TP.HCM: Xôn xao clip người vi phạm Chỉ thị 16 xô xát với lực lượng chức năng

0
111

Một nhóm khoảng 4 người giằng co, xô xát với lực lượng chức năng đi làm nhiệm vụ để tìm cách đưa xe máy lôi tự chế chạy đi nhưng bị ngăn lại.

Nhóm người giằng co trên đường Lê Đình Cẩn. ẢNH CẮT TỪ CLIP

Ngày 10.7, trên mạng xã hội Facebook chia sẻ clip ghi lại cảnh giằng co, xô xát giữa hai nhóm người khi toàn TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, đoạn clip dài hơn 3 phút ghi lại cảnh hai người đi cùng một xe máy, kéo theo rơ-moóc tự chế. Lúc này, có nhóm người đứng xung quanh, trong đó 2 hai người trong trang phục giống Bảo vệ dân phố chặn trước đầu xe của hai người này.

Nam thanh niên cầm nón bảo hiểm chạy đến tấn công người đàn ông mặc đồ giống Bảo vệ dân phố

ẢNH CẮT TỪ CLIP

Sau đó, thêm hai ngươi khác lao vào hỗ trợ người ngồi trên xe máy và tìm cách lái phương tiện này đi nhưng bị ngăn lại. Hai bên giằng co qua lại, đỉnh điểm là xảy ra xô xát. Thậm chí có người cầm nón bảo hiểm tấn công người mặc trang phục giống Bảo vệ dân phố.

Qua tìm hiểu, sự việc xảy ra vào sáng 9.7 trên đường Lê Đình Cẩn, P.Tân Tạo, Q.Bình Tân (TP.HCM).

Khu vực nơi xảy ra vụ giằng co, xô xát

ẢNH: TRẦN KHA

Ngày 10.7, ông Ngô Phan Duy Hiệp, Chủ tịch UBND P.Tân Tạo (Q.Bình Tân), xác nhận đoạn clip trên xảy ra trên địa bàn phường. Khi đó, Tổ công tác của UBND P.Tân Tạo đang đi làm nhiệm vụ thì phát hiện một xe máy kéo theo rơ-moóc tự chế chở hàng hóa, dừng bên đường để buôn bán, vi phạm Chỉ thị 16. Lực lượng chức năng đến xử lý thì xảy ra sự việc như trên.

“Hiện Công an P.Tân Tạo đang phố hợp Công an Q.Bình Tân đang xử lý điều tra. Các hành vi vi phạm Chỉ thị 16 sẽ bị xử lý nghiêm”, ông Ngô Phan Duy Hiệp cho hay.

Theo Thanh niên

Nguồn: https://thanhnien.vn/thoi-su/tphcm-xon-xao-clip-nguoi-vi-pham-chi-thi-16-xo-xat-voi-luc-luong-chuc-nang-1412371.html

TP.HCM có thể thêm 10.000 ca COVID trong 5 ngày tới

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết trong 5 ngày tới, số ca mắc tại TP.HCM có thể lên tới 10.000 người và Bộ Y tế đã điều 25 lãnh đạo các cục, vụ vào trực tiếp tham gia phòng, chống dịch.

Thông tin được Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đưa ra tại cuộc họp trực tuyến của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam với TP.HCM, sáng 10-7.

Theo ông Sơn, với dự báo số ca mắc COVID-19 tăng cao (trên 1.000 ca/ngày), Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP.HCM đã lên kịch bản trong trường hợp có 1.600 ca mắc/ngày.

Trong 5 ngày tới, số ca mắc tại TP.HCM có thể lên tới 10.000 người.

Chính vì thế, TP.HCM cần đặt mục tiêu nỗ lực “bóc ngay” ca F0 ra khỏi cộng đồng.

TP.HCM có thể thêm 10.000 ca COVID trong 5 ngày tới - ảnh 1
Lực lượng y tế đang lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 người dân ở phường 15, quận Bình Thạnh. Ảnh: Hoàng Giang

Theo kịch bản ước tính trong 15 ngày tới, với 1.600 ca mắc/ngày (trung bình 1 ca F0 có khoảng 30 trường hợp F1), TP cần sử dụng khoảng 2 triệu test nhanh và gần 3 triệu xét nghiệm Realtime RT-PCR.

Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế sẽ rà soát lại Trung tâm xét nghiệm Realtime RT-PRC do Tập đoàn VinGroup tài trợ với 30 máy, công suất có thể đạt được 20.000-25.000 mẫu/ngày.

Nhóm ở khu vực nguy cơ rất cao sẽ được thực hiện mẫu gộp toàn bộ gia đình, dự kiến cần sử dụng 1,6 triệu xét nghiệm Realtime RT-PCR và 1,3 triệu test nhanh. Tuy nhiên, do những gia đình trong khu vực này đã hoàn toàn được giãn cách, Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng chỉ cần xét nghiệm đại diện hộ gia đình để tiết kiệm test nhanh.

“Bộ phận thường trực sẽ cân nhắc và điều chỉnh hợp lý để giảm bớt số lượng test nhanh; thực hiện 2 mũi xét nghiệm ‘giáp công’ (từ các vùng nóng ra và xét nghiệm sàng lọc tại các khu vực an toàn) để mở rộng “vùng xanh” cho TP.HCM” – ông Sơn nói.

Về nguồn nhân lực y tế, ông Sơn cho biết Bộ Y tế đã có 4 phương án và kế hoạch sẵn sàng nguồn nhân lực cho TP.HCM. Trong đó, Bộ sẽ điều khoảng 200 bác sĩ chuyên ngành hồi sức và truyền nhiễm cho bệnh viện chuyên hồi sức với công suất 1.000 giường; điều khoảng 800 điều dưỡng theo yêu cầu của TP.

Với các bệnh viện dã chiến thu dung các F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ, Bộ Y tế dự kiến huy động 472 bác sĩ và 875 điều dưỡng; điều động 500 người truy vết, lấy mẫu theo TP yêu cầu.

Bộ trưởng Bộ Y tế đã điều 25 lãnh đạo các cục, vụ vào trực tiếp tham gia công tác phòng, chống dịch tại các quận, huyện của TP.HCM.

Đối với nhóm ở khu vực nguy cơ rất cao sẽ được thực hiện mẫu gộp toàn bộ gia đình, dự kiến cần sử dụng 1,6 triệu xét nghiệm Realtime RT-PCR và 1,3 triệu test nhanh. Tuy nhiên, do những gia đình trong khu vực này đã hoàn toàn giãn cách, do vậy, Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng chỉ cần xét nghiệm đại diện hộ gia đình để tiết kiệm test nhanh.

“Bộ phận thường trực sẽ cân nhắc và điều chỉnh hợp lý để giảm bớt số lượng test nhanh; thực hiện 2 mũi xét nghiệm giáp công (từ các vùng nóng ra và xét nghiệm sàng lọc tại các khu vực an toàn) để mở rộng vùng xanh cho TP”.

Về nguồn nhân lực y tế, Bộ Y tế đã có 4 phương án và kế hoạch sẵn sàng nguồn nhân lực cho TP.HCM. Trong đó, sẽ điều khoảng 200 bác sĩ chuyên ngành hồi sức và truyền nhiễm cho bệnh viện chuyên hồi sức với công suất 1.000 giường; điều khoảng 800 điều dưỡng theo yêu cầu của TP.

Với các bệnh viện dã chiến thu dung các F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ, Bộ Y tế dự kiến huy động 472 bác sĩ và 875 điều dưỡng, điều động 500 người truy vết, lấy mẫu theo TP yêu cầu. Ngoài ra, Bộ trưởng Y tế đã điều 25 lãnh đạo các cục, vụ vào trực tiếp tham gia công tác phòng, chống dịch tại các quận, huyện của TP.HCM.

Theo Pháp luật TPHCM

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here