Chuyến xe 0 đồng đưa hai đứa trẻ mất cha mẹ về với ông bà: Đại dịch đã lấy đi của em quá nhiều

0
158

Sài Gòn những ngày này thực sự rất đau lòng. Có những người lên chuyến xe tới bệnh viện rồi chẳng thể quay về nữa. Con cái chẳng thể gặp lại cha mẹ, cháu không được gặp lại ông bà, vợ mất chồng, chồng mất vợ.

Số ca nhiễm cứ tăng lên hàng ngày, những câu chuyện nhân văn vẫn cứ tiếp diễn. Nhưng dù có thế nào thì cũng chẳng thể bù đắp được nỗi được những mất mát, nhất là khi người phải hứng chịu nó lại là những đứa trẻ.

Đó là những gì mà mình cảm nhận được sau khi đọc bài báo chuyến xe 0 đồng đưa hai đứa trẻ về quê với ông bà ngoại. Bởi vì, cha mẹ chúng đều đã ra đi mãi mãi trong cuộc chiến chống nCoV rồi. 2 em từ mái nhà hạnh phúc trở thành trẻ mồ côi không cha mẹ.

Cha mẹ mất vì nCoV, hai đứa trẻ trở về nhà trên chuyến xe 0 đồng

Ngày 9/8, các bác sĩ ở bệnh viện Nhi đồng TP. HCM đang phụ trách tại BV Dã chiến số 4 (xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP.HCM) đã tổ chức chuyến xe 0 đồng đưa 2 bé khỏi nCoV về với gia đình.

Đó là 2 chị em L.N.K.N, 13 tuổi và L.Đ.H, 7 tuổi, sống với ông nội và ba mẹ tại một căn hộ thuê tại Q10, TP.HCM.

Sau khi vượt qua nCoV, điều hai đứa trẻ phải đối mặt là mất đi cha mẹ và ông nội. Ảnh: Infornet

Hai em bé đã dũng cảm vượt qua bạo bệnh. Tưởng chừng lúc này sẽ là niềm vui đoàn tụ. Vậy mà hai ‘chiến sĩ nhí’ phải đương đầu sau khi khỏi bệnh lại là sự mất mát quá lớn. Bời vì, gia đình của hai em đã chẳng còn nguyên vẹn.

Ngày 23, 24/7 có lẽ là những ngày u ám nhất khiến hai đứa trẻ chẳng thể nào quên được khi mà ba và mẹ tụi nhỏ liên tục trở nặng và mất cách nhau 1 ngày. Những tưởng vẫn còn người ông chở che cho chúng nhưng 3 ngày sau, ông nội cũng qua đời. Hai đứa trẻ bỗng chốc từ những đứa bé có gia đình trở thành mồ côi, không nơi nương tựa được đưa tới BV Dã chiến 4.

Sau đó, phòng Công tác Xã hội của BV Nhi đồng TP đã liên hệ với bà ngoại ở Đồng Nai. Cũng may mắn rằng ông bà ngoại chấp nhận đón 2 bé về nuôi sau chuỗi ngày điều trị ổn định và có kết quả PCR âm tính.

Ông bà ngoại của hai bé hiện vẫn còn 4 người con đang sống chung chưa lập gia đình riêng. Mặc dù điều kiện tuy không phải là khá giả. Thế nhưng đó là ‘máu mủ ruột già’, là ‘khúc ruột’ của con gái. Vì thế, họ vẫn đón hai bé về nuôi, có rau ăn rau có cháo ăn cháo.

Trước khi 2 bé lên xe, BS. Ánh Dương (Kiểm soát Nhiễm khuẩn, BV Nhi đồng TP) đã hướng dẫn bà ngoại hai bé cách chăm sóc các cháu và giữ an toàn cho người nhà. Phòng công tác XH cũng vận động nhà hảo tâm chuẩn bị cho các bé ít vật dụng mang về để tiếp tục cách ly tại nhà, đồng thời cũng liên hệ địa phương để hỗ trợ thêm cho các bé.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Hành lý mà hai chị em mang về cũng hơn 100kg gồm nước rửa tay có vòi, 4 lót cồn 70 độ, nước lau sàn, viên tẩy bồn cầu, khẩu trang y tế trẻ em, người lớn… Thế nhưng có lẽ với hai đứa nhỏ, ‘hàng trang’ lớn nhất mà chúng mang lần này là sự đau đớn khi lần lượt mất đi những người thân thiết.

Trước hoàn cảnh của hai bé, phòng công tác xã hội đã liên hệ chuyến xe 0 đồng đưa hai bé về quê với ông bà ngoại. Mong rằng những ngày sau đó, hai bé sẽ lại tiếp tục mạnh mẽ vượt qua sự mất mát và sống vui, khỏe mạnh. Cầu mong tụi nhỏ sẽ lớn lên bình an.

Sài Gòn tiếp tục trải qua những ngày đau thương khi số ca nhiễm tăng lên và nhiều F0 được cho cách ly tại nhà trở nặng

Sở Y tế TP. HCM cho biết: Thời gian qua thành phố vẫn còn những trường hợp F0 xuất hiện triệu chứng nhưng chưa tới cơ sở y tế điều trị kịp thời khiến tình hình diễn tiến nặng. Để giảm tỷ lệ F0 diễn tiến nặng tại nhà, Sở Y tế cho biết ngoài việc áp dụng các quy định phòng bệnh dịch thì còn cần có một số loại thuốc thiết yếu như: thuốc hạ sốt, thuốc nâng cao thể trang như vitamin, chất dinh dưỡng vi lượng, thuốc y học cổ truyền. Đồng thời, cần bổ sung thuốc kháng viêm, kháng đông dạng uống trong tình huống có chỉ định.

F0 chỉ dùng thuốc kháng viêm và kháng đông dạng uống khi có triệu chứng suy hô hấp (có cảm giác khó thở, hoặc nhịp thở >20 lần/phút, SpO2

Bên cạnh đó, cũng cần chuẩn bị một số loại thuốc kháng viêm corticoid như: Dexamethasone (hoặc Prednisoline), Methylprednisolone. Với F0 bị đau dạ dày cần uống kèm thuốc dạ dày.

Ngoài ra, Sở Y tế cũng yêu cầu thủ trưởng cơ sở cách ly tập trung tại địa phương, tổ phản ứng nhanh của xã, phường, thị trấn, quận huyện cần dự trù và cung ứng thuốc thiết yếu cho người bệnh khi có chỉ định.

Theo Trang Báo Tuổi trẻ

Nguồn: https://trangbaotuoitre.com/chuyen-xe-0-dong/

Theo chân bác sĩ nơi “thành trì” cuối cùng giành lại sự sống cho các F0 nguy kịch, phải thở máy ở TP.HCM

Một nhân viên y tế sẽ phụ trách theo dõi 3 – 4 bệnh nhân Covid-19 mỗi đêm, nếu ca nào diễn biến nặng có dấu hiệu nguy kịch, sẽ tiến hành cấp cứu ngay tại chỗ, giành lại sự sống cho bệnh nhân.

“Có bệnh nhân 1 ngày thở hết 6 bình oxy”

Sau hơn khoảng 2 tuần đi vào hoạt động, Trung tâm Điều trị bệnh nhân Covid-19 của Bệnh viện Quân y 175 (quận Gò Vấp, TP.HCM) đã tiếp nhận và điều trị cho những bệnh nhân nặng, đang đứng giữa ranh giới của sự sống và cái chết. Đây cũng là “thành trì” cuối cùng mà bác sĩ phải chiến đấu với “tử thần” để giành lấy sự sống cho bệnh nhân Covid-19.

Theo chân vào từng phòng điều trị mới thấy sự bản lĩnh, kiên cường của những “chiến sĩ” áo trắng đang ngày đêm chiến đấu với Covid-19 ở mức cao nhất. Một nhân viên y tế sẽ phụ trách theo dõi 3 – 4 bệnh nhân Covid-19 mỗi đêm, nếu ca nào diễn biến nặng có dấu hiệu nguy kịch, sẽ tiến hành cấp cứu ngay tại chỗ.

Trước khi vào làm việc trong phòng điều trị, các nhân viên y tế phải mang đồ bảo hộ cấp 4, đây là cấp cao nhất cho nhân viên y tế trong khu vực nguy hiểm. Sau khi mặc đồ bảo hộ xong, nhân viên y tế sẽ ghi tên phía sau lưng áo để dễ nhận biết

Nơi phòng bệnh điều trị cho bệnh nhân chỉ nghe tiếng máy thở, tiếng máy monitor kêu từng hồi đều đặn, xen kẽ khiến chúng tôi có cảm giác thật ám ảnh. Những bệnh nhân đang nằm bất động trên giường và được nối chi chít ống vào người phải chiến đấu từng ngày với “tử thần” để giành lại sự sống cho chính mình, thật đau lòng khi phải chứng kiến những hình ảnh này.

“Điều trị cho bệnh nhân Covid-19 có nhiều áp lực như nguy cơ lây nhiễm, áp lực bệnh nhân trở nặng và việc điều trị cho bệnh nhân nặng thì lâu và dai dẳng hơn. Động lực lớn nhất với tôi khi cố gắng từng ngày làm việc là được nhìn thấy bệnh nhân được hồi phục, xuất viện trở về.

Có không ít lần tôi cảm thấy buồn, đau lòng khi không cứu được bệnh nhân, phải chứng kiến cảnh các gia đình mất đi người thân. Những lúc như thế có nhiều cảm xúc đan xen lắm, nhưng chỉ trong phút chốc thôi, sau đó tôi phải lấy lại tinh thần để tiếp tục làm việc”, bác sĩ Tạ Văn Bạch chia sẻ sau khi vừa kiểm tra tình hình bệnh nhân.

Bác sĩ Tạ Văn Bạch chia sẻ về những câu chuyện trong quá trình điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng

Bác sĩ Bạch cũng kể cho chúng tôi nghe về câu chuyện buồn nhưng đầy kỳ tích về bệnh nhân Covid-19 đầu tiên tên B.T.T nhập viện tại đây.

“Hôm đầu tiên bệnh nhân T. được vào nhập viện cùng với chồng. Cả gia đình bệnh nhân T. có 5 người đều mắc Covid-19. Khi nhập viện, bệnh nhân này có tình trạng bệnh nặng, suy hô hấp, nguy kịch phải đặt nội khí quản. Người chồng không cần thở oxy. Do triệu chứng nhẹ nên được chuyển đi xuống tầng khác phù hợp hơn để điều trị. Tuy nhiên, rất tiếc chỉ sau 4 ngày con gái bệnh nhân gọi báo cho chúng tôi chồng bệnh nhân đã tử vong”, bác sĩ Bạch nhớ lại.

Bác sĩ kể thêm: “Tình hình bệnh nhân T. lúc đó rất nguy kịch nên được các bác sĩ tiến hành đặt nội khí quản và lọc máu liên tục, rất may mắn là hiện tại bệnh nhân đã thở được. Đó là kỳ tích đối với bệnh nhân và với cả những bác sĩ như chúng tôi. Khi nhận bệnh nhân này, chúng tôi chưa thành lập Trung tâm điều trị hồi sức nên nhận bệnh nhân về điều trị ở khoa Truyền nhiễm, lúc đó bệnh nhân rất nguy kịch. Tôi và các bác sĩ đã chiến đấu cùng bệnh T. từ những ngày đầu tiên, lúc đó 1 ngày bà T. thở hết 6 bình oxy”.

Phòng điều hành của Trung tâm

Bác sĩ trong phòng điều hành quan sát bệnh nhân qua camera rồi liên lạc với bác sĩ, y tá và điều dưỡng tại phòng điều trị qua điện đàm

Sự bản lĩnh, kiên cường của những “chiến sĩ” áo trắng

Theo bác sĩ, mọi sự trao đổi giữa điều dưỡng trưởng, bác sĩ với các đồng nghiệp bên ngoài là qua điện đàm.

Các bác sĩ bên ngoài sẽ cùng nhau theo dõi qua màn hình khổng lồ được chia thành 25 màn hình nhỏ tại phòng điều hành của Trung tâm. Trên màn hình camera thể hiện rõ từng phòng của bệnh nhân. Tại đây các bác sĩ phải theo dõi chặt chẽ các bệnh nhân 24/24 giờ vì diễn biến của những ca Covid-19 chuyển nặng rất nhanh.

Mọi hoạt động bình thường nhất trong bộ đồ bảo hộ đều trở nên khó khăn và tốn sức vô cùng nhưng các y, bác sĩ, điều dưỡng viên ở đây liên tục di chuyển, cấp cứu, hỗ trợ bệnh nhân giữa các phòng điều trị suốt ca trực, khi nào nhận thấy bệnh nhân tạm ổn thì mới dám ra hành lang nghỉ ngơi chốc lát. Cứ thế những “chiến sĩ” cứ thay phiên nhau túc trực ngày đêm bên các bệnh nhân, cùng họ chiến đấu giành lại sự sống.

Các nhân viên y tế liên tục đi lại giữa các phòng điều trị để theo dõi và chăm sóc bệnh nhân

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân Covid-19 đang phải thở máy

Điều dưỡng chụp lại màn hình máy monitor để gửi đến bác sĩ kiểm tra và có hướng can thiệp kịp thời

Nhân viên y tế điều chỉnh thiết bị cho phù hợp với tình trạng của bệnh nhân

Các bệnh nhân được chuyển đến đây đều có tiên lượng nặng nên phải có sự hỗ trợ từ rất nhiều loại thiết bị y tế để duy trì sự sống

Các bác sĩ điều trị đặc biệt luôn phải lưu ý, cần theo dõi và xử trí hết sức khẩn trương đối với bệnh nhân đang trở nặng

Công tác chăm sóc và điều trị phải đảm bảo an toàn cho bản thân y, bác sĩ cũng như đảm bảo phòng chống truyền nhiễm trong khoa

Nhân viên y tế ghi chép lại những điều cần nhớ để phục vụ công tác chăm sóc và điều trị bệnh nhân

Ảnh: Theo chân bác sĩ nơi “thành trì” cuối cùng giành lại sự sống cho các F0 nguy kịch, phải thở máy ở TP.HCM - Ảnh 13.

Điều dưỡng viên Vũ Thị Yến, Khoa Hồi sức ngoại, BVQY 175 được tăng cường vào làm việc tại Khoa Điều trị bệnh nhân Covid-19 nguy kịch từ ngày đầu thành lập

Ảnh: Theo chân bác sĩ nơi “thành trì” cuối cùng giành lại sự sống cho các F0 nguy kịch, phải thở máy ở TP.HCM - Ảnh 14.

Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân điều dưỡng Yến di chuyển liên tục các phòng để theo dõi, chăm lo cho bệnh nhân. “Phải mặc đồ bảo hộ kín mít nên áp lực công việc nhân lên gấp đôi. Việc nói chuyện, trao đổi công việc cũng tốn rất nhiều sức nên phải vô cùng hạn chế”, điều dưỡng Yến chia sẻ

Ảnh: Theo chân bác sĩ nơi “thành trì” cuối cùng giành lại sự sống cho các F0 nguy kịch, phải thở máy ở TP.HCM - Ảnh 15.

Nhân viên y tế vận chuyển giường bệnh vào phòng điều trị

Ảnh: Theo chân bác sĩ nơi “thành trì” cuối cùng giành lại sự sống cho các F0 nguy kịch, phải thở máy ở TP.HCM - Ảnh 16.

Theo chân vào từng phòng điều trị, càng thấm sự bản lĩnh, kiên cường của những “chiến sĩ” áo trắng đang ngày đêm chiến đấu với Covid-19 ở mức cao nhất

Ảnh: Theo chân bác sĩ nơi “thành trì” cuối cùng giành lại sự sống cho các F0 nguy kịch, phải thở máy ở TP.HCM - Ảnh 17.

Nơi “thành trì” cuối cùng mà bác sĩ phải chiến đấu với “tử thần” để giành lấy sự sống cho bệnh nhân Covid-19

Theo Nhịp sống Việt

Nguồn: http://nhipsongviet.toquoc.vn/anh-theo-chan-bac-si-noi-thanh-tri-cuoi-cung-gianh-lai-su-song-cho-cac-f0-nguy-kich-phai-tho-may-o-tphcm-220217822593602.htm

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here