Về ra mắt, cô gái nấu cỗ quần quật từ 5h sáng tới đêm vẫn bị mẹ bạn trai chê không đảm đang

0
200

Cô gái nấu cỗ vất vả từ 5h sáng tới đêm vẫn bị mẹ bạn trai chê “toàn đồ luộc”, đúng là quá khó hiểu với các bà mẹ chồng tương lai.

Xem thêm: Cô gái ngày đầu về làm dâu miệt mài ngồi rửa bát đũa, họ hàng nhà chồng đứng cạnh vui đùa: “Chưa sạch, rửa lại”

Ngày về ra mắt đối với các cặp đôi là ác mộng hay thiên đường phụ thuộc hết vào bà mẹ chồng và bố vợ. Với các anh chàng phải chứng minh bản lĩnh, tài giỏi ra sao. Còn các cô nàng phải trổ tài khéo léo bếp núc đảm đang, nhất là khi nhà bạn trai theo nếp truyền thống. Câu chuyện của cô gái tên N.T (23 tuổi, quê Thái Bình) dưới đây chính là minh chứng. 

Cô và bạn trai lớn hơn 2 tuổi đều từ quê lên thành phố làm công nhân. Có thể công việc chưa ổn định nhưng cũng có thể xem là đủ sống nên T và bạn trai tính chuyện lâu dài sau 1 năm yêu nhau. Ngặt nỗi, sau chuyến về ra mắt nhà bạn trai, cô nàng đã thay đổi ý định và cần suy nghĩ lại. 

“Bọn mình về trước một buổi để có gì còn phụ giúp. Buổi chiều xe vừa về đến ngõ, chào hỏi, tặng quà mọi người xong, mới đặt túi đồ vào nhà mẹ anh đã bảo 2 đứa đi chợ hộ mẹ để về chuẩn bị trước, sáng mai nấu cỗ cho kịp.

(Ảnh Internet)
(Ảnh Internet)

Mẹ còn không quên dặn thêm “con lần đầu ra mắt, phải đứng bếp trổ tài làm cỗ đãi mọi người đấy nhé”.

Bữa cỗ do cô gái 23 tuổi chuẩn bị cũng thịnh soạn nhưng bị mẹ bạn trai chê. (Ảnh Internet)
Bữa cỗ do cô gái 23 tuổi chuẩn bị cũng thịnh soạn nhưng bị mẹ bạn trai chê. (Ảnh Internet)

Xem thêm: Về ra mắt, cô gái tủi thân đến phát khóc khi 5 giờ sáng mẹ bạn trai thức dậy tập thể dục trên giường, cho ăn đồ thừa với trứng luộc

Mang tiếng là khách nhưng vừa về chưa kịp nghỉ ngơi, cô nàng đã phải nhận trọng trách từ mẹ bạn trai. Đó giờ T cũng chưa nấu cỗ bao giờ, chỉ nấu ăn thường ngày nên cũng có chút hoang mang nhưng nhờ chăm chỉ nên cũng đâu vô đó. “May mà anh người yêu cũng biết ý, nhờ được chị dâu đi chợ cùng nên cái gì không biết thì chị chỉ cho.

Hôm đó đi chợ gần 2 tiếng, mua được hết đồ để chuẩn bị cho 3 mâm cỗ. Về lại chui vào nấu ăn, đến lúc ăn cơm mình ngồi đầu nồi để xới cơm cho mọi người, chưa kịp ăn miếng nào đã có người đưa bát vì cả nhà tập trung đông.

unnamed (2)

Ăn cơm xong lại dọn dẹp tới 10 giờ đêm mới đi ngủ, sáng ra 5 giờ đã phải dậy nấu đám giỗ. Xong việc, mình xắn tay áo lên cùng các chị rửa 3 mâm bát đũa hết gần tiếng đồng hồ, mệt lử. 

Xong cỗ trưa lại chuẩn bị nấu ăn tối cho các bác các chú ở xa về chưa đi như bọn mình. Cuối cùng tối hôm đó 11 giờ hơn mới xong việc”.

Nghe qua cũng phải nể cô nàng quê Thái Bình, ngồi xe về quê chưa kịp nghỉ ngơi đã quần quật tối tối mịt rồi sáng dậy từ tinh mơ để kịp chuẩn bị cỗ. Chưa kể phải lau dọn đàng hoàng, lo chu tất cho mọi người rồi mới có thời gian nghĩ cho bản thân. Thời buổi này, không phải cô gái nào cũng nghĩ được như T vì làm dâu và làm ô sin khác nhau một trời một vực, đâu thể giao phó hết cho khách đến chơi nhà thế kia. 

Ở nhà, chẳng biết đã tận tình phục vụ mẹ cha hay chưa nhưng ra ngoài đường phải nai lưng chẳng khác gì hầu hạ người khác. Kiểu này, giả sử có về làm dâu cũng khó lòng sung sướng vì ngay ngày đầu ra mắt mà chẳng ai chia sẻ hay nể nang gì cả. 

Đó là chưa kể đến lúc cô nàng tình cờ nghe được mẹ của bạn trai chê: “Mình vô tình nghe thấy mẹ anh ấy bảo với chị dâu là mình không đảm đang, nấu cỗ gì toàn món luộc (gà luộc, thịt luộc, giò, rau sống…).

Xem thêm: Dâu trưởng bầu 7 tháng rửa chồng bát đầy giữa trời nắng chang chang, bà thím còn nói câu “xé lòng”

Mình đã cố hết sức rồi, buồn quá, nói với anh người yêu thì anh bảo từ từ sửa đổi, tập nấu nhiều món ngon hơn”.

Theo bức ảnh do T. chia sẻ, rõ ràng mâm cỗ vẫn rất thịnh soạn, tươm tất và thể hiện tấm lòng của người nấu không phải kiểu qua quýt cho xong. Có thể người lớn nhìn vào sẽ thấy thiếu sót nhưng phải ghi nhận tấm lòng và biết chia sẻ, phụ giúp lẫn nhau chứ đâu phải ngồi đó đợi cơm bưng nước rót rồi giở giọng phán xét. 

Sau đó, T. cho biết đây là cơn ác mộng và chắc không dám về nhà bạn trai chơi lần nào nữa. Nghĩ cũng thông cảm cho cô gái trẻ này, chưa gì đã bị đối xử có khác nào osin, không chút tôn trọng. May được anh bạn trai hiểu chuyện nhưng như thế cũng khó lòng cứu vãn. 

Trên mạng xã hội có nhiều câu chuyện tương tự thế này khi những cô gái ngày đầu về ra mắt nhà bạn trai đã phải “ăn hành”. Thời buổi này, trai hay gái cũng phải làm đều như nhau. Nếu chị em nấu ăn thì các anh phải chịu phần dọn rửa, đâu thể đổ hết lên đầu phụ nữ trong khi mọi người vô tư ăn nhậu đến ngất ngư. Dĩ nhiên cũng có nhiều cô nàng kiên quyết chia tay sau ngày về ra mắt nhà bạn trai vì quá hãi hùng, nghĩ đến tương lai khó lòng hạnh phúc nên tự cứu mình trước khi quá muộn.

Theo Webtretho

Nam thanh niên khóc nghẹn vì mẹ mất mà không thể về: Đổi cả thanh xuân và lần cuối gặp mẹ

Xem thêm: Nghẹn ngào khoảnh khắc người mẹ tạm biệt con gái nhỏ đi xuất khẩu lao động, em bé òa khóc không muốn rời xa

Với tất cả những người con trên thế gian không có gì mất mát, bơ vơ bằng việc mất đi mẹ. Với người chồng không có gì đau khổ bằng việc người đầu ấp vai kề vĩnh viễn rời đi. Nỗi đau thương ấy đã được ghi lại trong cuộc gọi video của hai cha con thanh niên đi xuất khẩu lao động bên Nhật khiến ai cũng phải nghẹn lòng, xót xa khi xem.

Được biết, ngày người mẹ qua đời, chàng trai này đang làm lao động ở Nhật Bản nên chẳng thể gặp mặt mẹ lần cuối. Trong bài đăng, chàng trai chia sẻ: “Các bạn qua Nhật mất gì và được gì? Tôi mất mẹ và được khóc. Đổi cả thanh xuân và lần cuối nhìn mặt mẹ”.

Giọt nước mắt đau thương vô bờ.

Con đường xuất khẩu lao động mở ra nhiều cơ hội kiếm tiền thế nhưng được nhiều thì mất cũng nhiều. Nhất là trong tình hình dịch bệnh phức tạp nhiều người phải chôn chặt nỗi đau vì không thể về nhà. Chàng trai này chỉ có thể bật khóc nức nở như đứa trẻ vì mẹ ra đi mà bản thân không thể cầm tay, không thể ôm để gọi 1 tiếng “mẹ ơi”.

Trong video, hai người đàn ông bật khóc nức nở bởi 1 người mất vợ đầu ấp vai kề, 1 người mất đi mẹ khi chưa kịp báo hiếu cũng không thể gặp mẹ lần cuối cùng. Dù là người trụ cột  trong gia đình nhưng nỗi đau thương này quá lớn khiến 2 cha con nhìn nhau qua màn hình điện thoại rồi cứ thế bật khóc.

1 người mất đi vợ, 1 người mất đi mẹ khiến 2 người đàn ông ấy òa khóc như đứa trẻ.

Có lẽ chưa gặt hái được nhiều thành công nơi đất khách quê người nhưng chàng trai đã phải mất đi điều vô cùng lớn lao đó chính là mẹ. Ngay sau khi đoạn clip đăng tải đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cư dân mạng. Rất nhiều người đã không  kìm được đau xót, đồng cảm mà bật khóc:

Nỗi đau của đứa con không thể gặp mẹ lần cuối.

Xem thêm: Khoảng khắc xúc động mạnh: Chồng quỳ xuống ôm hôn bụng bầu, nói lời tạm biệt vợ con trước chuyến bay nhân đạo về nước

– Thương bạn quá, chẳng có nỗi đau nào bằng nỗi đau mất đi mẹ. Mẹ mất rồi con thành mồ côi. Mạnh mẽ lên chàng trai, bạn còn bố vì vậy hãy làm tất cả để bố có những ngày tháng tuổi già vui vẻ, không cô đơn. 

– Ráng lao động rồi về quê phụng dưỡng cha già nha bạn, nhìn cha bạn cũng nhiều tuổi rồi, thấy ông khóc mà thương quá. 

– Tôi đã bật khóc khi xem clip này. Tôi có thể cảm nhận được nỗi đau của bạn, nó là bất lực, là muốn mà không thể. Tuổi thơ ùa về vì tuổi thơ có mẹ.

Đến giờ ăn chân tay cũng không kịp rửa, khuôn mặt vẫn dính đầy bụi trong lúc lao động.

Xuất khẩu lao động Nhật Bản là con đường nhiều người chọn nhưng nó lại chưa bao giờ là dễ dàng. Cách đây không lâu, hình ảnh một nam thanh niên lao động Việt Nam bên Nhật ăn cơm chan nước trắng đã khiến cho không ít cư dân mạng phải xót xa. Có lẽ đây cũng là góc khuất mà chỉ những ai đã và đang theo con đường xuất khẩu lao động nước ngoài mới thấu hết.

Biết là khó ăn nhưng vẫn phải cố nuốt.

Những nỗi vất vả gian nan nơi xứ người có lẽ phải chân chính trải qua thì mới thấu hết. Những người công nhân xuất khẩu lao động phải dành toàn bộ sức lực để lao động mỗi ngày. Thứ chống đỡ cho họ chính là hy vọng trả hết nợ cho gia đình, nuôi các em ăn học và xây được nhà to đẹp cho phụ huynh dưỡng già.

Con trai đi Nhật khóc nghẹn vì mẹ qua đời không về được - Ảnh 6
Lao động vất vả, nhọc nhằn trong thời tiết khắc nghiệt.

Xuất khẩu lao động là con đường mà nhiều người, nhiều gia đình lựa chọn với hy vọng “thoát nghèo”. Thế nhưng mấy ai hiểu đằng sau những khoản tiền gửi về gia đình, người lao động này phải trải qua cơ cực, vất vả cả ngày lẫn đêm, giờ ngủ là vô cùng ít ỏi.

Con trai đi Nhật khóc nghẹn vì mẹ qua đời không về được - Ảnh 7
Bữa ăn vội với hộp mì ăn liền.

Muốn có lương cao thì phải tăng ca liên tục, thậm chí làm nhiều địa điểm khác nhau, phải di chuyển liên tục. Thế nhưng có việc làm, dù vất vả nhưng đó lại là niềm may mắn. Có lẽ đây cũng là góc khuất mà chỉ những ai đã và đang theo con đường xuất khẩu lao động nước ngoài mới thấu hết.

Tổng Hợp

Theo Webtintuc

Nguồn: https://www.webtretho.com/f/nang-40/ve-ra-mat-co-gai-quan-quat-nau-co-tu-5-gio-sang-toi-khuya-bi-me-ban-trai-che-toan-do-luoc

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here