Thuỷ Bi quyết đòi lại tiền học phí của 2 con gái, rút học bạ dù nhà trường xuống nước

0
140

Trong livestream, Thủy Bi đã yêu cầu trường Quốc tế hoàn trả học phí còn lại mà chị đã nộp cho 2 con gái, số tiền 600 triệu/năm tức 2 cháu là 1,2 tỷ.

Ngày 30/5, Trường Quốc tế TP.HCM (ISHCMC) đã báo cáo với Sở GD-ĐT về sự việc học sinh trường quốc tế đánh nhau hôm 26/5. Theo báo cáo của Trường Quốc tế TP.HCM (ISHCMC) gửi cho Sở GD-ĐT, sau giờ học chính thức, thầy giáo phụ trách được thông báo có nhóm học sinh xô xát ở bên ngoài, cách trường 2 tòa nhà.

Thầy phụ trách đã dẫn các học sinh về trường và đưa vào phòng y tế để kiểm tra sức khỏe. Sau đó, học sinh gặp ban giám hiệu trường để tường thuật lại sự việc xảy ra, theo báo cáo.

Mới đây, sau khi Trường Quốc tế TP.HCM lên tiếng nhận “một phần trách nhiệm”, Thủy Bi lại tiếp tục lên sóng livestream. Cụ thể, nữ ca sĩ cho biết nhà trường xác nhận có vụ việc xảy ra, tuy nhiên không đồng ý trích xuất camera ghi lại diễn biến.

Trong livestream, Thủy Bi đã yêu cầu trường Quốc tế hoàn trả học phí còn lại mà chị đã nộp cho 2 con gái, số tiền 600 triệu/năm tức 2 cháu là 1,2 tỷ. Đồng thời, chị cũng yêu cầu nhà trường hợp tác rút học bạ cho con chị chuyển trường một cách hợp pháp.

Ngoài ra, Thuỷ Bi bày tỏ sự lo lắng, không an tâm khi trường có mong muốn cho 2 con tiếp tục theo học tại trường bởi không có biện pháp bảo vệ con phù hợp. Kết thúc buổi làm việc, 2 bên không có tiếng nói chung và chưa đạt được thoả thuận nào.

PGS.TS Trần Thành Nam – Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục (ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội) trả lời phỏng vấn của phóng viên Dân trí về vấn đề bạo lực học đường. “Tôi cho rằng để đánh giá một sự việc, chúng ta cần có cái nhìn tổng quát, cần lắng nghe lời nói của các bên liên quan mới có thể phân định rạch ròi.

Cho tới nay, dư luận mới chỉ chứng kiến một phần của sự việc, nên chưa thể nói ai đúng ai sai. Mà trong giáo dục, việc cần thiết nhất là dạy người; do vậy, điều quan trọng là chúng ta cần có sự hợp tác giữa các bên, để có cách giải quyết vấn đề tốt nhất, vì học trò nhất….

Theo tôi, người mẹ đã thể hiện phản ứng cảm xúc chưa trưởng thành qua các livestream. Bản thân người mẹ cũng sẽ bị ‘mất điểm’ khi thiếu kiểm soát ngôn ngữ trên không gian mạng. Điều này có thể gây ảnh hưởng xấu đối với chị trong thời gian dài.

Kể cả khi chúng ta có những sự việc không vừa ý trong cuộc sống, nhưng khi đã đưa lên không gian mạng, chúng ta cần phải lựa chọn xem rằng khi đưa những nội dung này lên có gây tổn thương cho ai hay không. Chẳng hạn việc chiếu hình ảnh cha của đứa trẻ và đứa trẻ kia lên mạng đã gây ảnh hưởng không nhỏ cho cuộc sống của họ, khi mà sự việc chưa phân rõ trắng đen.”

Ông Nguyễn Thái Vĩnh Nguyễn – Trưởng phòng GD&ĐT Thành phố Thủ Đức, TP.HCM xác nhận đã nhận được báo cáo của Trường Quốc tế TP.HCM (ISHCMC-AA) liên quan đến vụ việc ngày 26/5 vừa qua. Ông Nguyễn Thái Vĩnh Nguyễn trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, với quan điểm cá nhân, vụ việc nếu xảy ra bên trong hay ngoài nhà trường, thì các trường cũng cần phải xử lý khéo léo và đúng quy định.

Nếu học sinh vi phạm, thì trường cần có ý kiến xử lý mang tính giáo dục, nhằm ổn định tâm lý cho học sinh. Quan trọng hơn, trường cần trao đổi với phụ huynh để để có sự phối hợp, tránh xảy ra những điều không mong muốn như vài ngày gần đây trên mạng xã hội.

ISHCMC cam kết sẽ theo dõi sâu sát hơn nữa đối với học sinh, kể cả mặt học tập và tâm lý lứa tuổi. Trường cũng nói sẽ phối hợp chặt chẽ hơn nữa với phụ huynh để tìm ra giải pháp thỏa đáng giúp các em giải tỏa căng thẳng, ổn định học tập.

Báo cáo của trường này cũng nêu: “Trường đang rất lo ngại các bên liên quan có xu hướng lạm dụng truyền thông và các phương tiện trực tuyến thực hiện thái độ hoặc hành vi kích động, bắt nạt trực tuyến bằng cách phát tán một số thông tin cá nhân của học sinh như địa chỉ nhà, hình ảnh cá nhân… Trường mong nhận được sự hỗ trợ của quý Sở trong việc giải quyết vấn đề này”.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here