Chồng cô giáo chết trong vụ thảm sát Texas qua đời khi lo tang cho vợ

0
179

Chồng của cô giáo dạy lớp 4 thiệt mạng trong vụ xả súng tại bang Texas (Mỹ) đã qua đời vì lên cơn đau tim trong lúc chuẩn bị tang lễ cho người vợ quá cố. Bốn người con mồ côi cả cha lẫn mẹ chỉ trong vài ngày ngắn ngủi.

Ông Joe và người vợ gần 25 năm đầu gối tay ấp – Ảnh: TWITTER

Các thành viên trong gia đình ông Joe Garcia xác nhận sự việc với báo New York Times. Theo lời kể của những người này, khi ông Joe đang chuẩn bị hậu sự cho vợ thì bất ngờ lên cơn đau tim và qua đời ngay trong ngày 26-5.

New York Times không đi sâu vào chi tiết vụ việc nhưng cho biết ông Joe và vợ là cô giáo Irma Garcia đã kết hôn được 24 năm. Cả hai yêu nhau từ thời trung học và có với nhau 4 mặt con.

Đài NBC News cũng đưa tin về sự ra đi đột ngột của ông Joe và dẫn lời người thân trong gia đình cho biết sự việc xảy ra sau khi ông đến đặt vòng hoa tại khu vực tưởng niệm vợ.

“Có lẽ Joe không chịu nổi cú sốc khi cậu ấy mất đi tình yêu suốt 30 năm của mình”, một người thân của hai người viết trên Twitter.

Cô Irma Garcia là một trong hai giáo viên thiệt mạng trong vụ xả súng xảy ra tại Trường tiểu học Robb ở bang Texas ngày 24-5. Nhà chức trách cho biết cô giáo 46 tuổi qua đời khi lấy thân mình che chắn cho các học sinh lớp 4.

“Không chỉ là học sinh, bọn trẻ như những đứa con của dì Irma. Bà ấy đã mạo hiểm mạng sống của mình, đã hy sinh để bảo vệ những đứa trẻ đó”, một người cháu của cô Irma tên John Martinez viết trên Twitter hôm 25-5.

Vụ xả súng tại Trường tiểu học Robb là vụ bạo lực súng đạn đẫm máu nhất xảy ra tại một trường học ở Mỹ trong 10 năm trở lại đây. Trước khi bị tiêu diệt, Salvador Ramos – tay súng tuổi đời còn rất trẻ – đã giết chết 19 học sinh và 2 cô giáo.

Theo Đài CNN ngày 27-5, cảnh sát Texas bác bỏ chuyện họ đã thất bại trong việc ngăn cản Salvador Ramos tiến vào trường. Nhà chức trách địa phương khẳng định không có việc tay súng này đã đụng độ với cảnh sát bên ngoài trường học như một số thông tin trên mạng.

Theo Tuổi trẻ

Trót thương cô gái bán vé số, trai trẻ quyết chinh phục, 4 năm thuyết phục mẹ cha

Nhìn xuống đôi chân không lành lặn, chị Diễm không tin rằng có ngày tình yêu lại mỉm cười, se duyên giúp chị với người đàn ông cùng quê.

“Cắm rễ” nhà vợ, thuyết phục mẹ cha

” – Anh chắc chưa?

– Chắc… Anh nói được sẽ làm được!”

Đó là câu mà chị Diễm đã hỏi đi hỏi lại anh Trí rất nhiều lần trước khi cả hai đặt bút ký vào tờ giấy đăng ký kết hôn. Chung sống với nhau trong căn nhà trọ nhỏ chật hẹp ở Long Thành (Đồng Nai) nhưng đôi vợ chồng Ngọc Diễm (33 tuổi) – Minh Trí (29 tuổi) luôn tràn ngập tiếng cười. Ngày ngày cặp đôi chia 2 ngả đường, chị Diễm đi bán vé số còn anh Trí lái xe ra chỗ làm thuê. Không ai nghĩ, thậm chí còn hoài nghi một chàng trai lành lặn, khỏe mạnh, có công ăn việc làm ổn định như anh lại chịu chấp nhận an bài số phận với chị Diễm – một người chịu nhiều thiệt thòi.

Chị Ngọc Diễm và anh Minh Trí

Cách đây 4 năm, chị Diễm biết tới anh Trí thông qua một chương trình phát thanh. Sau vài ngày gửi thông tin vào mục kết bạn bốn phương, chị bất ngờ nhận được tin nhắn từ chàng trai trẻ kém chị 4 tuổi, xin được làm quen. Cả hai kết bạn qua Zalo, Facebook và nói chuyện như đã thân quen từ lâu.

Khi ấy, chị Diễm chẳng giấu gì, kể hết cho anh Trí nghe về hoàn cảnh đặc biệt của mình – về đôi chân bị liệt bẩm sinh ngay từ khi mới đẻ. Chị không dám mộng tưởng tới một tương lai xa hơn vì người đang trò chuyện với chị là một chàng trai khôi ngô, khỏe mạnh, con một trong gia đình.

Trái với sự lo lắng đó, anh Trí lại thuyết phục chị Diễm với một trái tim kiên trì, chân thành. Nhắn tin qua lại suốt nửa năm, cả hai mới quyết định hẹn gặp nhau và đi cùng với nhóm bạn chung sinh hoạt về người khuyết tật.

Trót thương cô gái bán vé số, trai trẻ quyết chinh phục, 4 năm thuyết phục mẹ cha - Ảnh 2.

Chị Diễm quen anh Trí qua chương trình radio.

“Hôm gặp anh, tôi mới bảo thấy ông này sao xấu thế, xấu hơn trên ảnh nhiều. Lúc đó ông ăn chay, đầu tóc trọc lốc, gầy gò. Hồi đó tôi hay gọi là ‘chú tiểu’, bắt kêu chị không à”, chị Diễm bật cười khi nhớ về ngày đầu gặp chồng.

Sau ngày hôm đó, anh Trí về nhà chị Diễm chơi, ở lại “cắm rễ” liền một tuần, “đuổi không chịu về”. Bố mẹ chị Diễm thấy có người để ý con gái mình, dẫu vui nhưng cũng lo lắng bởi “Không biết người ta có thật lòng với con gái mình hay không?”. Thế rồi, bố mẹ chị đều tỏ ra không mấy có thiện cảm với chàng trai trẻ. Trước khi quen anh Trí, chị Diễm có mối tình không vẹn tròn với một người đàn ông khác do bị gia đình nhà trai phản đối.

Về phần Trí, anh lên TP. HCM làm phụ hồ, cuối tuần nào cũng về Long An thăm chị Diễm. Sự chân thành ấy đã khiến mẹ chị Diễm cảm động. Anh vẫn nhớ như in câu nói của bà: “Nếu con thật tình thương Diễm thì con về con nói với gia đình đi. Con gái mẹ dẫu có xấu xí đi nữa thì cũng phải rõ ràng”.

Nhưng bố mẹ anh Trí đưa ra lời từ chối thẳng thừng ở thời điểm ấy. Họ nói sẽ không bao giờ chấp nhận chị Diễm về làm dâu và nếu chọn Diễm, anh Trí sẽ mất gia đình. Nhưng niềm tin mách bảo cả hai rằng, duyên nợ đã buộc 2 mảnh đời lại gần nhau, “chỉ cần thương nhau thì khổ mấy cũng chấp nhận”. Và sau lần về ra mắt, anh Trí và chị Diễm đã ra xã đăng ký kết hôn.

Chị Diễm bị liệt bẩm sinh 2 chân từ nhỏ

4 năm làm đôi chân cho vợ

Chị Diễm và anh Trí đăng ký làm đám cưới tập thể vào cuối năm 2018 với một số cặp vợ chồng khuyết tật khác. Bố mẹ họ hàng không ai đến dự, không một lời chúc phúc, cặp đôi không vì thế mà buồn, chỉ bảo ban nhau cố gắng. Anh Trí đưa chị Diễm dọn về ở chung, thuê một căn trọ nhỏ ở Long Thành (Đồng Nai).

Mỗi sáng, chị Diễm lại ngồi xe lăn đi bán vé số, có ngày đắt hàng bán được hơn trăm tờ. Nhưng kể từ sau thời điểm dịch bệnh, công việc của cả hai vợ chồng ngày càng khó khăn. Tất cả chi phí trang trải chỉ trông vào 6,5 triệu tiền lương hàng tháng của anh Trí.

Cặp đôi đăng ký làm đám cưới tập thể vào cuối năm 2018.

Dẫu vậy, hiếm khi nào chị nghe chồng than mệt hay vất vả, chán chường. Cả ngày nắng nôi đi bán vé số, đến chiều tối về chị Diễm đã thấy mâm cơm anh chuẩn bị tươm tất, gọn gàng. Đợi vợ ăn xong, anh Trí lại dọn dẹp rồi ẵm chị đi tắm rửa, vệ sinh cá nhân. Anh luôn dịu dàng, ân cần với bà xã. Ngày lễ tết, mùng 8/3 hay 20/10, chưa khi nào anh quên mua hoa, quà và gửi lời chúc tốt đẹp tới chị Diễm.

“Anh ấy nấu cơm, rửa chén bát, giặt quần áo, tắm rửa, chải đầu… chăm sóc tôi cẩn thận và chu đáo. Tôi thấy cuộc đời mình may mắn và biết ơn chồng”, chị Diễm hạnh phúc.

Thi thoảng, chị vẫn hay phàn nàn chuyện chồng đi ngủ muộn và lo lắng cho anh mỗi khi đi nhậu khuya với bạn bè. Những lần ấy, thấy vợ dỗi, anh Trí lại “mất ăn mất ngủ”, dỗ ngọt làm lành.

“Mỗi lần giận là Diễm khóc xong bỏ đi ra ngoài đường. Chừng nào hết mới về. Mà phải để ẵm lên xe xong xuôi rồi mới giận đó”, anh Trí đùa vui.

Cuộc sống giản dị của anh Minh Trí và chị Diễm

Cuộc sống sau hôn nhân của cả hai vợ chồng sau 4 năm có nhiều niềm vui nhưng cũng nhiều áp lực. Nhìn xóm trọ đông vui, huyên náo bởi tiếng con trẻ, chị Diễm lại chạnh lòng. Nhưng chị vẫn lạc quan vì lời động viên của chồng. “Con cái là cái duyên, anh vẫn bảo tôi nếu không sinh em bé được thì xin con nuôi. Chỉ mong thời gian tới, kinh tế khá hơn chút 2 vợ chồng đi khám”, chị Diễm ngậm ngùi.

Ảnh: Nhân vật cung cấp

Theo Trí thức trẻ

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here