Cậu bé đi lạc được Thiếu tá cưu mang, 33 năm sau thành bộ đội Hải quân, xuất hiện phép màu

0
166

Được vị Thiếu tá tốt bụng nuôi dưỡng, cuộc đời anh Lê Văn Duy bước sang một trang mới. 20 tuổi, anh khoác lên mình chiếc áo lính theo nguyện vọng của cha nuôi.

Dòng sông tuổi thơ của anh bộ đội Hải quân

Ngày 28/3/1975, anh Lê Văn Duy (SN 1966) theo gia đình di tản vào miền Nam. Khi đến cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), anh Duy bị lạc cha mẹ trong quá trình chuyển tàu, rời bến. Trong ký ức đứa trẻ 9 tuổi chỉ nhớ khung cảnh chen lấn, xô đẩy nhau tán loạn ở cảng.

“Trước năm 1975, tôi nhớ quê tôi ở Thừa Thiên. Đến năm 1975, chiến tranh xảy ra, cha đưa mẹ tôi đi trên một chuyến xe máy cày đi từ Huế vào Đà Nẵng. Khi đến cảng Tiên Sa, chuẩn bị xuống tàu nhỏ ra khơi để chuyển sang tàu lớn, lúc đó ba tôi bảo rằng ngồi ở đó với em Chi để ba đưa mẹ và 2 em sang trước”.

Trong lúc đợi cha mẹ đưa các em đi, tàu của anh Duy bất ngờ cập bến ở một sà lan khác gần đó. Duy dắt em theo dòng người hối hả chạy lên sà. Đêm hôm đó, 2 anh em khóc nức nở vì không tìm thấy cha mẹ.

“Tôi mệt quá, ngủ thiếp đi rồi thì em Chi tôi bỏ đi mất. Lúc đó tôi không biết em đi đâu vì người quá đông. Sáng hôm sau chiếc tàu rời bến rồi cứ đi… còn mình tôi ở trên sà lan với mọi người”, anh Duy nhớ lại.

Cậu bé đi lạc được Thiếu tá cưu mang, 33 năm sau thành bộ đội Hải quân, xuất hiện phép màu - Ảnh 1.

Anh Lê Văn Duy ngày còn trẻ

Đến khi tàu cập cảng Cam Ranh, anh Duy lang thang đi xin ăn qua ngày và được các chiến sĩ bộ đội giải phóng cưu mang. Được một thời gian anh được mang gửi gắm cho Hội Liên hiệp Phụ nữ cho cô Nguyễn Thị Bình nuôi dưỡng.

Năm 1978, thiếu tá Anh hùng Lực lượng Vũ trang Trần Ngọc Thái – Chính ủy X50 Hải quân – đi công tác tại Cam Ranh đã nhận xin anh Duy từ cô Nguyễn Thị Bình về nuôi. Ông Thái đưa con về lại Đà nẵng, đổi tên anh thành Trần Ngọc Di.

33 năm qua, anh Duy được sống trong sự yêu thương, đùm bọc hết mực của người cha nuôi tốt bụng. Năm 1986, chàng trai khoác lên mình chiếc áo lính theo nguyện vọng của cha nuôi. Năm 1994, anh lập gia đình, có một mái ấm mới hạnh phúc. Tuy nhiên nỗi đau về cội nguồn vẫn canh cánh trong lòng. Cứ mỗi dịp lễ tết, nhìn người người nhà nhà về quê thăm ông bà tổ tiên, con trai anh Duy lại hỏi: “Ba ơi, quê mình ở đâu?”.

Cậu bé đi lạc được Thiếu tá cưu mang, 33 năm sau thành bộ đội Hải quân, xuất hiện phép màu - Ảnh 2.

Anh Duy nhớ về dòng sông tuổi thơ năm xưa

Vết thương qua năm qua như cứa từng đoạn vào khúc ruột của đứa con lưu lạc. Mong mỏi tìm lại máu mủ, anh viết đơn gửi chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly”, kèm theo một bản vẽ kỹ thuật.

Trên bản vẽ ấy, anh Duy phác họa lại khung cảnh làng quê cũ theo trí nhớ mơ hồ. Anh bảo, nơi anh ở có một con sông to, được ba đặt máy bơm nước. Tuổi thơ của anh Duy được ngụp lặn trong dòng sông tuổi thơ với nhiều hồi ức đẹp.

Ngoài ra còn có quán ăn mụ Tình, nhà thờ Thiên chúa giáo… Nhà anh có 6 anh em, anh Duy là con trai cả, dưới là 5 em gái tên lần lượt: Chi, Nga, Nguyệt, Liên, Bé. 2 cô bé tên Nga và Nguyệt là 2 chị em sinh đôi, đã di cư vào ở cùng ông bà từ trước đó.

Cậu bé đi lạc được Thiếu tá cưu mang, 33 năm sau thành bộ đội Hải quân, xuất hiện phép màu - Ảnh 3.

Sơ đồ địa chỉ anh Duy phác họa lại từ ký ức mơ hồ

Trùng phùng nguồn cội sau 33 năm

8 năm sau khi chương trình lên sóng, gia đình ông Lê Văn Cả (SN 1942) cùng bà Đoàn Thị Ái (SN 1948), hiện đang sống ở Ninh Thuận cũng gửi một lá thư có nhiều điểm trùng hợp với mong muốn tìm con trai thất lạc.

“Kính gửi chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly, tên tôi là Lê Văn Cả, vợ tôi là Đoàn Thị Ái. Chúng tôi muốn tìm con trai đầu lòng của chúng tôi, trong lúc chạy loạn ở cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), tên con là Lê Văn Duy, sinh năm 1966. Cho đến hôm nay, gia đình chúng tôi tìm con đã đuối sức rồi, vì nhiều năm tìm kiếm không có tia hy vọng nào cả, thật là đau xót…”.

Sau ngày bị lạc con, gia đình ông Cả xuôi vào Nam, bị dạt đến tận đảo Phú Quốc rồi về Sài Gòn. Khi đặt chân đến nơi ở mới, ông Cả, bà Ái mỏi mòn trông ngóng, cứ hễ nghe đâu có tin về trẻ em thất lạc, ông bà lại lên đường đi tìm.

Cậu bé đi lạc được Thiếu tá cưu mang, 33 năm sau thành bộ đội Hải quân, xuất hiện phép màu - Ảnh 4.

Bức thư của ông Cả và bà Ái tìm đứa con thất lạc

Có lần, nghe tin ở Bình Tuy (Bình Thuận) có một đứa bé đi lạc khoảng 10 tuổi, khai tên ba mẹ trùng khớp, ông Cả lại tất tả lên đường, nhưng đến nơi lại nhận chỉ nhận về sự thất vọng. Ròng rã mấy chục năm trời tìm con, có lúc kinh tế gia đình kiệt quệ nhưng ông bà quyết không bỏ cuộc.

Thi thoảng, cả gia đình ông Cả lại về quê cũ ở làng Ngô Xa Đông, xã Triệu Chung, huyện Triệu Phong, tìm Quảng Trị tìm manh mối của con. Căn nhà cũ, vẫn khoảng sân, dòng sông cạnh nhà hay chiếc xe chở kem ngày xưa anh Duy vẫn thường đi bán phụ mẹ, mọi thứ trong hồi ức vẫn còn nguyên vẹn.

Đối chiếu với bản vẽ kỹ thuật anh Duy gửi về chương trình, mọi thông tin thất lạc của hai bên đều hoàn toàn trùng khớp.

Anh Trần Ngọc Di trùng phùng gia đình sau 33 năm xa cách

Anh Trần Ngọc Di (hay chính là Lê Văn Duy), ngụ tại P. Thọ Quang, Q. Sơn Trà, TP Đà Nẵng, công tác tại Hải quân vùng 3 (Đà Nẵng), đã tìm được gia đình như một phép màu diệu kỳ. Cuộc hội ngộ xúc động ở ngay giữa phim trường Như chưa hề có cuộc chia ly đã chứng minh sức sống mãnh liệt của tình cảm máu mủ, cội nguồn sau 33 năm xa cách.

Nguồn tham khảo: Như chưa hề có cuộc chia ly

Theo Pháp luật và Bạn đọc

Vụ người đàn ông 18 năm tìm CSGT từng cho mình 4 tờ tiền: Thiếu tá nói “chuyện nhỏ thôi”

Khi được hỏi lại chuyện giúp đỡ chàng sinh viên nghèo năm xưa, Thiếu tá Tiệp bày tỏ “cũng là chuyện nhỏ thôi mà”.

Anh Nguyễn Quốc Vũ (SN 1984, quê Khánh Hòa) mới đây đã chia sẻ với báo giới câu chuyện đầy xúc động của bản thân, sau 18 năm anh gặp lại được cán bộ CSGT từng cho mình 400 nghìn đồng lúc hoạn nạn nhất.

Theo lời kể của anh trên Vietnamnet, 18 năm trước, anh là chàng sinh viên nghèo rời quê nhà Khánh Hòa đến TP.HCM học tập. Vào cuối năm 2004, Vũ chạy chiếc xe cà tàng về quê ăn Tết mang theo món tiền 500 nghìn đồng, đó là số tiền vô cùng lớn với Vũ, dành dụm được sau ngày tháng làm thêm.

Anh Vũ (trái) và Thiếu tá Tiệp. Ảnh sử dụng nguồn của Vietnamnet/Lao động

Không may, trên đường về khi qua địa bàn huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận, Vũ va chạm xe với 2 người khiến họ phải nhập viện cấp cứu. Chàng sinh viên rút toàn bộ số tiền dành dụm về quê đưa cho gia đình nạn nhân nhưng họ từ chối vì “quá ít”, không đủ lo thuốc men.

Người nhà nạn nhân khi đó không đồng ý ký vào đơn bãi nại cho Vũ. “Đúng lúc ấy, anh Phạm Hải Tiệp, một chiến sĩ CSGT huyện Hàm Tân bất ngờ gửi cho tôi 4 tờ tiền mệnh giá 100.000 đồng rồi nói: “Anh cho mày nè. Đưa cho họ đi rồi về ăn Tết cùng gia đình””, Vũ kể với báo Vietnamnet.

Nhờ có sự giúp đỡ của anh CSGT, Vũ may mắn được phía người nhà nạn nhân ký đơn bãi nại, anh về quê với vết thương đầy mình do tai nạn và không một xu dính túi.

Theo tờ Công an TP.HCM/báo Công an nhân dân, Sau khi ra trường, Vũ có công việc ổn định và hiện đã là tổng giám đốc một công ty có trụ sở tại quận Tân Phú, TP.HCM. Song, trong 18 năm Vũ vẫn liên tục hỏi thăm tin tức về CSGT đã giúp mình năm xưa, để nói lời cảm ơn, đặc biệt mỗi lần về quê qua Bình Thuận. Thế nhưng mãi anh vẫn chưa có thông tin nào về ân nhân.

Bất ngờ, trong một lần ngồi uống nước với người bạn là CSGT làm việc ở TP.HCM, Vũ kể câu chuyện của mình và qua các thông tin Vũ tả, người bạn đó biết cán bộ CSGT giúp Vũ năm xưa. Đó chính Thiếu tá Phạm Hải Tiệp, hiện công tác tại Đội CSGT Công an huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Thời điểm giúp Vũ, anh Tiệp đang mang cấp bậc Trung sĩ.

Qua cuộc gọi vội vàng ngay lúc đó, Vũ mừng rỡ và xúc động khi gặp đúng ân nhân của mình. Còn Thiếu tá Tiệp không ngờ một việc làm nhỏ của mình lại khiến anh Vũ cảm kích lâu đến như vậy.

Chia sẻ với nguồn trên, Thiếu tá Tiệp kể, anh từng nhiều lần giúp đỡ những người bị tai nạn hay bị lừa gạt hết tiền về quê… “Mà thôi nhà báo ạ, anh đừng viết ra nha, cũng là chuyện nhỏ thôi mà”, Thiếu tá Tiệp bày tỏ với tờ Công an TP.HCM/báo Công an nhân dân.

Theo Pháp luật & bạn đọc

nguồn: https://phapluat.suckhoedoisong.vn/vu-nguoi-dan-ong-18-nam-tim-csgt-tung-cho-minh-4-to-tien-thieu-ta-noi-chuyen-nho-thoi-16222200412041024.htm

Thượng úy CSGT đi bốc vác, phụ hồ những lúc rảnh để kiếm tiền cứu hộ chó mèo từ lò mổ

Tranh thủ thời sau giờ làm việc, thượng úy CSGT Lê Hùng Dương đi làm thêm mọi công việc nặng nhọc để dồn tiền cứu hộ những chú chó, mèo bị bỏ rơi và đưa đến lò mổ.

Đang nằm chơi trên sân, hàng chục chú cún bỗng dưng im bặt. Chúng hếch mũi rồi vểnh tai, đuôi thì vẫy loạn xạ, chừng 30 giây tất cả ùa ra phía cổng sắt của ngôi nhà ngồi chờ đợi một điều gì đó…

Cánh cổng sắt từ từ mở ra rồi đóng lại một cách nhanh chóng, một người đàn ông đầu đội mũ bảo hiểm và mang sắc phục của lực lượng Cảnh sát giao thông đi vào. Bầy cún lao tới quấn quít, con thì sủa, con thì rên ư ử để đón mừng “người bố” của mình đã về nhà.

Không kịp cởi mũ bảo hiểm, người CSGT ấy ngồi xuống giữ đám cún đang vẫy đuôi và nhảy chồm lên phía mình, anh vuốt ve từng con một, nựng cún này rồi bế cún kia. Chúng quấn lấy anh rồi theo sau đi vào trong nhà giống như “đàn gà nhíp lẽo đẽo theo mẹ”.

Thanh xuân làm việc “bao đồng”

“Người bố” của hơn 60 chú chó, mèo bị bỏ rơi được giải cứu trong ngôi nhà đó chính là Thượng úy Lê Hùng Dương (sinh năm 1990) hiện đang công tác tại đội CSGT Thành phố Buôn Ma Thuột, công an tỉnh Đắk Lắk.

Khi tôi hỏi về cơ duyên nào đang là một chiến sĩ CSGT lại lao vào làm thêm công việc “bao đồng” này, Dương cười bẽn lẽn bảo có lẽ do cái duyên cái số nó vồ đến nhau, từ nhỏ đã hết lòng yêu thương động vật; từ con gà, con mèo đến những chú chó của nhà cũng như xung quanh làng xóm.

Thượng úy CSGT đi bốc vác, phụ hồ những lúc rảnh để kiếm tiền cứu hộ chó mèo từ lò mổ - Ảnh 2.

Dương kể câu chuyện giải cứu chó có lẽ bắt đầu từ năm 2017 (Khi đó còn đang công tác ở cảnh sát hình sự), trong một buổi tối đi làm về Dương tình cờ phát hiện 2 đối tượng chạy xe máy chở theo 2 bao tải có dấu hiệu nghi vấn nên lập tức đuổi theo. Lúc này, do hoảng sợ, các đối tượng đã ném bao tải xuống đất rồi bỏ chạy thoát thân.

“Lúc mở bao tải ra, em thấy rất nhiều chó bên trong. Trong số này, có một bạn cún cái đang mang thai gần sinh nở nhưng bị chích điện và nhốt bao bịt kín, ngạt thở, cơ thể đang rất yếu. Em quyết định đem nó về nhà trọ để chăm sóc. Tuy nhiên sau cùng lại chỉ giữ lại được 1 đứa con của bạn cún này, em xem bé như con nuôi và đặt tên là bé Trề”.

Cứ vậy, tình thương dành cho đàn chó, mèo ngày càng lớn trong người Dương, khiến chàng Thượng úy trở thành người “bao đồng”, chuyên giải cứu chó bị chích điện, bị đánh đập, bỏ rơi, thậm chí chuẩn bị vào lò mổ để phục vụ các quán nhậu đông khách…

Thượng úy CSGT đi bốc vác, phụ hồ những lúc rảnh để kiếm tiền cứu hộ chó mèo từ lò mổ - Ảnh 3.
Thượng úy CSGT đi bốc vác, phụ hồ những lúc rảnh để kiếm tiền cứu hộ chó mèo từ lò mổ - Ảnh 4.

Thượng úy Dương cứu hộ một chú chó bị buộc mõm đang trên đường đưa vào lò mổ

Dương bảo, trừ khi bị ốm liệt giường mới không thể chăm lo được cho đàn chó, mèo của mình. Còn bất cứ lúc nào anh em chia sẻ thông tin “các bạn” ấy cần cứu hộ là mình sẽ lên đường liền. Bình thường cậu đi cứu chỉ dùng một cái bao tải, ra cứu hộ thì cũng phải vật lộn, đôi khi bị các bé cắn, cào xước hết mặt. Đến bây giờ sau 4 năm Dương đã phải tiêm 6 mũi phòng ngừa bệnh dại. “Em không quan trọng mạng sống của mình, chỉ cần mấy bé ổn là em chấp nhận hết.”

Một ngày mới của thượng úy Dương bận như người có con mọn: 5 giờ sáng dậy dọn dẹp, đi chợ mua thức ăn rồi mới đến cơ quan. Hơn 11 giờ, tan làm cậu trở về tất bật nấu cháo, đổ thức ăn ra tô cho từng chú một, có những bé mèo hay chó bị liệt, Dương lại đến tận chỗ để bón cơm vào miệng cho chúng. Cuối giờ chiều, mọi quy trình lặp lại như thế cho đến 2, 3 giờ sáng, chàng trai mới bắt đầu lo cho giấc ngủ của mình.

Thượng úy CSGT đi bốc vác, phụ hồ những lúc rảnh để kiếm tiền cứu hộ chó mèo từ lò mổ - Ảnh 5.
Thượng úy CSGT đi bốc vác, phụ hồ những lúc rảnh để kiếm tiền cứu hộ chó mèo từ lò mổ - Ảnh 6.
Thượng úy CSGT đi bốc vác, phụ hồ những lúc rảnh để kiếm tiền cứu hộ chó mèo từ lò mổ - Ảnh 7.
Thượng úy CSGT đi bốc vác, phụ hồ những lúc rảnh để kiếm tiền cứu hộ chó mèo từ lò mổ - Ảnh 8.

Hàng ngày, Dương thường đặt trước và lấy đồ tươi về để chế biến cho các chú chó, mèo; rửa qua muối, ăn sạch như chế độ con người. Mà nhiều khi phải nịnh tụi nó mới ăn, nhiều khi nó chán, mỗi đứa mỗi tính, đứa này giận hờn đứa kia, nhìn tô này tô kia, nhìn nhau, như trẻ con. Nhưng đi làm về thấy chúng nó ăn được và vui vẻ, Dương lại quên hết mệt mỏi trong ngày.

“Em về chỉ ăn cơm với trứng qua ngày thôi à, mình ăn gì cũng được chứ mấy bé em cố gắng mang đến cho chúng cuộc sống tốt đẹp nhất. Cuối tuần em gắng cải thiện bữa ăn, mua thêm đồ cho mấy bé để tăng thêm chất dinh dưỡng để hồi phục cơ thể cho tốt”.

Đi phụ việc kiếm tiền giải cứu chó mèo

Thấy tôi nhẩm tính về số tiền một tháng phải chi cho 60 chú chó, mèo. Dương chia sẻ lương tháng của mình tầm hơn 10 triệu đồng, trong khi một ngày tiền ăn hết hơn 500 nghìn đồng, một tháng gần 20 triệu đồng. Nên ngoài công việc chính, thời gian rảnh Dương phải làm thêm nhiều việc khác, ai thuê việc gì cậu làm nấy, không ngại gì miễn là đủ trang trải cuộc sống cho những chú chó, mèo của mình.

“Em cũng có nhiều mối quan hệ, nên anh em cần gì em đều làm hết. Từ giúp dọn nhà, phụ việc hay trước đây còn đi phụ hồ, bốc vác… Biết việc em làm người ta thương phụ thêm 500, 1 triệu mình cũng có thêm tiền về chăm lo cho các bé. Tâm sự thật với anh giờ em 32 tuổi nhiều lúc trong túi không có nổi 50 nghìn đồng cho mình nữa”.

Thượng úy CSGT đi bốc vác, phụ hồ những lúc rảnh để kiếm tiền cứu hộ chó mèo từ lò mổ - Ảnh 9.

Thời gian rảnh, Dương đi làm thêm nhiều công việc khác nhau để kiếm tiền nuôi và đi giải cứu các chú chó, mèo của mình

Những chú chó, mèo được thượng úy Dương cứu về đều rất ngoan và nghe lời cậu. Tuy không nói được nhưng hẳn chúng đều hiểu và biết Dương là người cứu mạng mình. Một ngày các bé không được gặp cậu thì đều buồn rầu và nhiều khi còn bỏ ăn uống.

Những lần đi cứu hộ, Dương đều biết, đầu tiên muốn các chú chó, mèo thuần mình thì đừng sợ tiếp xúc với các bé. Có những chú cún đi cứu về, để làm quen Dương chọn cách nhốt mình và ở chung với bé như 2 người biệt giam vậy. Hằng ngày, Dương cùng ăn cơm với chú cún, cho nó ăn rồi ánh mắt nó từ từ cảm nhận quen và thân với mình.

“Những đối tượng bắt trộm chó mèo ở địa bàn này gặp em là họ biết và tránh. Nhiều khi mình phải nói chuyện bằng tình cảm chứ không phải lúc nào cũng dùng nghiệp vụ.

Có những lần em đưa những người chuyên bắt trộm chó, mèo vào lò mổ để họ cảm nhận được ở trong đây động vật bị tra tấn dã man như thế nào. Từ đó họ bỏ bắt chó và chuyển sang yêu thương, nhận nuôi chó mèo cùng em”.

Thượng úy CSGT đi bốc vác, phụ hồ những lúc rảnh để kiếm tiền cứu hộ chó mèo từ lò mổ - Ảnh 10.
Thượng úy CSGT đi bốc vác, phụ hồ những lúc rảnh để kiếm tiền cứu hộ chó mèo từ lò mổ - Ảnh 11.
Thượng úy CSGT đi bốc vác, phụ hồ những lúc rảnh để kiếm tiền cứu hộ chó mèo từ lò mổ - Ảnh 12.
Thượng úy CSGT đi bốc vác, phụ hồ những lúc rảnh để kiếm tiền cứu hộ chó mèo từ lò mổ - Ảnh 13.

Những chú chó được thượng úy Dương giải cứu khi đưa đến các lò mổ và bị bỏ rơi

Dương trầm ngâm trong một khoảng lặng rồi bảo với tôi, dù khó khăn cỡ nào nhưng khi cậu đã thấy chó mèo chở trong những chiếc rọ ngoài đường là phải cứu. Không đủ tiền cũng sẵn sàng cầm cố xe cứu luôn, bởi vì cậu không chịu được cảnh đó.

Tôi hỏi lại Dương, sau này càng ngày chi phí càng phát sinh nhiều, em định tính sao? Chàng thượng úy nói, cái duyên gặp và cứu chó mèo của mình được đến đâu hay đến đó thôi.

Dương bảo bản thân mình cũng rất đau đầu vì suy nghĩ cuộc sống mưu sinh. Sau này, ngôi nhà mà Mạnh thường quân đang cho mượn để làm nơi tá túc nếu họ lấy lại thì các bé sẽ đi về đâu, tìm chủ như thế nào? Nhiều người động viên cố lên nhưng mà không có tiền, kinh phí không biết cố bằng cách nào.

“Lâu lâu, nhiều anh chị biết việc làm của em cũng ủng hộ ít kinh phí để mua đồ ăn thức uống cho lũ nhỏ. Em không để số tài khoản trên trang cá nhân vì không muốn mọi người hiểu sai mục đích của mình, việc này em đam mê nên phải làm, dù có được ủng hộ hay không, em vẫn cố gắng duy trì cho các bé”.

5 năm lặng lẽ làm công việc nhiều người cho là “bao đồng” ấy, thượng úy Dương cùng những người bạn của mình đã và đang giải cứu được hàng trăm chú chó, mèo các loại. Những người tìm đến xin nuôi, Dương chỉ ra một điều kiện duy nhất là: Người nuôi cam kết không ăn thịt chó, mèo, không hành hạ chúng.

Theo Nhịp sống Việthttp://nhipsongviet.toquoc.vn/thuong-uy-csgt-di-boc-vac-phu-ho-nhung-luc-ranh-de-kiem-tien-cuu-ho-cho-meo-tu-lo-mo-8202264144136394.htm

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here