Trưa 25/5, thêm 100 ca mắc COVID-19 mới

0
103

Bản tin trưa 25/5 của Bộ Y tế cho biết có thêm 100 ca mắc COVID-19 ghi nhận trong nước, riêng tỉnh Bắc Giang đã 87 ca; Hà Nội có 8 ca; Đà Nẵng 2 ca; Điện Biên, TP Hồ Chí Minh và Thái Bình mỗi tỉnh 1 ca.

Thông tin diễn biến dịch COVID-19 ở Việt Nam: 

Tính từ 6h đến 12h ngày 25/5 có 100 ca mắc mới (BN5462-5561):

– 0 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh. 

– 100 ca ghi nhận trong nước tại Thái Bình (1), Hồ Chí Minh (1), Đà Nẵng (2), Hà Nội (8), Điện Biên (1), Bắc Giang (87). 

Tính đến 12h ngày 25/5:

– Việt Nam có tổng cộng 4.075 ca ghi nhận trong nước và 1.486 ca nhập cảnh.

 – Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/4 đến nay: 2.505 ca.

 Thông tin chi tiết các ca mắc mới: 

– CA BỆNH BN5462 ghi nhận tại tỉnh Thái Bình: nữ, 82 tuổi, địa chỉ tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình; có liên quan dịch tễ BN3042, BN3044. Kết quả xét nghiệm ngày 24/5/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện đang được cách ly điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. 

Trưa 25/5: Thêm 100 ca mắc COVID-19, riêng Bắc Giang 87 ca

– CA BỆNH BN5463 ghi nhận tại TP. Hồ Chí Minh: nữ, 37 tuổi, địa chỉ tại quận 3, TP. Hồ Chí Minh; là F1 của BN4780, đã được cách ly. Kết quả xét nghiệm ngày 24/5/2021 dương tính với SARS-CoV-2. 

– CA BỆNH BN5464 ghi nhận tại TP. Đà Nẵng: nữ, 9 tuổi, địa chỉ tại quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng; là F1 của BN3610, đã được cách ly. 

– CA BỆNH BN5465 ghi nhận tại TP. Đà Nẵng: nữ, 14 tuổi, địa chỉ tại quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng; là F1 của BN4132, đã được cách ly. Kết quả xét nghiệm ngày 24/5/2021 dương tính với SARS-CoV-2. 

 CA BỆNH BN5466-BN5471, BN5473, BN5561 ghi nhận tại TP. Hà Nội: 2 ca là F1 của BN5312, 6 ca liên quan đến ổ dịch Công ty T&T. Kết quả xét nghiệm ngày 25/5/2021 dương tính với SARS-CoV-2. 

– CA BỆNH BN5472 ghi nhận tại tỉnh Điện Biên: nữ, 17 tuổi, địa chỉ tại huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên; là F1 của BN4590, đã được cách ly. Kết quả xét nghiệm ngày 24/5/2021 dương tính với SARS-CoV-2. 

– CA BỆNH BN5474-BN5560 ghi nhận tại tỉnh Bắc Giang; 86 ca có liên quan dịch tễ đến KCN Quang Châu, Vân Trung, Đình Trám và 1 ca là F1 liên quan đến ổ dịch cũ, đã được cách ly. Kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. 3. 

Tình hình điều trị: 

– Số ca âm tính với SARS-CoV-2: 

+ Lần 1: 70 

+ Lần 2: 41 

+ Lần 3: 69 

– Số ca tử vong: 44 ca. 

– Số ca điều trị khỏi: 2.794 ca.

Theo Pháp luật và Bạn đọc

Nguồn: https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/trua-25-5-them-100-ca-mac-covid-19-moi-1622125051216223.htm

‘Khai báo y tế gian dối, bệnh nhân gọi điện xin lỗi’

Một người đàn ông đưa con đến khám tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) nhưng không khai báo từng đến khu vực đang có dịch Covid-19.

Câu chuyện được bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Trưởng phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), chia sẻ với Zing. Không riêng trường hợp này, bác sĩ Khanh nhấn mạnh việc người bệnh trốn tránh khai báo y tế, khai gian tiền sử dịch tễ xảy ra “như cơm bữa” tại nhiều bệnh viện ở TP.HCM.

Áy náy vì khai báo gian dối

Ngày 17/5, một người đàn ông đưa con đến khám tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM). Khi khai báo y tế tại cổng bệnh viện, người này điền các thông tin không có triệu chứng và có khai từng đi qua Thừa Thiên – Huế. Tuy nhiên, tại phòng khám sàng lọc, khi nhân viên y tế khai thác dịch tễ, người đàn ông nói đã vào TP.HCM từ đầu năm.

Do không có yếu tố nguy cơ, người này được vào bên trong phòng khám bệnh. Tuy nhiên, đến ngày 20/5, sau khi trở về nhà, người đàn ông gọi điện thoại đến đường dây nóng của bệnh viện để xin lỗi.Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) phát hiện nhiều trường hợp giấu thông tin dịch tễ khi khai báo y tế nhưng đều được phát hiện sớm. Ảnh: Duy Hiệu.

Benh nhan khai bao y te gian doi anh 1
Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) phát hiện nhiều trường hợp giấu thông tin dịch tễ khi khai báo y tế nhưng đều được phát hiện sớm. Ảnh: Duy Hiệu.

“Người này cho biết bản thân cảm thấy áy náy vì đã khai báo y tế không thành thật. Sự thật là anh này vừa đến TP.HCM đầu tháng 5. Nguy hiểm hơn là đến từ huyện đang có dịch ở Huế. Bệnh nhân khai báo y tế gian dối, sau đó xin lỗi bệnh viện vì áy náy, nhưng cũng có trường hợp không tự giác khai báo lại. Điều này khiến chúng tôi đôi lúc khá đau đầu”, bác sĩ Khanh kể.

Lãnh đạo Bệnh viện Nhi đồng 1 lập tức yêu cầu truy xuất camera và thông báo ngay đến các nhân viên y tế tiếp xúc gần. Tổng cộng 10 nhân viên y tế được chuyển cách ly và lấy mẫu xét nghiệm khẩn cấp. May mắn, tất cả đều đeo khẩu trang và có kết quả âm tính với SARS-CoV-2.

Đây không phải trường hợp đầu tiên Bệnh viện Nhi đồng 1 gặp phải tình huống này. Trước đó, cũng trong ngày 17/5, một phụ nữ đưa con đến khám bệnh. Người này từng du lịch Hà Nội vào ngày 30/4 và 1/5 nhưng không điền thông tin vào phiếu khai báo y tế.

Tại phòng khám bệnh, bác sĩ hỏi bệnh sử và phát hiện người mẹ có yếu tố dịch tễ nên lập tức chuyển cách ly, lấy mẫu xét nghiệm.

“Người này cùng con được đưa vào khu cách ly của bệnh viện để chờ xét nghiệm. May mắn, họ có kết quả âm tính với SARS-CoV-2”, bác sĩ Khanh nói.Tất cả bệnh viện trực thuộc Sở Y tế TP.HCM lấy mẫu xét nghiệm khẩn cấp toàn viện ngay trong đêm 12/5. Ảnh: Duy Hiệu.

Benh nhan khai bao y te gian doi anh 2
Tất cả bệnh viện trực thuộc Sở Y tế TP.HCM lấy mẫu xét nghiệm khẩn cấp toàn viện ngay trong đêm 12/5. Ảnh: Duy Hiệu.

Trước đó, ngày 12/5, một đàn ông đến khám tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM che giấu việc từng điều trị ở Bệnh viện K (Hà Nội). Do việc khai báo y tế gian dối này, trong đêm, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM đã chỉ đạo toàn bộ bệnh viện trên địa bàn lấy mẫu xét nghiệm nhân viên y tế trực, bệnh nhân và người nhà để tầm soát Covid-19.

Ngày 26/4, Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) phát hiện 2 trường hợp có yếu tố dịch tễ nghi ngờ. Sản phụ mang thai 33 tuần có dấu hiệu xuất huyết âm đạo bất thường cùng mẹ ruột nhưng không khai báo trở về từ Campuchia.

Khai thác dịch tễ, sản phụ cho biết đã cùng mẹ chèo xuồng từ Campuchia về An Giang, sau đó đi xe khách đến TP.HCM để khám bệnh. Hai người này lập tức được đưa vào khu cách ly. 39 nhân viên y tế Bệnh viện Từ Dũ cũng được cách ly và lấy mẫu xét nghiệm.

Điều này cho thấy nguy cơ bùng phát dịch trong cộng đồng và khả năng dịch xâm nhập dịch từ cộng đồng vào bệnh viện rất lớn. Các chuyên gia cho biết ngay cả các bệnh viện đang chịu đợt bùng phát dịch hiện tại là Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện K cơ sở Tân Triều cũng do nguồn xâm nhập từ bên ngoài vào.

Bệnh viện là một trong 3 mũi ngăn chặn Covid-19

Bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết cơ sở y tế là một trong những mũi tấn công “giặc” Covid-19. Do đó, nếu người bệnh, thân nhân không tự giác khai báo y tế và tuân thủ 5K, “thành trì” cuối cùng để ngăn chặn dịch Covid-19 sẽ bị xâm nhập.Trung tâm Y khoa Medic Hòa Hảo (quận 10) phải tạm ngưng tiếp nhận người bệnh trong ngày 20/5 do liên quan ca mắc Covid-19. Ảnh: Hoàng Giám.

Benh nhan khai bao y te gian doi anh 3
Trung tâm Y khoa Medic Hòa Hảo (quận 10) phải tạm ngưng tiếp nhận người bệnh trong ngày 20/5 do liên quan ca mắc Covid-19. Ảnh: Hoàng Giám.

Do đó, tất cả cơ sở y tế cần bảo đảm phương tiện phòng hộ, không lơ là trong việc xác minh, phát hiện sớm người có nguy cơ cao. Với người có yếu tố nghi ngờ về lâm sàng hay dịch tễ, khối điều trị cần báo ngay cho ngành dự phòng để phối hợp truy vết.

Cùng chia sẻ liên quan công tác kiểm soát Covid-19 trong bệnh viện, PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương (Hà Nội), cho biết lỗ hổng lớn khiến nguồn bệnh từ cộng đồng lây nhiễm vào bên trong cơ sở y tế một phần do thói quen thăm nom người bệnh. Điều này cần được xóa bỏ để bệnh viện tập trung chuyên môn điều trị.

Bên cạnh đó, các cơ sở y tế cần tăng cường xét nghiệm, bao gồm cả người bệnh và thân nhân. Bệnh nhân nhập viện cần sàng lọc cẩn thận, nhanh chóng xét nghiệm, phân loại để có quyết định chính xác. Các cơ sở y tế có thể dùng phương pháp rRT-PCR, xét nghiệm khẩn cấp Expert hoặc test nhanh kháng nguyên để xác định người có nguy cơ.

Theo Zing.vn

Nguồn: https://zingnews.vn/khai-bao-y-te-gian-doi-benh-nhan-goi-dien-xin-loi-post1218458.html

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here