Viện trưởng VKS Nhân dân Tối cao Lê Minh Trí: Sẽ xem xét, xử lý những lùm xùm liên quan tới từ thiện trong thời gian tới

0
135

Phát biểu giải trình ý kiến của các ĐBQH, trong đó có những ý kiến về lùm xùm từ thiện trên mạng xã hội, Viện trưởng VKS Nhân dân Tối cao Lê Minh Trí nhấn mạnh cơ quan điều tra, kiểm sát và tòa sẽ xem xét xử lý những hành vi này để đảm bảo trật tự xã hội.

Sáng 20/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận trực tuyến về các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021 và dự thảo Nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến.

Trước ý kiến của một số ĐBQH về hành vi tranh chấp, xung đột trong hoạt động từ thiện; hành vi lợi dụng mạng để gây mất trật tự an toàn xã hội, thuần phong mỹ tục, gây phản cảm, Viện trưởng VKS Nhân dân Tối cao Lê Minh Trí nhấn mạnh: “Theo Điều 331 của Luật Hình sự, đó là tội lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân. Thời gian sắp tới chắc cơ quan điều tra, kể cả viện kiểm sát và tòa sẽ thống nhất với nhau để xem xét những hành vi này và phải xử lý để đảm bảo trật tự, kỷ cương của xã hội”.

Viện trưởng VKS Nhân dân Tối cao Lê Minh Trí: Sẽ xem xét, xử lý những

Trước đó, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Phan Thái Bình (Quảng Nam) đã đề cập đến những tranh chấp, chia phe nói xấu lẫn nhau trên mạng về hoạt động nhân đạo, kêu gọi từ thiện trong phòng chống thiên tai vừa qua. Theo ông Bình, những việc làm này gây ảnh hưởng an ninh trật tự, ảnh hưởng thuần phong mỹ tục, văn hóa truyền thống của dân tộc.

“Đề nghị cơ quan chức năng, đặc biệt là cơ quan điều tra và cơ quan tư pháp vào cuộc mạnh mẽ, kịp thời, làm rõ để trả lời cho công luận, cho cử tri là ai đúng ai sai. Từ đó có giải pháp, đặc biệt là kiến nghị Chính phủ, Quốc hội có hành lang pháp lý một cách minh bạch, rõ ràng để làm tốt hơn công tác nhân đạo, từ thiện trong thời gian tới, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, chứ không thể để diễn ra dai dẳng như thế mà không có câu trả lời cuối cùng”, đại biểu Phan Thái Bình cho biết.

Trong phần giải trình của mình, Viện trưởng VKS Nhân dân Tối cao Lê Minh Trí cũng đề cập tới vấn đề thu hồi tài sản tham nhũng, thất thoát. Theo ông Trí, thời gian qua, với chủ trương của Đảng và quyết tâm chính trị, các cơ quan tố tụng được yêu cầu làm tốt hơn nữa công tác thu hồi tài sản tham nhũng, thất thoát của nhà nước. Trong thực tế, những năm gần đây, chúng ta làm tốt hơn, tích cực hơn nhưng chưa hài lòng so với yêu cầu bởi cái số mất so với số thu hồi chưa tương xứng.

“Vấn đề đặt ra ở đây là kể cả chúng ta có quyết tâm kê biên, thu hồi vẫn phải tuân theo pháp luật hiện nay. Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể kê biên, niêm phong tài sản. Nếu kê biên, niêm phong không đúng, sẽ phải bồi thường”, Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí cho biết và đề nghị Quốc hội tiếp tục rà soát và hoàn thiện pháp luật.

Ông Trí đề nghị Quốc hội xây dựng luật Đăng ký tài sản do vẫn còn khoảng trống trong việc kê biên tài sản. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt để dễ dàng xác định nguồn gốc tài sản và có cơ sở để thu hồi, tránh tình trạng các đối tượng tẩu tán tài sản trong quá trình điều tra.

Theo Tổ quốc

Dân mạng ủng hộ ‘dừng chiếu hoặc rút phép phim có nghệ sĩ vi phạm đạo đức’

Nhiều cư dân mạng bày tỏ sự đồng tình, mong đề xuất dừng chiếu hoặc rút phép đối với các tác phẩm điện ảnh khi người nghệ sĩ vi phạm đạo đức sớm được thực hiện.

Trong buổi thảo luận về luật Điện ảnh (sửa đổi), Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Lê Thu Hà cho rằng hiện nay, các phương tiện truyền thông Trung Quốc đang làm chiến dịch loại bỏ những ngôi sao sống lệch chuẩn.

Bà Hà nói nên tham khảo vấn đề này vì cho rằng người làm nghệ thuật phải giữ gìn hình ảnh, “cần đức trước khi cần tài”. Đồng thời, bà đề xuất có quy định về dừng chiếu hoặc rút phép đối với các tác phẩm điện ảnh khi người nghệ sĩ vi phạm đạo đức, an ninh chính trị hoặc phát ngôn nào đó.

Dân mạng ủng hộ 'dừng chiếu hoặc rút phép phim có nghệ sĩ vi phạm đạo đức' - ảnh 1

Trước đó, Vu quy đại náo từng vấp phải ý kiến trái chiều vì scandal đời tư của Lâm Vinh Hải

TL

Thông tin này lập tức nhận được sự quan tâm của dư luận. Nhiều người bày tỏ sự đồng tình trước quan điểm của bà Lê Thu Hà và cho rằng đây là biện pháp cần thiết để hạn chế sự phổ biến của những nghệ sĩ vi phạm đạo đức đến với công chúng. Đối với họ, đây là một hình thức răn đe, làm gương cho các thế hệ nghệ sĩ trẻ.

Một tài khoản bình luận: “Ủng hộ khi đề xuất này đưa vào thực hiện, để dẹp bớt một số dạng gắn mác nghệ sĩ nhưng phát ngôn chợ búa, coi thường khán giả…”. “Ủng hộ 100%, làm thanh lọc lại showbiz là tốt cho lớp trẻ sau này”, người xem khác nêu ý kiến. Một khán giả khác chia sẻ: “Việc nên làm. Nên có thang điểm đạo đức chuẩn mực cho nghệ thuật, hết điểm thì cấm sóng vài năm hoặc lâu hơn”. “Đề nghị thêm luật cấm sóng và cấm các nghệ sĩ vi phạm đạo đức quảng cáo bất kỳ sản phẩm nào”, một người xem thẳng thắn.

Dân mạng ủng hộ 'dừng chiếu hoặc rút phép phim có nghệ sĩ vi phạm đạo đức' - ảnh 2

Không riêng gì phim ảnh, cư dân mạng còn mong đề xuất này được thực hiện ở lĩnh vực âm nhạc, game show truyền hình. Trước đó, ồn ào đời tư từng khiến Jack bị tẩy chay

TL

Bên cạnh đó, một số khán giả cho rằng thời gian qua, nhiều nghệ sĩ liên tục vướng phải những ồn ào. Vì vậy, họ mong đề xuất này sớm được thực hiện không chỉ trong phim ảnh mà còn ở các lĩnh vực khác như game show, ca nhạc… Một tài khoản chia sẻ: “Ủng hộ làm mạnh tay vụ này. Là người nổi tiếng trước hết hãy là người có đạo đức”. Một cư dân mạng bày tỏ: “Xử lý mạnh các thành phần làm ảnh hưởng đạo đức của xã hội hiện nay đi”. “Nhiều người có phải diễn viên đâu. Cấm triệt để đi show truyền hình, ca nhạc biểu diễn các kiểu”, một cư dân mạng thẳng thắn.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến chưa đồng tình với đề xuất này. Họ cho rằng việc một nghệ sĩ vi phạm song để cả ê-kíp làm phim phải chịu trách nhiệm về việc dừng chiếu là điều không khả quan. Một tài khoản bình luận: “Quy định như thế nào là nghệ sĩ thiếu đạo đức? Lỡ người ta bị scandal từ trên trời rơi xuống làm sao biết được”. Người xem khác nêu ý kiến: “Ai sai thì xử lý người đó, không thể xử phạt cả chùm. Sản phẩm là công sức của tập thể, không gom chung vào được. Rút phép nghệ sĩ vi phạm pháp luật thì còn được, chứ về đạo đức thì ai có thẩm quyền đánh giá mà ghi vào biên bản”.

Cũng có nhiều ý kiến cho rằng việc đưa phương án dừng chiếu đòi hỏi đoàn làm phim phải cẩn trọng hơn trong việc lựa chọn diễn viên, thay vì cố tình mượn scandal của nghệ sĩ để gây chú ý. “Đoàn làm phim không muốn bị rủi ro thì phải ký hợp đồng ràng buộc với diễn viên, nghệ sĩ. Ở nước ngoài họ rất kỹ và làm chuyện này rất tốt. Trong quá trình quay hay phát hành phim mà những rắc rối về đời tư của người này ảnh hưởng đến phim thì sẽ phải đền bù”. Người xem khác chia sẻ: “Phải sòng phẳng như vậy thì những người này họ mới cẩn trọng giữ gìn hình ảnh, đạo đức lối sống được”. Một cư dân mạng thẳng thắn: “Là người của công chúng, không có chuẩn mực, đạo đức thì nên loại luôn”. “Thế mới có trách nhiệm và đồng nghiệp mới tích cực bài trừ hành vì xấu, không hùa với nhau”, khán giả chia sẻ.

Theo Thanh niên

Đề xuất sớm luật hoá để ngăn ngừa trục lợi tiền từ thiện

Theo Ủy ban Tư pháp, để ngăn ngừa khả năng xảy ra tình trạng trục lợi của một số cá nhân khi thực hiện hoạt động từ thiện có kêu gọi đóng góp từ nhân dân, cần sớm có quy định của pháp luật về vấn đề này.

Đề xuất sớm luật hoá để ngăn ngừa trục lợi tiền từ thiện - Ảnh 1.

Thuỷ Tiên – Công Vinh hoạt động từ thiện trong thời gian qua

Chiều nay (23/10), Quốc hội sẽ nghe Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, thừa ủy quyền của Thủ tướng trình bày báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2021.

An ninh mạng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn, nhất là hoạt động tấn công, phát tán mã độc, phần mềm gián điệp mạng nhằm vào hệ thống cổng, trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó, an ninh kinh tế tiềm ẩn nhiều nguy cơ thách thức, rủi ro do tác động của đại dịch COVID-19. Theo Chính phủ, trong kỳ báo cáo (từ 1/10/2020 đến 30/9/2021), Cơ quan An ninh điều tra các cấp đã khởi tố 23 vụ, 31 bị can phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, góp phần xử lý nghiêm các đối tượng. Chính phủ nhận định, tình hình an ninh quốc gia còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp.

Mặc dù hầu hết các loại tội phạm đều giảm, song Chính phủ cũng cho rằng, tình hình tội phạm còn diễn biến phức tạp. Đáng lưu ý, tội phạm giết người tuy giảm về số vụ nhưng xảy ra một số vụ hành vi gây án dã man, nhiều vụ do mâu thuẫn cá nhân bột phát, mâu thuẫn tình cảm kéo dài nhưng không được giải quyết kịp thời.

Báo cáo Chính phủ cho hay, năm 2021, cơ quan chức năng đã phát hiện hơn 8.080 vụ, hơn 7.030 đối tượng, 73 tổ chức (tăng hơn 230%, trong đó có 10 pháp nhân thương mại phạm tội về trật tự quản lý kinh tế). Đồng thời phát hiện 371 vụ (tăng 22,44%), 687 đối tượng (tăng 5,69%) phạm tội về tham nhũng, chức vụ.

Đáng lưu ý, thời gian qua đã tăng cường công tác nghiệp vụ, nhận diện các vi phạm, chọn đúng khâu đột phá để phát hiện, xử lý theo phương châm “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”. Cơ quan chức năng đã phát hiện, xử lý một số vụ án kinh tế, tham nhũng trong lĩnh vực y tế, giáo dục có tác dụng răn đe, lan tỏa, phòng ngừa chung trên cả lĩnh vực.

Đối với tội phạm liên quan đến dịch bệnh, cơ quan chức năng đã phát hiện, xử lý 325 vụ vi phạm liên quan đến sản xuất, vận chuyển khẩu trang, găng tay không bảo đảm chất lượng, nguồn gốc, thu giữ gần 5 triệu khẩu trang y tế và nhiều tấn găng tay không đảm bảo chất lượng, nguồn gốc.

Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng đã điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng trong các cơ quan chức năng “bảo kê”, bao che cho hoạt động phạm tội kinh tế, buôn lậu. Báo cáo Chính phủ dẫn chứng qua vụ án buôn lậu xăng dầu tại Đồng Nai đã khởi tố Ngô Văn Thụy, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam, Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan.

Qua vụ án sản xuất sách giáo khoa giả tại Hà Nội, đã khởi tố Trần Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội và 4 đối tượng là cán bộ Cục Quản lý thị trường Hà Nội.

Đấu thầu, chỉ định thầu…có nhiều sơ hở

Thẩm tra báo cáo, Ủy ban Tư pháp cơ bản đồng tình với những nhận định, đánh giá của Chính phủ về công tác phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm. Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra cho rằng mặc dù về tổng thể chung, tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm giảm nhưng một số loại tội phạm nghiêm trọng gia tăng. Số vụ giết người tuy có giảm, tuy nhiên lại xảy ra một số vụ với tính chất, mức độ nguy hiểm, hậu quả đặc biệt nghiêm trọng…

Ủy ban Tư pháp đề nghị Chính phủ cần có đánh giá cụ thể hơn nữa về hiệu quả của công tác phòng ngừa với các loại tội phạm này, các nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm và có giải pháp để đấu tranh có hiệu quả trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, Ủy ban Tư pháp cũng đánh giá công tác quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu, chỉ định thầu, định giá, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước còn nhiều sơ hở, bất cập tạo điều kiện cho các đối tượng thông đồng để trục lợi, gây thất thoát lớn tài sản của nhà nước.

Điển hình như, vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng tại Bệnh viện Tim Hà Nội; Vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng tại Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Quảng Ninh; Vụ án xảy ra tại Tổng Công ty thoát nước Hà Nội trong vụ mua chế phẩm Redoxy 3C…

Cũng theo cơ quan thẩm tra, dư luận cử tri ghi nhận sự đóng góp tích cực của một số cá nhân hoạt động từ thiện khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh. Tuy nhiên, để ngăn ngừa khả năng xảy ra tình trạng trục lợi của một số cá nhân khi thực hiện hoạt động từ thiện có kêu gọi đóng góp từ nhân dân, cần sớm có quy định của pháp luật về vấn đề này.

Theo Tiền phong

VTC réo tên Thuỷ Tiên trong vụ trao tiền từ thiện ở Quảng Trị, chỉ rõ 3 điểm bất hợp lý

“Quá trình trao quà của cô ca sĩ này cũng bộc lộ khá nhiều điểm không đúng với thực tế, không thống nhất và đặc biệt không đúng đối tượng bị thiệt hại”, trích bản tin VTC14.

VTC réo tên Thuỷ Tiên trong vụ trao tiền từ thiện ở Quảng Trị, chỉ rõ 3 điểm bất hợp lý

Những ồn ào liên quan tới số tiền quyên góp ủng hộ lũ lụt miền Trung của vợ chồng Thủy Tiên – Công Vinh vẫn là tâm điểm của dư luận. Những ngày gần đây, vấn đề này lại tiếp tục trở thành chủ đề xôn xao trên khắp các diễn đàn mạng khi hàng loạt các địa phương lên tiếng xác minh hoạt động trao quà của vợ chồng nữ ca sĩ.

Tối ngày 21/10, kênh truyền hình VTC14 đã réo thẳng tên Thủy Tiên trong vụ trao quà tại tỉnh Quảng Trị. Trong bản tin được phát sóng, nữ MC đã đặt vấn đề: “Thưa quý vị, để chia sẻ với khó khăn của miền Trung vào đợt mưa bão tháng 10 năm 2020, người dân cả nước và kiểu bào nước ngoài đã ủng hộ, quyên góp rất lớn về mặt vật chất. 

Trong đó có ca sĩ Thủy Tiên đã đến một số nơi để trao từ thiện do những tấm lòng hảo tâm đóng góp tới tận tay người dân. Việc làm này của ca sĩ Thủy Tiên đã có không ít những ý kiến trái chiều, nghi ngờ, thậm chí là đề nghị cơ quan chức năng làm rõ”. 

 VTC réo tên Thuỷ Tiên trong vụ trao tiền từ thiện ở Quảng Trị, chỉ rõ 3 điểm bất hợp lý - Ảnh 1.

VTC14 réo tên Thuỷ Tiên trong vụ trao quà ở Quảng Trị. (Ảnh chụp màn hình)

Để có cái nhìn khách quan, VTC14 đã lật lại quy trình Thủy Tiên trao quà ở Quảng Trị. Theo đó, tại huyện Hải Lăng (Quảng Trị) vào đầu tháng 11 năm ngoái (2020), đoàn ca sĩ Thủy Tiên liên hệ chính quyền huyện trao quà cho người dân và yêu cầu trao cho những hộ bị ngập lụt trên 1 mét.

Tuy nhiên sau khi trao cho một số xã, do có sự tranh cãi về đối tượng được trao nên việc trao quà đã tạm thời dừng lại. Đến ngày 5/11/2020, ca sĩ Thủy Tiên đã quay trở lại trao quà cho bà con ở đây. Lúc đầu, danh sách người dân được nhận là 18.896 hộ, mỗi hộ 2 triệu đồng.

Tuy nhiên do chưa thống nhất trong quá trình hỗ trợ nên đoàn ca sĩ Thủy Tiên chỉ hỗ trợ được cho 4 xã. Sau đó đoàn này hỗ trợ tiếp đợt 2, 3, mỗi hộ là 1 triệu đồng. Tổng cộng cả 3 đợt là trên 30 tỷ đồng.

 VTC réo tên Thuỷ Tiên trong vụ trao tiền từ thiện ở Quảng Trị, chỉ rõ 3 điểm bất hợp lý - Ảnh 2.

Thủy Tiên chuẩn bị trao tiền hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại do mưa lũ

Còn tại huyện Triệu Phong vào ngày 3/11/2020, ca sĩ Thủy Tiên trao quà ở 6 xã. Cô thống kê các hộ nghèo và cận nghèo để trao quà với tổng cộng là 898 hộ. Đến ngày 4/11, mỗi hộ được nhận 3 triệu. Có hộ thấy khổ hơn, cô cho thêm 500 nghìn đến 1 triệu đồng.

Đáng nói, khi trao được hơn 1 nửa số người ở sân thì xảy ra tình trạng mất trật tự nên đoàn của ca sĩ Thủy Tiên đã rời đi. Huyện này thống kê số tiền theo danh sách là 891 hộ, tương ứng 2,673 tỷ đồng.

Do có quá nhiều phát sinh nên tỉnh Quảng Trị từ chối đề nghị của đoàn Thủy Tiên xác nhận tổng số tiền đã giải ngân cho bà con địa phương ở mức khoảng hơn 33,4 tỷ đồng.

 VTC réo tên Thuỷ Tiên trong vụ trao tiền từ thiện ở Quảng Trị, chỉ rõ 3 điểm bất hợp lý - Ảnh 3.

Quá trình trao quà của đoạn còn nhiều điểm bất cập

Kết thúc bản tin, nữ MC đưa ra lời bình luận về hoạt động trao quà của nữ ca sĩ tại tỉnh Quảng Trị, đồng thời chỉ rõ điểm 3 không hợp lý trong quá trình hỗ trợ bà con:

“Như vậy, từ việc ca sĩ Thủy Tiên đề nghị lập danh sách hộ dân được nhận quà từ thiện, chính quyền, ban ngành, đoàn thể địa phương đưa ra phương án xét chọn. Quá trình trao quà của cô ca sĩ này cũng bộc lộ khá nhiều điểm không đúng với thực tế, không thống nhất và đặc biệt không đúng đối tượng bị thiệt hại. 

Điều này cho thấy bất kỳ cá nhân nào đứng ra kêu gọi từ thiện, không thông qua chính quyền địa phương để lập danh sách, kiểm đếm số tiền được trao cũng như giám sát thực tế thì rất dễ phát sinh tiêu cực”. 

Ngay khi lên sóng, chương trình đã nhận được sự chú ý của đông đảo khán giả cùng hàng loạt ý kiến.

Theo Nhịp sống Việt

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here