trong hẻm.

Trước đó ngày 25/6, quận Tân Bình phát hiện BN16479 sinh sống tại hẻm 58 Âu Cơ qua tầm soát tại bệnh viện.

TP.HCM: Phát hiện ổ dịch 108 ca mắc Covid-19 tại 2 con hẻm ở quận Tân Bình  - Ảnh 1.

Lực lượng Y tế lấy mẫu người dân tại một trong hai con hẻm ở quận Tân Bình

Các lực lượng chức năng đã tiến hành phong tỏa 2 nhà kế bên và 1 nhà đối diện nhà BN16479, đồng thời thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.

Ngày 26/6, quận Tân Bình tiếp tục nhận được thông tin có thêm 2 ca nhiễm SARS-CoV-2 là BN16095 và BN16096 (ở cùng nhà tại hẻm 86 Âu Cơ) cũng qua việc tầm soát tại bệnh viện.

Qua điều tra dịch tễ ghi nhận 2 ca bệnh ở tiệm bán tạp hóa từng tiếp xúc nhiều người, đồng thời con hẻm 86 Âu Cơ nơi 2 ca bệnh BN16095 và BN16096 sinh sống lại thông với hẻm 58 Âu Cơ có BN16479 trước đó nên quận Tân Bình quyết định phong tỏa diện rộng 2 con hẻm này và lấy mẫu xét nghiệm tầm soát khu vực phong tỏa và khu vực nguy cơ cao xung quanh.

Qua hoạt động tầm soát mở rộng, kết quả có 21 mẫu gộp dương tính ngày 30/6, các lực lượng chức năng tiến hành lấy lại mẫu đơn thì phát hiện thêm 58 ca nhiễm tại đây ngày 2/7.

TP.HCM: Phát hiện ổ dịch 108 ca mắc Covid-19 tại 2 con hẻm ở quận Tân Bình  - Ảnh 2.

Qua truy vết, xét nghiệm ngành Y tế ghi nhân có 108 ca nhiễm tại 2 con hẻm ở quận Tân Bình

Ngay sau khi nhận được thông tin trên, ngày 3 và 4/7 Trung tâm Y tế quận đã huy động lực lượng của đơn vị cùng phối hợp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch phường 9, Trạm y tế phường 9 tiến hành thực hiện lấy mẫu lấy mẫu test nhanh kháng nguyên Covid-19, đồng thời lấy mẫu gộp làm xét nghiệm khẳng định RT- PCR cho tất cả các hộ dân trong và xung quanh khu vực phong tỏa nhằm truy vết thần tốc, tiếp tục tìm ra những ca F0 tại khu vực trên, ngăn chặn không để dịch lan rộng trên địa bàn.

Sau 2 ngày lấy mẫu, quận Tân Bình đã lấy 2.611 mẫu test nhanh kháng nguyên Covid-19 và test khẳng định RT-PCR cho người dân trong khu vực phong tỏa và khu vực nguy cơ cao xung quanh, trong đó đã phát hiện thêm 50 ca nghi nhiễm với SARS-CoV-2. Tổng cộng ghi nhận 108 ca được ghi nhận tại 2 con hẻm này.

Các lực lượng chức năng vẫn đang điều tra truy vết dịch tễ, tìm rõ nguồn lây của các ca nghi nhiễm này. Hiện người dân sinh sống tại hai con hẻm này đã thực hiện theo các quy định tại khu vực phong tỏa.

Theo Doanh nghiệp & tiếp thị

Nguồn: https://doanhnghieptiepthi.vn/tphcm-phat-hien-o-dich-108-ca-mac-covid-19-tai-2-con-hem-o-quan-tan-binh-161210607235128839.htm

TP.HCM tính phương án tạm ngưng các chợ đầu mối

Thông tin được đưa ra tại cuộc họp trực tuyến giữa Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM với các sở ngành, quận huyện và TP Thủ Đức chiều 6-7.

TP.HCM tính phương án tạm ngưng các chợ đầu mối - Ảnh 1.

Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh – Ảnh: TỰ TRUNG

Báo cáo tại cuộc họp, ông Nguyễn Tấn Bỉnh – giám đốc Sở Y tế – cho biết tình hình dịch bệnh tại TP đang diễn biến hết sức phức tạp. Dịch bệnh ở các khu nhà trọ, khu công nghiệp, chợ truyền thống đang rất phức tạp, xu hướng lây nhiễm trong cộng đồng ngày càng gia tăng.  

Từ đầu đợt dịch lần thứ 4 đến ngày 5-7 có khoảng 800 ca trong cộng đồng thì hiện con số này đã tăng lên 900 ca. “Từ những ca điểm này, chúng ta phát hiện các bệnh nhân khác ở nhà trọ, khu công nhân, buôn bán, qua các chợ đầu mối và chợ truyền thống”, ông Bỉnh nói. 

Về các biện pháp triển khai, ông Bỉnh cho biết đã thực hiện các biện pháp quyết liệt, thực hiện nghiêm giãn cách xã hội theo chỉ thị 10 của UBND TP.HCM. 

Hiện các chợ không đảm bảo an toàn phòng chống dịch đã dừng hoạt động như chợ đầu mối Hóc Môn và Bình Điền. Sắp tới TP tính toán, xem xét chợ Thủ Đức nếu không đảm bảo điều kiện cũng dừng. Tại các khu công nghiệp, TP yêu cầu phải đảm bảo tiêu chí phòng chống dịch, chia ca làm việc, giảm số lượng công nhân để đáp ứng yêu cầu, nếu không đảm bảo thì dừng hoạt động.

Những đơn vị có chợ truyền thống, có chợ đầu mối, có khu công nghiệp, khu chế xuất nếu không đảm bảo việc phòng chống dịch bệnh phải ngưng hoạt động. “Ban chỉ đạo phòng, chống dịch đã có phương án ngưng hoạt động các chợ đầu mối tại TP”, ông Bỉnh nói. 

Theo Tuổi trẻ

Nguồn: https://tuoitre.vn/tp-hcm-tinh-phuong-an-tam-ngung-cac-cho-dau-moi-20210706175828443.htm

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here