Cả Nhà Tôi Ngộ Độc Vì Ăn Đồ Tích Trữ, Không Ai Muốn Vào Viện Lúc Này: Mọi Người Đừng Mắc Sai Lầm

0
134

Cả nhà tôi ngộ độc vì ăn đồ tích trữ, không ai muốn vào viện lúc này: Mọi người đừng mắc sai lầm

Hôm qua nhà em được phen ʂσ̛̣ khiếp hồn khiếp vía các mẹ ạ. Hai vợ chồng đi ngoài cả đêm, thay nhau ôm nhà vệ sinh. Riêng bố chồng phải nằm lại Y tế phường để theo dõi cũng vì đi ngoài nhưng ông đi nhiều quá, già rồi nên sức khỏe yếu, nằm theo dõi cho chắc.

Chuyện là đợt này djch căng nên nhà em hay tích đồ ăn trong tủ lạnh để mấy ngày không phải đi chợ. Hôm qua thì cả nhà ăn chả nấm (để 2 hôm trong tủ, có bảo quản trong túi nilon). Ăn buổi tối xong khoảng 2 tiếng sau biết mặt nhau ngay. Cũng may hôm qua mấy đứa nhỏ không ăn chứ không thì chắc to chuyện hơn rồi.

Các mẹ đừng nghĩ cứ bảo quản trong tủ lạnh là an toàn nhé ạ. Em sau đó đọc báo mới thấy là bảo quản trong tủ lạnh mà không biết cách, bảo quản sai cách là vẫn Вị ngộ  độc như thường đó ạ.

Có nhiều những thói quen sai lầm trong việc bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh mà em đảm bảo nhiều chị em mắc phải lắm nhưng không hề hay biết, dẫn tới Hậu quả là Вị ngộ độc thực phẩm. Em chia sẻ bên dưới các chị em tham khảo ạ.

1. Để quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh

Sai lầm này sẽ khiến luồng Khó lạnh không lưu thông đều, làm nhiệt độ một số chỗ thì cao, chỗ khác lại thấp quá, dẫn tới thực phẩm dễ hỏng. Vậy nên mua vừa ăn, tránh mua và bảo quản quá nhiều trong tủ lạnh ạ.

2. Mở tủ lạnh quá lâu

Mở lâu làm tủ lạnh mất nhiệt, tạo điều kiện chi vi khuẩn xâm nhập vào thực phẩm. Vi khuẩn đã vào thực phẩm được rồi thì sẽ không ngừng sinh sôi nảy nở trong tủ lạnh nó sẽ là nguyên nhân chính, là nguồn gây ngộ độc thực phẩm đó ạ.

3. Để lẫn thực phẩm sống và chín

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Để như vậy vi khuẩn sẽ dễ nhiễm chéo cho nhau. Trong đó có những loại mang bệnh truyền nhiễm đường ruột như viêm gan, kiết lỵ rất nguy hiểm.

4. Có thói quen đặt thịt ngăn trên cùng

Thịt thì nên bảo quan trong hộp kín để ở ngăn dưới cùng nhé á. Nếu để ở trên cùng nước thịt sẽ rỉ qua các khe hở ngấm vào rau củ quả hoặc đồ ăn đã chín. Nếu ăn sống những rau củ quả này sẽ rất nguy hại cho sức khỏe.

5. Không làm sạch rau sống

Khuẩn E.coli trong đất trồng rau có τʜể nhiễm chéo Từ rau sang thức ăn khác trong tủ lạnh và gây ra các bệnh về đường ruột đó ạ.

6. Đựng nước bằng bình nhựa

 Bình nhựa sẽ sản sinh ra độc tố dioxin ở nhiệt độ thấp, nguyên nhân chính gây ra ung thư và các chất khác như bisphenol A(BPA), Phtha-lates…gây hại cho sức khỏe, nhất là phụ nữ có thai và trẻ em. Nên đựng bằng chai thủy tinh hoặc chai nhựa PP không chứa BPA nha các mẹ.

7. Không đậy kín thức ăn thừa khi cho vào tủ lạnh

Nếu đồ ăn thừa bảo quản trong tủ lạnh không được bảo quản dễ làm cho vi khuẩn xâm nhập và gây ra mùi Khó chịu đó ạ.

8. Không rửa thực phẩm tươi sống

Không rửa thực phẩm sống trước khi cho vào tủ lạnh cũng là một nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm vì việc này gây mất vệ sinh tủ lạnh, tạo Cơ hội cho nhiều vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.

9. Thói quen để trứng ở cạnh tủ lạnh

Không nên để trứng ở cánh tủ lạnh đâu ạ vì đây là vị trí có nhiệt độ thấp hơn so với những nơi khác trong tủ, lại hay được mở ra đóng vào nên dễ khiến trứng Вị rung lắc thường xuyên, làm ảnh hưởng đến kết cấu lòng đỏ và lòng trắng của trứng, Từ đó vi khuẩn ở vỏ trứng dễ xâm nhập vào bên trong trứng gây ung và hỏng trứng, ăn vào sẽ gây ngộ độc.

10. Không vệ sinh tủ lạnh thường xuyên

Tủ lạnh bẩn không được vệ sinh cũng là nguyên nhân khiến các vi khuẩn sinh sôi, phát triển, gây hại cho sức khỏe.

Nhất là đang trong mùa djch thế này nhiều người hay mua thực phẩm để dữ trữ lắm ạ. nhưng mọi gười phải nhớ điều này: Tủ lạnh không phải phép ‘thần thông’, đã từng có nhiều vụ ngộ độc thực phẩm, thậm chí là nặng xảy ra rồi.

PGS.TS Trịnh Khánh Sơn – khoa công nghệ hóa học và thực phẩm, Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, chia sẻ rằng: Nếu không biết cách bảo quản từng loại thực phẩm, chiếc tủ lạnh trong nhà sẽ trở thành môi trường thuận lợi sinh ra các chất độc hại, gây ngộ độc thực phẩm.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Ông Sơn tư vấn: “Tùy từng loại thực phẩm khác nhau mà chúng ta bảo quản chúng ở ngăn mát, ngăn đông đá hoặc không nên bảo quản lạnh. Đối với thực phẩm tươi sống như thịt, cá, hải sản nên bảo quản ở ngăn đông giúp ức chế vi khuẩn sản sinh và phát triển, Giữ cho thực phẩm tươi lâu hơn. Tuy nhiên nếu để quá lâu, rất dễ mất đi hàm lượng dinh dưỡng đồng thời sinh ra nhiều chất gây hại.

Còn rau, củ, quả tươi thường chứa ở ngăn mát (0-10 độ C). Ngăn mát giúp bảo quản thực phẩm tươi, thời hạn bảo quản ngắn. Rau và củ nên Giữ khô ráo, không nên rửa trước khi cho vào tủ lạnh vì khi còn đọng nước, rau củ sẽ rất nhanh hỏng. Hạn chế sử dụng bao nilông để bọc rau, củ, quả, thay vào đó nên sử dụng túi zip chuyên dụng có lỗ khí hoặc bọc giấy sạch, giúp cân bằng nhiệt độ, thực phẩm luôn tươi ngon.

Các loại đồ đóng hộp, mì gói, hạt không cần thiết bảo quản lạnh, Chỉ cần đặt ở nơi sạch sẽ, thoáng mát, tránh ẩm mốc, côn trùng cắn phá. Một số loại trái cây, rau củ như dưa hấu, bí đỏ, khoai lang, cὰ chua không nên bảo quản lạnh”.

Theo ông sơn thì thời hạn bảo quan tối đa thực đồ tươi sống ở ngăn đông là 7 ngày, và ngăn mát là 1,2 ngày. Trước khi bảo quản nên rửa thực phẩm thật sạch, đựng trong túi zip hoặc hộp kín, có τʜể tẩm ướp gia vị sẵn nếu có nhu cầu sử dụng nhanh. Ngoài ra nên chia thực phẩm đông thành nhiều phần, dùng đến đâu lấy ra rã đông đến đấy.

Không nên cấp đông nhiều lần vì sẽ làm tăng nguy Cơ vi sinh vật phát triển Từ đó làm hỏng thực phẩm hoặc gây ngộ độc.Khi gặp những triệu chứng sau đây các mẹ có τʜể nghĩ tới ngộ độc thực phẩm ạ: 

Theo TS.BS Mai Thị Hội , BVĐK Tâm Anh chia sẻ thì, ngộ độc thức ăn có τʜể xảy ra sau khoảng vài phút hoặc vài giờ, cũng có τʜể Từ 1-2 ngày sau khi hệ tiêu hóa tiêu thụ hết thực phẩm. Một số trường hợp người bệnh có τʜể nghĩ đến ngộ độc khi:

– Có những biểu hiện khác thường sau khi ăn uống một thực phẩm nào đó.

– Những người cùng ăn chung một loại thực phẩm có biểu hiện giống nhau, trong khi những người không ăn loại thực phẩm đó không có biểu hiện gì.

– Gặp phải những triệu chứng ngộ độc thực phẩm đặc trưng như đau bụng dữ dội, nôn mửa, tiêu chảy.

– Thực phẩm vừa ăn uống có mùi vị lạ, ôi thiu, thậm chí có τʜể có giun sán.

Bên cạnh đó, tùy theo nguyên nhân gây trúng thực, người bệnh có τʜể gặp các triệu chứng như:

– Ngộ độc do vi sinh vật: Các loại vi khuẩn, virus hoặc các độc tố Từ vi sinh vật là một trong những nguyên nhân ngộ độc thực phẩm. Trường hợp này, người bệnh sẽ có các biểu hiện như: Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy; các biểu hiện mất nước như khát nước, khô môi; hoặc nhiễm trùng gây sốt, liên tục vã mồ hôi. 

– Ngộ độc do thực phẩm nhiễm hóa chất: Người bệnh sẽ có những triệu chứng khá phức tạp, không Chỉ ở hệ tiêu hóa mà còn xuất hiện bất thường ở các Cơ quan khác như đau đầu, chóng mặt, nhịp tim nhanh bất thường, trụy mạch,…

– Ngộ độc do thực phẩm chứa độc tố tự nhiên: Các thực phẩm vốn chứa sẵn độc tố như sắn, măng, có nóc, cóc,… nếu không được chế biến đúng cách khi ăn vào sẽ gây nên những triệu chứng bất thường.

Nguồn: https://www.webtretho.com/f/an-de-khoe-dep/ca-nha-toi-ngo-doc-vi-an-do-tich-tru-khong-ai-muon-vao-vien-luc-nay-moi-nguoi-dung-mac-sai-lam?

Nhà cung cấp nói giá chỉ nhích nhẹ, sao người dân TP.HCM mua 2kg khổ qua 105.000 đồng?

Giá rau củ, trứng ở chợ tăng vọt, ở nhiều siêu thị cũng tăng mạnh. Trong khi nhiều nhà cung cấp nói giá chỉ nhích nhẹ. Thậm chí, tại nhiều địa phương chuyên cung ứng hàng, giá rau củ ổn định, nhiều thời điểm nông dân cho không vì khó bán.

Nhà cung cấp nói giá chỉ nhích nhẹ, sao người dân TP.HCM mua 2kg khổ qua 105.000 đồng? - Ảnh 1.

Chuẩn bị chuyển nông sản từ Đà Lạt đi TP.HCM thông qua những xe thuê nguyên chuyến – Ảnh: M.VINH

Sở Công thương TP.HCM cho biết để tăng thêm nguồn cung rau củ quả và hạ nhiệt giá bán, đơn vị sẽ mở thêm điểm trung chuyển mặt hàng này. Đồng thời, tăng nhiều chuyến xe lưu động, siêu thị mini bán hàng thiết yếu để hỗ trợ người dân.

Giá rau bán lẻ tại TP.HCM gấp 3 lần Đà Lạt

Mới đây, bà Nguyễn Thị Bé Ba (Q.Bình Thạnh) “ngã ngửa” khi phải trả 105.000 đồng cho 2kg khổ qua mua tại chợ Thanh Đa (Q.Bình Thạnh). Theo bà Ba, hiện các loại rau như cà chua, dưa leo, cải thảo, xà lách, rau dền cũng có mức giá “trên trời”.

Theo ghi nhận tại nhiều chợ truyền thống ở TP.HCM, hiện giá bắp sú, cải thảo, xà lách được bán lẻ với giá 45.000 – 50.000 đồng/kg tùy loại; cà chua, khoai tây, cà rốt 50.000 – 60.000 đồng/kg; rau bó xôi 60.000 đồng/kg. Mức giá này được người dân cho biết tăng gấp 2-3 lần so với thời điểm bình thường.

Trong khi đó, theo ghi nhận của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng, giá các loại nông sản đang được bán tại các vựa sỉ vẫn khá thấp: cà chua: 16.000 đồng/kg, khoai tây: 20.000 đồng/kg, cải thảo: 14.000 đồng/kg, xà lách: 12.000 đồng/kg, cà rốt: 14.000 đồng/kg, rau bó xôi: 26.000 đồng/kg. Với mức giá này, nông sản Đà Lạt chỉ tăng nhẹ so với cách đây một tuần.

Theo ông Lưu Lặp Đức – giám đốc Công ty Agri Đức Tiến (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng), do rau ăn lá như xà lách, tần ô… có thời hạn sử dụng ngắn nên giá được nhiều nhà vườn bán hiện giảm còn 6.000 – 10.000 đồng/kg, thậm chí vài ngày qua một số vùng sản xuất có dịch, phong tỏa thì nhiều nhà vườn phải cho không do vận chuyển khó khăn.

Tuy vậy, theo ông Đức, những loại rau ăn củ như củ dền, khoai tây, su su, khoai môn… nhờ thời gian sử dụng lâu, nhu cầu cao, nên nếu khu vực sản xuất không bị phong tỏa thì giá bán từ 15.000 – 30.000 đồng/kg, tăng so với bình thường.

Tăng do khâu bán lẻ, nhiều trung gian

Ông Phạm Ngọc Thạch – giám đốc Hợp tác xã SunFood (Đà Lạt, Lâm Đồng) – cho biết lượng rau củ được đơn vị bán ra trực tiếp cho cửa hàng, tận tay người dùng tại TP.HCM đang tăng.

Tuy vậy, giá đơn vị bán đến tận tay khách vẫn ổn định như bình thường: cải thảo chỉ 15.000 đồng/kg; cà chua, dưa leo 17.000 – 18.000 đồng/kg, cải bó xôi 20.000 đồng/kg.

Theo ông Thạch, bình thường chi phí vận chuyển từ Lâm Đồng về TP.HCM tốn khoảng 1.000 đồng/kg, nếu giao tận nơi 2.000 đồng/kg.

Dù hiện tại vận chuyển khó nhưng theo ông Thạch, người bán chỉ cần bán cao hơn 50% giá nhập là đã lợi nhuận nhiều. “Nếu giá bán cao gấp 2-3 lần so với giá tại vùng sản xuất thì quá cao, lợi nhuận quá khủng” – ông Thạch nói.

Tương tự, đại diện Hợp tác xã Phước An (TP.HCM) cho biết trừ giá một số loại rau ăn quả như khổ quả, bầu, bí được đơn vị tăng 10% so với tháng trước lên 20.000 đồng/kg; còn các loại rau ăn lá như rau muống, rau dền, cải ngọt… hiện được đơn vị bán ra vẫn ổn định 12.000 – 15.000 đồng/kg.

Một người bán rau củ tại khu vực chợ Bà Chiểu (Q.Bình Thạnh) thừa nhận giá rau tăng cao chủ yếu do khâu bán lẻ. Tuy nhiên, theo người này, giá nhập cũng tăng so với bình thường như cà chua, khoai tây hiện mua vào 15.000 – 35.000 đồng/kg, rau ăn lá 15.000 – 30.000 đồng/kg tùy loại.

“Nguồn hàng giảm mạnh vì vận chuyển khó, thêm ba chợ đầu mối tạm ngưng nên người bán phải đi tìm nguồn cung thay thế, qua nhiều trung gian nên chi phí đội lên” – người này khẳng định.

Nhiều điểm bán cũng lấy lý do vận chuyển khó, chi phí nhân lực tăng cho việc tăng giá.

Tăng bán hàng lưu động, đồng giá để “hạ nhiệt”

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ – giám đốc Sở Công thương TP.HCM – cho biết đơn vị vừa kết hợp với nhiều doanh nghiệp triển khai mô hình “siêu thị mini 0 đồng” bán các sản phẩm thiết yếu để hỗ trợ người dân khó khăn.

Sở này cho biết sẽ phối hợp các đơn vị tổ chức hàng chục chuyến xe lưu động chuyên bán các mặt hàng thiết yếu với giá rẻ hơn thị trường cho các khu vực bị phong tỏa, cách ly để hỗ trợ người dân.

Nhiều siêu thị cho biết sẽ tăng cường chuyến xe lưu động, mô hình “đi chợ giúp”. Theo đại diện Bách Hóa Xanh, hiện mỗi ngày đơn vị bán ra 700kg thực phẩm tại hai điểm bán hàng lưu động ở khu vực phong tỏa của quận Bình Tân; và đang xem xét mở thêm hai điểm bán lưu động tại quận 7. 

Bên cạnh đó, đơn vị sắp thực hiện dịch vụ “đi chợ giúp” người dân tại nhiều quận huyện, các khu công nghiệp.

Tương tự, hệ thống Saigon Co.op cho biết vừa triển khai nhiều điểm bán hàng lưu động và sẽ mở rộng mô hình này ở các quận huyện trong thời gian tới, đặc biệt tại khu vực bị cách ly, phong tỏa.

Ngăn chặn đầu cơ, tăng giá rau củ

UBND TP Thủ Đức đã ra văn bản khẩn điều tiết, phân luồng trung chuyển hàng hóa tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức nhằm ngăn chặn đầu cơ, tăng giá rau củ. Tại điểm trung chuyển tạm thời, chợ đầu mối sẽ bố trí chỗ đỗ xe, phân luồng, tập kết, trung chuyển hàng hóa tại hai bãi container trong khuôn viên chợ.

Đại diện Cục quản lý thị trường TP.HCM cũng cho biết sẽ tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động mua bán tại các chợ, cửa hàng và xử lý những trường hợp nâng giá bán không hợp lý các mặt hàng thực phẩm thiết yếu để trục lợi.

Cần Thơ: siêu thị cam kết không lợi dụng dịch để tăng giá

Sau khi người dân ùn ùn đổ đi mua khiến giá nhiều mặt hàng tăng gấp 2-3 lần, các siêu thị như Co.opmart Cần Thơ, Bách Hóa Xanh trong khoảng 9h tối 11-7 nhiều kệ hàng cũng hết sạch… thì gần trưa 12-7, các siêu thị đã kịp bổ sung hàng.

Anh Nguyễn Văn Thanh (P.An Bình, Q.Ninh Kiều) – mua sắm tại Trung tâm thương mại Go! Cần Thơ (Q.Cái Răng) – cho biết hàng hóa rất nhiều, rau củ, cá thịt có đủ và giá cả tương đối ổn định.

Ông Hà Vũ Sơn – giám đốc Sở Công thương TP Cần Thơ – cho biết các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích đã cam kết bán theo giá niêm yết, không lợi dụng dịch bệnh tăng giá. Đồng thời, những khó khăn khi hàng hóa đưa vào TP đã được phối hợp giải quyết.

Để người dân an tâm mua sắm, 62 điểm bán hàng hóa thiết yếu trên toàn TP đã thực hiện bán hàng trực tuyến qua website, Facebook, Zalo và qua điện thoại.

L.DÂN – C.CÔNG

Sức mua thực phẩm chế biến tăng, doanh nghiệp khó đáp ứng

nt_sieuthi-xephang 1(read-only)

Người dân ngồi xếp hàng giãn cách đợi vào mua sắm tại siêu thị Co.opmart Phan Văn Trị, quận Gò Vấp, TP.HCM vào chiều 12-7 – Ảnh: NHẬT THỊNH

Ngày 12-7, một số siêu thị trên địa bàn TP.HCM cho biết sức mua của người dân với các mặt hàng thực phẩm chế biến sẵn tăng khoảng 30-50% so với tuần trước đó, chủ yếu kênh trực tiếp.

Ông Nguyễn Nhơn Quý – trưởng phòng truyền thông AEON Việt Nam – cho biết khách hàng chủ yếu mua các sản phẩm bánh mì, siêu thị tăng thêm lượng hàng chế biến sẵn. Đại diện Central Retail Group cho biết các món ăn sẵn được người tiêu dùng mua tăng khoảng 30%, chủ yếu cơm, hoa quả cắt sẵn, bánh mì, sushi…

Ngoài các siêu thị có thế mạnh về thực phẩm chế biến, nhiều hệ thống cho biết gặp khó khi triển khai thêm mặt hàng thực phẩm chế biến sẵn, vốn phải có thời gian, nhân sự và không để tồn qua ngày.

Trong khi đó, người dân vẫn phải chờ đợi để vào mua hàng do các siêu thị hạn chế người để đảm bảo 5K.

Số lượng đơn hàng trên các kênh online ở siêu thị vẫn tăng mạnh. Nhiều người mua hàng cho biết phải dùng cùng lúc nhiều ứng dụng đi chợ hộ để mua được thực phẩm. Trong khi đó, các nhà bán lẻ tiếp tục tăng thêm nhân lực để hỗ trợ khâu soạn hàng cho các đơn hàng online, phối hợp với các đơn vị vận chuyển để khách nhận hàng trong 3-5 ngày.

Dù cam kết giữ giá nhưng một số nhà bán lẻ thừa nhận với các sản phẩm trứng, do sức mua tăng đột biến nên phía các nhà cung cấp cần thêm thời gian để chuẩn bị. Vì vậy trong vài ngày qua, có thiếu hàng cục bộ.

Đến nay, nhiều siêu thị đã đặt bảng thông báo mỗi khách hàng chỉ mua tối đa 1 hoặc 2 vỉ trứng gà/ngày tùy hệ thống. Giá trứng chợ lẻ đã tăng lên 40.000 đồng/chục với trứng gà và 55.000 đồng/chục với trứng vịt.

Doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường tại TP.HCM đã đề xuất tăng giá trứng tối đa thêm 2.600 đồng/chục nhưng Sở Tài chính TP cho rằng thời điểm này chưa phù hợp tăng giá.

Theo Tuổi trẻ

Nguồn: https://tuoitre.vn/nha-cung-cap-noi-gia-chi-nhich-nhe-sao-nguoi-dan-tp-hcm-mua-2kg-kho-qua-105-000-dong-20210712212750341.htm

Dỡ bỏ hơn 300 chốt giám sát nội thành TP.HCM, chuyển sang xử lý lưu động

Hơn 300 chốt kiểm soát dịch COVID-19 giữa các quận, huyện ở TP.HCM được gỡ bỏ từ 9h30 sáng nay. Lực lượng chức năng sẽ tuần tra lưu động để xử lý người vi phạm.

Dỡ bỏ hơn 300 chốt giám sát nội thành TP.HCM, chuyển sang xử lý lưu động - Ảnh 1.

Một chốt kiểm soát tuyến quận ở TP.HCM – Ảnh: MINH HÒA

Ngày 13-7, nguồn tin của Tuổi Trẻ Online cho biết hơn 300 chốt giám sát người lưu thông giữa các quận, huyện, TP Thủ Đức của TP.HCM được giải tỏa.

Công an TP.HCM chỉ đạo cơ quan chức năng địa phương chuyển từ đứng chốt kiểm soát sang tuần tra kiểm soát, xử lý lưu động các trường hợp vi phạm trên đường.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online – thiếu tá Phan Phạm Anh Tài, đội trưởng Đội CSGT – TT Công an quận 3 – cho biết đội nhận được chỉ đạo của Công an TP.HCM từ sáng 13-7, yêu cầu không đứng chốt kiểm tra nữa mà chuyển sang tuần tra kiểm soát lưu động trên đường để xử lý những người vi phạm ra đường không thật sự cần thiết.

Theo ông Tài, trong sáng 13-7, Đội CSGT – TT đã tuần tra, kiểm soát trên đường phát hiện 4 trường hợp vi phạm ra đường không cần thiết và xử phạt 8 triệu đồng.

Chốt kiểm soát trên đường Nguyễn Kiệm, quận Gò Vấp xảy ra ùn ứ trước đó cũng đã được tháo dỡ trong sáng cùng ngày.

Thượng tá Nguyễn Văn Bình – phó trưởng Phòng CSGT đường bộ – đường sắt (PC08) Công an TP.HCM – cho biết 12 chốt, trạm kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 tại các cửa ngõ thành phố vẫn hoạt động bình thường.

Theo Tuổi trẻ

Nguồn: https://tuoitre.vn/do-bo-hon-300-chot-giam-sat-noi-thanh-tp-hcm-chuyen-sang-xu-ly-luu-dong-2021071311383567.htm

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here