Thực hư thông tin ‘đã tìm thấy Diễm My ở mật thất của Tịnh thất Bồng Lai’

0
154

PV đã liên hệ với bà Đoàn Thị Tuyết Mai (mẹ ruột Diễm My) để làm rõ việc mạng xã hội lan truyền thông tin “đã tìm thấy Diễm My tại mật thất của Tịnh thất Bồng Lai” tối 6/1ư

Thông tin trên khiến dư luận không khỏi xôn xao, bởi trước đó, cô gái sinh năm 1999 này đã được gia đình tìm kiếm nhiều năm liền.

Được biết, thông tin bắt nguồn từ livestream của bà Đoàn Thị Tuyết Mai và ông Võ Văn Thắng cùng một số nhân vật khác vào tối 6/1. Khi đang trò chuyện, mẹ Diễm My nhận được tin báo “đã tìm thấy con gái”. Ngay lập tức, bà đã cùng chồng đứng lên để đi “nhận con”.

Tuy nhiên, đêm 6/1, trao đổi với PV, bà Mai cho biết: “Hiện chúng tôi vẫn chưa tìm thấy Diễm My. Người ta gọi điện tới nhưng cuối cùng chúng tôi không liên lạc được. Đây không phải là cuộc gọi từ cơ quan chức năng. Hiện tại, gia đình tôi vẫn đang đợi thông tin từ chính quyền”.

Chân dung Diễm My.

Trong một diễn biến gần đây nhất, vào ngày 4/1, Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Long An đã đến khám xét và tống đạt quyết định khởi tố vụ án liên quan đến những lùm xùm tại “Tịnh thất Bồng Lai”. Khi cơ quan chức năng đang làm việc, an ninh được thắt chặt, các chốt chặn vào cơ sở này cũng được thiết lập để tránh người dân hiếu kì tụ tập đông đúc. Tại đây, bố mẹ Diễm My cũng có mặt để chờ đợi.

Trước đó, vào năm 2019, cô gái Diễm My (SN 1999) từng đến Tịnh thất Bồng Lai xin “tu tập” nhưng không được gia đình đồng ý. Nhận thấy đây không phải là cơ sở tôn giáo, vợ chồng bà Mai đã phản đối việc con “tu hành” tại đây, dẫn đến việc Diễm My bỏ trốn.

Bà Tuyết Mai từng chia sẻ suốt 2 năm qua, vợ chồng bà không thể gặp được con. Vào năm 2020, vợ chồng bà từng “nhận” lại con từ cơ quan công an huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

Tuy nhiên, sau buổi làm việc với cơ quan công an, ông Lê Tùng Vân giả vờ bị tăng xông và nằm dài ra ghế đá ở sân trụ sở công an, đòi trả Diễm My. Hộ gia đình bà Cao Thị Cúc cũng đã lớn tiếng cho rằng công an đã giấu Diễm My.

Liên quan đến sự việc tại Tịnh thất Bồng Lai, trước đó, ông Nguyễn Tiến Trọng, Phó trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết cơ sở này không phải là cơ sở tự viện hợp pháp do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An quản lý.

Cũng theo ông Trọng, cơ sở tịnh thất Bồng Lai thực chất là cơ sở gia đình riêng, do bà Cao Thị Cúc (hộ khẩu thường trú tại ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) xây dựng, sau đó tự ý chuyển tượng Phật, đồ thờ cúng vào, biến nơi này thành cơ sở thờ tự bất hợp pháp.

Ban Tôn giáo Chính phủ đã có văn bản đề nghị Ban Tôn giáo, Sở Nội vụ Long An xác minh. Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã khẳng định tư thất Bồng Lai không phải là cơ sở tự viện hợp pháp do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An quản lý; đề nghị UBND tỉnh và cơ quan hữu quan xác minh để xử lý vi phạm của cơ sở trên.

Theo doanh nghiệp & tiếp thị

nguồn: https://doanhnghieptiepthi.vn/thuc-hu-thong-tin-da-tim-thay-diem-my-o-mat-that-cua-tinh-that-bong-lai-161220701001500488.htm

Bắc Giang ghi nhận gần 200 F0 liên quan đến giáo viên nước ngoài

Công an thành phố Bắc Giang đang khẩn trương điều tra, xử lý các tổ chức, cá nhân liên quan do để xảy ra ổ dịch tại Trường Tiểu học Ngô Sĩ Liên với gần 200 F0.

Ngày 4/1, thông tin từ Sở Y tế tỉnh Bắc Giang cho biết, lũy tích đến thời điểm hiện tại có 193 F0 liên quan đến chùm ca bệnh tại trường Tiểu học Ngô Sĩ Liên, TP Bắc Giang. Theo kết quả truy vết, nguồn lây của chùm ca bệnh này là giáo viên tiếng Anh quốc tịch Ireland chưa tiêm vaccine phòng COVID-19 .

Qua công tác truy vết, chùm ca bệnh ở trường Tiểu học Ngô Sĩ Liên xuất hiện từ ngày 29/12/2021. Trường hợp phát hiện đầu tiên là học sinh N.T.P, học sinh lớp 4A7 của trường.

Ngày 29/12 cháu P có triệu chứng sốt, xin nghỉ học ở nhà. Cán bộ y tế vào nhà lấy mẫu xét nghiệm, kết quả test nhanh dương tính vào ngày 29/12. Sau đó được lấy mẫu gửi CDC làm xét nghiệm PCR, kết quả lúc 17h40 ngày 30/12 dương tính với SARS-CoV-2 . Sau đó cơ quan y tế và trường Ngô Sỹ Liên phối hợp lấy mẫu toàn bộ học sinh, giáo viên trong trường, phát hiện thêm 27 trường hợp dương tính bằng phương pháp PCR và 17 trường hợp test nhanh dương tính.

Bắc Giang ghi nhận gần 200 F0 liên quan đến giáo viên nước ngoài - Ảnh 1.

Trong tháng 12/2021, giáo viên tiếng Anh này tham gia dạy ở Trường Tiểu học Ngô Sỹ Liên cùng 1 số trợ giảng của Trung tâm. Ngày 25/12, anh có đến TP. Bắc Ninh chơi và đi 1 số nơi ở Bắc Ninh nhưng không báo cáo với Trung tâm. Ngày 28/12, anh có triệu chứng đau đầu, cảm cúm, có báo cáo cho Trung tâm Anh ngữ Thống Nhất, Trung tâm đề nghị anh lấy mẫu xét nghiệm nhưng anh không lấy, tiếp tục đi dạy học những ngày 29 – 30/12.

Ngày 30/12 sau khi cháu P có kết quả dương tính, giáo viên này đến Trường Tiểu học Ngô Sỹ Liên lấy mẫu, kết quả dương tính.

Đến nay, có 193 F0 liên quan đến chùm ca bệnh này, gồm: 176 học sinh và 5 giáo viên (trong đó có 2 giáo viên nước ngoài) và 12 người khác.

Bắc Giang ghi nhận gần 200 F0 liên quan đến giáo viên nước ngoài - Ảnh 2.

Hiện, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Bắc Giang đang tập trung nguồn lực, xử lý ổ dịch tại Trường Tiểu học Ngô Sĩ Liên và các trường khác, không để phát sinh thêm các ổ dịch mới; tăng cường tuyên truyền, động viên để phụ huynh, cháu học sinh ổn định tâm lý, tránh hoang mang, lo sợ.

Từ sáng 4/1, học sinh các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Bắc Giang đã dừng đến trường và chuyển sang học trực tuyến (trừ học sinh Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh) để thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Liên quan đến ổ dịch nói trên, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương đã có văn bản phê bình các tập thể, cá nhân để xảy ra ổ dịch tại Trường Tiểu học Ngô Sĩ Liên do lơ là, chủ quan, không bám sát diễn biến tình hình dịch thực tế; đặc biệt không thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của tỉnh về công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu chấn chỉnh, xử lý trách nhiệm đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang; Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố và UBND thành phố Bắc Giang. Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang phê bình Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh; Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố và Chủ tịch UBND thành phố Bắc Giang.

Bên cạnh đó, tỉnh Bắc Giang yêu cầu tạm thời dừng việc dạy học Tiếng Anh với giáo viên người nước ngoài cho trẻ em. Các huyện, thành phố rà soát, kiểm tra đăng ký tạm trú đối với các lao động người nước ngoài là giáo viên của các trung tâm ngoại ngữ; tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm tầm soát, định kỳ theo quy định phòng, chống dịch; bố trí, sắp xếp tiêm đủ liều cho 100% người nước ngoài trên địa bàn.

Theo Sức khỏe & Đời sống

Một xã ở Sơn La yêu cầu người dân địa phương phải về ăn Tết trước 22 ngày để kịp thời cách ly phòng dịch

UBND xã Chiềng Yên (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) vừa yêu cầu người lao động địa phương này đi làm ở xa muốn ăn Tết với gia đình, phải về trước ngày 10/1 (mồng 8 tháng Chạp) – tức trước Tết 22 ngày để kịp thời cách ly phòng dịch.

Ngày 4/1, theo thông tin trên báo Dân Trí, trong văn bản số 74/UBND, lãnh đạo xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La gửi các Ban quản lý các bản yêu cầu nhằm đôn đốc các lao động đi làm ngoài tỉnh có nhu cầu trở về địa phương dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. 

UBND xã Chiềng Yên đề nghị các bản phối hợp với các hộ gia đình rà soát, thống kê, số lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp, lao động tự do ngoài tỉnh có nhu cầu về địa phương tháng 01/2022.

Ảnh minh hoạ

Thứ 2, lên kế hoạch cho các hộ gia đình có người thân đi lao động, làm việc tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp, lao động tự do ngoài tỉnh có nhu cầu trở về địa phương trong dịp Tết nguyên đán Nhâm Dần 2022, phải chủ động về trước ngày 10/01/2022 để đảm bảo cách ly y tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Trong văn bản của UBND xã Chiềng Yên nêu rõ chỉ đạo trên là thực hiện Công văn số 3084/CV-UBND-LĐ ngày 08/12/2021 của UBND huyện Vân Hồ về việc rà soát, báo cáo tình hình số lao động ngoại tỉnh của các xã trên địa bàn huyện.

Như vậy, người lao động là con em xã Chiềng Yên đang đi làm ở ngoại tỉnh sẽ phải về ăn tết trước ngày 10/1( tức là ngày mồng 8 tháng Chạp) trước Tết Nguyên đán 22 ngày. Nếu không theo quy định trên có thể sẽ không được trở về quê ăn Tết cùng gia đình.

Trước thông tin trên không chỉ khiến người lao động đi làm xa hoang mang mà cũng khiến không ít doanh nghiệp xôn xao. 

Liên quan đến vấn đề trên, chiều cùng ngày trao đổi với Vnexpress, ông Hà Văn Phúc, Chủ tịch UBND xã Chiềng Yên, nói việc yêu cầu người dân làm ăn xa sớm trở về địa phương nhằm theo dõi sức khỏe, cách ly y tế kịp thời. “Nếu theo lịch thì phải 27-28 Tết người dân mới được nghỉ, thời gian theo dõi sức khỏe ngắn, trong khi mọi người lại đi chúc tụng khắp nơi, nguy cơ bùng phát dịch sẽ lớn”, ông Phúc nói.

Ông Nguyễn Hợp Cường, Chủ tịch UBND huyện Vân Hồ, cho hay đã yêu cầu Chủ tịch UBND xã Chiềng Yên kiểm điểm rút kinh nghiệm và làm văn bản đính chính. “Trước đó tỉnh Sơn La có văn bản gửi các địa phương về việc chuẩn bị cơ sở vật chất đón lao động đi làm ăn xa, tránh tình huống như người về từ vùng đỏ không đủ chỗ cách ly hoặc chỗ ở. Văn bản này không quy định ngày về, song có thể xã lúng túng nên tự chốt ngày”, ông Cường chia sẻ.

Trước nhiều ý kiến phản đối của người lao động và chỉ đạo của Chủ tịch huyện Vân Hồ, Chủ tịch xã Chiềng Yên cho biết đang cho điều chỉnh văn bản.Hiện xã Chiềng Yên có 112 lao động làm việc ở ngoài tỉnh, chủ yếu là lao động tự do. Với những người này, xã Chiềng Yên vẫn khuyến cáo người nhà vận động bà con nên về sớm nhất có thể. Trong khi những lao động làm việc trong doanh nghiệp, xã có ý kiến nhờ tổ chức xe đưa đón về địa phương.

Theo doanh nghiệp & tiếp thị

nguồn: https://doanhnghieptiepthi.vn/mot-xa-o-son-la-yeu-cau-nguoi-dan-dia-phuong-phai-ve-an-tet-truoc-22-ngay-de-kip-thoi-cach-ly-phong-dich-161220401213931862.htm

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here