Vụ cô gái qua đời vì PTTM: Chủ cơ sở khẳng định mình không phải thợ cắt tóc

0
145

Liên quan đến vụ việc cô gái 22 tuổi qua đời sau 2 tháng hôn mê vì nâng mũi, chủ viện thẩm mỹ phản bác mình không phải đi lên từ thợ cắt tóc.

Tối 17/3, mạng xã hội xôn xao trước thông tin cô gái tên P.T.D.H (22 tuổi, quê Long An) đã tử vong sau hơn 2 tháng hôn mê kể từ khi đến cơ sở thẩm mỹ H.M.P tại ngõ 147A Tân Mai (Hoàng Mai, Hà Nội) để nâng mũi vào ngày 14/1.

Vụ cô gái tử vong vì PTTM: Chủ cơ sở khẳng định mình không phải thợ cắt tóc - Ảnh 1.

Dân mạng xôn xao trước thông tin cô gái trẻ tử vong do phẫu thuật thẩm mỹ.

Theo chia sẻ từ chị gái nạn nhân, sau khi được đưa vào Bệnh viện Long An vào ngày 25/2, H. đã qua đời vào 23h ngày 16/3. “Gia đình chúng tôi đã tốn hàng trăm triệu đồng để phẫu thuật, nhưng không cứu được em. Người gây ra vụ việc cho H. hứa sẽ bồi thường thiệt hại cho gia đình. Hiện, họ đang có mặt tại nhà chúng tôi để chia buồn”, chị gái nạn nhân chia sẻ.

Liên hệ trực tiếp với chủ cơ sở thẩm mỹ H.M.P là anh H.M.P (28 tuổi, Hà Nội), anh xác nhận sự cố của chị H. xảy ra ở cơ sở của mình.

Tuy nhiên, anh cho biết chị H. không phải khách hàng của mình. Người phẫu thuật cho chị H. – anh G. đã mượn cơ sở của mình để thực hiện ca phẫu thuật.

Chủ cơ sở cho biết cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ là nhà riêng của anh, nhưng anh có đủ giấy phép hành nghề, và đã đăng ký với chính quyền địa phương.

Vụ cô gái tử vong vì PTTM: Chủ cơ sở khẳng định mình không phải thợ cắt tóc - Ảnh 2.

Trước ồn ào, trang cá nhân của chủ cơ sở thẩm mỹ H.M.P vẫn hoạt động, cập nhật trạng thái bình thường.

Trước những tin lan truyền trên mạng xã hội rằng anh P. khởi điểm là thợ cắt tóc, rồi học mò chuyển sang phẫu thuật thẩm mỹ, anh P. phản bác: “Đó là những lời bịa đặt. Bản thân tôi không biết và chưa từng làm tóc. Tại cơ sở thẩm mỹ, tôi làm phẫu thuật tại tầng 1, còn tầng 2, tôi mở thêm dịch vụ làm tóc và thuê thợ về làm hoàn toàn”.

Anh P. cũng khẳng định mình từng học nghề thẩm mỹ tại Thượng Hải, Trung Quốc, sau đó mới về Việt Nam làm việc, mở chi nhánh tại Hà Nội và TP.HCM. Anh có đủ giấy tờ chứng minh cơ sở thẩm mỹ của mình hợp pháp và đã giải quyết xong mọi việc với cơ quan chức năng.

Về phía cơ quan chức năng, lãnh đạo UBND phường Tương Mai cho biết, Công an quận Hoàng Mai đã tiếp nhận thông tin vụ việc và đang xác minh, làm rõ.

Theo Pháp luật và Bạn đọc

Cô gái 22 tuổi tử vong sau 2 tháng hôn mê khi đi phẫu thuật thẩm mỹ: Gia đình tốn hàng trăm triệu nhưng không cứu được nạn nhân

 Sau khi đi nâng mũi, nạn nhân Phạm Thị Diễm Hiếu (SN 2000, quê ở Long An) đã nhập viện trong tình trạng hôn mê, sau 2 tháng, nạn nhân đã tử vong.

Liên quan đến vụ chị Phạm Thị Diễm Hiếu (SN 2000, quê ở Long An) đối mặt nguy cơ trở thành người thực vật sau khi đi phẫu thuật thẩm mỹ tại hồi tháng 1/2022 tại nhà riêng của anh Hoàng Minh Phong (phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội), tối 17/3, người nhà nạn nhân cho biết, chị Hiếu đã tử vong.

“Sau khi được đưa vào bệnh viện Long An ngày 25/2, Hiếu vừa mất vào 11 giờ tối qua (ngày 16/3-PV)”, chị gái nạn nhân buồn bã nói.

Hình ảnh nạn nhân khi chữa trị

Theo chia sẻ của người nhà nạn nhân, gia đình đã tốn hàng trăm triệu để chữa trị nhưng Hiếu đã không qua khỏi. “Gia đình chúng tôi đã tốn hàng trăm triệu đồng để phẫu thuật nhưng không cứu được em. Người gây ra vụ việc cho Hiếu hứa sẽ bồi thường thiệt hại cho gia đình. Hiện họ đang có mặt tại nhà chúng tôi để chia buồn”, chị gái nạn nhân chia sẻ.

Trươc đó, ngày 14/1/2022, Phạm Thị Diễm Hiếu đến cơ sở thẩm mỹ được bạn giới thiệu để nâng mũi. Một ngày sau, gia đình nạn nhân nhận được thông tin của bệnh viện Bạch Mai “Cần người nhà đến trao đổi trực tiếp gấp, nếu như không có người nhà, bệnh nhân mà tử vong bệnh viện sẽ không chịu trách nhiệm”.

Nạn nhân trước khi xảy ra vụ việc

“Bạn tôi vẫn bị hôn mê, toàn thân phù nề, tóc bị cắt đi để chuẩn bị làm phẫu thuật. Bác sĩ cũng thông báo, Hiếu chỉ có 20% sống, nếu có sống thì 80% thành người thực vật”, chị Dung bạn thân của nạn nhân chia sẻ về tình trạng của nạn nhân sau khi đi phẫu thuật thẩm mỹ.

Anh Hoàng Minh Phong, (chủ cơ sở thẩm mỹ Hoàng Minh Phong) cho biết, địa điểm nạn nhân Hiếu đến làm thẩm mỹ là nhà riêng của anh.

“Hiếu không phải là khách tôi, tôi chỉ cho mượn địa điểm làm thẩm mỹ thôi”, anh Phong nói.

“Ngày hôm đó, chúng tôi không có lịch, bạn Nguyễn Sỹ Giang (người trực tiếp làm việc với nạn nhân để nâng mũi – PV) có nhắn tin mượn chỗ để thực hiện nâng mũi cho một cô gái. Giang nói với tôi sẽ cùng một bác sĩ tiền mê đang làm việc tại một bệnh viện trên địa bàn TP Hà Nội thực hiện nên tôi đồng ý”, anh Phong thông tin

Ngôi nhà nạn nhân đến phẫu thuật thẩm mỹ

Theo anh Phong, trước khi cho bạn mình mượn nhà, anh cũng dặn dò khi thực hiện làm thẩm mỹ phải test Covid-19 và xét nghiệm hoạt chất ma tuý qua đường nước tiểu cho khách nhưng Giang đã bỏ qua, bản thân Phong lúc đó cũng không ở nhà nên cũng rất khó hiểu về chuyện này.

“Gần 15h00 cùng ngày, Giang và bác sĩ tiền mê bắt đầu thực hiện nâng mũi cho Hiếu. Tuy nhiên, khi làm tiền mê Giang mới tiêm thuốc tê và rạch một ít ở phần đầu mũi đã phải dừng lại rồi”, anh Phong nói.

Anh Phong cho hay, thông thường, một ca nâng mũi sẽ phải chuẩn bị mất 1 giờ và làm việc từ 1 giờ đến 1h30 phút. Sau khi làm tiền mê cho Hiếu xong, mọi người nghĩ có thể do sức khoẻ của Hiếu yếu nên khi tiền mê đã bị mệt, ngủ một giấc. Trong lúc Hiếu ngủ thì Giang và bác sĩ tiền mê cứ thế đợi nhưng càng đợi thì càng không tỉnh.

“Nhận được tin nạn nhân không tỉnh, tôi đã về ngay cơ sở và gọi xe cấp cứu 2 lần nhưng không được. Sau đó, tôi dùng xe của mình để đưa nạn nhân ra bệnh viện Bạch Mai. Trong quá trình người nhà nạn nhân chưa ra, chúng tôi có mặt cả ngày ở đây để theo dõi tình hình sức khoẻ của bệnh nhân”, Phong nói thêm.

Anh Hoàng Minh Phong cho rằng, dù Hiếu không phải là khách của mình nhưng anh vẫn có phần trách nhiệm. “Đây là sự việc ngoài mong muốn, chúng tôi xin nhận mọi trách nhiệm về mình. Về trách nhiệm pháp lý, chúng tôi đã làm việc với cơ quan công an, ai sai đến đâu sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật”.

Được biết, nạn nhân là có chồng nhưng đã ly hôn, đang một mình nuôi con nhỏ gần 1 tuổi và là nguồn thu nhập chính của gia đình.

Theo Doanh nghiệp & tiếp thị

nguồn: https://doanhnghieptiepthi.vn/co-gai-22-tuoi-tu-vong-sau-2-thang-hon-me-khi-di-phau-thuat-tham-my-gia-dinh-ton-hang-tram-trieu-nhung-khong-cuu-duoc-nan-nhan-161221703195519608.htm

Hướng dẫn mới của Bộ Y tế: F0 được ra khỏi nhà nhưng phải đeo khẩu trang, giữ khoảng cách

Ngày 14-3, Bộ Y tế ban hành hướng dẫn mới về quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19, trong đó thay đổi về điều kiện cách ly, cho phép F0 ra khỏi nhà nhưng phải đeo khẩu trang, giữ khoảng cách.

Hướng dẫn mới của Bộ Y tế: F0 được ra khỏi nhà nhưng phải đeo khẩu trang, giữ khoảng cách - Ảnh 1.

F0 được chăm sóc y tế tại nhà ở TP.HCM – Ảnh: THU HIẾN

Hướng dẫn mới bổ sung chi tiết hơn các loại thuốc, vật dụng cần thiết cho F0 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ khi điều trị tại nhà… Đặc biệt thay đổi về điều kiện cách ly, theo đó yêu cầu tạo không gian cách ly riêng cho F0, nơi cách ly phải thông thoáng, luôn mở cửa sổ…

Theo hướng dẫn, tiêu chí để người mắc COVID-19 (F0) được quản lý tại nhà là người nhiễm COVID-19 được xét nghiệm RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên dương tính (không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ, không mắc bệnh nền, hoặc mắc bệnh nền nhưng được điều trị ổn định); người bệnh COVID-19 đã được cơ sở khám bệnh, chữa trị điều trị nhưng chưa đạt tiêu chuẩn khỏi COVID-19, đủ điều kiện cách ly tại nhà và được chuyển về nhà tiếp tục chăm sóc.

Các vật dụng cần thiết cho F0 điều trị tại nhà: nhiệt kế, máy đo SPO2 (nếu có), khẩu trang y tế, phương tiện vệ sinh tay, vật dụng cá nhân, thùng chứa chất thải có nắp đậy, phương tiện liên lạc.

Các thuốc điều trị tại nhà: thuốc hạ sốt (paracetamol) số lượng đủ dùng trong 3-5 ngày, dung dịch điện giải Oresol, gói bù nước, chất điện giải khác, thuốc giảm ho dùng trong 5-7 ngày, dung dịch nhỏ mũi (natriclorua 0,9%) đủ dùng 5-7 ngày, thuốc điều trị bệnh nền theo đơn thuốc được kê đơn đang sử dụng cho người bệnh.

Khi sốt > 38,5ºC hoặc đau đầu nhiều: người lớn dùng paracetamol, mỗi lần 1 viên 500mg hoặc 10-15 mg/kg, có thể lặp lại mỗi 4-6 giờ, lưu ý tổng liều thuốc không vượt quá 4g (4.000mg)/ngày; trẻ em dùng paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần (uống hoặc đặt hậu môn), cách tối thiểu 4 – 6 giờ nếu cần nhắc lại (hoặc sử dụng liều theo tuổi nếu không biết cân nặng của trẻ), lưu ý tổng liều thuốc không vượt quá 60 mg/kg/ngày.

Khi mất nước (do sốt cao, tiêu chảy, mệt mỏi): Khuyến khích F0 uống nhiều nước, có thể sử dụng nước trái cây hoặc Oresol (pha và dùng theo đúng hướng dẫn), nếu không muốn uống Oresol có thể thay thế bằng nước đun sôi để nguội, nước trái cây. Không sử dụng các dung dịch nước ngọt công nghiệp (không sản xuất từ hoa quả) để bù nước.

Cũng theo hướng dẫn, người bệnh có thể dùng các thuốc điều trị triệu chứng khi cần thiết. Cụ thể:

Ho nhiều: có thể dùng các thuốc giảm ho từ thảo dược, hoặc thuốc giảm ho đơn thuần, thuốc giảm ho kết hợp kháng histamin… Lưu ý chỉ định, chống chỉ định và các cảnh báo/thận trong khi sử dụng thuốc.

Ngạt mũi, sổ mũi: xịt rửa mũi, nhỏ mũi bằng dung dịch natriclorua 0,9%.

Tiêu chảy: dùng chế phẩm vi sinh có lợi cho đường ruột (probiotic), men tiêu hóa.

Với người đang được sử dụng các thuốc điều trị bệnh nền theo đơn ngoại trú: tiếp tục sử dụng theo hướng dẫn.

Các thuốc khác: thuốc kháng virus… dùng khi có chỉ định, kê đơn theo quy định hiện hành. 

Bộ Y tế lưu ý không tự ý dùng thuốc kháng virus, kháng sinh, kháng viêm… khi chưa có chỉ định, kê đơn. Không xông cho trẻ em.

Về chế độ ăn uống, sinh hoạt: Uống nước thường xuyên, không đợi đến khi khát mới uống nước; tăng cường dinh dưỡng: ăn đầy đủ chất, ăn trái cây, uống nước hoa quả… Không bỏ bữa. Người bệnh ăn uống đủ chất, tăng cường ăn trái cây tươi, rau xanh.

Nên nghỉ ngơi. Đối với người lớn nên vận động thể lực nhẹ (phù hợp với tình trạng sức khỏe), tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày, suy nghĩ tích cực và duy trì tâm lý thoải mái.

F0 ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang, giữ khoảng cách

Trong hướng dẫn mới, Bộ Y tế lưu ý về điều kiện cách ly: “Tạo không gian cách ly riêng. Nơi cách ly phải thông thoáng, không sử dụng máy lạnh trung tâm, luôn mở cửa sổ”.

Đồng thời bổ sung mục “Khai báo y tế” với F0 điều trị tại nhà; bổ sung yêu cầu về thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm.

Theo đó, F0 và người chăm sóc hoặc người ở cùng nhà thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm, như sau:

– F0 cần hạn chế ra khỏi nơi cách ly. Khi phải ra khỏi nơi cách ly phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách với những người khác.

– Người chăm sóc hoặc người nhà ở cùng nhà luôn mang khẩu trang, giữ khoảng cách khi phải tiếp xúc với F0.

– Nơi cách ly giữ thông thoáng, hạn chế chế để các đồ dùng, vật dụng khó làm sạch (thú bông, giấy, bìa…) tại khu vực này.

– Rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên. Khử khuẩn các vật dụng và bề mặt tiếp xúc thường xuyên như mặt bàn, tay nắm cửa, các thiết bị cầm tay, bồn cầu, bồn rửa… hằng ngày và khi dây bẩn.

– Phân loại, thu gom chất thải lây nhiễm đúng quy định.

Theo Tuổi trẻ

Tranh cãi Tiktoker quay clip ‘khoe’ mình là f0 nhưng vẫn rủ bạn đi chơi, đi cafe: ‘F0 giờ bình thường mà’

Đoạn clip nam thanh niên “tự hào” cho biết mình đang là f0 nhưng vẫn thoải mái ra đường, thậm chí đến nơi đông người như quán cafe đang bị cư dân mạng chỉ trích dữ dội.

Tình hình dịch Covid-19 hiện tại vẫn đang diễn biến phức tạp, số ca mắc mới mỗi ngày vẫn rất lớn khiến người dân cũng chủ động nâng cao ý thức phòng dịch hơn. Song, riêng thanh niên này lại có vẻ “lạc quan” đến mức chủ quan khi đang mắc Covid-19 nhưng vẫn ra ngoài cùng bạn, đến nơi đông người như đi ăn, đi quán cafe. 

Tranh cãi Tiktoker quay clip khoe mình là f0 nhưng vẫn rủ bạn đi chơi, đi cafe: F0 giờ bình thường mà

Cư dân mạng vì thế nhanh chóng truy tìm thông tin của nam thanh niên này. Hóa ra đây là một hot tiktoker tên N.L và sở hữu tài khoản Tiktok có đến 1,8 triệu lượt theo dõi. Đáng nói, N.L còn tự tin tuyên bố trong clip ra ngoài cùng bạn trong lúc đang nhiễm bệnh: “F0 bây giờ bình thường rồi mà”. 

Có lượng người theo dõi cao với số lượt xem hơn 1 triệu view mỗi clip, quan điểm sai lệch của N.L trong clip mới này vì thế càng bị chỉ trích dữ dội. Hiện tại, N.L cũng đã xóa đoạn clip này trên Tiktok. 

Tranh cãi Tiktoker quay clip khoe mình là f0 nhưng vẫn rủ bạn đi chơi, đi cafe: F0 giờ bình thường mà
Tiktok này cho biết mình là F0 nhưng vẫn đi quán cafe cùng bạn…
Tranh cãi Tiktoker quay clip khoe mình là f0 nhưng vẫn rủ bạn đi chơi, đi cafe: F0 giờ bình thường mà
…khiến cư dân mạng chỉ trích gay gắt.

Câu nói của mấy người coi thường bệnh tật, thử bị rồi dính hậu Covid xem bình thường không

Thiếu ý thức trầm trọng, người ta sống trên đời hơn thua nhau ở chỗ này đây

Vậy là mọi người chưa biết F0 hậu Covid nó tổn hại sức khỏe cở nào rồi. Mình bị rụng tóc rất nhiều, hay quên, xương khớp yếu hơn trước.

Theo căn cứ điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, người nào bị nhiễm Covid-19 nhưng từ chối hoặc trốn tránh việc cách ly thì sẽ bị phạt tiền từ 15 – 20 triệu đồng. Như vậy, nếu đã biết mình mắc Covid-19 nhưng F0 vẫn đi lại bình thường, không cách ly điều trị tại nhà thì có thể bị phạt hành chính đến 20 triệu đồng.

Vy, Theo Sở hữu trí tuệ

Ảnh: Tổng hợp

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here