8/17 con hổ nuôi nhốt trong nhà dân Nghệ An được ‘giải cứu’ đã chết

0
259

Sau khi đưa về một khu sinh thái, 8/17 con hổ được ‘giải cứu’ từ hai hộ gia đình nuôi nhốt trái phép ở Nghệ An đã chết.

8/17 con hổ nuôi nhốt trong nhà dân Nghệ An được ‘giải cứu’ đã chết - Ảnh 1.

Một con hổ được nuôi trái phép trong nhà dân ở xã Đô Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An – Ảnh: BẮC XUÂN

Sáng 6-8, một lãnh đạo Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Nghệ An cho biết thông tin trên.

“Có 8/17 con hổ bị chết chưa rõ nguyên nhân khi đưa về khu sinh thái. Hiện số hổ chết này đang được cấp đông để phục vụ công tác điều tra theo quy định của pháp luật”, vị lãnh đạo này nói.

Trước đó, ngày 4-8, Công an tỉnh Nghệ An đã đồng loạt kiểm tra đột xuất và phát hiện nhiều cơ sở nuôi nhốt 17 con hổ trái phép trên địa bàn xã Đô Thành, huyện Yên Thành.

Tại gia đình ông Nguyễn Văn Hiền (39 tuổi, ngụ xóm Nam Vực, xã Đô Thành, huyện Yên Thành), lực lượng công an đã phát hiện, bắt quả tang người này đang nuôi nhốt 14 con hổ trưởng thành.

Làm việc với công an, ông Hiền khai nhận đã cải tạo chuồng trại với diện tích 80m² và mua số hổ này từ Lào về để nuôi từ khi chúng còn nhỏ, đến nay đã đạt trọng lượng gần 200kg mỗi con.

8/17 con hổ nuôi nhốt trong nhà dân Nghệ An được ‘giải cứu’ đã chết - Ảnh 2.

Lực lượng chức năng đánh số, kiểm đếm hổ thu giữ trong nhà người dân xã Đô Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An – Ảnh: BẮC XUÂN

Cùng thời gian trên, lực lượng công an cũng kiểm tra, bắt quả tang tại nhà bà Nguyễn Thị Định (50 tuổi, ngụ xóm Phú Xuân, xã Đô Thành) đang nuôi 3 con hổ trưởng thành từ hơn một năm trước.

Để tránh bị cơ quan chức năng phát hiện, gia đình này xây dựng hệ thống tầng hầm với diện tích 120m² để nuôi nhốt hổ. Mỗi con hổ có trọng lượng 225kg – 265kg.

Sau đó lực lượng chức năng đã tiêm thuốc gây mê, tạm thời chuyển 17 con hổ trên đến Khu sinh thái Mường Thanh Diễn Lâm (huyện Diễn Châu) để chăm sóc, phục vụ công tác điều tra.

Theo một cán bộ vườn quốc gia ở Nghệ An, thông thường số hổ này được người dân mua từ Lào về lúc còn nhỏ, nuôi nhốt trưởng thành rồi đem xẻ thịt, nấu cao. Trên thị trường, cao hổ có giá 15 – 20 triệu đồng/gram. Những con hổ bị phát hiện có trị giá hàng chục tỉ đồng.

Theo Tuổi trẻ

F0 quậy phá, đ𝔢 𝔡ọ𝔞 bác sĩ trong khu cách ly ở Bình Dương

Bác sĩ không cho mang thuốc lá từ bên ngoài vào khu cách ly, nhóm F0 quậy phá, 𝔠ầ𝔪 𝔡𝔞𝔬 đ𝔢 𝔡ọ𝔞 bác sĩ.

Ngày 6-8, Công an huyện Bàu Bàng (Bình Dương) cho biết đã đưa hai người là F0 về Trạm y tế xã Lai Hưng để cách ly riêng biệt nhằm đảm bảo an toàn.

F0 cầm dao quậy phá, đe dọa bác sĩ trong khu cách ly ở Bình Dương - ảnh 1
Lực lượng công an có mặt đưa hai F0 về khu cách ly riêng biệt để đảm bảo an toàn. Ảnh: TTYT cung cấp

Trước đó, khuya 5-8 tập thể y, bác sĩ của Trung tâm y tế Huyện Bàu Bàng bị một nhóm F0 đang cách ly, điều trị tại bệnh viện dã chiến Trường tiểu học Lai Hưng A quậy phá, cầm dao đe dọa bác sĩ và kíp trực.

Chưa dừng lại nhóm này còn kích động những người trong khu cách ly, điều trị quậy phá.

F0 cầm dao quậy phá, đe dọa bác sĩ trong khu cách ly ở Bình Dương - ảnh 2
Một F0 được đưa lên xe chuyển đi nơi khác. Ảnh: TTYT cung cấp

Đại diện Trung tâm y tế huyện bàu Bàng cho biết nguyên nhân là do nhóm F0 đặt mua thuốc lá ở ngoài để mang vào trong khu cách ly.

Khi người giao hàng mang thuốc lá đến thì các bác sĩ phát hiện và cương quyết không cho mang vào trong. Lúc này, nhóm F0 bắt đầu 𝔠𝔥ử𝔦 𝔟ớ𝔦, la hét yêu cầu phải cho đưa thuốc lá vào trong.

Sau đó, một người cầm dao đi tìm bác sĩ gây náo loạn trong khu cách ly.

Vị đại diện này cho biết thêm, lúc đó tinh thần các y, bác sĩ đều hoảng sợ, một vài người bật khóc nức nở.

F0 cầm dao quậy phá, đe dọa bác sĩ trong khu cách ly ở Bình Dương - ảnh 3
Con 𝔡𝔞𝔬 F0 cầm để đ𝔢 𝔡ọ𝔞 bác sĩ. Ảnh: TTYT cung cấp

Trong đêm công an huyện Bàu Bàng nhanh chóng đến khu cách ly ổn định tình hình và đưa hai người cầm đầu đến trạm y tế xã Lai Hưng cách ly riêng biệt để đảm bảo an toàn.

Được biết, nhóm F0 này ban đầu là F1, sau khi xét nghiệm cho kết quả dương tính với COVID-19.

Nhóm F0 này ba lần được xét nghiệm PCR đều cho kết quả dương tính COVID-19. Tuy nhiên, cả nhóm đều không có triệu chứng.

Theo Pháp luật TPHCM

Nam thanh niên dương tính Covid-19 ‘biến mất’ khi đang chờ đưa vào bệnh viện dã chiến

Trong lúc chờ đưa vào bệnh viện dã chiến để điều trị, nam thanh niên dương tính Covid-19 đã ‘biến mất’.

Khu vực xét nghiệm Covid-19 tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai. ẢNH: LÊ LÂM

Tối 5.8, bác sĩ Ngô Đức Tuấn, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Đồng Nai cho biết bệnh viện đã gửi báo cáo cho Công an P.Tam Hòa (TP.Biên Hòa, Đồng Nai), Trung tâm y tế Biên Hòa cùng các đơn vị liên quan về trường hợp nam thanh niên được xác định dương tính Covid-19 nhưng đã “biến mất” khi đang chờ đưa vào bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân Covid-19.

Theo bác sĩ Tuấn, nam thanh niên này tên L.M.T (25 tuổi), khai địa chỉ ở TX.Tân Uyên (Bình Dương). Sáng 4.8, người này đến bệnh viện test nhanh Covid-19 thì phát hiện dương tính. Bệnh viện đã thông báo kết quả và đưa người này vào khu sàng lọc tại bệnh viện, đồng thời lấy mẫu để xét nghiệm bằng PCR.

Đến sáng 5.8 thì có kết quả PRC khẳng định người này dương tính Covid-19. Do đó bệnh viện đã làm thủ tục để đưa L.M.T vào điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 8. Tuy nhiên trong lúc chờ đợi đưa đi thì nam thanh niên bỗng nhiên “biến mất” vào khoảng 16 giờ ngày 5.8.

Theo Thanh niên

Nguồn: https://thanhnien.vn/thoi-su/nam-thanh-nien-duong-tinh-covid-19-bien-mat-khi-dang-cho-dua-vao-benh-vien-da-chien-1425662.html

Hành trình 1400 km chạy xe máy từ miền Nam về quê của những người lao động nghèo tha hương

Trên hành trình 1400 km hồi hương là những giấc ngủ vội ven đường, những bữa ăn nhanh với bánh mì, ngụm nước suối, những gương mặt phờ phạc, những bộ quần áo lem luốc bám bụi cùng ánh mắt đỏ ngầu của những người lao động nghèo.

Những cuộc hồi hương của người lao động nghèo giữa dịch Covid-19

Những ngày qua, tại chốt kiểm dịch Covid-19 ở cầu Bến Thủy 1,2 bắc qua sông Lam, nối Nghệ An và Hà Tĩnh, hàng ngàn người từ các tỉnh thành kết thành dòng người đi xe máy tìm đường về quê tránh dịch.

Hành trình 1400 km chạy xe máy từ miền Nam về quê của những người lao động nghèo tha hương - Ảnh 1.

Dòng người đi xe máy tìm đường về quê tránh dịch (Ảnh: Page Nghệ An)

Họ là những người lao động nghèo, phải tha hương đi làm thuê tại các tỉnh, thành phía Nam. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh, họ mất việc, không có thu nhập và buộc phải trở lại quê nhà.

Hành trình 1400 km chạy xe máy từ miền Nam về quê của những người lao động nghèo tha hương - Ảnh 2.

Chiếc xe máy cũ kỹ chở theo cả gia đình nhỏ cùng đồ đạc lỉnh kỉnh

Anh Lầu Bá Hà (32 tuổi, trú xã Nậm Càn, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) giúp vợ soạn sửa lại chiếc chăn dùng để buộc cậu con trai mới 7 tháng tuổi lên người vợ. Đoàn của anh xuất phát từ tỉnh Đồng Nai từ ngày 26/7.

Hành trình 1400 km chạy xe máy từ miền Nam về quê của những người lao động nghèo tha hương - Ảnh 3.

Những bao tải đựng chăn chiếu, quạt cùng rất nhiều trang thiết bị thiết yếu… được buộc chằng chịt phía sau xe

Lúc đầu, đoàn có gần 50 xe. Tuy nhiên, khi đi được nửa chặng đường thì nhóm của anh Hà chỉ còn lại 7 xe. Đoàn 7 xe máy của anh Hà gồm 7 gia đình. Trong đó, có những cặp vợ chồng phải đèo theo 2 cháu nhỏ, có cháu thậm chí chỉ mới vài tháng tuổi.

Hành trình 1400 km chạy xe máy từ miền Nam về quê của những người lao động nghèo tha hương - Ảnh 4.

Cả gia đình không còn đủ khả năng bám trụ lại miền Nam, buộc lòng phải đi xe máy trở về quê nhà

Trên mỗi chiếc xe máy cũ kỹ là cả gia đình gồm vợ chồng, con nhỏ và những bao tải đựng chăn chiếu, quạt cùng rất nhiều trang thiết bị thiết yếu… được buộc chằng chịt phía sau xe. Dù biết tội nghiệp cho con nhỏ nhưng anh chị không còn đủ khả năng để bám trụ lại miền Nam, buộc lòng phải đi xe máy trở về quê nhà.

Hành trình 1400 km chạy xe máy từ miền Nam về quê của những người lao động nghèo tha hương - Ảnh 5.

Những bữa ăn vội, những phút nghỉ ngơi ngắn ngủi bên đường

Những chiếc xe máy cũ bốc khói khét lẹt sau hành trình dài. Vừa dừng xe, các gia đình nhỏ vội vã tập trung thành từng nhóm, tranh thủ tìm bãi đất trống, trải tấm nylon để ăn mẩu bánh mì, uống ngụm nước suối rồi nằm ra chợp mắt bên ven đường. Mệt nhoài sau chuyến hành trình dài, những đứa trẻ đang tuổi hiếu động cũng chẳng còn thiết trêu đùa nhau, chỉ còn một tay ôm chân mẹ, một tay cầm hộp sữa.

Hành trình 1400 km chạy xe máy từ miền Nam về quê của những người lao động nghèo tha hương - Ảnh 6.

Những khuôn mặt mệt mỏi, xơ xác của những em nhỏ cùng bố mẹ về quê (Ảnh: Nguyễn Thanh Chương)

Hành trình 1400 km chạy xe máy từ miền Nam về quê của những người lao động nghèo tha hương - Ảnh 7.
Hành trình 1400 km chạy xe máy từ miền Nam về quê của những người lao động nghèo tha hương - Ảnh 7.

Ảnh: Vũ Tuấn

Cũng chung hoàn cảnh ấy, vợ chồng anh Xồng Bá Xô cùng đứa con 9 ngày tuổi phải di chuyển xe máy từ Bình Dương để trở về quê nhà ở xã miền núi Tam Hợp, huyện miền núi Tương Dương, tỉnh Nghệ An.

Hành trình 1400 km chạy xe máy từ miền Nam về quê của những người lao động nghèo tha hương - Ảnh 8.
Hành trình 1400 km chạy xe máy từ miền Nam về quê của những người lao động nghèo tha hương - Ảnh 8.

Do dịch bệnh, thất nghiệp nên hai vợ chồng anh Xô đành liều đưa con vượt hàng ngàn km bằng xe máy về quê

Hai vợ chồng dự định về quê từ hơn tháng nay, nhưng vì vợ mang bầu sắp sinh nên đành phải chấp nhận ở lại. Gần một tuần trước, chị Phùng A Tranh (vợ anh Xồng Bá Xô) sinh được bé trai 2,6kg, cả nhà ở trong viện 4 ngày rồi sau đó ra viện. Do dịch bệnh khiến hoàn cảnh của vợ chồng trẻ “tha hương cầu thực” vốn đã khó khăn nay càng thêm khốn đốn, không còn sự lựa chọn nào khác nên anh chị đành phải ôm con nhỏ về quê.

Cậu con trai 2,6kg mới sinh được 9 ngày nằm lọt thỏm giữa chiếc áo da được mẹ ôm ấp, che chắn cẩn thận. Dù dầm mưa dãi nắng cả ngàn cây số nhưng cậu bé vẫn ngủ ngon lành trong vòng tay đầy tình yêu thương của mẹ.

Hành trình 1400 km chạy xe máy từ miền Nam về quê của những người lao động nghèo tha hương - Ảnh 9.

Cháu bé cùng mẹ ngả lưng nghỉ ngơi bên đường trong hành trình về quê

Chị Tranh mới sinh mổ, được 9 ngày, còn chưa kịp cắt chỉ vẫn gắng gượng cùng chồng, cùng con, mong ngóng ngày trở về. Còn anh Xô, đôi mắt đỏ ngầu vì chạy xe máy, làn da cháy sém, tóc dựng đứng, rối mù, từng đoạn đường vẫn tập trung không ngừng nghỉ để đưa vợ con về quê an toàn.

Trên hành trình hàng nghìn km, chiếc xe máy “rách bươm” của anh đã nhiều lần bị hỏng, phải dừng lại sửa chữa. Khi về đến Đà Nẵng, vợ chồng anh Xô đã được Câu lạc bộ xe bán tải TP. Đà Nẵng giúp đỡ và thuê xe cứu thương đưa cả nhà về quê.

Hành trình 1400 km chạy xe máy từ miền Nam về quê của những người lao động nghèo tha hương - Ảnh 10.

Vợ chồng anh Xô đã được người dân giúp đỡ, thuê ô tô đưa về tận quê

Đó chỉ là một trong số hàng nghìn người vẫn đang ngày đêm vượt hơn 1000 km trở về nhà. Chỉ với một chiếc xe máy, họ đoán biết trước được sự mệt mỏi, sự hiểm nguy trên hành trình hồi hương. Nhưng trên hết, họ mong muốn được trở về quê hương sau chuỗi ngày dài không có thu nhập, sống nơm nớp trong nỗi lo dịch bệnh.

Hành trình 1400 km chạy xe máy từ miền Nam về quê của những người lao động nghèo tha hương - Ảnh 11.

Những giấc ngủ vội, rải chiếu ngay bên vệ đường của người dân trên đường về quê (Ảnh: Page Nghệ An)

Trên hành trình ấy là những giấc ngủ vội ven đường, những bữa ăn nhanh với bánh mì, ngụm nước suối, những gương mặt phờ phạc, những bộ quần áo lem luốc bám bụi cùng ánh mắt đỏ ngầu của những người dân lao động nghèo sau những ngày quăng quật với nắng gió trên đường về quê mẹ.

Những ân tình trải dài trên hành trình 1400 km về quê

Bên cạnh những vất vả, khó nhọc trên con đường về quê, những người lao động nghèo vẫn nhận được sự giúp đỡ đầy ý nghĩa trong suốt hành trình hồi hương qua nhiều tỉnh thành. Đó là những ân tình, những sự sẻ chia, đùm bọc giữa người với người trong gian khó.

Chứng kiến những người dân nghèo ròng rã chạy xe suốt nhiều ngày, chị Đinh Thu Hiền đã đứng đợi ở cầu Bến Thuỷ (Nghệ An) để gửi đến những người lao động nghèo chút quà nhỏ của mình.

Hành trình 1400 km chạy xe máy từ miền Nam về quê của những người lao động nghèo tha hương - Ảnh 12.

Món quà nhỏ san sẻ khó khăn với người lao động nghèo của gia đình chị Hiền đã khiến nhiều người ấm lòng

Do tình hình dịch bệnh phức tạp, không thể trao quà đến tận tay mọi người nên gia đình chị Hiền làm một chiếc thùng carton, bên trong bỏ rất nhiều phong bì. Bên trên thùng carton có ghi dòng chữ: “Mỗi người đi xe máy về quê vui lòng nhận 1 phong bì 500k”.

Do quãng đường dài nên một số phương tiện của người dân bị hư hỏng dọc đường. Tại Đà Nẵng, nhóm bạn trẻ “SOS Đà Nẵng” đã tình nguyện hỗ trợ sửa xe miễn phí ban đêm cho người dân từ các tỉnh thành phía Nam trở về quê. Những chàng tình nguyện viên trong bộ đồ bảo hộ màu xanh khiến nhiều người dân về từ vùng dịch cảm thấy ấm lòng và cảm kích.

Hành trình 1400 km chạy xe máy từ miền Nam về quê của những người lao động nghèo tha hương - Ảnh 13.
Hành trình 1400 km chạy xe máy từ miền Nam về quê của những người lao động nghèo tha hương - Ảnh 13.
Hành trình 1400 km chạy xe máy từ miền Nam về quê của những người lao động nghèo tha hương - Ảnh 13.

“Biệt đội áo xanh” xuyên đêm sửa xe miễn phí, tiếp sức cho người dân chạy xe máy từ TP.HCM về quê

Trên nhiều tỉnh thành, các mạnh thường quân, các nhóm thiện nguyện đã chuẩn bị sẵn suất ăn, nước uống miễn phí dọc Quốc lộ 1A hay các chốt kiểm dịch để tiếp sức cùng bà con về quê.

Hành trình 1400 km chạy xe máy từ miền Nam về quê của những người lao động nghèo tha hương - Ảnh 14.

Một cụ ông bất chấp trời mưa đứng tặng nước miễn phí cho đoàn người trở về quê tránh dịch

Một số nhóm từ thiện, khi gặp những hoàn cảnh khó khăn sẽ liên lạc, tìm sự giúp đỡ và đưa các gia đình có con nhỏ về quê bằng xe cứu thương hoặc mua vé tàu để đảm bảo an toàn.

Hành trình 1400 km chạy xe máy từ miền Nam về quê của những người lao động nghèo tha hương - Ảnh 15.

Những chiếc xe cứu thương chở người lao động nghèo về quê

Cùng với đó, lực lượng chức năng vẫn đang ngày đêm giúp đỡ hàng nghìn người từ các tỉnh thành phía Nam trở về quê nhà. Bên cạnh việc tặng đồ ăn, nước uống, lực lượng CSGT ở các tỉnh, thành dùng xe chuyên dụng mở đường, hộ tống đoàn xe và người đi qua các chốt kiểm dịch trên đường hồi hương.00:02:13

Clip: CSGT phát xăng, tặng bánh mì, dẫn đường hỗ trợ đoàn người di chuyển bằng xe máy về quê

Mới đây, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Kế hoạch số 396 về việc đón công dân bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phía Nam có nhu cầu cấp thiết trở về Nghệ An. Thực hiện kế hoạch này, hiện nay tất cả các địa phương trong tỉnh đã nhanh chóng lên phương án, thiết lập các cơ sở lưu trú, nhằm đáp ứng nhu cầu cách ly cho người dân.

Theo kế hoạch, tất cả công dân trở về từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố phía Nam đều tổ chức cách ly tập trung 14 ngày tại các khu cách ly tập trung của địa phương hoặc tại các cơ sở cách ly dịch vụ có thu phí theo đăng ký. Sau 14 ngày, công dân buộc phải tiếp tục cách ly tại nhà 7 ngày.

Ông Lê Hồng Lập, Trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Kỳ Sơn (Nghệ An), từ ngày 13/7 tới nay đã có gần 600 công dân làm việc sinh sống ở các tỉnh đang có dịch phía Nam về quê bằng xe máy. Dự báo, địa phương này sẽ đón khoảng 2.000 lao động hồi hương tránh dịch.

“Với số lượng lao động về địa phương như những ngày qua thì khu cách ly tập trung của huyện không thể tiếp nhận hết. Huyện đã thành lập một chốt kiểm soát ở xã Chiêu Lưu để tiếp nhận công dân trở về. Sau khi thực hiện khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm, lao động ở địa phương nào sẽ được bàn giao cho địa phương đó”, ông Lập cho biết.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Nguồn: https://doanhnghieptiepthi.vn/hanh-trinh-1400-km-chay-xe-may-tu-mien-nam-ve-que-cua-nhung-nguoi-lao-dong-ngheo-tha-huong-161210108000039015.htm

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here