Cô gái bật khóc khi nhìn thấy ảnh bố trực chốt trong cơn mưa lớn ở Hà Nội

0
109

Hàng ngày Nguyệt chỉ biết xem thông tin dịch bệnh của khu vực bố mẹ sinh sống qua nhóm chat của phường vì phải đi làm xa. Hình ảnh bố của cô ướt hết người do mưa lớn khi trực chốt khiến cô không khỏi đau lòng.

Câu chuyện của Như Nguyệt (SN 1996) được chia sẻ với Zing, khiến nhiều người không khỏi xúc động. Cô hiện đang sống và làm việc cùng chồng tại Ninh Thuận. Ở xa nhưng hàng ngày cô đều theo dõi tin tức chống dịch ở khu vực bố mẹ ruột sinh sống.

Dịch bệnh bùng phát trở lại ở Hà Nội, bố cô nhận nhiệm vụ trông điểm trực chốt ở địa bàn của khu vực. ”Tối nào bố mình cũng đi trực, 7 ngày đi cả 7. Ở những đợt dịch trước, bác vẫn tham gia công tác chống dịch, túc trực trước những điểm phong tỏa có ca F0, F1”, Nguyệt kể.

Gia đình của Nguyệt

Ngày 18.8, tại điểm chốt trực thuộc phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội nơi bố của Nguyệt công tác xảy ra mưa lớn. Hình ảnh bố của cô đang cố giữ lán trực không đổ trong cơn mưa lớn được chia sẻ trong nhóm chat chung của phường khiến cô xót xa mà bật khóc.

Trận mưa to vào buổi tối khiến lán trực bị gió thổi, bố của Nguyệt phải ra sức giữ lại tránh đổ lán

”Mình đi làm xa, hàng ngày vẫn theo dõi tin tức chống dịch ở khu vực nhà bố mẹ thông qua nhóm chat chung của phường. Hôm đó, đi làm về, mình mở tin nhắn ra xem. Ban đầu, mình cũng không để ý lắm cho đến khi kéo xuống dưới thì bắt gặp hình ảnh của bố.

Lúc bức ảnh ấy đập vào mắt, mình có hơi nghẹn lại và bật khóc vì thấy thương bố, phải nhấc máy gọi điện về hỏi thăm tình hình ngay mới thấy an tâm. Mình nghĩ đó là tâm trạng chung của những đứa con đang sống xa gia đình, nhất là khi nghe bố kể người ướt hết vì nước mưa tạt vào”, cô chia sẻ.

Mưa to khiến bên trong khu vực trực chốt bị nước tràn vào

Thời gian vừa qua, cô nhận được thông báo khu phố nhà mình ở Hà Nội phải phong tỏa do có ca dương tính COVID-19 mới nên cô rất lo lắng cho sức khỏe của mọi người ở nhà. Ở xa, cô chỉ biết hàng ngày gọi điện hỏi thăm tình hình mọi người, đặc biệt là bố của cô vì hàng ngày do công việc và nhiệm vụ phải tiếp xúc với nhiều người khác nhau.

Bố của Nguyệt (bên phải) tham gia công tác chống dịch ở phường Vĩnh Tuy

”Mình lo lắng cho sức khỏe của người thân bởi công việc của bố tiếp xúc nhiều người. Điều mình an tâm phần nào là ở Hà Nội vẫn có mẹ chăm sóc cho bố.

Có con gái ở xa, hai ông bà cũng lo nhiều. Hai bên cứ thế hỏi han, động viên lẫn nhau hàng ngày”, cô nói.

Trước khi dịch bệnh bùng phát trở lại dù lấy chồng và làm ăn xa cô đều cố gắng thu xếp cứ cách 2 đến 3 tháng về thăm nhà một lần. Dịch bệnh diễn biến phức tạp trở lại tại nhiều tỉnh thành cộng với việc di chuyển khó khăn nên đã nửa năm trôi qua, cô chưa thể về quê để thăm bố mẹ, người thân.

Mong muốn lớn nhất của Nguyệt hiện tại là dịch bệnh sớm qua đi vì khi đó cô mới được trở về thăm gia đình. ”Thật sự mình rất thèm cảm giác về nhà, về với Hà Nội. Một trong những điều mình làm đầu tiên là đưa phụ huynh thăm bà nội, ngoại ở quê để cả nhà gặp mặt nhau đông đủ và tiện chăm sóc cho hai bà”, Nguyệt chia sẻ.

Đối với người con ở xa như Nguyệt ai ai cũng hướng về với gia đình, mong ngóng một ngày được đoàn tụ đặc biệt là với tình hình dịch bệnh nguy hiểm như hiện nay. Sự lo lắng của người ở xa lại tăng lên nhiều lần. Dịch bệnh sẽ sớm qua đi nếu mỗi người nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng, để trả lại cuộc sống yên bình vốn có trước đây.

Theo Zing.vn

Bộ đội đi chợ hộ, gõ cửa giao tận nhà cho dân TP.HCM: ‘Nhiều khó khăn nhưng vì bà con sẽ cố gắng hết mình’

“Combo đầy đủ rau thịt cá rất hợp lý. Người dân như thế này thì cũng rất an tâm ở nhà”, cụ Tuất vui mừng khi vừa đặt hàng buổi sáng trưa đã có ngay.

Ngày 24/8, hàng chục chiến sĩ thuộc Sư đoàn 302, Quân khu 7 đã tham gia giúp đỡ bà con tại phường Tân Thuận Tây (Q.7, TP.HCM) đi chợ, mua thực phẩm trong 14 ngày siết chặt giãn cách xã hội.

Trước đó, UBND phường đã lên danh sách mua thực phẩm theo combo cho cư dân. Sau khi các chiến sĩ nhận đơn hàng, sẽ tiếp tục đi mua tại hệ thống siêu thị trên địa bàn.

Các thực phẩm cần thiết đều được các chiến sĩ bộ đội sẽ giao tận nhà cho dân. Mọi người hoàn toàn có thể thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản cho cán bộ phường.

Bộ đội đi chợ hộ, gõ cửa giao tận nhà cho dân TP.HCM: Nhiều khó khăn nhưng vì bà con sẽ cố gắng hết mình - Ảnh 2.

Các chiến sĩ áo xanh giúp người dân mua hàng theo combo.

Bộ đội đi chợ hộ, gõ cửa giao tận nhà cho dân TP.HCM: Nhiều khó khăn nhưng vì bà con sẽ cố gắng hết mình - Ảnh 3.

Rau quả và thực phẩm khô là nguồn hàng chủ yếu người dân nhờ bộ đội mua.

“Việc lựa chọn thực phẩm không phải chuyên môn của bộ đội nên chúng em đã gặp nhiều khó khăn trong khâu chọn hàng hoá. May mắn các nhân viên siêu thị đã hỗ trợ hết mình. Vì bà con và đồng lòng để chiến thắng đại dịch nên tất cả sẽ cố gắng giúp đỡ hết mình” – chiến sĩ Văn Thành Thái Phát (Sư đoàn 302, quân khu 7) chia sẻ.

Chị Cẩm Loan (ngụ phường Tân Thuận Tây, Q.7) kể: “Gia đình đông người nên luôn cần thực phẩm mỗi ngày. Có sự giúp đỡ của bộ đội thì chị an tâm trong 14 ngày giãn cách tiếp theo. Chân thành cảm ơn vì công việc quá tốt này”.

Bộ đội đi chợ hộ, gõ cửa giao tận nhà cho dân TP.HCM: Nhiều khó khăn nhưng vì bà con sẽ cố gắng hết mình - Ảnh 4.

Các chiến sĩ sẽ giao tận nhà cho người dân.

Bộ đội đi chợ hộ, gõ cửa giao tận nhà cho dân TP.HCM: Nhiều khó khăn nhưng vì bà con sẽ cố gắng hết mình - Ảnh 5.

Tất cả mọi người đều rất vui mừng vì công tác ý nghĩa này.

Cụ Tuất cũng mừng rỡ khi nhận vừa đặt hàng buổi sáng trưa đã được nhận ngay. “Combo đầy đủ rau thịt cá rất hợp lý. Người dân như thế này thì cũng rất an tâm ở nhà”.

Tương tự trong ngày, phường Trường Thọ (TP. Thủ Đức) cũng đã lên danh sách hộ dân để triển khai phương án đi chợ hộ. Theo đó, người dân sẽ hoàn toàn có thể tiếp cận việc mua hàng bằng cách điền thông tin trên app điện thoại và chọn combo tương ứng. Hình thức thanh toán có thể dùng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

Theo Tổ quốc

Nguồn: http://toquoc.vn/bo-doi-di-cho-ho-go-cua-giao-tan-nha-cho-dan-tphcm-nhieu-kho-khan-nhung-vi-ba-con-se-co-gang-het-minh-82021248231454585.htm

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here