Bệnh viện Bệnh nhiệt đới hồi sinh 2 anh em ở Long An nhiễm Covid-19 nguy kịch

0
115

Trong 2 anh em ruột ở Long An nhiễm Covid-19 nặng điều trị tại Bệnh viện Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, 1 người phải chạy ECMO 1 tháng 2 ngày. Cả 2 đã phục hồi sức khỏe và xuất viện.

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM hiện đang điều trị cho 476 ca nặng. ẢNH: ĐỘC LẬP

Ngày 29.7, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, cho biết sau gần 2 tháng điều trị, 2 anh em ở Long An nhiễm Covid-19 đã được y bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới cứu sống thành công ngoạn mục.

Hình ảnh 2 anh em ruột ở Long An nhiễm Covid-19 nguy kịch đã được Bệnh viện Bệnh nhiệt đới hồi sinh. ẢNH: BVCC

Theo đó, người anh là bệnh nhân Đ.H.Đ.N (31 tuổi) nhập vào Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM ngày 1.6 do Bệnh viện Long An chuyển đến. Bệnh nhân nhiễm Covid-19, sốt, ngày thứ 8, có tiền căn loạn thần điều trị nhiều loại thuốc.

Khi đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, bệnh nhân diễn tiến viêm phổi tiến triển nhanh, suy hô hấp thất bại với máy thở lưu lượng cao HFNC, bắt đầu được đặt nội khí quản thở máy ngày 6.6.

Sau 22 ngày được cai máy thở, tập vật lý trị liệu, bệnh nhân ổn và xuất viện ngày 23.7.

Tính từ đầu đợt dịch lần thứ 4 (từ 27.4) đến nay, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới đã tiếp nhận điều trị 880 trường hợp nhiễm Covid-19 mức độ từ nặng trở lên, trong đó đã có 378 trường hợp khỏe mạnh xuất viện. Có 46 trường hợp tử vong. Hiện tại bệnh viện đang điều trị 476 ca.

Trong khi đó, bệnh nhân Đ.Đ.H.P (22 tuổi, em bệnh nhân Đ.H.Đ.N) do Bệnh viện Cần Giuộc (Long An) chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM ngày 1.6. Bệnh nhân có cơ địa béo phì (nặng 110 kg, cao 180 cm), đái tháo đường týp 2.

Bệnh nhân nhập khoa Cấp cứu – hồi sức tích cực – chống độc người lớn Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trong tình trạng suy hô hấp nặng, lơ mơ, co giật, dọa ngưng thở, mạch, huyết áp không đo được.

Ngay lập tức, bệnh nhân được được đặt nội khí quản và thở máy, hồi sức tuần hoàn. Sau đó bệnh nhân được can thiệp ECMO vì tổn thương 2 phổi rất nghiêm trọng, ô xy máu không cải thiện với thở máy xâm lấn. Đồng thời bệnh nhân được lọc máu hấp phụ cytokines. Theo TS.BS Châu, trong quá trình điều trị, bệnh nhân có tình trạng rối loạn đông máu nội mạch lan tỏa (vừa tăng đông máu, vừa tăng chảy máu và tiểu cầu máu giảm thấp kéo dài), được chẩn đoán có bệnh cảnh giảm tiểu cầu huyết khối, nên được chỉ định thay huyết tương.

Ngoài ta, công việc chăm sóc điều dưỡng cực kỳ quan trọng, kết hợp dinh dưỡng và phục hồi chức năng, vật lý trị liệu (hô hấp và vận động).

Sau 3 tuần điều trị tích cực, bệnh nhân cải thiện dần. Sau 30 ngày thở máy, bệnh nhân được ngưng thở máy, rút nội khí quản. Sau đó 2 ngày, bệnh nhân được rút ECMO. Sau quá trình tập vật lý trị liệu và định dưỡng, bệnh nhân đã xuất viện hôm 26.7 (sau người anh 3 ngày). Trước đó, có những lúc tiên lượng bệnh nhân nguy kịch. “Trong suốt quá trình điều trị, bệnh nhân được can thiệp lọc máu 15 lần, hay huyết tương 2 lần, thay màng ECMO 3 lần. Sử dụng thuốc kháng sinh, kháng nấm để điều trị các đợt nhiễm trùng phối hợp như nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng máu… do nằm lâu, cơ địa suy giảm sức đề kháng”, TS.BS Vĩnh Châu thông tin.

Việc cứu sống nhiều bệnh nhân nặng, nguy kịch không chỉ mang lại niềm vui cho bệnh nhân và gia đình mà còn là niềm hạnh phúc, tạo động lực giúp y bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tiếp tục sứ mệnh cứu người.

TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu cũng thông tin thêm, trưa 28.7, các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới và ê kíp của Bệnh viện Từ Dũ phối hơp mổ bắt con thành công cho sản phụ L.T.H.T (39 tuổi).

Trước đó, sản phụ mang thai tuần thứ 34 đã được chuyển đến điều trị Covid-19 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới vào ngày 24.7. Đến sáng 28.7, sản phụ bị suy hô hấp, tim thai đập 180 lần/phút và có dấu hiệu suy thai nên bệnh viện đã hội chẩn liên viện và Bệnh viện Từ Dũ cử một ê kíp qua hỗ trợ mổ bắt con ngay tại khoa Cấp cứu – hồi sức tích cực – chống độc người lớn.

Sau gần một giờ khẩn trương, các bác sĩ đã mổ bắt ra 1 tré trai, cân nặng khoảng 2 kg. Bé trai sau đó được chuyển sang Bệnh viện Từ Dũ để tiếp tục theo dõi. Còn sản phụ vẫn ở lại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tiếp tục điều trị Covid-19.

Theo Thanh niên

Nguồn: sản xuất “3 tại chỗ” được 11 ngày, qua tầm soát đã phát hiện 180 ca dương tính SARS-CoV-2, đa số là công nhân lao động.

TP.HCM tiêm gần 1 triệu liều vắc xin Covid-19

Ngày 17.7, TP.HCM đã họp bàn về kế hoạch tiêm vắc xin Covid-19 đợt 5 với tổng số gần 1 triệu liều, bắt đầu vào tuần sau, thực hiện trong 2 – 3 tuần.

Dự kiến đầu tuần tới, xe chuyên dùng tiêm vắc xin di động do Công ty CP ô tô Trường Hải tài trợ sẽ được bàn giao cho TP.HCM. ẢNH: THACO

Khác với chiến dịch tiêm đợt 4 (thực hiện cuối tháng 6.2021) là Sở Y tế chủ trì, đợt 5 này được giao về cho quận, huyện và TP.Thủ Đức thực hiện. Qua 4 đợt tiêm vắc xin Covid-19, TP.HCM có 985.077 người được tiêm vắc xin, trong đó có 943.215 người được tiêm mũi 1 và 41.862 người được tiêm mũi 2.

TP.HCM sẽ tiêm vắc xin AstraZeneca, Moderna mũi 1 cho đối tượng ưu tiên đợt 5 (khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 28 ngày). Vắc xin Pfizer dùng tiêm mũi 1 cho người trên 65 tuổi tại bệnh viện (khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 3 – 4 tuần).

TP.HCM tổ chức tiêm vắc xin Covid-19 đợt 5 đảm bảo an toàn phòng chống dịch ẢNH: ĐỘC LẬP

TP.HCM tổ chức tiêm vắc xin Covid-19 đợt 5 đảm bảo an toàn phòng chống dịch

ẢNH: ĐỘC LẬP

TP.HCM không tổ chức tiêm vắc xin tại một điểm với nhiều bàn tiêm, mà thiết lập tối thiểu 624 điểm tiêm của 312 phường, xã, thị trấn trên toàn địa bàn. Cứ mỗi điểm tiêm sẽ tiêm cho 120 người/ngày, đảm bảo nguyên tắc 5K, an toàn trong tiêm chủng. Như vậy, 624 điểm tiêm sẽ tiêm được 74.880 người/ngày.

Dự kiến đầu tuần tới, xe chuyên dùng tiêm vắc xin di động và xe chuyên dùng vận chuyển vắc xin do Công ty CP ô tô Trường Hải tài trợ sẽ được bàn giao cho TP.HCM.

Căn cứ quy định về nhóm đối tượng ưu tiên theo quy định của Chính phủ và Bộ Y tế, TP.HCM tổ chức tiêm vắc xin Covid-19 cho 15 đối tượng. Cụ thể, người làm việc trong các cơ sở y tế, ngành y tế (công lập và tư nhân) và thân nhân những người làm việc tại các cơ sở y tế, ngành y tế tham gia tuyến đấu chống dịch; Người tham gia phòng chống dịch (thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống dịch, người làm việc ở các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ Covid-19 dựa vào cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên tác nghiệp thông tin…); Lực lượng quân đội, công an thuộc TP.HCM.

Ngoài ra, còn có người lao động ở lĩnh vực dịch vụ thiết yếu (hàng không, vận tải du lịch, ngân hàng, điện, nước, xăng dầu, chợ, doanh nghiệp bình ổn thị trường, cung ứng, phân phối hàng thiết yếu, logistics, xúc tiến thương mại, công nghiệp, hóa chất, tiểu thương chợ truyền thống, cửa hàng tiện lợi, shipper, văn phòng đại diện nước ngoài và FDI…). Giáo viên, người làm việc trên 18 tuổi tại các cơ sở giáo dục, đào tạo, người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính; các tổ chức chính trị xã hội thường xuyên tiếp xúc với nhiều người. Các chức sắc, chức việc tôn giáo…

Đến ngày 17.7, Bộ Y tế đã phân bổ 7.854.980 liều vắc xin Covid-19 cho các địa phương. Trong đó, TP.HCM 964.160 liều, Hà Nội 633.880 liều. Cả nước có 3.935.719 người đã tiêm vắc xin Covid-19, trong đó, 298.177 người đã được tiêm đủ 2 mũi. Hơn 3 triệu người đã đăng ký tiêm vắc xin Covid-19 tại cổng thông tin https://tiemchungcovid19.gov.vn/.(Nguồn: Cổng thông tin tiêm chủng vắc xin Covid-19)

Theo Thanh niên

Nguồn: https://thanhnien.vn/thoi-su/tphcm-tiem-gan-1-trieu-lieu-vac-xin-covid-19-1416175.html

TP.HCM và làn sóng dịch Covid-19 thứ 4: 180 bệnh nhân Covid-19 tử vong

Trong đợt dịch thứ 4, tính từ ngày 27.4 đến nay (17.7), TP.HCM đã có tổng cộng 26.699 trường hợp nhiễm Covid-19 được công bố. 180 bệnh nhân Covid-19 tử vong,   

Trong đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ ngày 27.4 đến nay (17.7), TP.HCM đã có tổng cộng 26.699 trường hợp nhiễm Covid-19 được công bố. ẢNH: THANH NIÊN

Theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh TP.HCM (HCDC), tính từ 6 giờ đến 19 giờ ngày 17.7, Bộ Y tế đã công bố thêm 1.017 trường hợp nhiễm Covid-19 mới tại TP.HCM. Như vậy tính từ 18 giờ 30 ngày 16.7 đến 19 giờ ngày 17.7, TP.HCM ghi nhận 2.786 trường hợp nhiễm mới.

Trong số 2.786 trường hợp nhiễm Covid-19 mới, bao gồm 2.244 trường hợp là các tiếp xúc được truy vết, đã cách ly hoặc trong khu vực phong tỏa và 542 trường hợp người tại khu vực ổ dịch, tới khám sàng lọc tại Bệnh viện.

Trong đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ ngày 27.4 đến ngày 17.7, TP.HCM đã có tổng cộng 26.699 trường hợp nhiễm Covid-19 được công bố.

Trong ngày 16.7, có thêm 188 bệnh nhân xuất viện, tổng số ca điều trị khỏi là 942. Có 180 bệnh nhân tử vong trong đó Bộ Y tế đã công bố 117 ca. Hiện TP.HCM đang điều trị 23.189 bệnh nhân dương tính với Covid-19. 

Tình hình dịch Covid-19 ở TP.HCM tính đến ngày 17.7

ĐỒ HỌA: LÊ DUY QUANG – LÂM NHỰT

16 tỉnh, thành phía Nam giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16

Ngày 17.7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đồng ý về việc giãn cách xã hội trên phạm vi toàn tỉnh, thành phố theo quy định tại Chỉ thị số 16/CT-TTg thêm 16 tỉnh thành.

Theo đó, Thủ tướng đồng ý áp dụng biện pháp giãn cách xã hội trên phạm vi toàn tỉnh, thành phố theo quy định tại Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Chỉ thị 16) đối với các địa phương: cùng với TP.HCM và các tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai đã thực hiện, bổ sung: TP.Cần Thơ và các tỉnh: Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Hậu Giang, An Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Kiên Giang.

Thời gian thực hiện giãn cách xã hội là 14 ngày. Và thời điểm bắt đầu áp dụng biện pháp giãn cách xã hội đối với các tỉnh, thành phố do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định, nhưng không muộn hơn 0 giờ ngày 19.7.

Theo Thanh niên

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here