MỚI: 6 địa phương tạm dừng cho học sinh đến trường

0
120

Mới đây, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đã có 6 địa phương thay đổi kế hoạch và cho học sinh tạm dừng đến trường đến khi có thông báo mới.

Do diễn biến phức tạp của dịch, thời gian qua, nhiều tỉnh thành đã phải thay đổi khung thời gian kế hoạch năm học 2021 – 2022. Các địa phương đã phải dừng hoạt động dạy học tập trung cho đến khi có thông báo mới.

Cụ thể như sau:

1. Bắc Ninh

Sáng 20/8, UBND tỉnh Bắc Ninh đã phải đưa ra phương án khác do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Đó là: Học sinh trên toàn địa bàn tỉnh Bắc Ninh sẽ lùi thời gian tựu trường (vốn dĩ ngày 1/9) đến khi có thông báo mới.

Sở GD&ĐT cũng yêu cầu Phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố, thủ trưởng các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, các trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên thực hiện nghiêm túc việc lùi thời gian tựu trường cho đến khi có thông báo mới.

MỚI: 5 địa phương tạm dừng cho học sinh đến trường

2. Sơn La

Sơn La đã cho học sinh tựu trường từ 16/8, tuy nhiên sau 1 ngày, địa bàn tỉnh xuất hiện 2 ca dương tính với Covid-19 tại Bệnh viện Đa khoa huyện Phù Yên chưa rõ nguồn lây. Nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối trong công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, Sở GD&ĐT Sơn La đã chỉ đạo các đơn vị nhà trường cho học sinh nghỉ học từ ngày 18/8, cho đến khi có thông báo mới. Đối với các trường Phổ thông dân tộc Nội trú tạm thời cho học sinh ở tại trường, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch và chờ chỉ đạo sau.

Văn bản chỉ đạo cũng nêu rõ: tạm dừng các cuộc tập huấn, sinh hoạt chuyên môn (trong đó, có tập huấn thay sách giáo khoa lớp 6). Các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch và hạn chế tiếp xúc với người ngoài gia đình.

3. Nghệ An

Ngày 16/8, Sở GD&ĐT Nghệ An đã có văn bản về việc tạm dừng hoạt động các trung tâm và các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, bắt đầu từ ngày 17/8/2021 cho đến khi có thông báo mới.

Việc tạm dừng hoạt động nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh, học viên, cán bộ, giáo viên. Đồng thời Sở GD&ĐT Nghệ An cũng giao các phòng ban chức năng của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành, thị; theo phân cấp quản lý và chức năng nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc chấp hành.

4. Hà Tĩnh

Ngày 10/8, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã phê duyệt khung thời gian năm học 2021 – 2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và GDTX, theo đó ngày tựu trường là 1/9/20201; riêng đối với lớp 1, tựu trường ngày 23/8/2021.

Tuy nhiên, chiều 16/8, UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành văn bản chỉ đạo công tác phòng chống dịch trong hoạt động giáo dục và đào tạo. Trong đó, học sinh toàn tỉnh sẽ tạm dừng hoạt động giáo dục tập trung từ ngày 17/8 đến khi có thông báo mới.

5. Đắk Lắk

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh, Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Lắk đã có văn bản hướng dẫn triển khai các phương án khai giảng năm học mới 2021 – 2022 cho các đơn vị trường học trong tỉnh. Trong đó, Đắk Lắk sẽ lùi thời gian tựu trường của học sinh lớp 1 trễ hơn 1 tuần so với khung thời gian Bộ GD&ĐT đưa ra.

6. TP.HCM

Ngày 19/8, TP.HCM đã ban hành văn bản về việc cho học sinh tạm dừng đến trường. Thay vào đó là học online đối với các bậc học. 

Cụ thể, năm nay sẽ không có khai giảng, tựu trường tập trung. Trong trường hợp việc học trực tuyến kéo dài, thành phố sẽ tính toán tham mưu sử dụng các tuần dự trữ, kéo dài thêm năm học, nhất là các lớp 1, 2 và đầu cấp để bảo đảm chương trình, kết quả học tập.

Khi thành phố kiểm soát tốt dịch bệnh, các cơ sở giáo dục dần được giải phóng khỏi nhiệm vụ phòng, chống dịch, ngành Giáo dục sẽ nỗ lực đẩy nhanh tiến độ cho trẻ đến trường, ưu tiên khối lớp 1, 2 và các lớp đầu, cuối cấp, chia nhỏ lớp để học trực tiếp. Các khối khác sẽ tiếp tục học trực tuyến cho đến khi tình hình ổn định trở lại.

Tuy nhiên, trong trường hợp dịch bệnh chưa có tiến triển tốt, học sinh học trực tuyến cả học kỳ I, nếu tình hình khả quan sẽ học trực tiếp một số môn, dạy trực tiếp cho một số đối tượng để dự các kỳ thi. Thời gian kết thúc năm học của các khối lớp này có thể kéo dài đến cuối tháng 6/2022.

Theo Pháp luật và Bạn đọc

Bí quyết chống dịch của ‘tỉnh xanh’ duy nhất chưa xuất hiện COVID-19 trong cộng đồng

Trải qua 4 đợt bùng phát dịch, Cao Bằng vẫn là ‘tỉnh xanh’ – trở thành địa phương duy nhất của cả nước chưa xuất hiện ca mắc COVID-19 trong cộng đồng.

Kiểm soát từ đầu vào, chủ động xây dựng các kịch bản chống dịch

Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Cao Bằng cho biết, tính đến 9 giờ sáng 21/8/2021, trên địa bàn chưa ghi nhận, phát hiện trường hợp nào mắc COVID-19 trong cộng đồng. Từ tháng 2/2020 đến nay, địa phương này đã tiếp nhận hơn 24.200 công dân từ Trung Quốc trở về qua biên giới tỉnh Cao Bằng để thực hiện cách ly y tế tại các cơ sở cách ly tập trung, đã có hơn 22.000 công dân cách ly đủ số ngày theo quy định.

Tỉnh Cao Bằng có hơn 1.200 người trở về từ các địa phương có dịch theo thông báo của Bộ Y tế đang thực hiện các biện pháp cách ly, theo dõi sức khỏe. Địa phương này cũng tiếp nhận, cách ly và điều trị cho 158 F0 liên quan đến “chùm bệnh” ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện K, tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh.

Còn trong các đợt đón công nhân từ vùng dịch trở về, Cao Bằng đã sàng lọc và đưa đi cách ly đúng theo quy định nên đã kiểm soát được ngay từ đầu vào.

Tỉnh Cao Bằng cũng xây dựng từ sớm các kịch bản để có thể xử lý mọi tình huống theo phương châm 4 tại chỗ, trên cơ sở đảm bảo nguồn nhân lực và trang thiết bị y tế cho công tác phòng, chống dịch.

Lực lượng chức năng tỉnh Cao Bằng quán triệt nội quy cho công dân đang thực hiện cách ly theo dõi sức khỏe trong khu cách ly xã Thống Nhất, huyện Hạ Lang. Ảnh: Đức Giang

Trao đổi với PV Báo Sức khỏe & Đời sống, ông Nông Tuấn Phong, Giám đốc Sở Y tế, Phó trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Cao Bằng cho biết: “Cao Bằng là tỉnh miền núi, biên giới, mật độ dân cư chưa cao là yếu tố thuận lợi phòng, chống dịch nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ vi rút SARS-CoV-2 xâm nhập bất cứ lúc nào. Vì Cao Bằng có đường biên giới dài trên 333 km với nhiều cửa khẩu, lối mở, đường mòn qua biên giới. Hệ thống y tế từ cơ sở vật chất, trang thiết bị đến lực lượng y, bác sĩ không phải quy mô lớn”.

Mặc dù Cao Bằng là tỉnh khó khăn nhưng đã bố trí hàng trăm tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch cho lực lượng phòng, chống COVID-19. Trong đó chú trọng xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm vật tư trang thiết bị cũng như các hóa chất cho hoạt động phòng, chống dịch.

“Chúng tôi đã thành lập hàng chục khu cách ly, trong đó có nhiều khu cách ly lớn tập trung ở tỉnh, ngoài ra ở các huyện, nhất là các huyện biên giới đều có ít nhất từ một đến hai khu cách ly.

Dù vậy, năng lực cách ly của địa phương chỉ đáp ứng khoảng 1.000 người nhưng có thời điểm tiếp nhận cùng lúc hơn 1.500 người Việt Nam trở về từ Trung Quốc. Trong đêm, chúng tôi phải liên hệ các tỉnh lân cận để xin hỗ trợ, đảm bảo việc phòng chống dịch được an toàn”, ông Phong chia sẻ.

Trong suốt cuộc trò chuyện với chúng tôi, Giám đốc Sở Y tế luôn trăn trở về sự thiếu thốn nhân lực và cơ sở vật chất. Dù tỉnh Cao Bằng đã cho chủ trương tuyển thêm cán bộ y tế, nhưng đợt tuyển 200 người mới đây cũng chỉ có 300 người đăng ký (trong khi trước đây mỗi đợt lên tới hàng nghìn người).

Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại điểm tiêm Thị trấn Tà Lùng, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng. Ảnh: Đức Giang

“Thiếu thốn trăm bề nhưng Cao Bằng vẫn đang rất may mắn khi chưa có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng. Chính vì thế trong đợt dịch thứ 4 khi các tỉnh phía Nam đang diễn biến phức tạp, Cao Bằng cũng đã huy động những y bác sĩ tốt nhất, lập các đoàn chi viện, hỗ trợ tỉnh bạn chống dịch.

Về công tác tiêm chủng, số lượng vaccine thiếu so với nhu cầu nhưng chúng tôi tận dụng tối đa, thực hiện chiến lược tiêm cho lực lượng tuyến đầu; người dân khu vực nguy cơ cao; các huyện có biên giới, giao lưu đi lại lớn… Đến nay, Cao Bằng đã đạt 86.000 mũi tiêm trong đó có gần 30.000 người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine, tất cả đều an toàn”, Giám đốc Sở Y tế Cao Bằng chia sẻ.

Mỗi người dân trở thành “tai mắt” phòng chống dịch bệnh

Bà Bế Thị Bạch, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cao Bằng (CDC) cũng cho biết, dưới sự chỉ đạo của Sở Y tế, CDC đã thực hiện hướng dẫn đội ngũ làm công tác tại các chốt liên ngành quy trình chuẩn về rà soát, phân loại người về từ vùng dịch. Cố gắng đảm bảo xử lý các tình huống phát sinh.

Bên cạnh đó, lực lượng y tế cấp huyện xã cũng được trang bị kỹ năng để thực hiện truy vết và điều tra dịch tễ khi có thông tin công dân về từ vùng dịch hoặc các trường hợp F1 có tiếp xúc với ca bệnh.

Là địa phương biên giới, giao thông cách trở nên ngành y tế tỉnh Cao Bằng luôn xác định phải xử lý kịp thời các tình huống phát sinh, không ỉ lại trông chờ từ tuyến trên.

“Việc nâng cao năng lực của đội ngũ y tế, đặc biệt là đội lấy mẫu xét nghiệm, truy vết là yếu tố quyết định việc ngăn chặn ngay từ sớm những nguy cơ dịch có thể xâm nhập và bùng phát trên địa bàn. Đội ngũ kíp trực y tế tại các huyện, trung tâm y tế được đảm bảo hoạt động 24/24 để luôn sẵn sàng xử lý khi có trường hợp nhiễm hoặc nghi nhiễm xuất hiện”, bà Bế Thị Bạch khẳng định.

Theo Giám đốc CDC Cao Bằng, thời gian gần đây năng lực lấy mẫu xét nghiệm của đội ngũ y tế cơ sở đã được nâng lên rất nhiều. Trước kia cán bộ của CDC tỉnh phải về tận huyện, xã khi có trường hợp cần lấy mẫu nhưng nay việc này tuyến cơ sở đã làm được giúp tiết kiệm thời gian và nhân lực.

Đặc biệt, xác định nguy cơ phát sinh dịch bệnh trong cộng đồng là thường trực, ngành y tế đã tuyên truyền đến người dân luôn có ý thức phòng chống dịch. Đây là yếu tố quan trọng ngăn chặn dịch bệnh COVID-19 xâm nhập vào địa bàn.

Tỉnh Cao Bằng kiểm soát tốt dòng người về qua biên giới và các vùng có dịch trên cả nước để ngăn chặn từ sớm nguy cơ mầm bệnh phát tán ra cộng đồng.

Công tác thông tin tuyên truyền về dịch COVID-19 được triển khai đến từng thôn, xóm, tổ dân phố bằng nhiều hình thức như tờ rơi, loa phát thanh, loa lưu động, họp xóm, họp tổ, tuyên truyền ở mỗi cơ quan, đơn vị và qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Các tấm biển cảnh báo “không lơ là, chủ quan với dịch COVID-19”, “khuyến cáo 5K”… được đặt ở những khu vực trung tâm, nơi nhiều người qua lại. Đặc biệt, mỗi người dân trở thành “tai mắt” của chính quyền, luôn chủ động báo với cơ quan chức năng khi phát hiện có người nhập cảnh trái phép hoặc trốn cách ly tại khu dân cư.

Theo ông Hoàng Xuân Ánh, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng, đến thời điểm hiện nay Cao Bằng chưa ghi nhận và phát hiện trường hợp nào mắc COVID-19 trong cộng đồng nhờ thực hiện đúng quy định, đúng chính sách, xử lý nghiêm minh và xây dựng biện pháp phòng chống hiệu quả, cộng thêm nhiều yếu tố khác như vị trí địa lý…

Theo sức khỏe & đời sống

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn//bi-quyet-chong-dich-cua-tinh-xanh-duy-nhat-chua-xuat-hien-covid-19-trong-cong-dong-169210821103638536.htm

Hơn 2.300 nhân viên y tế bị lây nhiễm, 3 người tử vong do Covid-19, Bộ Y tế đề xuất phương án bảo vệ tuyến đầu

PGS, TS Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam cho biết, trong cuộc chống dịch Covid-19, đã có khoảng 2.380 nhân viên y tế bị mắc Covid-19 trong khi làm việc và đã có 3 nhân viên y tế tử vong. Bộ Y tế đề xuất các phương án bảo vệ lực lượng nơi tuyến đầu.

Ngày 19/8, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức tọa đàm trực tuyến Bảo vệ blouse trắng nơi tuyến đầu.

Theo PGS, TS Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam, 2 tháng nay, hơn 13.000 y bác sĩ từ miền bắc, miền trung đã vào tâm dịch phía nam, trong đó hơn 7.000 người chi viện TP Hồ Chí Minh, hơn 5.000 người chi viện cho các tỉnh còn lại. Ngoài đối mặt với lây nhiễm, y bác sĩ còn chịu áp lực nặng về tâm lý khi bệnh nhân quá đông lại trở nặng nhanh, tỷ lệ tử vong cao; thiếu trang thiết bị, đồ bảo hộ…

Ảnh minh họa.

“Các cán bộ y tế đối mặt với nhiều áp lực trong điều trị khi phải làm việc gấp đôi bình thường. Họ còn phải chịu áp lực lớn nữa là số ca bệnh tăng nhanh, bệnh nhân tử vong nhanh chóng khiến các cán bộ y tế bất lực. Nhiều người đã bật khóc, stress vì không cứu được người bệnh”, bà Bình nói.

Trong số hơn 2.300 nhân viên y tế nhiễm bệnh, đã có nhân viên y tế tử vong trên mặt trận điều trị gồm 2 trường hợp tại TP Hồ Chí Minh và 1 tại Bình Dương là nỗi xót xa, trăn trở lớn.

Bày tỏ chia sẻ với những khó khăn vất vả của các chiến sĩ tại tuyến đầu, ông Nguyễn Phước Lộc, Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương cho rằng cần có chính sách riêng chăm sóc cho lực lượng y tế tuyến đầu, trước hết là các phụ cấp về độc hại, phụ cấp cường độ lao động và phụ cấp làm việc ngoài giờ… Đồng thời, cần có sự ưu tiên cho gia đình, người thân của nhân viên y tế được tiêm vaccine.

Gương mặt sau khi tháo khẩu trang của bác sĩ Nguyễn Trần Anh Thư, làm việc tại Bệnh viện dã chiến số 6, TP Thủ Đức, tháng 7/2021. Ảnh: Hữu Khoa

“Trong số hàng nghìn nhân viên y tế nhiễm Covid-19, có những người sau khi khỏi bệnh vẫn tiếp tục tình nguyện xin ở lại để điều trị cho bệnh nhân. Nhân viên y tế F0 chăm sóc cho F0 là sự hy sinh rất lớn của đội ngũ nhân viên y tế”, ông Nguyễn Phước Lộc nói.

Để bảo vệ cho lực lượng y tế tuyến đầu, PGS, TS Phạm Thanh Bình cho biết, Công đoàn Y tế đã hai lần đề nghị Tổng liên đoàn đề xuất Chính phủ, Nhà nước phong tặng liệt sĩ với nhân viên y tế tử vong khi làm nhiệm vụ trong đại dịch, coi họ là người thi hành công vụ, có chính sách với thân nhân của họ.

“Chúng tôi đề nghị Bộ Y tế có phương án mỗi đoàn y tế tăng cường chỉ nên chi viện tối đa trong 2 tháng để bảo đảm sức khỏe. Đồng thời, các địa phương cần thành lập các bộ phận tư vấn tâm lý để giảm stress cho y, bác sĩ”, bà Bình nói.

Bên trong khu hồi sức tích cực, Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TP HCM – nơi bác sĩ Nguyễn Bá Tĩnh nói “không ai được hít khí trời”. Ảnh: Thành Nguyễn

Theo Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Ngọ Duy Hiểu, ngoài chính sách chung, Tổng liên đoàn đã hỗ trợ một triệu đồng để tăng cường bữa ăn cho khoảng 20.000 y, bác sĩ; Triển khai mua 20.000 thẻ an toàn y tế; Đồng ý cho Công đoàn Y tế Việt Nam hỗ trợ thêm 2 triệu đồng cho mỗi cán bộ ở tuyến đầu chống dịch, tổ chức các đoàn thăm, động viên lực lượng tuyến đầu.

“Với những chính sách như vậy, Công đoàn Y tế Việt Nam đang góp sức quan trọng để nuôi dưỡng nguồn lực lượng có vai trò quyết định thành công trong phòng, chống dịch là lực lượng nhân viên y tế đang ngày đêm giành giật sự sống cho người dân. Cùng với sự quan tâm của toàn xã hội, tôi tin các y, bác sĩ sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”, ông Hiểu nói.

Theo Báo bắc giang

Nguồn: http://baobacgiang.com.vn/bg/xa-hoi/366450/da-co-hon-2-300-nhan-vien-y-te-bi-lay-nhiem-3-nguoi-tu-vong-do-covid-19.html

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here