TP.HCM: Cơ sở kinh doanh ăn uống muốn hoạt động phải đáp ứng ít nhất 5 tiêu chí an toàn này

0
117

Ngoài có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, cơ sở kinh doanh ăn uống muốn hoạt động phải có biện pháp phòng, chống dịch, bố trí khu vực giao nhận sản phẩm, có bàn trung chuyển và tách biệt khu vực khác, bảo đảm khoảng cách giữa 2 người tối thiểu 2m…

Mới đây, Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TP.HCM vừa có quyết định ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá an toàn phòng, chống dịch tại các cơ sở kinh doanh ăn uống, cửa hàng kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.

Theo đó, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chỉ được hoạt động khi đáp ứng đầy đủ các quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và các quy định liên quan công tác phòng, chống dịch. 6 tiêu chí an toàn bao gồm:

– Thứ nhất, cơ sở phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

– Thứ 2, cơ sở cần đảm bảo điều kiện an toàn an toàn thực phẩm theo đúng quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị, con người, bảo quản, vận chuyển, nguồn gốc nguyên liệu, chứng từ liên quan…

– Thứ 3, người lao động, người giao nhận hàng, khách hàng, người liên hệ phải thực hiện đúng hướng dẫn của ngành y trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 về việc tiêm ngừa vắc-xin Covid-19, thực hiện xét nghiệm và có kết quả âm tính SARS-CoV-2…

– Thứ 4, cơ sở kinh doanh phải có biện pháp kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn ngành y tế đối với người lao động, người ra vào. Đảm bảo quy tắc 5K, đo thân nhiệt, tiêm ngừa vắc xin…

– Thứ 5, cơ sở phải bố trí khu vực giao nhận sản phẩm, có bàn trung chuyển và tách biệt khu vực khác, bảo đảm khoảng cách giữa 2 người tối thiểu 2m.

Trang bị đầy đủ nước rửa tay, xà phòng, dung dịch sát khuẩn tay và có phương tiện làm khô tay hoặc khăn làm khô tay sử dụng một lần.

– Thứ 6, cơ sở phải xây dựng kế hoạch và các phương án phòng, chống Covid-19, khu vực ăn uống đảm bảo mật độ tối thiểu 4 mét vuông một người, khoảng cách tối thiểu 2m hoặc bố trí vách ngăn.

Một quán ăn vỉa hè vẫn chưa bán dù TP.HCM đã cho dịch vụ kinh doanh ăn uống hoạt động trở lại.

Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TP HCM yêu cầu, tất cả cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phải bảo đảm 5 tiêu chí đầu tiên mới được hoạt động. Tiêu chí thứ 6 áp dụng với cơ sở kinh doanh ăn uống tại chỗ của cơ quan, doanh nghiệp có tổ chức khu vực ăn uống cho nhân viên.

Đối với các hoạt động kinh doanh thực phẩm tại siêu thị, cửa hàng thực phẩm, cửa hàng tiện lợi, Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TP.HCM yêu cầu các đơn vị phải đạt 5 tiêu chí, bao gồm:

– Thứ 1: Có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

– Thứ 2: Đảm bảo điều kiện an toàn an toàn thực phẩm theo đúng quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự, bảo quản, vận chuyển, nguồn gốc nguyên liệu…

– Thứ 3: Khu vực kinh doanh bảo đảm mật độ tối thiểu 4 mét vuông một người, khoảng cách tối thiểu giữa 2 người là 2m.

– Thứ 4: Bố trí khu vực giao – nhận sản phẩm, có bàn trung chuyển đảm bảo khoảng cách giữa 2 người tối thiểu là 2m và phải tuân thủ nguyên tắc 5K. Trang bị đầy đủ nước rửa tay, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay và có phương tiện làm khô tay hoặc khăn làm khô tay sử dụng 1 lần.

– Thứ 5: Người lao động, người đến cơ sở phải thực hiện đúng hướng dẫn của ngành y trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 việc tiêm ngừa vắc-xin Covid-19, thực hiện xét nghiệm và có kết quả âm tính SARS-CoV-2…

Theo Nhịp sống Việt

Bản tin COVID-19 chiều 21-9: Cả nước thêm 11.692 ca, tăng 3.019 ca so với hôm qua

Bộ Y tế vừa thông báo chiều 21-9, trong 24 giờ qua số ca COVID-19 ghi nhận trên cả nước là 11.692 ca, trong đó có 5 ca nhập cảnh. Bình Dương tăng 2.199 ca, TP.HCM tăng 1.350 ca trong khi Đồng Nai giảm 279 ca.

Nhân viên y tế chăm sóc cho bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Hồi sức COVID-19 (TP.Thủ Đức) – Ảnh: DUYÊN PHAN

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP.HCM (6.521), Bình Dương (3.609), Đồng Nai (590), Long An (254), Kiên Giang (134), An Giang (121), Tiền Giang (105), Tây Ninh (59), Cần Thơ (43), Đồng Tháp (27), Bình Định (22), Khánh Hòa (18), Đà Nẵng (15), Bình Thuận (15).

Cà Mau (14), Bà Rịa – Vũng Tàu (13), Hà Nội (12), Hà Nam (12), Quảng Bình (12), Ninh Thuận (11), Bình Phước (11), Đắk Nông (10), Đắk Lắk (10), Phú Yên (10), Quảng Ngãi (9), Vĩnh Long (6), Hậu Giang (6), Thanh Hóa (4), Bạc Liêu (4), Lâm Đồng (3), Nghệ An (3), Quảng Nam (2), Trà Vinh (1), Bến Tre (1). 

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đồng Nai (-279), Tiền Giang (-106), Đắk Lắk (-103). 

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bình Dương (2.199), TP. HCM (1.350), Tây Ninh (27). 

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 10.330 ca/ngày. 

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 707.436 ca nhiễm, đứng thứ 47/222 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đợt dịch thứ 4, số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 702.972 ca, trong đó có 470.164 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. 

Có 18/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hải Dương, Phú Thọ, Ninh Bình, Nam Định, Bắc Giang, Kon Tum, Thái Bình, Lạng Sơn. 

Có 3 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Lào Cai, Hà Tĩnh. 

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (348.220), Bình Dương (183.314), Đồng Nai (41.432), Long An (30.850), Tiền Giang (13.375). 

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Điều trị: Số bệnh nhân khỏi bệnh được công bố trong ngày: 11.017. Tổng số ca được điều trị khỏi: 475.343 2. 

Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.133 ca, trong đó: 

– Thở ô xy qua mặt nạ: 3.210 

– Thở ô xy dòng cao HFNC: 892 

– Thở máy không xâm lấn: 160 

– Thở máy xâm lấn: 838 

– ECMO: 33 

Tử vong: Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố ghi nhận 240 ca tử vong tại TP.HCM (184), Bình Dương (41), Kiên Giang (3), Bình Thuận (3), Long An (2), Khánh Hòa (1), Hà Tĩnh (1), An Giang (1), Đà Nẵng (1), Bình Phước (1), Tiền Giang (2). 

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 229 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 17.545 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới.

Xét nghiệm: Trong 24 giờ qua đã thực hiện 199.004 xét nghiệm cho 393.435 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27-4-2021 đến nay đã thực hiện 17.036.205 mẫu cho 49.303.660 lượt người. 

Tiêm chủng: Trong ngày 20-9 có 502.493 liều vắc xin COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 35.071.714 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 28.288.007 liều, tiêm mũi 2 là 6.783.707 liều.

Theo Tuổi trẻ

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here