Cà Mau: Đi lấy ráy tai trong lúc giãn cách xã hội, một thượng úy công an bị tạm đình chỉ

0
119

Công an TP.Cà Mau tạm đình chỉ công tác 10 ngày đối với một thượng úy công an do đi đến tiệm hớt tóc lấy ráy tai trong thời gian toàn tỉnh thực hiện giãn cách xã hội.

Tối 28.8, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Công an tỉnh Cà Mau vừa có quyết định tạm đình chỉ công tác đối vớithượng úy Trần Thanh Sang, cán bộ Phòng CSĐT tội phạm về ma túy Công an tỉnh Cà Mau. Thời gian tạm đình chỉ công tác là 10 ngày (từ ngày 27.8 đến ngày 5.9) để xem xét, xử lý kỷ luật.

Được biết thượng úy Sang được điều động tăng cường về tổ công tác phòng chống dịch ở xã Khánh Thuận, H.U Minh (Cà Mau).Trước đó, khoảng 16 giờ ngày 26.8, thượng úy Sang đến tiệm hớt tóc của ông P.V.N (ấp 1, xã Khánh Thuận, H.U Minh) để lấy ráy tai thì bị ông L.V.H. (chủ tài khoản facebook S.T.) sử dụng điện thoại quay lại và điện báo cho Công an xã Khánh Thuận. Đến khoảng 17 giờ cùng ngày, Công an xã Khánh Thuận mời thượng úy Sang về trụ sở Công an xã để lập biên bản.

Lúc 20 giờ ngày 26.8, tài khoản facebook S.T. đăng tải 2 clip quay thượng úy Sang ở tiệm hớt tóc lên mạng xã hội kèm nội dung cho biết thượng úy Sang ra đường hớt tóc trong thời gian giãn cách theo Chỉ thị 16, không đeo khẩu trang.

Công an Cà Mau đánh giá hành vi của thượng úy Sang gây ảnh hưởng xấu trong dư luận nên quyết định tạm đình chỉ công tác 10 ngày đối với thượng úy Sang để xem xét kỷ luật.

Theo Thanh niên

Nguồn: https://thanhnien.vn/thoi-su/ca-mau-di-lay-ray-tai-trong-luc-gian-cach-xa-hoi-mot-thuong-uy-cong-an-bi-tam-dinh-chi-1441392.html

Quân đội hỗ trợ TP.HCM siết chặt giãn cách: Đủ loại giấy đi đường, nhiều người buộc trở về nhà

Sáng 23.8, TP.HCM siết chặt giãn cách xã hội, từ 6 giờ sáng, hàng loạt người dân chạy xe ra đường trình giấy đi đường nhưng không phải mẫu cơ quan chức năng cấp đã bị nhắc nhở, buộc quay đầu trở về.

Bộ đội hỗ trợ các chốt kiểm soát. ẢNH: ĐỘC LẬP

Từ 0 giờ ngày 23.8, TP.HCM siết chặt giãn cách xã hội, các chốt kiểm soát trên địa bàn tăng cường tuần tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Từ 6 giờ sáng nay (23.8), những người dân, lao động, công chức viên chức nằm trong nhóm được ra đường phải có giấy đi đường, dấu hiệu nhận diện, riêng công chức thì mặc đồng phục theo hướng dẫn của thành phố.

Nêu lý do tại… cuối tuần

Từ 6 giờ sáng tại chốt kiểm soát của Q.Bình Thạnh ở đường Bạch Đằng – Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phan Đăng Lưu, Đinh Bộ Lĩnh,… có lực lượng chức năng gồm CSGT, dân quân tự vệ, bộ đội kiểm tra nghiêm ngặt giấy tờ của người ra đường. 

Từ 6 giờ sáng, lượng xe ra đường bắt đầu đông dần. ẢNH: ĐỘC LẬP

Theo quan sát, nhiều người chạy xe ra đường đã không trình được giấy đi đường do cơ quan chức năng cấp, thay vào đó là các giấy của công ty, xí nghiệp trong các lĩnh vực khác. Nhiều người ngạc nhiên khi được lực lượng trực chốt cho xem mẫu giấy đi đường. 

Trong ngày đầu siết chặt, đủ loại giấy đi đường được trình. ẢNH: ĐỘC LẬP

Tại chốt Đinh Bộ Lĩnh, anh N.B.K (45 tuổi) làm việc tại công ty tư nhân trên địa bàn Q.Bình Thạnh trình giấy đi đường khi bị CSGT yêu cầu quay đầu giải thích vì: “Qua chủ nhật công ty không làm nên không cấp kịp mẫu mới” nên xin CSGT được qua chốt để đến công ty lấy giấy đi đường. Khi được CSGT đồng ý, anh K. thắc mắc: “Giấy đi đường mẫu mới này mình lên mạng tải về hay sao ta?” khiến CSGT lắc đầu, yêu cầu anh về công ty đọc lại thông báo mới của UBND TP.

Lực lượng quân đội phối hợp. ẢNH: ĐỘC LẬP

Chị Trần Xuân Mùi (30 tuổi) cũng đến chốt kiểm soát, trình bày với công an: “Qua 2 ngày cuối tuần nên chưa có giấy đi đường mới. Nay đến làm thủ tục mới nhận giấy mới”. 

Tương tự, anh L. (35 tuổi) cũng xuất trình giấy đi đường do công ty trong lĩnh vực thực phẩm của mình cấp và hỏi công an: “Giấy này hợp lệ không anh?”. Công an đã nhắc anh quay đầu và cho biết giấy này không hợp lệ.

Chốt kiểm soát đường Xô Viết Nghệ Tĩnh. ẢNH: ĐỘC LẬP

Nhìn chung, theo quan sát của Thanh Niên, trong buổi sáng ngày đầu triển khai, nhiều trường hợp được lực lượng nhắc nhở để quay đầu, một số trường hợp trình giấy đi đường mẫu cũ vẫn được tạo điều kiện qua chốt để đến công ty lấy giấy mới.

Nghiêm ngặt bên ngoài, chặt chẽ bên trong

Lãnh đạo Công an Q.Bình Thạnh thông tin, quận có 9 chốt kiểm soát cấp quận, 43 chốt cấp phường. Ngoài ra, quận có 7 chốt đóng kín bằng hàng rào có lực lượng trực chỉ mở khi có xe cứu thương, chữa cháy hay xe của lực lượng vũ trang đi qua như chốt ở các đường: Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Văn Đậu, Nguyễn Xí,…  

Trao đổi với Thanh Niên, lãnh đạo đội CSGT – TT Công an Q.7 cho biết, quận có 7 chốt ở khu vực ra, vào quận và 1 chốt ở cổng khu chế xuất. Ngoài ra, đội CSGT – TT của quận có thêm 8 tổ tuần tra kiểm soát lưu động, mỗi phường cũng có thêm 2 tổ (tổng cộng 28 tổ) tuần tra lưu động liên tục. 

Nhiều trường hợp bị nhắc nhở vì giấy đi đường không hợp lệ. ẢNH: ĐỘC LẬP

Theo vị này, từ 0 giờ ngày 23.8, các lực lượng chốt trực sẽ kiểm tra nghiêm ngặt giấy tờ của người dân qua chốt kiểm soát theo hướng dẫn của UBND TP.HCM Các giấy ra đường phải đúng mẫu giấy TP cấp, chữ ký sống và không chấp nhận giấy ra đường chữ ký photo.

Lãnh đạo Công an Q.Tân Bình cũng cho hay, trên địa bàn quận hiện có 80 chốt, điểm kiểm soát cấp quận và phường, 401 điểm rào chắn cứng hạn chế người dân qua lại. Ngoài ra, quận tổ chức 13 đội tuần tra cấp quận, gồm có công an, quân sự, trật tự đô thị; cấp phường có 30 tổ tuần tra lưu động của phường.

Chốt kiểm soát Q.7. ẢNH: V.P

“Các tổ tuần tra kiểm soát và chốt kiểm soát được triển khai thực hiện với phương châm “nghiêm ngặt ở bên ngoài, chặt chẽ ở bên trong”. Bên trong có lực lượng quân đội tăng cường hỗ trợ, tại các điểm rào chắn tuyệt đối ngăn người dân đi qua lại và tiếp xúc gần lẫn nhau”, lãnh đạo Công an Q.Tân Bình chia sẻ.

Tại các chốt kiểm soát, các lực lượng trực chỉ giải quyết cho đúng các đối tượng được phép ra đường theo quy định của UBND TP.HCM. Các trường hợp còn lại nếu được xác định là vi phạm Chỉ thị 16 sẽ bị xử lý và yêu cầu quay về.

Đủ loại giấy đi đường được trình. ẢNH: ĐỘC LẬP

Lãnh đạo Công an Q.Tân Bình cho biết, các lực lượng chức năng sẽ tuyệt đối kiểm soát giãn cách ở bên trong các khu dân cư, chăm lo tốt cho an sinh xã hội, đảm bảo tốt cho đời sống người dân không để người dân thiếu thốn hoặc lâm vào cảnh khó khăn, lấy các lý do đi ra khỏi khu vực, dẫn đến tình trạng người đổ xô ra đường. Bên cạnh đó, ba ngày qua, quận đều triển khai kiểm tra người vô gia cư, ngủ ở lề đường, vỉa hè. Sau đó, người vô gia cư sẽ được đưa về Ban chỉ huy quân sự quận để quản lý, chăm lo về nhu yếu phẩm, đời sống.

Trước đó, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM cho biết sẽ tiếp tục tăng cường, nâng cao các biện pháp với phương châm “mỗi tổ dân phố, khu phố, phường, xã, thị trấn, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp là một pháo đài chống dịch” với 5 giải pháp cụ thể. 

Đáng chú ý, TP.HCM siết chặt những người được phép tham gia lưu thông trên đường, bắt buộc có giấy đi đường và dấu hiệu nhận diện theo quy định. Riêng lực lượng giao hàng sử dụng ứng dụng công nghệ (shipper), TP.HCM tạm ngưng hoạt động ở TP.Thủ Đức và các quận, huyện: 8, 12, Gò Vấp, Bình Tân, Bình Thạnh, Bình Chánh, Hóc Môn; các quận, huyện còn lại thì shipper chỉ hoạt động trong quận, không chạy liên quận.

Theo Thanh niên

Nguồn: https://thanhnien.vn/doi-song/quan-doi-ho-tro-tphcm-siet-chat-gian-cach-du-loai-giay-di-duong-nhieu-nguoi-buoc-tro-ve-nha-1434383.html

Trước khi “ai ở đâu ở yên đó”, các ca Covid-19 mới ngày 21/8 ở Đà Nẵng đã đến những đâu?

Tối 21/8, Sở Y tế Đà Nẵng đã có thông báo khẩn tìm người đến hàng loạt địa điểm có khả năng lây nhiễm Covid-19 mà các ca bệnh mới từng đến trước khi thành phố này thực hiện “ai ở đâu ở yên đó”.

Theo đó, Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 Đà Nẵng đề nghị các tổ chức, cá nhân có liên quan đến những địa điểm dưới đây lập tức liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để khai báo và được hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch. Cụ thể:

Sáng 13/8 và khoảng 18h ngày 15: Tiệm thuốc Huy Hoàng trên đường Trần Cao Vân.

Khoảng 4h – 6h ngày 14/8: Trung tâm hội chợ triển lãm Đà Nẵng (mua hàng lagim).

Từ 6h – 13h và 16h – 18h ngày 14/8: Bán lagim tại chợ Hòa Cường (lô 16).

Từ 9h – 11h ngày 15/8: Siêu thị Mega Market Đà Nẵng.

Khoảng 14h ngày 15/8: Siêu thị VinMart+ trên đường Nguyễn Duy Hiệu.

Từ 8h – 8h30 ngày 15/8: Chợ Hòa An.

Khoảng 15h30 ngày 17/8: Tiệm thuốc Xuân Hồng trên đường Núi Thành.

Khoảng 17h ngày 15/8: Siêu thị Lotte Mart.

Người dân Đà Nẵng xếp hàng chờ lấy mẫu xét nghiệm Covid-19

Từ 5h – 14h ngày 14 và 15/8: Phụ bán chả tại chợ Đống Đa (ở sau hẻm đường luồng 3 ở chợ).

Từ ngày 13/8 – 16/8: Tạp hóa Thảo, gần chùa Kim Quang, Liên Chiểu; Quầy thuốc Trung, bên cạnh tạp hóa Thảo; Quầy thuốc Hồng Nhung trên đường Nguyễn Văn Cừ, gần tiệm bánh mỳ Anh Quân.

Khoảng 7h ngày 14/8: Chợ Vật tư, phường Hòa Hiệp Bắc.

Từ 6h – 8h ngày 12/8 – 15/8: Bán rau vỉa hè dọc đường Phạm Văn Nghị, địa điểm bán không cố định.

Từ 6h30 – 12h ngày 13/8 – 15/8: Bán thịt tại chợ Đống Đa, Lô 17.

Khoảng 19h ngày 15/8: Tạp hóa cô Hồng đối diện địa chỉ 229 Ông Ích Đường, Khuê Trung, Cẩm Lệ.

Khoảng 19h30 ngày 17/8: Quán tạp hóa gần địa chỉ K524/15 Hoàng Diệu, phường Hòa Thuận Đông.

Khoảng 11h trưa ngày 14 hoặc 15/8: Siêu thị Mega market Đà Nẵng.

Sáng 16/8: Bánh Mì Anh Vũ (đoạn giao giữa Nguyễn Phước Nguyên và Trường Chinh).

Khoảng 16h ngày 13/8: Siêu thị VinMart+ địa chỉ 41 Hải Hồ.

– Chiều 14 và chiều 15/8: Siêu thị mini đường Hải Hồ, gần đường Lương Ngọc Quyến. (có 2 siêu thị đối diện nhau, BN vào mua hàng ở cả 2 siêu thị này).

Tối 13 hoặc 14/8: Tạp hóa tại ngã ba Thanh Thủy và Thanh Long (phía đường 3/2 rẻ vào); Siêu thị VinMart+ địa chỉ 41 Hải Hồ.

Khoảng 6h30 – 7h ngày 14/8: Bánh mỳ Ba Hưng ở đường Lê Văn Hiến; Chợ Khuê Mỹ.

Từ 13/8 – 15/8: Bán tôm tại hẻm 2/2 đường Văn Cao, phường Vĩnh Trung.

Chiều 14/8: Chợ tân lập (đi theo Bố).

Thỉnh thoảng từ 10/8 – 15/8: Tạp hóa Bình Minh ở đường Trần Quý Hai; Bánh mỳ quốc doanh Hòa Cầm.

Một khu vực liên quan dịch Covid-19 bị phong tỏa bằng lưới thép B40

Thỉnh thoảng từ 10/8 – 15/8: Tạp hóa Hiền My ở đường Trần Ngọc Sương; Bánh mỳ quốc doanh Hòa Cầm.

Khoảng 20h – 21h ngày 15/8: Siêu thị Big C.

Từ 4h30 – 6h ngày 10/8 – 15/8: Chợ siêu thị Nguyễn Kim (mua rau về bán lại).

Từ 6h – 10h ngày 10/8 – 15/8: Bán rau hành tại chợ Tam Tòa, Thanh Khê.

Từ 6h – 10h ngày 10/8 – 15/8: Phụ bán rau hành tại chợ Tam Tòa, Thanh Khê.

Chiều 14/8: Tạp hóa Hiền số 479 Nguyễn Lương Bằng.

Từ 5h – 11h ngày 10/8 – 15/8: Bán cá ở chợ Khuê Mỹ (lô 62).

Khoảng 6h ngày 15/8: Chợ Khuê Mỹ.

Khoảng 16h ngày 20/8: Tiệm thuốc Tây tại ngã 3 đường Lê Đình Thám – Trưng Nữ Vương.

Khoảng 7h ngày 14/8: Mua đồ tươi sống tại 379 Hoàng Diệu.

Khoảng 8h ngày 15/8: Mua cá nục tại đương Trưng Nữ Vương gần tiệm vàng Ngọc Thịnh.

Khoảng 4h30 ngày 15/8: Chợ Cồn.

Theo Pháp luật & bạn đọc

Nguồn: https://phapluat.suckhoedoisong.vn/truoc-khi-ai-o-dau-o-yen-do-cac-ca-covid-19-moi-ngay-21-8-o-da-nang-da-den-nhung-dau-162212108220110059.htm

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here