Shipper, nhân viên siêu thị, nhà thuốc TP.HCM được lưu thông từ 5h đến 21h30

0
131

Công an TP.HCM vừa chỉ đạo công an các đơn vị “nới lỏng” thời gian di chuyển trên đường đối với nhân viên siêu thị, cửa hàng tiện lợi, nhân viên tiệm thuốc, shipper… từ 5h đến 21h30 hằng ngày.

Thượng tá Lê Mạnh Hà trao đổi thông tin báo chí chiều 10-9 – Ảnh: Đ.T.

Tại buổi họp báo chiều 10-9, thượng tá Lê Mạnh Hà – phó trưởng Phòng tham mưu Công an TP.HCM – đã có thông tin liên quan đến việc giám đốc Công an TP ban hành văn bản số 3488 để chỉ đạo công an các đơn vị thực hiện công văn của UBND TP.HCM về việc tiếp tục tăng cường các biện pháp kiểm soát trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.

Theo đó, Công an TP đã thông báo cho các chốt kiểm soát tạo điều kiện cho nhóm đối tượng được phép hoạt động từ 6h đến 21h được phép lưu thông từ 5h sáng đến 21h30.

Thượng tá Hà lý giải: “Công an TP kiểm soát việc lưu thông, nếu cho các cơ sở như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng thực phẩm, đội ngũ giao nhận hàng hóa, nhà thuốc… mở cửa đến 21h thì đương nhiên phải có thời gian cho họ lưu thông trên đường thêm khoảng 30 phút.

Thứ hai nữa là những đối tượng được phép hoạt động như trên sẽ phải lưu thông sớm hơn để đến nơi làm việc. Do đó Công an TP đã cân nhắc nới thời gian lưu thông của họ trên đường từ 5h đến 21h30″.

Trước đó, ngày 7-9, trong công văn 2994 của UBND TP có nội dung cho phép hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng thực phẩm; đội ngũ giao nhận hàng hóa (shipper) trong phạm vi 1 quận, huyện, TP Thủ Đức; cơ sở sản xuất, kinh doanh dược liệu, thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư y tế được hoạt động từ 6h đến 21h hằng ngày để đảm bảo phục vụ nhu cầu hàng hóa, nhu yếu phẩm, thuốc chữa bệnh cho người dân.

Luật sư qua chốt chỉ cần có thẻ luật sư, giấy mời của cơ quan tố tụng và khai báo y tế

Công an TP.HCM vừa có công văn gửi Đoàn luật sư TP.HCM về việc giải quyết đề nghị cấp giấy đi đường cho luật sư.

Theo đó, Công an TP giải quyết lưu thông qua các chốt, trạm kiểm soát trong nội ô TP.HCM trong thời gian giãn cách xã hội cho các luật sư tham gia tố tụng khi có thông báo yêu cầu, giấy triệu tập của các cơ quan tiến hành tố tụng.

Khi lưu thông các luật sư phải có đủ các yếu tố nhận diện: có thẻ luật sư, có thông báo/giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng (tên trên thông báo/giấy triệu tập trùng với tên trên thẻ luật sư), và thực hiện khai báo y tế qua ứng dụng VNEID hoặc qua địa chỉ website http://suckhoe.dancuquocgia.gov.vn, cung cấp mã QRcode khi đi qua các chốt, trạm kiểm soát.

Thời gian di chuyển phù hợp với thời gian làm việc theo thông báo/giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng và chấp hành các quy định về phòng, chống dịch của ngành y tế.

Trước đó, Đoàn luật sư TP.HCM đã có công văn đề nghị cấp giấy đi đường cho luật sư tham gia bào chữa chỉ định. Sau đó, Sở Tư pháp đã có công văn gửi Công an TP.HCM về xem xét, giải quyết nội dung kiến nghị của Đoàn luật sư TP.HCM.

Theo Tuổi trẻ

Nguồn: https://tuoitre.vn/shipper-nhan-vien-sieu-thi-nha-thuoc-tp-hcm-duoc-luu-thong-tu-5h-den-21h30-20210910180205948.htm

TP.HCM cho hàng quán hoạt động lại: Mua hộp cơm 35.000 đồng, tiền giao hết 50.000 đồng

Những người trẻ kinh doanh dịch vụ ăn uống cảm thấy háo hức sau khi TP.HCM cho phép hàng quán mở cửa trở lại nhưng gặp phải khó khăn khi phí giao hàng quá cao.

Chị Bùi Thị Duyên, chủ tiệm trà sữa, đăng tải hình ảnh ngày đầu hoạt động kinh doanh trở lại /// NVCC​​​​​​​

Chị Bùi Thị Duyên, chủ tiệm trà sữa, đăng tải hình ảnh ngày đầu hoạt động kinh doanh trở lại

NVCC

TP.HCM đã cho phép các loại hình kinh doanh dịch vụ ăn, uống (có giấy phép đăng ký hộ kinh doanh) hoạt động trở lại, từ 6 – 18 giờ theo hình thức bán hàng mang về. Những người trẻ bán trà sữa, cơm… hoan nghênh quyết định này. Tuy nhiên, những người bán cũng gặp không ít khó khăn trong việc giao hàng vì phí quá cao.

Đã chuẩn bị trước… nhưng

Sáng 9.9, chị Bùi Thị Duyên (26 tuổi), kinh doanh trà sữa tại số 11 Lý Phục Man, 444 Huỳnh Tấn Phát thuộc P. Bình Thuận, Q.7, đã chính thức mở cửa tiệm trở lại.

Chị Duyên cho hay từ khi TP.HCM áp dụng Chỉ thị 16, tất cả quán của chị đã “đóng băng”, hầu như không có doanh thu, nhưng phải “gánh” thuê tiền mặt bằng quá cao. Chị đành phải trả bớt một mặt bằng để giảm gánh nặng. Khi nghe tin quán được mở cửa trở lại, chị rất vui và phấn khởi.

Chị Duyên cho rằng việc kinh doanh mặt hàng thức uống chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn và khó có thể trở lại được như trước dịch. “Lượng khách không được như trước đây nữa, vì kinh tế khó khăn, nhu cầu giảm, mọi người hạn chế ra đường và tiếp xúc. Việc đặt shipper giao hàng rất khó mà giá cước giao hàng lại cao quá, có khi tiền công giao hàng còn cao hơn tiền thức uống”, chị Duyên chia sẻ.

TP.HCM cho hàng quán hoạt động lại: Mua hộp cơm 35.000 đồng, tiền giao hết 50.000 đồng - ảnh 1

Nhân viên mang trà sữa giao cho shipper

NVCC

Nhiều khách đặt hàng trà sữa trên các app rất khó, có khi cả buổi mới đặt được nhưng giá thì rất cao. Chị Duyên nêu cụ thể là hồi mới có Chỉ thị 16, đặt giao hàng nhanh khoảng 1 km là 15.000 – 22.000 đồng, nhưng sáng hôm nay là hơn 30.000 đồng. “Khách không vui tí nào khi biết phí giao hàng, một số người khi nghe tôi báo phí xong khách hủy đơn hàng luôn, thật buồn!”, chị Duyên chia sẻ.

Rồi chị Duyên nói tiếp: “Sáng hôm nay khai trương, một số bạn bè thân thiết ở Q.4 đã đặt hàng nhưng tôi kêu họ đặt quán khác gần hơn vì tiền giao hàng qua đó là 70.000 đồng”.

“Không ai mua hộp cơm 35.000 đồng mà tiền giao hàng đến 50.000 đồng…”

Chị Đỗ Thị Bạch Tuyết, công tác tại Liên đoàn Võ thuật quân đội nhân dân Việt Nam, Q.Tân Bình, TP.HCM cũng đang cân nhắc liệu rằng có nên mở quán lại quán cơm hay không. Quán cơm chị Tuyết nằm trong một con hẻm ở Q.Phú Nhuận đã đóng cửa từ đầu tháng 7 để chung tay chống dịch với người dân.

“Quán ăn được phép mở cửa lại nhưng phải đảm bảo “ba tại chỗ”, trong khi quán của tôi có năm nhân viên. Trước đây, tôi hỗ trợ một bữa cho nhân viên thì nay là phải nuôi ba bữa hơn nếu mở cửa quán trở lại”, chị Tuyết chia sẻ.

Theo quy định, các cơ sở kinh doanh hoạt động theo phương thức “ba tại chỗ”, chỉ tổ chức kinh doanh thông qua đặt hàng trực tuyến; người giao hàng là các đơn vị cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa có ứng dụng công nghệ (shipper) phải đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch. Trong đó, điều kiện kèm theo là người lao động đã tiêm ngừa ít nhất một mũi vắc xin phòng Covid-19 và thực hiện xét nghiệm nhanh âm tính với Covid-19 hai ngày/lần theo mẫu đơn hoặc mẫu gộp ba người theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Ngoài tiền mặt bằng, điện nước, chị Tuyết còn phải chi trả tiền “test” Covid-19 liên tục cho nhân viên, mỗi người mất hơn 300.000 đồng/lần để có giấy chứng nhận, tính ra mỗi tháng chi cả chục triệu đồng.

TP.HCM cho hàng quán hoạt động lại: Mua hộp cơm 35.000 đồng, tiền giao hết 50.000 đồng - ảnh 2

Chị Tuyết vui khi TP.HCM cho phép hàng quán kinh doanh trở lại nhưng rất khó khăn về việc duy trì quán trong tình hình hiện nay

ẢNH: TẤN ĐẠT

Bên cạnh đó, mỗi hộp cơm bán ra chỉ lời khoảng 5.000 – 10.000 đồng nên chị Tuyết cảm thấy ngán ngẫm. “Chưa kể việc chi phí giao hàng liên quận đối với các nhu yếu phẩm như rau củ quả, thịt liên tục tăng. Không ai mua hộp cơm 35.000 đồng mà tiền ship đến 50.000 đồng hoặc 100.000 đồng”, chị Tuyết nói.

Được bán mang về, phở, bún, bánh mì… tại TP.HCM vẫn khó mở

Từ hôm qua (8.9), TP.HCM cho phép loại hình kinh doanh dịch vụ ăn, uống (có giấy phép đăng ký hộ kinh doanh) được phép hoạt động từ 6 giờ đến 18 giờ hằng ngày theo hình thức bán hàng mang về.

Khan hiếm shipper, giá giao hàng tăng vọt /// CAO AN BIÊN

Khan hiếm shipper, giá giao hàng tăng vọt

CAO AN BIÊN

Theo quy định của UBND TP, các cơ sở kinh doanh hoạt động theo phương thức “3 tại chỗ”, chỉ tổ chức kinh doanh thông qua đặt hàng trực tuyến; người giao hàng là các đơn vị cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa có ứng dụng công nghệ (shipper) phải đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch. Trong đó, điều kiện kèm theo là người lao động đã tiêm ngừa ít nhất 1 mũi vắc xin phòng, chống Covid-19 và thực hiện xét nghiệm nhanh âm tính với Covid-19 2 ngày/lần theo mẫu đơn hoặc mẫu gộp 3 người theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Tô bún bò vỉa hè sẽ lên hơn 100.000 đồng chưa kể phí ship

Gần 5 tháng mong mỏi từng ngày được mở cửa trở lại, song, sau khi thành phố cho phép một số hoạt động kinh doanh được mở bán, chị Nga (chủ quán bún bò tại P.Tân Quy, Q.7) vẫn chưa thể bán hàng lại ngay. Theo chị Nga, thứ nhất, do nguồn nguyên liệu bây giờ mua rất khó. Mối lấy hạt nêm, bột ngọt, gia vị bún bò, đường phèn…mà chị thường lấy ở chợ Cầu Muối (Q.1) nghỉ chưa bán lại nên không có hàng. Trong khi đó, với quy định shipper chỉ được giao hàng trong nội quận như hiện nay, nếu chị đặt mua online thì giá cao và phải tốn tiền ship. Thứ 2, nguyên liệu như thịt bò, gân bò…xương heo, giò heo… thường lấy mối ở Chợ Xóm Chiếu Q.4, giờ shipper không được chạy liên quận nên cũng đành “bó tay”. Chưa kể các loại rau muống bào, bắp chuối bào, giá và các loại rau thơm rất khó mua, tăng giá gấp 2 gấp 3 lần, trong khi bán mang về ngày cũng chỉ được 20 – 30 % so với bình thường nên chị Nga quyết định chưa mở cửa bán lại.

“1 ngày phải test Covid 2 lần, e bị viêm xoang mũi dị ứng, mỗi lần chọt vô là nó hành sổ mũi luôn cả ngày. Đã khổ thế rồi mà bán chẳng được lời lãi gì, bán giá cao lên xíu thì người ta bảo mình lợi dụng dịch để chém. Nói tóm lại là em chưa bán được, chờ thêm chút xem sao” – bà chủ quán bún bò chia sẻ.

Tương tự, chị Diễm Châu (TP.Thủ Đức) cũng là người bán thực phẩm, thức ăn nấu sẵn qua mạng, cho rằng quy định các quán ăn bán mang về nhưng lại yêu cầu shipper không được giao hàng liên quận là quá ngặt. Hiện nay, do thiếu shipper nên nếu có người nhận giao thì phí rất đắt, không bán được số lượng nhiều. Chi phí vận chuyển tăng cao, giá thực phẩm đội lên cao ngất đẩy giá bán cũng vọt lên.

“Chẳng hạn, hành lá hiện nay bán 80.000 – 100.000 đồng/kg, tăng hơn 3 – 4 lần trước khi giãn cách. Vậy nên nếu trước đây 1 tô bún bò giá từ 35.000 – 60.000 đồng, nay chắc 1 tô phải từ 70.000 – 120.000 đồng, chưa bao gồm phí ship, thì ai dám bán? Bởi người mua được giá này chắc hiếm lắm nên thôi, nghỉ cho khỏe” – chị Châu nói.

Trong khi đó, nhiều bà chủ quán cơm tấm, phở, hủ tiếu tại Quận 4, Quận 7 cho biết cũng chưa thể mở lại bán hàng vì không có chỗ ăn, ngủ cho người làm để đáp ứng được yêu cầu “3 tại chỗ”.

Cần nới lỏng hoạt động của shipper

TS Lương Hoài Nam, thành viên Hội đồng tư vấn giao thông đô thị TP.HCM nhận định đây là giai đoạn đầu tiên thí điểm mở cửa, thành phố cần có những bước đi thận trọng. Trong bối cảnh hiện nay, khi tỷ lệ bao phủ đầy đủ 2 mũi vắc xin còn chưa đạt như mong muốn, việc đảm bảo nguyên tắc kiểm soát theo địa chỉ cố định là điều cần thiết. Bên cạnh đó, do còn nhiều lo ngại về việc di chuyển không an toàn, điều kiện yêu cầu các cơ sở kinh doanh hoạt động theo phương thức “3 tại chỗ” hoặc kiểm soát quãng đường di chuyển thông qua các ứng dụng công nghệ là sự cẩn trọng cần có.

Với quy định này, các nhà hàng, quán cà phê số lượng người lao động ít không quá khó khăn để đáp ứng. Những người bán hàng rong, hộ kinh doanh cá thể không đáp ứng được yêu cầu sẽ “chờ một nhịp”, mở lại sau khi tỉ lệ bao phủ vắc xin đã đạt ở mức an toàn, không cần kiểm soát theo địa chỉ nữa. Với tốc độ tiêm vắc xin nhanh như hiện nay, ông Nam dự báo các yêu cầu về “3 tại chỗ” cũng sẽ sớm được tháo bỏ.

Tuy nhiên, đối với các hoạt động liên quan đến đội ngũ shipper công nghệ, TS Lương Hoài Nam cho rằng cần quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa để mở rộng hoạt động của họ. Nhu cầu đặt hàng, mua đồ của người dân không thể chỉ bó hẹp trong phạm vi 1 quận, huyện. Khách hàng đặt hàng qua app rất khó tính được nơi nào có hàng, nằm ở quận nào… Do đó, không nên giới hạn địa bàn hoạt động của shipper.

“Tỷ lệ tiêm vắc xin của shipper khá cao, những người được phép hoạt động đều đã được kiểm soát chặt thông tin từ doanh nghiệp, Bộ Công thương. Cần cơ chế thông thoáng cho hoạt động giao – nhận hàng hóa để thuận tiện cho người dân và những cơ sở kinh doanh bắt đầu được mở lại” – ông Nam đề xuất.

Theo Thanh niên

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here