Trần My livestream trình bày sau vụ xô xát với Trang Nemo, gần 100k người vào hóng

0
175

Trần My đã chia sẻ nhiều thứ trong livestream mới đây.

Vụ xô xát giữa Trần My và Trang Nemo vẫn đang tiếp tục thu hút của dân mạng. Đến tối nay (17/1), Trần My đã lên sóng để giải thích mọi chuyện. 

Trần My cho biết sau khi đồng ý đến gặp Trang Nemo “3 mặt 1 lời” đã nhờ một người chị tên S. đi cùng. Tuy nhiên vì lý do riêng, S. đã nhờ K. (chị áo trắng) đi cùng My. Vì vậy, Trần My còn tiết lộ thêm rằng mình và người chị áo trắng không thân thiết nhưng cũng không phải là không quen biết.

Ban đầu người này đứng ở ngoài để chờ chở My về nhưng thấy My bị ép nói chuyện hàng giả – hàng thật nên K. đi vào. Vì vậy Trần My nhận hết tất cả mọi lỗi lầm của mình: “Ai trách em, em xin nhận lỗi hết luôn. Lẽ ra người bị đánh là em. Lúc đó em bị bất lực á mọi người. Em sợ với cũng không biết làm thế nào em sai hoàn toàn”.


My cũng liên tục gửi lời xin lỗi đến người chị tên K. và cho rằng mình mang ơn: Chị K. bị đánh là do em hết, do chuyện em gây ra. Mọi người nghĩ em diễn hay em gài thế này thế kia thì không phải đâu, em rất sợ đó”. Trần My cũng khẳng định rằng không có chuyện 2 bên liên thủ tạo drama để kinh doanh. 

Thời điểm cao nhất đã có gần 100k người đang xem livestream của Trần My.

Ảnh chụp màn hình

Theo Pháp luật & bạn đọc

nguồn: https://phapluat.suckhoedoisong.vn/tran-my-livestream-trinh-bay-sau-vu-xo-xat-voi-trang-nemo-gan-100k-nguoi-vao-hong-162221701205648420.htm

Hàng ngàn bệnh nhân hậu COVID-19 đuối sức, hụt hơi, rụng tóc, làm việc tí đã mệt…

Các bệnh viện ở TP.HCM tiếp nhận hàng ngàn bệnh nhân bị hậu COVID-19 đến khám với các triệu chứng như khó thở, đuối sức, hụt hơi, rụng tóc, làm việc nhanh mệt… Nhiều người trẻ không từng có triệu chứng cũng bị hậu COVID-19.

Nhân viên y tế Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức) hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu cho bệnh nhân để họ nhanh chóng phục hồi sức khỏe hậu COVID-19 – Ảnh: DUYÊN PHAN

Nhiều bệnh nhân sau khi mắc COVID-19, nhìn bên ngoài vẫn thấy bình thường nhưng khi làm việc rất nhanh mệt. Những người trước đây làm việc đến 1h – 2h sáng, giờ đến tối đã thấy mệt, không thể thức khuya.

Khó thở, đuối sức

Một bệnh nhân nữ, 30 tuổi, nhiễm COVID-19 nặng. Trong quá trình điều trị phải thở oxy dòng cao (HFNC). Sau khi xuất viện được 6 tuần, bệnh nhân được tái khám ở khu vực hậu COVID-19 Bệnh viện Nhân dân Gia Định và kết quả hình ảnh CT lồng ngực ghi nhận phổi kín mờ. 

Khi bệnh nhân đi 10 bước thì SpO2 (độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi) đã tụt từ bình thường xuống dưới 90% (giá trị SpO2 xuống dưới 95% là dấu hiệu cảnh báo oxy hóa máu kém, còn được gọi là tình trạng máu thiếu oxy).

Trong 40 ngày qua, từ ngày 1-12-2021 đến ngày 10-1-2022, Bệnh viện Nhân dân Gia Định đã tiếp nhận 1.021 bệnh nhân đến khám ở nhiều chuyên khoa do các vấn đề sức khỏe sau nhiễm COVID-19. Đa số bệnh nhân đến khám vì mệt mỏi, suy nhược cơ thể, rối loạn tinh thần.

Thông tin từ Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cũng cho biết số bệnh nhân bị hậu COVID-19 đến bệnh viện điều trị tăng lên nhiều. Nếu một ngày trong tháng 11, bệnh viện tiếp nhận khoảng 100 bệnh nhân bị hậu COVID-19 đến khám thì hiện nay trung bình một ngày có 150 – 180 bệnh nhân hậu COVID-19 đến khám. 

Một tháng bệnh viện này tiếp nhận khoảng 4.000 bệnh nhân bị hậu COVID-19 đến khám. Người bệnh đến khám than có những triệu chứng như khó thở, đuối sức, hụt hơi, rụng tóc… Một số bệnh nhân kể họ cảm thấy làm việc nhanh mệt.

TS Nguyễn Như Vinh, trưởng khoa thăm dò chức năng hô hấp bệnh viện này, cho biết các triệu chứng hậu COVID-19 có thể xuất hiện ở nhiều cơ quan, bộ phận trên cơ thể con người với khoảng 200 triệu chứng ở khắp cơ thể, trong đó phổ biến nhất là ở đường hô hấp.

Trong một hội nghị gần đây của ngành y tế, TS Nguyễn Anh Dũng, phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết trong số bệnh nhân mắc di chứng COVID-19 khám tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định có 510 người bị các triệu chứng hô hấp (chiếm gần 50%), 182 người có triệu chứng thần kinh, 134 trường hợp mắc các triệu chứng tim mạch, 180 bệnh nhân có vấn đề về nội tiết, 66 ca mắc bệnh lý tiêu hóa, 49 người gặp triệu chứng cơ xương khớp.

Triệu chứng dai dẳng kéo dài

Từ tháng 10-2021, thế giới có những định nghĩa chính thức về hội chứng hậu COVID-19. Đây là tình trạng bệnh ở những người đã từng mắc nhiễm hoặc nghi ngờ mắc COVID-19, có những triệu chứng dai dẳng kéo dài ít nhất 2 tháng trở lên. 

Những triệu chứng phổ biến là mệt mỏi, khó thở, có cả triệu chứng tâm thần kinh, thậm chí rối loạn nhận thức. Những triệu chứng này có thể là những triệu chứng mới khởi đầu sau khi hồi phục COVID-19 hoặc dai dẳng kéo dài từ khi mới nhiễm bệnh.

Hiện có gần 2% dân số Việt Nam nhiễm COVID-19 nhưng chưa có thống kê, ghi nhận một cách đầy đủ về tình hình hậu COVID-19 trong cộng đồng. Nhưng số liệu trên cho thấy số người bị hậu COVID-19 sẽ rất lớn. Riêng tại TP.HCM, đến nay hơn nửa triệu người dân mắc COVID-19 với hơn 300.000 người xuất viện. Những người từng nằm viện hầu hết là bệnh nhân từ mức độ trung bình đến nặng, nguy kịch.

Một số thống kê ghi nhận có khoảng 33 – 76% người bệnh có thể gặp triệu chứng hậu COVID-19 ít nhất 6 tháng sau đợt cấp tính của bệnh, trong đó 20% người bệnh phải tái nhập viện, 80% người bệnh phải theo dõi chăm sóc trong vòng 2 tháng sau xuất viện.

Các nghiên cứu trên thế giới ghi nhận hậu COVID-19 không chỉ xảy ra ở bệnh nhân nặng, bệnh nhân nguy kịch cần nhập viện hoặc lớn tuổi, có bệnh nền mà còn gặp ở những người trẻ tuổi, mắc bệnh nhẹ. 

Ngay cả bệnh nhân không có triệu chứng cũng bị hậu COVID-19. Trong đó, khoảng 1/5 bệnh nhân độ tuổi 18 – 34, không nhập viện, không triệu chứng vẫn có triệu chứng hậu COVID-19. 

Phân tích gộp trên gần 48.000 bệnh nhân nhiễm COVID-19 lứa tuổi 17 – 87, thời gian 14 – 110 ngày sau nhiễm COVID-19, ghi nhận 55 nhóm tác động lâu dài với nhiều triệu chứng, hậu quả để lại trên cơ thể. 

Khoảng 80% bệnh nhân từng nhiễm có ít nhất 1 triệu chứng kéo dài, thậm chí có ghi nhận đến 5 triệu chứng.

Hai chiến lược chăm sóc hậu COVID-19

Năm 2022, bên cạnh phát huy các thành quả chống dịch đã đạt được, ngành y tế TP.HCM sẽ tập trung chăm lo giai đoạn hậu COVID-19.

Ngành y tế TP.HCM đã đề ra mục tiêu quan trọng trong thời gian tới là xác định mô hình của bệnh nhân hậu COVID-19 trên địa bàn, những triệu chứng nào nổi bật? Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19, nâng tầm năng lực chăm sóc cho người hậu COVID-19, đặc biệt là y tế cơ sở.

Hai chiến lược chăm sóc hậu COVID-19 được Sở Y tế TP.HCM triển khai là tiếp cận và can thiệp sớm. Mục đích nhằm quản lý, chăm sóc, điều trị sớm người mắc di chứng, đảm bảo về sức khỏe thể chất, tinh thần và xã hội cho người bệnh.

Trong thời gian chờ Bộ Y tế cập nhật, ban hành phác đồ điều trị hậu COVID-19, thành phố sẽ tập hợp các chuyên gia để có hướng dẫn tạm thời. Hiện dữ liệu hậu COVID-19 còn thiếu, chứng cứ chưa đầy đủ nên thành phố đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phân tích các biểu hiện lâm sàng, phương pháp điều trị và đánh giá hiệu quả.

Theo tuổi trẻ

nguồn: https://tuoitre.vn/hang-ngan-benh-nhan-hau-covid-19-duoi-suc-hut-hoi-rung-toc-lam-viec-ti-da-met-20220113215413519.htm

HỎA TỐC: Nguy cơ bùng phát dịch, Hà Nội vận động người dân có việc cần thiết mới ra ngoài dịp Tết

Hà Nội ban hành công điện hoả tốc mới, yêu cầu các địa phương không để phát sinh tình trạng tập trung đông người trên địa bàn; kiên trì tuyên truyền, vận động người dân có việc cần thiết mới ra ngoài.

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành công điện hoả tốc số 27 về việc tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong dịp Tết Dương lịch và đầu năm mới 2022.

Theo đó, Hà Nội đánh giá dịch bệnh Covid-19 ngày càng phức tạp, số ca mắc mới tăng nhanh, không rõ nguồn lây nhiễm, nguy cơ bùng phát dịch, đặc biệt đã xuất hiện biến chủng Omicron. Trong dịp Tết Dương lịch và chuẩn bị đón Tết Nguyên đán, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã tiếp tục thực hiện nghiêm các giải pháp phòng, chống dịch.

Các địa phương được yêu cầu thực hiện nghiêm quy định 5K, lắp đặt và triển khai quét mã QR căn cước công dân có gắn chíp, tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm, đặc biệt tại các điểm công cộng, nhà ga, sân bay, bệnh viện, chợ, siêu thị…

Các quận, huyện không để phát sinh tình trạng tập trung đông người trên địa bàn; kiên trì tuyên truyền, vận động người dân có việc cần thiết mới ra ngoài.

Đồng thời căn cứ vào cấp độ dịch trên địa bàn, để áp dụng các biện pháp hành chính phù hợp và chỉ đạo các lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra, giám sát, xử phạt các trường hợp vi phạm quy định về phòng, chống dịch. Tăng tối đa công suất thu dung điều trị F0 tại xã, phường, tại nhà khi đủ điều kiện; rà soát lại trang thiết bị y tế tại các trạm y tế lưu động, như oxy, thuốc điều trị, thiết bị đo SpO2, xem xét cần thiết thì có thể bố trí phòng cấp cứu.

HỎA TỐC: Nguy cơ bùng phát dịch, Hà Nội vận động người dân có việc cần thiết mới ra ngoài dịp Tết - Ảnh 1.

Tình hình dịch Covid-19 tại cộng đồng ở Hà Nội trong tháng 12/2021 (Nguồn: CDC Hà Nội)

Các địa phương duy trì thường trực 24/24/7 các đội phòng chống dịch cơ động, tại các cơ sở y tế đảm bảo xử lý nhanh, kịp thời các tình huống dịch bệnh xảy ra trên địa bàn; Giám sát chặt người về từ các quốc gia, vùng có dịch, tăng cường giám sát phát hiện biến chủng mới Omicron chặt chẽ tại cộng đồng, luôn trong tình trạng sẵn sàng phản ứng nhanh với các thông tin để phát hiện sớm, truy vết, điều tra, xác minh, khoanh vùng dập dịch kịp thời không để nguồn bệnh lây lan ra cộng đồng; tăng cường các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm Covid-19 trong các cơ sở khám, chữa bệnh.

Tiếp tục củng cố hệ thống y tế cơ sở, tổ chức tiêm vaccine, thuốc, oxy y tế, giám sát dịch và nâng cao năng lực thực chất của hệ thống y tế, nhất là hệ thống y tế cơ sở, tăng cường thành lập các trạm y tế lưu động, đặc biệt trong các Khu Công nghiệp, phường đông dân cư.

Tổ chức diễn tập rút kinh nghiệm và tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng, huy động sự tham gia của các bệnh viện Trung ương đóng trên địa bàn, các cơ sở y tế ngoài công lập, lực lượng y, bác sĩ nghỉ hưu, lực lượng sinh viên ngành Y của Thành phố và chủ động của cấp quận, huyện, thị xã; thực hiện tốt công tác điều trị tại các tầng điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế, cập nhật đầy đủ thông tin trên phần mềm theo dõi, quản lý F0 tại nhà, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong.

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành tiêm chủng mũi 1, mũi 2 và tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc lại vaccine phòng Covid-19 cho các đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Chỉ đạo tiếp tục rà soát người từ 50 tuổi trở lên, tăng cường, kiên trì tuyên truyền, vận động, thuyết phục tiêm vaccine.

HỎA TỐC: Nguy cơ bùng phát dịch, Hà Nội vận động người dân có việc cần thiết mới ra ngoài dịp Tết - Ảnh 2.

Hà Nội vận động người dân có việc cần thiết mới ra ngoài

Sở Y tế: Bám sát các văn bản chỉ đạo của Bộ Y tế tăng cường các giải pháp chuyên môn giám sát dịch bệnh, biến chủng của virus để chỉ đạo, đề xuất tham mưu, báo cáo Ban Chỉ đạo, UBND Thành phố chỉ đạo các biện pháp ứng phó hiệu quả, phù hợp, theo thẩm quyền, đảm bảo quy định trên địa bàn toàn Thành phố.

Hướng dẫn các quận, huyện, thị xã triển khai các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với cấp độ dịch, đảm bảo thực hiện nghiêm chỉ đạo theo Nghị quyết số 128 của Chính phủ và Quyết định số 4800 của Bộ Y tế.

Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính nghiên cứu có chính sách đối với Tổ hỗ trợ theo dõi người nhiễm Covid-19 tại nhà; rà soát trang thiết bị y tế, như tủ thuốc, tủ bảo quản vaccine, oxy…, báo cáo UBND Thành phố trước ngày 15/1/2022, trình cấp có thẩm quyền xem xét, thống nhất, chỉ đạo triển khai thực hiện.

Công an Thành phố: phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiếp tục lắp đặt và triển khai quét mã QR căn cước công dân có gắn chíp tại các khu vực có nguy cơ cao.

Rà soát, quản lý, giám sát việc di biến động dân cư, tất cả những trường hợp ngoại tỉnh, nhập cảnh từ nước ngoài về làm việc và cư trú trên địa bàn để giám sát, theo dõi, xử lý kịp thời các tình huống khi cần thiết.

Triển khai phương án bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống tội phạm, nhất là trong dịp cao điểm như Tết Dương lịch 2022 và chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần; xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng, chống dịch, nhất là quản lý, điều trị F0 tại nhà và tại các cơ sở thu dung điều trị, F0 thể nhẹ.

Chỉ đạo mở rộng tổng đài tiếp nhận, xử lý thông tin, phản ánh của người dân liên quan công tác phòng, chống dịch và an sinh xã hội; thống nhất sử dụng phần mềm quản lý F0 hiện đang được thí điểm tại các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn, tính toán phương án cụ thể để sử dụng phần mềm lâu dài, hỗ trợ nâng cấp tổng đài tin nhắn của phần mềm.

Sở Tài nguyên Môi trường chủ trì phối hợp Sở Y tế, Sở Tài chính, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai xử lý, phân loại rác thải y tế đối với các trạm y tế lưu động, cơ sở thu dung điều trị F0, các trường hợp cách ly, điều trị tại nhà…tránh lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng.

Dịch Covid-19 tại Hà Nội đang diễn biến căng thẳng khi hơn 10 ngày qua luôn “dẫn đầu” cả nước về số ca nhiễm. Cộng dồn số ca mắc trong đợt dịch thứ 4, Hà Nội có tổng 48. 939 ca, trong đó 16.412 ca cộng đồng và 31.527 người đã được cách ly.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

TP.HCM: Xe tải gây tai nạn liên hoàn, người phụ nữ bị cán thiệt mạng thương tâm ngày cuối năm

Sau khi tông vào xe tải khác đậu bên đường, xe tải còn cán qua người phụ nữ đang lưu thông trên đường khiến nạn nhân thiệt mạng tại chỗ.

Vụ tai nạn xảy ra khoảng 9h ngày 31/12 tại giao lộ Trần Văn Giàu – đường số 2, phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, TP.HCM.

Thời điểm này, xe tải (BKS: 51C- 002.09) lưu thông trên đường Trần Văn Giàu, hướng từ đường Võ Trần Chí đi Quốc lộ 1A.

TP.HCM: Xe tải gây tai nạn liên hoàn, người phụ nữ bị cán tử vong thương tâm ngày cuối năm - Ảnh 1.

Xe máy của đôi nam nữ bị xe tải cuốn vào gầm

Khi đến giao lộ trên, xe tải tông liên tiếp xe tải nhỏ (dừng đậu bên đường) và xe máy (BKS: 63S8- 1754) do người nam điều khiển chở người phụ nữ lưu thông cùng chiều.

Sau đó xe tải “điên” tiếp tục lao lên vỉa hè tông vào một cột sắt rồi mới dừng lại.

TP.HCM: Xe tải gây tai nạn liên hoàn, người phụ nữ bị cán tử vong thương tâm ngày cuối năm - Ảnh 2.

Hiện trường vụ tai nạn

TP.HCM: Xe tải gây tai nạn liên hoàn, người phụ nữ bị cán tử vong thương tâm ngày cuối năm - Ảnh 3.

Lực lượng chức năng khám nghiệm hiện trường và điều tiết giao thông qua khu vực

Vụ việc khiến các phương tiện hư hỏng, người phụ nữ đi xe máy tử vong tại chỗ, người nam bị thương, cột sắt trên vỉa hè cũng bị gãy. Riêng xe máy của đôi nam nữ mắc kẹt dưới gầm xe tải.

Nguyên nhân vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra.

Theo Pháp luật và Bạn đọc

Ô tô tải tông liên hoàn loạt xe máy, hơn 11 người thương vong

Một vụ tai nạn nghiêm trọng vừa xảy ra trên địa bàn thị xã An Nhơn (Bình Định), đã khiến 1 người tử vong tại chỗ và hơn 10 người khác bị thương phải đưa đi cấp cứu.

Thông tin ban đầu, khoảng 16h30 ngày 30/12, ô tô tải mang BKS: 77C-154.14 kéo theo rơ-moóc 77R-006.81 đang lưu thông trên tỉnh lộ 636, khi đến ngã 4 thôn An Thái (xã Nhơn Phúc, thị xã An Nhơn) thì bất ngờ tông vào nhiều xe gắn máy đang lưu thông trên đường.

Sau khi gây ra tai nạn, tài xế tiếp tục điều khiển phương tiện chạy về đường phía tây tỉnh và tiếp tục gây tai nạn.

Hiện trường vụ tai nạn giao thông.

Đến khoảng 17h30 chiều cùng ngày, tổ tuần tra kiểm soát Trạm CSGT Tuy Phước thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Định phối hợp với Công an thị xã An Nhơn chặn bắt được tài xế Nguyễn Văn Th. (SN 1985, xã Nhơn Phúc, thị xã An Nhơn) điều khiển ô tô gây tai nạn.

Phương tiện gây tai nạn bỏ chạy.

Vụ tại nạn đã khiến 1 học sinh tử vong tại chỗ và hơn 10 người khác bị thương phải đưa đi cấp cứu.

Hiện nguyên nhân vụ tai nạn đang được cơ quan công an tiếp tục điều tra.

Theo Tiền phong

Nguồn: https://tienphong.vn/o-to-tai-tong-lien-hoan-loat-xe-may-hon-11-nguoi-thuong-vong-post1405810.tpo

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here