Vợ sợ tiêm vắc xin Covid-19, chồng mất mặt đá𝔫𝔥 thẳng tay khiến dân mạng phẫn nộ

0
127

Một nhân chứng cho biết, sau cùng nhân viên y tế không thể tiêm vắc xin Covid-19 cho người phụ nữ, và cô đã bị chồng thẳng thừng bạt tai ngay trước mặt mọi người.

Mới đây, tại thành phố Thượng Hải (Trung Quốc), video ghi lại sự việc một cặp vợ chồng đến bệnh viện để tiêm phòng vắc xin Covid-19 đã lan truyền trên mạng, và cư dân mạng khi xem ‘ngôn ngữ cơ thể’ của chồng đối vợ trong bệnh viện đã vô cùng phẫn nộ.

Trong video, cặp vợ chồng cùng đi tiêm vắc-xin, nhưng vợ rõ ràng là sợ tiêm nên cô đã nép vào vòng tay của chồng và nước mắt đã rơi trước khi bắt đầu. Chồng đã dùng một tay kéo ống tay áo vợ, tay kia ôm vợ từ phía trước. Hình ảnh lúc này trông rất ấm áp và thân thương, nhưng cảnh tượng tiếp theo khiến mọi người cảm thấy bất ngờ.

Người chồng dùng một tay kéo ống tay áo vợ, tay kia ôm vợ từ phía trước.

Khi nhân viên y tế dùng bông sát trùng cho cánh tay trước khi tiêm, cơ thể người phụ nữ bắt đầu co lại đột ngột. Chồng dường như đã đoán trước được điều đó, ông đá𝔫𝔥 lên đầu vợ và ghì chặt vai, nhưng vợ vẫn run rẩy khiến nhân viên y tế không dám chích kim. 

Sau đó, chồng bất ngờ buông vợ ra, và trút giận bằng cách đấm vào lưng vợ rất thô bạo. Thấy vậy, nam bác sĩ đứng bên cạnh đã vội can ngăn hành vi của người chồng, trong khi người vợ ấm ức chỉ biết lau nước mắt.

Một nhân chứng cho biết, sau cùng nhân viên y tế không thể tiêm vắc xin Covid-19 cho người phụ nữ, và cô đã bị chồng thẳng thừng bạt tai ngay trước mặt mọi người.

Video sau khi được chia sẻ trên MXH đã khiến cộng đồng mạng phẫn nộ và dẫn đến nhiều ý kiến trái chiều, mọi người cho rằng hành vi của người chồng quá bạo lực và hành hung vợ là sai trái.

Dưới đây là một số bình luận của cư dân mạng:

‘Cưới người chồng bạo lực thế này thì cuộc đời của người phụ nữ quá thảm’.

‘Có người sợ hãi khi nhìn thấy mũi tiêm thật đấy, chồng không thông cảm, không thấu hiểu còn đá𝔫𝔥 vợ như thế, quá tệ hại’.

‘Có lẽ người chồng cảm thấy mất mặt nên không làm chủ được hành vi của mình’.

‘Những người sợ tiêm đang vô tình trì hoãn thời gian của nhân viên y tế và những người đang xếp hàng, thiết nghĩ họ nên xin tiêm sau cùng để tránh ảnh hưởng đến người khác’.

Theo báo đất việt

Nguồn: http://gioitre.baodatviet.vn/vo-so-tiem-vac-xin-covid-19-chong-mat-mat-danh-vo-khien-dan-mang-phan-no-2193556.html

Việt Nam phấn đấu sản xuất thành công ít nhất 1 vaccine Covid-19 trong năm 2021

Trong cuộc họp của Tổ công tác đặc biệt về nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, phát triển vaccine Covid-19 sáng 17/7, GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh Việt Nam sẽ phấn đấu sản xuất thành công ít nhất 1 vaccine Covid-19 trong năm 2021.

Trước đó, nhằm thúc đẩy quy trình thử nghiệm lâm sàng, phát triển vaccine Covid-19 trong nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 14/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã có Quyết định số 3439/QĐ-BYT thành lập Tổ công tác đặc biệt về nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, phát triển vaccine Covid-19 do GS.TS. Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế làm tổ trưởng.

Các thành viên tham dự cuộc họp đã cùng bàn thảo, thống nhất kế hoạch mời chuyên gia của Tổ chức y tế thế giới (WHO) hỗ trợ nghiên cứu phát triển vaccine Covid-19 tại Việt Nam. Đồng thời thúc đẩy nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vaccine Nanocovax, vaccine Covivac trong nước. Thống nhất kế hoạch hợp tác chuyển giao công nghệ, kế hoạch triển khai thử nghiệm lâm sàng vaccine.

Phát biểu tại cuộc họp, GS.TS Trần Văn Thuấn nhấn mạnh, vaccine Covid-19 luôn là vấn đề được các lãnh đạo Đảng và Nhà nước quan tâm. Thủ tướng đã mời chuyên gia WHO hỗ trợ Việt Nam nghiên cứu, sản xuất vaccine, nhằm nhanh chóng sản xuất được vaccine trong nước, “đảm bảo tự chủ vaccine cho nhu cầu của nhân dân”.

Việt Nam phấn đấu sản xuất thành công ít nhất 1 vaccine Covid-19 trong năm 2021 - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn (Ảnh: Bộ Y tế)

Thứ trưởng cũng đề nghị các thành viên của Tổ công tác đặc biệt phát huy cao nhất năng lực, trách nhiệm trong công việc. Mục tiêu hỗ trợ tối đa cho các nhà nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng Covid-19 trong nước với phương châm chủ động tối đa, linh hoạt. Các đơn vị cần đến đâu, chuyên gia của Tổ công tác đặc biệt hỗ trợ đến đó. Đồng thời Thứ trưởng đề nghị Cục Khoa học đào tạo và công nghệ chủ động mời thêm chuyên gia hỗ trợ khi cần theo đúng thẩm quyền.

Thứ trưởng giao các Vụ/Cục chức năng liên quan của Bộ Y tế theo chức năng nhiệm vụ được phân công để hỗ trợ tối đa cho các đơn vị nghiên cứu, sản xuất và nhập khẩu, cấp phép vaccine Covid-19 trong trường hợp khẩn cấp.

Đồng thời phân công rõ trách nhiệm của các thành viên Tổ công tác. Thứ trưởng giao Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur TP.HCM – 2 đơn vị đầu mối chính trong việc tổ chức thử nghiệm lâm sàng, chủ động các điều kiện tham gia (nhân lực, cơ sở vật chất, phương tiện…) và triển khai các nội dung nghiên cứu thử nghiệm vaccine chuyển giao công nghệ.

Bộ Y tế sẽ sớm trình Chính phủ kế hoạch sử dụng nguồn ngân sách từ Quỹ vaccine phòng Covid-19 hỗ trợ triển khai thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 (đối với các vaccine nghiên cứu sản xuất trong nước và chuyển giao công nghệ) và đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan, các địa phương phối hợp với Bộ Y tế tham gia vào các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng tại các địa phương nhằm đảm bảo an toàn, đúng tiến độ và hiệu quả.

“Chúng ta ứng xử với công tác nghiên cứu, phát triển vaccine Covid-19 trong nước với tinh thần khoa học, nhưng phải linh hoạt. Phấn đấu sớm nhất trong năm 2021 có một nhà sản xuất trong nước sản xuất thành công vaccine Covid-19”, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nói.

Trước đó, tại Hội thảo khoa học thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine Covid-19 trong nước do Bộ Y tế tổ chức vào ngày 7/7, với sự tham gia của chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài nước, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn đã chỉ đạo việc phát triển vaccine Covid-19 trong nước cần đặt trong bối cảnh khẩn cấp hiện nay, cần có các giải pháp phù hợp với vaccine Covid-19 thế hệ 2 và phù hợp thực tế diễn biến dịch để sớm có vaccine sản xuất trong nước.

Theo Thứ trưởng Trần Văn Thuấn, song song với thúc đẩy nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước, Việt Nam cũng đã nỗ lực đàm phán, trao đổi với các đối tác nước ngoài để có vaccine Covid-19 phục vụ tiêm chủng cho nhân dân, đồng thời chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine.

Theo Doanh nghiệp & tiếp thị

Nguồn: https://doanhnghieptiepthi.vn/viet-nam-phan-dau-san-xuat-thanh-cong-it-nhat-1-vaccine-covid-19-trong-nam-2021-161211707183907027.htm

TP.HCM lập thêm một bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng

Sáng 17-7, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã làm việc trực tuyến với TP.HCM về công tác phòng, chống dịch COVID-19. Tham dự hội nghị có Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên.

TP.HCM lập thêm một bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng - Ảnh 1.

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong – Ảnh: TRUNG TÂM BÁO CHÍ

Báo cáo tại cuộc họp, ông Nguyễn Thành Phong – chủ tịch UBND TP.HCM – cho biết TP đang điều trị 20.800 trường hợp dương tính, trong đó 306 ca đang thở máy, 8 trường hợp cần can thiệp ECMO.

Theo ông Phong, quan tâm lớn nhất của TP hiện nay là tập trung điều trị F0 nặng và ngăn chặn tử vong. TP đã làm việc với Sở Y tế chỉ đạo rà soát và hoàn thiện tiếp nhận F0 và chuyển bệnh nhân về bệnh viện điều trị COVID-19.

Theo ông Phong, do số F0 tăng nhanh gây áp lực cho ngành y tế, TP đã thiết lập bệnh viện điều trị bệnh nhân nặng với 1.000 giường tại TP Thủ Đức. Hiện TP cũng đang có cơ sở điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới với 300 giường và Bệnh viện Chợ Rẫy với 300 giường.

Tuy nhiên, Sở Y tế cũng ý kiến với TP.HCM đề nghị Bộ Quốc phòng và báo cáo Chính phủ xin phép thiết lập thêm bệnh viện chữa trị bệnh nhân mắc COVID-19 nặng tại Bệnh viện 175. Đến sáng 17-7, Bộ Quốc phòng đã chấp thuận việc này. 

Ông Phong cho biết hiện nay có tình trạng lây nhiễm chéo trong khu cách ly, người dân vẫn còn giao lưu với nhau. TP đã kiên quyết yêu cầu các địa phương giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Đồng thời phải tăng cường năng lực của tổ COVID-19 cộng đồng để kiểm tra, giám sát tại khu vực này.

TP cũng đã tiếp nhận chi viện từ các tỉnh thành với 172 y, bác sĩ từ Hà Nam, Thái Bình…

Đến nay, TP đã lấy 1,9 triệu mẫu xét nghiệm PCR tại khu phong tỏa, các tòa nhà, khu dân cư, khu chế xuất, khu công nghiệp, có 250.000 mẫu đang chờ kết quả. Test nhanh đã thực hiện khoảng 1,2 triệu test.

Về cung ứng hàng hóa, sức mua tại chợ truyền thống ngày 16-7 giảm 10%, do người dân ít ra ngoài, giá chợ cao hơn so với siêu thị. Mãi lực tại các siêu thị cũng giảm 5-10%, không còn tình trạng xếp hàng ùn ứ như các ngày trước.

Hiện nay Sở Công thương đang kết hợp các quận huyện tổ chức lại chợ với hình thức phân ô kẻ vạch.

Đến ngày 16-7, TP đã chi hỗ trợ cho 220.000/232.000 người với 330 tỉ đồng cho người lao động gặp khó khăn, lao động tự do. Các quận huyện cũng chủ động vận động nguồn lực xã hội với hơn 100 tỉ đồng để chăm lo kịp thời cho người dân.

Về đảm bảo an toàn trong sản xuất, ông Nguyễn Thành Phong cho biết TP đã yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện quy định “3 tại chỗ” và “2 địa điểm 1 cung đường”. Hiện nay TP chỉ còn 586/440.000 doanh nghiệp hoạt động với 70.000 công nhân. Riêng tại khu chế xuất, khu công nghiệp có 680 doanh nghiệp hoạt động với khoảng 85.000 công nhân.

Cách chức hoặc đề nghị cách chức người không thực hiện nghiêm chỉ đạo

Phát biểu tại cuộc họp, ông Nguyễn Văn Nên – bí thư Thành ủy TP.HCM – cho biết tình hình dịch bệnh tại TP.HCM diễn biến phức tạp. Số ca F1, F0 ngày càng tăng, không chỉ ở nơi phong tỏa mà còn ở ngoài cộng đồng, khu công nghiệp có đông công nhân.

Hệ thống y tế nhiều nơi đã quá tải, thiếu nhân lực, trang bị y tế. TP cũng đã nhận được sự ủng hộ tích cực của Bộ Y tế để tăng cường nguồn nhân lực, chuẩn bị bệnh viện dã chiến và trang thiết bị.

Ông Nên cũng đề nghị Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch quốc gia có cơ chế mua và nhập nhanh nhất các trang thiết bị vì một số thiết bị trong nước không đủ cung ứng, nhất là khâu hồi sức cấp cứu.

Bí thư Thành ủy TP cũng yêu cầu Ban chỉ đạo phòng chống dịch TP phân công cụ thể cho hệ thống chính trị, giao cho các cấp ủy tăng cường xuống các cơ sở để giám sát, cùng lực lượng thực hiện phòng, chống dịch.

Hiện tại, nhiều nơi còn xuất hiện người dân tụ tập bất chợt như người dân tụ lại phân phối thực phẩm. Việc chia sẻ, phân phối này sẽ tạo điều kiện cho việc lây lan dịch.

“Chúng ta rà soát, truy vết, xét nghiệm để tìm F0 nhưng những nơi khác lại lây nhiễm thì công tác chống dịch sẽ khó kết thúc như thời gian đề ra”, ông Nên nói.

Việc này dù khó quản lý nhưng phải phân công nhân lực tự quản, giảm sát từng địa bàn để kịp thời ngăn chặn việc tụ tập, nhất là những nơi có nguy cơ cao.

Nếu nơi nào không thực hiện nghiêm thì xử lý nghiêm khắc. Thậm chí là cách chức, đề nghị cách chức người không chấp hành, thực hiện đúng quy định, chỉ đạo phòng, chống dịch.

Theo Tuổi trẻ

Nguồn: https://tuoitre.vn/tp-hcm-lap-them-mot-benh-vien-dieu-tri-benh-nhan-covid-19-nang-20210717100757818.htm

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here